Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Những điều đặc biệt trong ngôi trường ở nơi cao nhất thế giới

Thuộc vùng cao nguyên Tây Tạng, nằm ở phía bắc dãy Himalaya và gần biên giới với Bhutan, trường tiểu học Phumachangtang có độ cao 5.373m so với mực nước biển, thậm chí còn cao hơn cao hơn 200m so với những chiếc lều trại của các vận động viên chinh phục đỉnh Everest.

Những điều đặc biệt trong ngôi trường ở nơi cao nhất thế giới - 1

Trường tiểu học Phumachangtang có 108 học sinh, là ngôi trường nằm ở vị trí cao nhất thế giới.

Những mô tả hết sức thi vị nhưng thực chất cuộc sống ở đây không hề dễ dàng. Ở nơi này, có tới 10 tháng mùa đông và chỉ có 2 tháng mùa hè, thời điểm hè đôi khi vẫn có tuyết rơi. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đây là -5 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình thậm chí chỉ còn -30 độ C. Hàm lượng oxy trong không khí ít hơn 40% so với tiêu chuẩn.

Do điều kiện thời tiết, học sinh ở Phumachangtang có 60 ngày nghỉ vào mùa đông và chỉ 15 ngày nghỉ  hè.

Những điều đặc biệt trong ngôi trường ở nơi cao nhất thế giới - 2

Nhà trường đã cải thiện hệ thống cơ sở vật chất trong những năm gần đây. Một phòng máy tính được đưa vào sử dụng vào ngày 5/12/2014.

Droma (11 tuổi) cho biết em còn không biết một cái cây trông như thế nào cho đến khi 8 tuổi. "Qua sách giáo khoa em  hiểu được rằng cỏ cây mọc từ mặt đất", Droma nói.

Trường tiểu học Phumachangtang được thành lập vào năm 1986. Ban đầu trường chỉ có 3 giáo viên và 40 học sinh. Hiện tại, con số này đã tăng lên 108 với 40 bé trai và 68 bé gái. "Tất cả học sinh không chỉ được miễn học phí mà còn được chu cấp ăn ở", Migyur (37 tuổi) - Hiệu trưởng trường tiểu học Phumachangtang cho biết.

Những điều đặc biệt trong ngôi trường ở nơi cao nhất thế giới - 3

Tất cả học sinh được miễn học phí và ăn ở.

Một số phụ huynh tới thăm con chỉ 1 lần trong mỗi học kỳ, bởi vì họ sống ở những khu chăn thả trên cao nguyên. Giáo viên luôn phải giặt quần áo, dọn dẹp ký túc xá gọn gàng và gấp quần áo, chăn màn cho học sinh.

Trường có 9 giáo viên và tất cả đều là nam giới. "Thật khó để giữ một giáo viên nữ ở đây lâu dài vì môi trường khắc nghiệt này, họ đều lo lắng rằng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ", Migyur nói. "Điều đó có nghĩa là các giáo viên nam chưa có gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn gái. Trong số 9 giáo viên, 7 người đã kết hôn nhưng đều phải sống trong cảnh xa nhà". 

Những điều đặc biệt trong ngôi trường ở nơi cao nhất thế giới - 4

Để cung cấp môi trường học tập tốt hơn cho học sinh ở có nhiệt độ trung bình hàng năm là -5 độ C, nhà trường đã xây dựng một nhà kính để học sinh có nơi làm bài tập về nhà.

Cách đây 30 năm, những người dân du mục Phumachangtang ban đầu đều không muốn cho con đi học. Nhiều người trong số họ bây giờ lại rất ủng hộ. Họ coi giáo dục là một cách để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Những điều đặc biệt trong ngôi trường ở nơi cao nhất thế giới - 5

Một học sinh bắt chước các bức ảnh trong sách giáo khoa. Do môi trường khắc nghiệt, giao thông hạn chế và khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin, học sinh học về thế giới bên ngoài chủ yếu thông qua sách giáo khoa.

Để giúp cải thiện điều kiện sống của thầy và trò nhà trường, chính quyền đang có kế hoạch di chuyển trường tiểu học đến ngôi làng Namoche ở độ cao 4.900m. "Tuy nhiên, di chuyển dân làng không phải là việc đơn giản, vì đa số người dân du mục Tây Tạng thích sống ở một nơi cao hơn", Migyur nói.

Theo số liệu thống kê tại địa phương, tuổi thọ trung bình của 883 người Phumachangtang trong năm 2000 khá thấp, chỉ 40 tuổi. Dân số hiện đã tăng lên 1.003, với tuổi thọ trung bình là 45, tuy tăng nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn quốc là 74 tuổi.

13 trường học quý tộc đào tạo nhiều vua và hoàng tử nhất thế giới

13 trường học dưới đây được các gia đình hoàng gia trên khắp thế giới lựa chọn nhiều nhất để con em mình theo học.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét