Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Địa lý, Giáo dục công dân sẽ nhiều điểm 10

Tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, nhiều thí sinh cho biết chỉ mất khoảng 20-30 phút cho việc làm bài thi môn Địa lý và Giáo dục công dân. Thí sinh Lê Thị Hằng (THPT Cầu Giấy) cho hay đề thi khá dễ, những học sinh lực học trung bình có thể đạt điểm 5-6. Còn những học sinh khá dễ đạt 8-9 điểm.

"Đề Địa lý phân loại thí sinh khá tốt vì có một số câu khó. Còn đề Giáo dục công dân mình chỉ mất 20 phút để làm bài thi bởi kiến thức rất thực tế trong cuộc sống. Mình chắc chắn phải được điểm 8 trở lên trong 2 môn Địa lý và Giáo dục công dân", Hằng tươi cười cho biết.

Còn theo thí sinh Phan Thanh Tùng, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội cho biết: Đề thi địa lý dài nhưng cậu chỉ làm trong vòng 25 phút, bởi chỉ cần xem Atlat là có thể trả lời được rất nhiều câu hỏi trong đề. "Môn sử khó nhằn hơn cả, mình chỉ tự tin làm được khoảng 40%, còn lại mình khoanh theo cảm tính. Còn môn Địa lý, Giáo dục công dân lại dễ, trong phòng thi nhiều bạn làm xong bài sớm ngủ luôn trong phòng thi để chờ hết giờ", Tùng nói.

Địa lý, Giáo dục công dân sẽ nhiều điểm 10 - 1

Thí sinh dự thi môn Địa lý sáng ngày 24/6 tại Thạch Thất –Hà Nội. Ảnh: Như Ý.

Thầy Trần Đình Dương, giáo viên dạy môn Địa Lý, Trường THPT Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết: Đề thi môn Địa lý năm nay khó hơn năm ngoái nhưng vẫn vừa tầm và phân loại tốt thí sinh. Đề thi đúng cấu trúc và khung các đề thi minh họa và thử nghiệm mà Bộ GD-ĐT công bố trước đó.

"Đề thi môn Địa lý năm nay vừa phải, vừa sức với học sinh, bám sát kỹ năng và có sức phân hoá rõ. Nếu học sinh biết kết hợp Atlat, nắm vững lý thuyết và sử dụng phương pháp loại trừ tốt có thể đạt 9-10 điểm. Tôi nghĩ khung điểm chiếm tỉ lệ cao là 5 - 6 điểm và sẽ có rất nhiều học sinh đạt điểm 10 tuyệt đối. Với đề thi này, thí sinh rất khó bị điểm liệt", thầy Dương nhận định.

Về đề thi môn Lịch sử, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng: Với đề thi theo hình thức mới là trắc nghiệm như năm nay, ưu điểm rõ nhất là triệt tiêu việc học tủ. Đề thi có khoảng 5-7 câu tương đối khó và chính số câu này có thể đáp ứng yêu cầu phân loại xét tuyển vào đại học cho những em có học lực khá và giỏi. Với đề thi này, việc được điểm 10 tuyệt đối là rất khó và hiếm, thậm chí ngay cả đối với chính các giáo viên. Bởi có những câu đòi hỏi phải nhớ kiến thức về số liệu hay vấn đề cụ thể, chứ không chỉ tư duy.

"Mức điểm 5 - 6 nhiều thí sinh sẽ đạt được và phổ biến. Để làm được từ 8 - 10 điểm thì thí sinh ngoài có nền tảng kiến thức vững chắc còn phải có khả năng tư duy cao", thầy Hiếu nói.

Thạc sĩ Bùi Văn Tỉnh, Tổ trưởng môn Sử trường THPT Trần Khai Nguyên, TPHCM, nhận xét : "Những học sinh chọn thi môn Lịch sử nhưng ít đầu tư, chỉ với mục đích xét tốt nghiệp có thể sẽ chỉ đạt phổ biến từ 4 đến 7 điểm. Với những học sinh thực sự khá giỏi bộ môn mới có thể đạt từ điểm 8 trở nên. Đề môn Sử năm nay sẽ không có nhiều điểm 9, 10". Tuy nhiên, về mặt nội dung và đề thi, thầy Tỉnh cho rằng: "Mặc dù có một số câu hỏi mang tính thời sự như xu thế toàn cầu hóa, quan hệ quốc tế nhưng vẫn chưa có nhiều những câu hỏi về vận dụng những bài học lịch sử để giải quyết những yêu cầu của đất nước hiện nay".

Cô Bùi Thị Minh Hương, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân Trường THPT Can Lộc (Hà Tĩnh) nhận định: Là năm đầu tiên thi môn Giáo dục công dân nhưng đề thi khá gần gũi và áp dụng nhiều trong đời sống, bám sát chương trình SGK phổ thông. Đề thi chính dễ hơn so với 3 đề thi thử trước đó nên không gây khó khăn cho thí sinh. Với đề thi năm nay học sinh trung bình có thể làm được từ 5-7 điểm, còn học sinh khá giỏi đạt điểm 8-10 là không hề khó.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét