Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Hàng loạt phi vụ đút túi tiền tỷ nhờ 'kỹ xảo' lừa 'chạy' việc, xin biên chế

Muốn chuyển công tác, "chạy biên chế"... nhiều người đã giao tiền lo lót cho các nghi can xưng danh cán bộ Sở giáo dục hoặc quen biết các thế lực "có máu mặt" với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã bóc gỡ hàng loạt các đường dây, ổ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản này, song nạn nhân của những phi vụ lừa chạy biên chế vẫn không ngừng gia tăng do hoạt động này ngày càng tinh vi, xảo quyệt...

Kỹ xảo lừa đảo chạy biên chế

Mới đây nhất ngày 29/9, báo ANTĐ đưa tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đinh Thị Bích Thủy (36 tuổi), trú tại phố Vàng, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Thủy là hiệu phó một trường THCS ở huyện Thanh Sơn.

Cựu hiệu phó Đinh Thị Bích Thủy Cựu hiệu phó Đinh Thị Bích Thủy. Nguồn: ANTĐ

Theo tài liệu điều tra, xác minh của cơ quan chức năng, với vị trí công tác của mình, Thủy đã khoe khéo với nhiều người là có nguồn "chạy" biên chế, công chức Nhà nước với chi phí hợp lý. Nhiều người, trong đó có những giáo viên hợp đồng đã mắc bẫy lừa.

Trong số này có chị N., giáo viên hợp đồng đang hưởng mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Được người quen giới thiệu, chị N. gặp và tin vào lời hứa của Thủy sẽ lo giúp chị trở thành công chức Nhà nước với chi phí khoảng 160 triệu đồng. Theo yêu cầu của Thủy, chị N. đặt cọc 80 triệu đồng. Mấy tháng sau, Thủy thông báo sắp có biên chế và yêu cầu chị N. phải đưa nốt số tiền còn lại. Tiền nộp đã lâu song đến thời điểm này, cô giáo N. vẫn đang phải… dạy hợp đồng.

Quá trình điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ xác định các bị hại đã nộp cả tỷ đồng cho Đinh Thị Bích Thủy để "chạy" vào biên chế. Ngoài ra, nhiều cá nhân đã cho nữ hiệu phó vay tiền và hiện không thể đòi được. Về phía bị can Thủy, đối tượng khai nhận số tiền chiếm đoạt được đã dùng để trả nợ và đầu tư kinh doanh. Vụ án đang được điều tra, mở rộng. 

Đối tượng Nguyễn Thị Thu Hà Đối tượng Nguyễn Thị Thu Hà. Nguồn: ANTĐ

Trước đó, ngày 6/4, tại tỉnh Quảng Nam, một đối tượng nguyên là giáo viên cũng bị bắt vì nhận tiền "chạy" biên chế. Đó là Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1966, trú khối phố Xuyên Tây, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên).

Nguồn tin trên Vietnamnet chợ hay, theo khai nhận ban đầu của cô giáo Hà tại cơ quan điều tra, cô  này bị bắt quả tang khi  đang nhận tiền của 1 đồng nghiệp để "chạy" một suất biên chế cho thầy giáo P.T.N, đang là giáo viên dạy hợp đồng trên địa bàn Quảng Nam.

Tại thời điểm bắt quả tang, lực lương công an Quảng Nam đã thu giữ trên người cô giáo Hà 30 triệu đồng tiền tạm ứng trước của thầy giáo N. để lo việc chạy suất biên chế tại một quán cà phê tại huyện Thăng Bình.

Đối tượng Nguyễn Hoàng Anh và số tiền lừa đảo Đối tượng Nguyễn Hoàng Anh và số tiền lừa đảo. Nguồn ảnh: ANTĐ

Tinh vi hơn là trường hợp của đối tượng Nguyễn Hoàng Anh (48 tuổi, ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội). Với biệt tài "chém gió" dựa hơi các mối quan hệ, Hoàng Anh đã chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng của những người có nhu cầu xin việc.

Cụ thể, thông qua các mối quan hệ xã hội, Hoàng Anh quen biết chị Bùi Thị Luyến (SN 1963, ở Vân Hòa, Ba Vì). Biết gia đình chị Luyến có nhu cầu xin cho con trai vào học tại các trường Công an, Hoàng Anh đã nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Quá trình gặp gỡ bị hại, Hoàng Anh tự nhận là cán bộ Sở GD-ĐT, quen nhiều lãnh đạo cao cấp, có thể nhờ "chạy" biên chế giáo viên, chuyển lĩnh vực công tác hoặc đi học trường thiếu sinh quân… Tin lời đối tượng, gia đình chị Luyến đã đưa gần 70 triệu đồng cùng hồ sơ, giấy tờ.

Biết việc gia đình chị Luyến đang xin học cho con trai, một nữ giáo viên tên Điệp (cùng ở huyện Ba Vì) đã đưa cho Hoàng Anh 30 triệu đồng để chuyển bộ môn giảng dạy từ mỹ thuật sang âm nhạc. Tiếp đó, 5 giáo viên hợp đồng khác cũng đã đưa cho Luyến 410 triệu đồng để nhờ "chạy" biên chế.

Số lượng bị hại không dừng lại ở đây. Nghe kể về nữ cán bộ thành phố quan hệ rộng, ông Nguyễn Văn Nho (ở thị trấn Tây Đằng, Ba Vì) đã gặp gỡ Hoàng Anh để nhờ "lo" cho con gái vào công tác trong lực lượng vũ trang. Sau vài lần trò chuyện, ông Nho đã tin tưởng giao cho Hoàng Anh 70 triệu đồng và toàn bộ giấy tờ hồ sơ. Sau thời điểm này còn có 10 người khác đã chuyển cho đối tượng lừa đảo tổng số tiền 820 triệu đồng để "chạy" việc, chuyển biên chế hoặc xin đi học.

Tường trình tại cơ quan công an, Nguyễn Hoàng Anh khai nhận chỉ là lao động tự do, không có khả năng xin việc nhưng vì lòng tham nên đã tự nhận là cán bộ cơ quan Nhà nước. Bước đầu, đối tượng khai nhận đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng rồi sử dụng vào mục đích cá nhân.

Bệnh "kinh niên" cần xử lý nghiêm

Những vụ án "chạy" công chức kể trên được đưa ra ánh sáng chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm" của các đường dây chạy công chức hiện vẫn đang ngấm ngầm hoạt động.

Nạn nhân phần lớn là những người nóng lòng muốn xin việc, muốn "ổn định" sớm lại hiểu biết pháp luật có hạn nên "đề kháng" kém với loại tội phạm này. Ngay cả khi các đối tượng bị bắt thì việc thu lại tiền đã đưa để chạy việc, chạy công chức cho các đối tượng này là rất khó. 

Trả lời trên Sức khỏe đời sống, Luật sư Nguyễn Tiến Thủy - Trưởng phòng Luật sư Việt Lý cho biết: Theo quy định thì hành vi "lừa đảo chạy công chức" thuộc về nhóm tội danh lừa đảo. Tùy vào số tiền mà các đối tượng nhận mà có khung xử lý cụ thể.

Đối với người lừa chạy công chức để chiếm đoạt tiền của người khác là vi phạm vào Điều 139 Bộ luật Hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội này có cấu thành vật chất tức là phải có hậu quả xảy ra cụ thể là hành vi chiếm đoạt tiền hay tài sản của người khác.

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tù chung thân; ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Thiết nghĩ, các cơ quan pháp luật, cơ quan hữu trách cần vào cuộc làm rõ, tránh để xảy ra những bất ổn ảnh hưởng đến ANTT.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét