Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Thương cảm cô giáo đang mang thai bị công nông cán ngang người

Câu chuyện cô giáo trẻ bị công nông chèn ngang người quyết cứu đứa con trong bụng khiến cộng đồng mạng thương cảm.

Theo Vnexpress, cô giáo gặp tai nạn là Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1988, Phủ Lý, Hà Nam).

Thông tin trên Zing.vn, sáng ngày 21/9, khi đang trên đường đến trường, cô Hường bị xe công nông chở lúa cán qua người. Điều đáng nói là khi xảy ra tai nạn, cô Hường đang mang thai ở tuần thứ 28.

Hình ảnh Thương cảm cô giáo đang mang thai bị công nông cán ngang người số 1

Chị Nguyễn Thị Hường đang nằm cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Vnexpress

Sau khi tai nạn xảy ra, cô giáo trẻ được đưa vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cấp cứu. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận, cô Hường bị gãy toàn bộ xương sườn, hai lá phổi dập nặng, vùng xương bả vai phải bị tổn thương.

Do bị thương nặng, đến ngày 22/9, gia đình đã chuyển cô giáo trẻ đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiếp tục cấp cứu.

Mặc dù sức khỏe rất yếu, lúc tỉnh lúc mê nhưng mỗi khi tỉnh lại người mẹ trẻ lại luôn miệng hỏi đứa con trong bụng.

Được biết, hoàn ảnh của cô giáo Hường rất khó khăn, cô Hường hiện là giáo viên hợp đồng, lương tháng chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu đồng, trích từ nguồn đóng góp của phụ huynh ở quê. Trong khi chồng chị - anh Nguyễn Văn Mão (sinh năm 1987) - cũng là giáo viên của một trường tiểu học khác, thu nhập không đáng kể.

Câu chuyện của chị Hường được một người bạn chia sẻ trên mạng xã hội sau đó được một số báo đăng tải đã nhanh chóng nhận được sự thương cảm của độc giả.

"Tôi đã cố nén cảm xúc khi đọc tin này, thương quá", một độc giả Vnexpress chia sẻ.

Nick name Kiet Nguyen 4 cũng chia sẻ trên một diễn đàn mạng: "Chỉ có thể là Mẹ, nghị lực phi thường sẽ giúp người mẹ này vượt qua thảm cảnh và chúng ta sẽ tin là có thể".

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

'Sản xuất gà nòi' hay đào tạo nhân tài?

Bà Lê Thị Oanh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cho rằng, dư luận "kết tội" trường chuyên chỉ tạo ra sản phẩm "gà nòi", "mọt sách" nhưng thực tế các trường đang đổi mới toàn diện.

san-xuat-ga-noi-hay-dao-tao-nhan-tai Mô hình trường chuyên đang đổi mới theo hướng đào tạo toàn diện

Hiểu sai về trường chuyên

Bà Lê Thị Oanh nhấn mạnh, trường chuyên cần trở thành mô hình giáo dục chất lượng cao, cơ bản, toàn diện, tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao. "Học sinh trường chuyên đang nhận được sự đánh giá cao của các trường đại học nổi tiếng thế giới. Thậm chí học sinh chuyên được coi là mục tiêu cạnh tranh của các trường quốc tế này" - bà Lê Thị Oanh cho biết.

Tuy nhiên, chính thói quen báo cáo về số giải thưởng, huy chương trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, số thủ khoa, tỷ lệ tốt nghiệp THPT... hay nói cách khác là chỉ nêu ra giá trị gia tăng của trường nên dư luận xã hội không thể hình dung đầy đủ các hoạt động của nhà trường.

Ông Vũ Đức Thọ, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cũng cho rằng, nhiều người đang hiểu sai về hệ thống đào tạo trường chuyên.

"Trường chuyên đào tạo ra học sinh giỏi, nhưng không chỉ giỏi một môn mà giỏi toàn diện. Ngoài việc đào tạo mũi nhọn, các trường chuyên cũng rất chú trọng hướng tới việc đào tạo học sinh phát triển toàn diện, điều này thể hiện rõ nhất ở việc trường quan tâm nhất đến việc đào tạo ngoại ngữ cho học sinh, điểm yếu của đa số học sinh hiện nay" - ông Thọ chia sẻ.

Cần cơ chế đặc biệt

Mặc dù các trường chuyên đang tích cực đổi mới, song mục tiêu đầu ra của các trường này vẫn đang gây tranh cãi. Việc phải khẳng định tên tuổi của mình qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế vẫn là một trong những "nhiệm vụ" nặng nề với giáo viên và học sinh chuyên, trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho biết, trường chuyên ở các nước phát triển như Mỹ, Anh... không nhằm mục tiêu thành lập đội tuyển thi Olympic mà chỉ tập trung vào đào tạo các nhà nghiên cứu chuyên sâu theo năng khiếu đặc biệt của học sinh chuyên.

TS Lê Thống Nhất, Tổng Giám đốc trường Bigschool cho biết, so sánh với mục tiêu ban đầu mà cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tạ Quang Bửu đặt ra khi xây dựng mô hình chuyên Toán nói riêng, hệ chuyên nói chung là để đào tạo nhân tài trở thành các nhà nghiên cứu khoa học thì hiện nay, mục tiêu đào tạo chuyên đã thay đổi.

Phần lớn các trường chuyên đều tuyển hàng nghìn chỉ tiêu và mục tiêu nhiều khi chỉ tập trung cho các kỳ thi quốc gia, quốc tế. "Mục tiêu đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế không sai nhưng chỉ phù hợp với mô hình đào tạo chất lượng cao. Còn với trường chuyên thì cần hướng tới những mục tiêu xa hơn, không đơn giản chỉ là vào được đại học mà còn là hướng nghiệp, đi vào nghiên cứu khoa học cơ bản, sáng tạo để trở thành nguồn nhân lực mũi nhọn".

Để làm được việc này, TS Lê Thống Nhất cho rằng, chương trình đào tạo của các trường THPT chuyên phải giảm bớt chương trình phổ thông đại trà, tăng cường chương trình chuyên riêng biệt dành cho những đối tượng học sinh có năng khiếu đặc biệt.

Học sinh đặc biệt cần có cơ chế đặc biệt, có thể được "đi tắt" để đạt được mục tiêu đúng với năng lực. Có như vậy, Việt Nam mới có những nhà khoa học, nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc gia, quốc tế chứ không chỉ dừng lại ở những tấm huy chương.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không thể giữ mãi mức học phí thấp, cào bằng

Phó Thủ tướng cho rằng, giáo dục ĐH hiện nay "có vấn đề", do vậy, cần phải đổi mới một cách căn bản, toàn diện và hết sức mạnh mẽ. Nguyên tắc của đổi mới đó là phải đi theo xu thế của thế giới, chính là thực hiện tự chủ đại học.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong những năm qua khi thực hiện thí điểm tự chủ ở một số trường, chúng ta đã hiểu về tự chủ hơi lệch sang tự chủ tài chính.

"Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, tự chủ không chỉ riêng vấn đề tài chính. Tự chủ ĐH bao gồm cả tự chủ về chuyên môn và tự chủ về bộ máy tổ chức nhân sự" - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng cho nhiều người hiểu tự chủ ĐH thì nhà nước không cấp tiền cho trường nữa là không đúng.

"Trường mở ra tự chủ thì có thêm nhiều quyền mà nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư"- Phó Thủ tướng nói. Ông dẫn ví dụ Học viện Nông nghiệp được Chính phủ cho tham gia dự án vay vốn với khoản tiền lên tới 50 triệu USD. Trường ĐH Bách khoa HN, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng được hỗ trợ vay vốn hay tiếp tục các khoản đầu tư.

"Hãy bỏ trong đầu nỗi sợ tự chủ không còn ngân sách nhà nước. Tôi khẳng định: Tự chủ không có nghĩa là nhà nước không tiếp tục đầu tư" - Phó Thủ tướng khẳng định.

Theo Phó Thủ tướng, Nhà nước sẽ thay đổi cách đầu tư cho các trường đại học. "Các khoản chi thường xuyên sẽ giảm dần để tăng tính tự chủ, trách nhiệm của các trường nhưng về tổng đầu tư không giảm".

"Thay vì nhà nước cấp tiền để trường trả lương cho giáo viên thì tiền đó có thể dùng để cấp học bổng cho các sinh viên thuộc các đối tượng nghèo hay gia đình chính sách. Hoặc cũng có thể cấp thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học để tăng cường hoạt động này trong các trường ĐH" - Phó Thủ tướng nói.

3 vướng mắc của lộ trình tự chủ ĐH.

Ngoài vấn đề tài chính, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lộ trình tự chủ ĐH ở Việt Nam hiện nay đang có 3 vướng mắc.

Đầu tiên là vấn đề học phí.

Khi giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, các trường sẽ có quyền quy định mức học phí cao hơn. Dù đã có mức học phí trần và lộ trình tăng do Chính phủ quy định song mức trần này vẫn cao hơn nhiều so với các trường chưa tự chủ.

"Vấn đề đặt ra là tăng học phí thì ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH, nhất là các cơ sở giáo dục chất lượng tốt đối với con em nông dân, con em người nghèo. Do đó, những lo lắng này là chính đáng" - Phó Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định không thể duy trì mức học phí ĐH quá thấp bởi nhà nước không thể đầu tư như các nước phát triển và như vậy sẽ khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đầu ra.

Trong khi đó, nhiều người vẫn cho con em ra nước ngoài học với mức học phí cao gấp trăm lần trong nước. Nhiều em học sinh du học tại chỗ.

"Không thể giữ mãi mức học phí thấp, cào bằng" - Phó Thủ tướng khẳng định.

Từ đó Phó Thủ tướng cho rằng, cần nâng cao chất lượng ĐH lên để thu hút những người có khả năng chi trả mức phí cao rồi dùng phần đó cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ sinh viên nghèo, thuộc diện chính sách để tăng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của các em.

Vương mắc thứ hai là vấn đề liên quan tới quản lý nhà nước của Bộ chủ quản. Phó Thủ tướng khẳng định, cần phải loại bỏ những quy định không thực sự cần thiết cho nền giáo dục tiên tiến. "Các nước làm thế nào thì mình cần học tập làm theo".

Vướng mắc thứ 3, cũng là vướng mắc quan trọng nhất chính là mô hình quản trị đại học sau tự chủ. Theo Phó Thủ tướng, đây là vấn đề cần phải bàn sâu, bàn kỹ nếu không sẽ không làm được tự chủ đại học.

Phó Thủ tướng cho rằng, lâu nay chúng ta đã thành lập các hội đồng trường để chuyển từ mô hình quản trị một thủ trưởng sang mô hình quản trị cá nhân kết hợp tập thể, phù hợp với lộ trình tự chủ. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động của hội đồng trường vẫn còn hình thức, nhất là đối với các trường công lập.

Phó Thủ tướng cho biết, hiện Chính phủ đang dự thảo nghị định về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp đối với các trường ĐH trong đó yêu cầu thay đổi mô hình quản trị của nhà trường. "Hội đồng trường sẽ tự quyết định hiệu trưởng, hiệu phó" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.

Ở cuối bài phát biểu, Phó Thủ tướng cho dẫn lại những khó khăn của quá trình đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước và khẳng định: "Đổi mới ĐH còn phức tạp hơn là đổi mới doanh nghiệp vì liên quan tới con người và môi trường trí thức".

Từ đó, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phải có nhận thức sâu sắc, thấu triệt, trách nhiệm và quyết tâm cao hơn mới có thể thực hiện thành công tự chủ đại học.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nữ sinh bị bóng đèn cao áp rơi trúng đầu lúc tan học

Đang trên đường đi học về, một nữ sinh bị đèn cao áp rơi trúng đầu phải nhập viên cấp cứu.

Theo báo Công an Nhân dân, nữ sinh gặp tai nạn trên đường đi học về là Phương Dung (13 tuổi, học sinh Trường THCS Tân Phú, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước).

Thông tin trên báo Tuổi trẻ, khoảng 11 giờ 15 phút ngày 30/9, em Dung đang tren đường đi học về, vừa ra khỏi cổng trường được khoảng 100 mét thì bị bóng đèn cao áp rơi trúng đầu.

Hình ảnh Nữ sinh bị bóng đèn cao áp rơi trúng đầu lúc tan học số 1

Em Phương Dung đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bình Phước. Ảnh: Báo Công an nhân dân

Tai nạn khiến Dung bị thương nặng, máu chảy nhiều phải nhập viện cấp cứu tại bệnh việnBệnh viện Đa khoa Bình Phước.

Thông tin từ một số người bạn đi cùng Dung lúc xảy ra tai nạn, nguyên nhân của việc đèn cao áp rơi trúng đầu Dung có thể do trời lúc đó xuất hiện mưa to gió lớn.

Ngay sau đó, Công an thị xã Đồng Xoài đã có mặt tại hiện trường để làm rõ vụ việc.

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Học sinh lớp 6 không biết đọc ở Sóc Trăng

Lên lớp 6 được vài ngày, một nam sinh ở TP Sóc Trăng (tinh Sóc Trăng) bị trả về trường cũ để học chương trình lớp 1.

Trao đổi với phóng viên chiều 30/9, ông Ngô Hùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết ông vừa ký văn bản gửi sở GD&ĐT để yêu cầu kiểm tra, rà soát những trường hợp học sinh yếu kém vẫn được các trường cho lên lớp. Yêu cầu này dựa trên phản ánh của dư luận về trường hợp học sinh lớp 6 không biết đọc, viết ở TP Sóc Trăng.

"Sau khi ngành giáo dục rà soát tất cả các trường hợp, chúng tôi sẽ có ý kiến xử lý vụ việc đến nơi đến chốn", ông Ngô Hùng nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trường hợp học sinh lớp 6 không biết đọc là em Lâm ở khóm 5, phường 8 (TP Sóc Trăng). Mẹ của nam sinh là chị Tô Thị Quỳnh Giao cho biết Lâm học cấp 1 tại Trường tiểu học Lý Đạo Thành (phường 8). Năm học 2016-2017, em được tuyển vào học lớp 6, Trường THCS Lê Vĩnh Hòa.

Vào học chính thức được vài ngày, gia đình nhận được thông báo Lâm học rất yếu. Cụ thể, em chưa thể đọc chữ, viết cũng không rành nên THCS Lê Vĩnh Hòa trả về cho Trường tiểu học Lý Đạo Thành.

"Thầy bảo Lâm yếu quá nên qua trường cũ học lại. Tôi cũng không biết phải làm sao khi nghe thầy chủ nhiệm nói cho con xuống học lại lớp 1. Thương con mà tôi rơi nước mắt", người mẹ nói.

Học sinh lớp 6 không biết đọc ở Sóc Trăng Trường tiểu học Lý Đạo Thành ở TP Sóc Trăng. Ảnh:Cao Xuân.

Thực tế, Lâm không viết được tên mẹ, dù mọi người xung quanh đánh vần giúp từng chữ. Em viết được tên của mình, nhưng đọc không được.

Theo chị Giao, từ hôm Lâm bị trả về trường cũ, em được thầy giáo kèm cặp để học lại từ lớp 1, nhưng cũng được vài ngày thì Lâm không muốn học nữa. Nam sinh này nói với mẹ: "Con không đi học nữa đâu. Sao giờ phải bắt con học lại lớp 1?".

Bà Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Đạo Thành xác nhận chuyện của Lâm có thật. "Đây là sơ sót của nhà trường nên chúng tôi đã khắc phục bằng cách mỗi buổi sáng cử một giáo viên kèm riêng Lâm, bắt đầu từ chương trình lớp 1. Tuy nhiên, Lâm vào học được vài ngày thì không thấy đến trường nữa", cô Hạnh chia sẻ.

Theo nữ hiệu trưởng, Trường tiểu học Lý Đạo Thành đạt chuẩn quốc gia 4 năm trước. Hàng năm, để xét lên lớp, trường tổ chức thi, kiểm tra chéo, nhận xét đánh giá đầy đủ theo Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT.

Để xảy ra tình trạng học sinh lên lớp đều nhưng không biết đọc như vậy lỗi một phần do nhà trường tin tưởng giáo viên quá. Hơn nữa, việc giao chỉ tiêu, áp lực của trường chuẩn quốc gia nên thường cuối năm, mỗi lớp, học sinh lưu ban gần như không được quá một em.

Ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, nói rằng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thể cũng rất quan tâm việc học sinh lớp 6 bị trả về cấp 1. Trong buổi họp trực tuyến ngày 30/9, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng yêu cầu Chủ tịch tỉnh này chỉ đạo ngành giáo dục làm rõ.

* Tên nam sinh đã thay đổi.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Phó Thủ tướng: “Đổi mới đại học khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp”

Phó Thủ tướng:

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong hội nghị về tự chủ đại học sáng nay 30/9. Ảnh: ĐH

Sáng ngày 30/9, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội" với sự tham dự của hàng trăm trường đại học trên cả nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, có rất nhiều chỉ số để nói rằng giáo dục đại học "có vấn đề". Ví dụ số lượng cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm, điều này còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, nhưng rõ ràng cũng có vấn đề về chất lượng đào tạo.

"Có nhiều nhà kinh tế nói với tôi rằng nếu ta có nhiều thật nhiều cử nhân ra cử nhân, thạc sĩ ra thạc sĩ, tiến sĩ ra tiến sĩ thì đó là nguồn lực thu hút mạnh mẽ hơn", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thêm.

Một trong những "vấn đề" của giáo dục đại học Việt Nam, theo Phó Thủ tướng là công bố quốc tế Việt Nam rất thấp. Cụ thể, trong số khoảng 10.000 tạp chí ISI thì Việt Nam không có cái nào; trong số khoảng 20.000 tạp chí Scorpus thì Việt Nam có 3 cái. Tuy nhiên, không có tạp chí của trường đại học cả mà toàn của các viện nghiên cứu.

Cũng theo Phó Thủ Tướng, vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam đã được đặt ra từ lâu và cũng đã thí điểm cách đây 10 năm áp dụng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, rất đáng tiếc là sau đó vấn đề này lại không được thúc đẩy thêm, không đạt được những mong muốn đề ra.

Hãy bỏ nỗi sợ nếu tự chủ

Nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề tự chủ chậm tiến triển, theo Phó Thủ tướng là do hầu hết đều hiểu lệch theo hướng tài chính, lo lắng rằng nhà nước sẽ không cấp tiền nữa thì không có tiền chi thường xuyên.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nêu ra ba vấn đề đáng chú ý về tự chủ gồm: Tự chủ chuyên môn, dạy học và nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước; tự chủ bộ máy tổ chức, nhân sự và về tự chủ tài chính.

"Ở những quốc gia như Đức, Pháp có tự chủ đại học có thậm chí rất nhiều nhưng nhà nước vẫn cấp kinh phí. Có nghĩa là tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không cấp kinh phí nữa"- Phó Thủ tướng nhận định.

Phó Thủ tướng chia sẻ,  hãy hình dung 14 trường tự chủ hiện nay, nếu nhìn tinh sẽ thấy các trường được lợi vì được nhiều quyền mà vẫn được Nhà nước đầu tư: "Hãy bỏ ý nghĩ trong đầu nỗi sợ là nếu tự chủ thì không được nhà nước đầu tư nữa. Tôi khẳng định tự chủ không phải là Nhà nước không đầu tư chỉ có điều thay đổi cách đầu tư".

Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đang soạn Dự thảo Nghị định theo hướng về cơ bản các trường đại học tự chủ tạo toàn quyền nhưng thay đổi mô hình quản trị, cơ quan chủ quản giảm sự can thiệp hành chính bằng việc đầu tiên là bổ nhiệm hội đồng trường lâm thời (6 tháng,1 năm).

"Đổi mới đại học còn khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp bởi nó liên quan đến con người cho nên trong thời gian tới chúng ta cần có trách nhiệm hơn, quyết tâm cao hơn"- Phó Thủ tướng chia sẻ.

Nhiều cơ sở giáo dục "ngại" tự chủ

Phó Thủ tướng chia sẻ, trong 14 trường đã tự chủ thì không phải trường nào cũng xin tự chủ mà chính Phó Thủ tướng phải đích thân đến gặp mặt, nói chuyện nhiều lần để bớt e ngại, lo lắng.

Theo PGS.TS Trần Quốc Toản, Hội đồng lý luận trung ương cho rằng, tự chủ đại học song phải có mô hình và bước đi phù hợp.

PGS Toản cho rằng điều quan trọng đầu tiên là về mặt nhận thức cần khắc phục cả hai cách hiểu sai lệch về cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục nói chung và của giáo dục đại học nói riêng.

Đó là quá nhấn mạnh một chiều đến "quyền" tự quyết định của các cơ sở giáo dục đại học mà không tính đến các điều kiện, trình độ , yêu cầu- trách nhiệm thực tế và khách quan bị chế định và tương tác với các chủ thể khác trong xã hội. Mặt khác, lại có khuynh hướng vẫn muốn "quản chặt" từ phía cơ quan quản lý nhà nước với nhiều lý do khác nhau. Đồng thời cũng có những cơ sở giáo dục "ngại" phải thực hiện cơ chế tự chủ vì không dám chịu trách nhiệm và vẫn muốn được bao cấp và bảo trợ theo cơ chế cũ.

Thậm chí, theo PGS Toản, còn có tư duy muốn được bao cấp kinh phí "đầu vào" nhiều hơn, nhưng được "tự chủ và quyền hạn" chi "đầu ra" cùng với quyền tự quyết định các hoạt động cao hơn.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Những vụ nữ sinh đánh nhau chỉ vì mâu thuẫn trên Facebook

Mạng xã hội Facebook ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, cũng bởi, những cô gái này đắm chìm vào thế giới ảo gây ra những hệ lụy đáng tiếc.

Nữ sinh dùng mũ bảo hiểm đánh nhau do cãi vã ở Facebook

Mạng xã hội mới lan truyền video quay cảnh nhóm nữ sinh ở huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đánh nhau. Sau ít phút lời qua tiếng lại, hai em lao vào túm tóc, đấm đá trong tiếng hò la kích động của các bạn xung quanh. 

Nu-sinh-danh-nhau-6499-1475203015 Hai nữ sinh dùng mũ bảo hiểm đánh nhau. Ảnh cắt từ clip.

Ngày 30/9/2016, ông Lê Anh Niên, Hiệu trưởng THPT Thiệu Hóa, xác nhận một nữ sinh trong video đang học tại trường. Em này tên Ngọc, học lớp 11. Sự việc xảy ra chiều 23/9, Ngọc được nhóm học sinh trường khác hẹn ra địa điểm cách trường khoảng 400 m sau giờ tan học.

"Nhà trường đã yêu cầu Ngọc viết kiểm điểm. Nguyên nhân ban đầu là em này với một nữ sinh trường khác cãi vã trên Facebook", ông Niên cho hay nữ sinh Ngọc học lực bình thường, cá tính mạnh.

Ông Cao Văn Nguyên, Hiệu trưởng THPT Dương Đình Nghệ (cùng huyện Thiệu Hóa) cho hay, trong video có 6 học sinh của trường (4 nữ, 2 nam). Em tham gia đánh nhau tên Tuyết, học lớp 11.

Theo ông Nguyên, trước đó một học sinh đăng bức ảnh nam sinh buộc dây giày cho Tuyết (hai em là cậu cháu). Em Ngọc sau đó vào bình luận "con trai mà hành động như thế là nhục nhã". Cho rằng bị xúc phạm, Tuyết cùng nhóm bạn, trong đó có một số em đã nghỉ học hẹn Ngọc đánh nhau. Một nam sinh của trường quay lại video và tung lên mạng xã hội.

"Mâu thuẫn rất nhỏ, nhưng các em lại hành động bồng bột, đáng tiếc. Những em có mặt không vào can ngăn. Chúng tôi đã yêu cầu học sinh liên quan viết bản tường trình, làm kiểm điểm", ông Nguyên nói với PV VnExpress.

Thầy Hiệu trưởng cho biết thêm, sáng 29/9 trường đã quyết định cảnh cáo, hạ hạnh kiểm, buộc thôi học một tuần với Tuyết. Những em liên quan bị cảnh cáo và xét hạnh kiểm yếu trong học kỳ 1.

Hai "hot girl" Huế thách đánh nhau vì mâu thuẫn do comment lời qua tiếng lại

Theo Báo Lao động, vào tối ngày 22/8/2015, rất đông thanh thiếu niên ở TP Huế đã tập trung về khu vực phía trước quán Tào Phớ TOFU (đường Hà Huy Tập, TP Huế) để xem việc 2 cô gái thách thức gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn trên Facebook.

Trước đó, trên trang cá nhân của 2 cô gái có tên Facebook là M.N và T.H có lời qua tiếng lại. Cô gái có tên M.N đăng tải lời thách hẹn gặp nhau lúc 8h tối cùng ngày ở quán Tào Phớ TOFU. Lời thách nhận được hơn 1.300 lượt like và hàng trăm bình luận.

Đến khoảng 7h30 tối, tại khu vực đường Hà Huy Tập, rất đông thanh thiếu niên về chờ xem 2 cô gái đánh nhau. Càng đến giờ hẹn, lượng người đổ về một đông.

btb291005-1Rất đông thanh thiếu niên hiếu kỳ tập trung ở đường Hà Huy Tập, TP Huế để xem 2 hot girl hẹn gặp nhau trên Facebook để giải quyết mâu thuẫn. Ảnh: Laodong.com.vn

Nhiều thanh thiếu niên choai choai chạy xe máy, đầu trần, lạng lách, rồ ga gây náo loạn.

Lúc này, lực lượng CSCĐ, CSGT đã có mặt giải tán đám đông hiếu kỳ, ngăn chặn vụ việc. Đến 8h tối, cả 2 cô gái đều không ra mặt tại khu vực mà cô gái M.N đã đưa ra trong lời thách thức trước đó.

8h15 phút, đám đông giải tán, lực lượng Cảnh sát rút đi.

Ngay sau đó, trang cá nhân của cô gái T.H đăng tải status cho rằng "không bao giờ có ý định đánh nhau", còn cô gái M.N cũng nhanh chóng xóa lời thách thức và khóa trang Facebook sau đó.

Trên trang cá nhân, cô gái đưa ra lời thách gặp đang là một học sinh TPHT trên địa bàn TP Huế.

Nữ sinh Sư phạm gọi hội đánh bạn vì mâu thuẫn trên mạng

Ngày 15/9/2016, nhiều diễn đàn mạng chia sẻ đoạn video hai thiếu nữ đánh nhau tại cửa hàng trà sữa ở Hà Nội, khiến những người chứng kiến không khỏi ngỡ ngàng.

Cô gái tên Minh Trang có mặt tại thời điểm xảy ra vụ việc, quay lại clip và chia sẻ trên mạng xã hội. Chỉ vài giờ sau khi đăng tải, bài viết nhận được hàng nghìn like (thích) và bình luận từ dân mạng.

Trang cho PV Zing biết tối 13/9/2016, khi cô đang ngồi uống trà sữa cùng bạn ở tầng hai của quán, một bạn nữ đeo kính hùng hổ bước lên, theo sau là ba nam sinh, lớn tiếng hỏi cô gái tên Ngọc đang ngồi chỗ nào? Biết có chuyện, Trang lập tức lấy điện thoại ra quay.

Trong khi thiếu nữ đeo kính ngồi cãi vã với cô gái tên Ngọc, ba bạn nam đi cùng ngồi xuống bàn bên cạnh, cùng bốn thanh niên nữa.

Chủ nhân clip nghe phong thanh giữa họ xảy ra mâu thuẫn vì nói xấu nhau trên mạng xã hội. Lúc sau, cô gái đeo kính tạt nước vào mặt bạn ngồi đối diện, rồi hai người lao vào ẩu đả.

Trang và bạn trai thấy bất bình vì ba anh chàng cao to định xông vào hỗ trợ bạn nữ đeo kính đánh Ngọc. Cặp đôi vừa tỏ ý định can thiệp, họ liền lấy tay giật điện thoại trên tay Trang, song không thành công. Trang cho hay suýt nữa cô cùng người yêu cũng bị đánh.

Bai_dang_1Các diễn đàn mạng chia sẻ clip nữ sinh Sư phạm đánh bạn trong quán trà sữa tối 13/9. Ảnh cắt từ clip.

Bức xúc khi gặp cô gái khá xinh đẹp lại đi đánh lộn giữa chốn đông người, còn rủ tới 7 chàng trai đến dằn mặt đối thủ, Minh Trang quyết định gọi cảnh sát tới giải quyết. Thấy vậy, nữ sinh đeo kính buông lời thách thức, chửi bới Trang. Sau đó, cả hội cùng rời khỏi quán.

Ngay khi clip lan truyền trên Facebook, dân mạng đã tìm ra tung tích của một trong hai nữ chính. Theo đó, cô gái hất nước vào mặt bạn là Nguyễn Phương Thúy, 20 tuổi, hiện là sinh viên khoa Giáo dục tiểu học, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là ĐH Thủ đô Hà Nội).

Nhiều người bày tỏ sự tức giận, bức xúc khi nhân vật chính của màn ẩu đả hiện học tập trong môi trường sư phạm.

Thành viên Nguyễn Y Vân bất bình: "Cô giáo tương lai đây sao? Mai này về dạy học sinh đánh lộn hả?".

Nickname Thytha nhận xét đánh nhau dường như trở thành lối sống của giới trẻ thời nay.

Tài khoản LTK ngán ngẩm: "Học sinh có học môn Giáo dục công dân mà xảy ra sự việc như này. Vậy lỗi thuộc về gia đình hay nhà trường? Xã hội giờ hở ra là đánh, chém nhau".

Bên cạnh đó, không ít dân mạng lại phản đối hành động đưa thông tin cá nhân và quay clip nữ sinh xô xát lên mạng xã hội.

"Chủ nhân đoạn video rảnh rỗi quá không biết làm gì, quay phim rồi đưa lên mạng. Hơn nữa, bạn lại công khai hết cả thông tin cá nhân người ta. Tôi thấy đáng trách nhất là người phát tán clip này" - Vui Bích bình luận.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Cô giáo trẻ bị chèn ngang người quyết cứu con trong bụng

Cộng đồng mạng hiện rất thương cảm cho người mẹ trẻ đang mang thai bị xe công nông cán ngang người, gãy 18 chiếc xương sườn, dập hai lá phổi và gãy xương bả vai phải.

Sáng 21/9, chị Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1988, Phủ Lý, Hà Nam) bị xe công nông chở lúa chèn ngang qua người khi đang trên đường đi làm. Vụ tai nạn khiến chị gãy toàn bộ xương sườn, hai lá phổi dập nặng, mất khả năng tự hoạt động và vùng xương bả vai phải bị tổn thương.

Nghiêm trọng hơn, thời điểm xảy ra tai nạn, chị Hường đang mang thai đứa con thứ hai được 28 tuần tuổi.

Khó khăn chồng chất

Một số người thân cho biết hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Hường hiện nay rất khó khăn.

Chị Hường hiện là giáo viên hợp đồng, lương tháng chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu đồng, trích từ nguồn đóng góp của phụ huynh ở quê. Trong khi chồng chị - anh Nguyễn Văn Mão (sinh năm 1987) - cũng là giáo viên của một trường tiểu học khác, thu nhập không đáng kể.

Cô giáo trẻ bị chèn ngang người quyết cứu con trong bụngChị Nguyễn Thị Hường đang nằm cấp cứu trong tình trạng nguy kịch

Theo anh Mão, chiều 21/9, cô giáo trẻ đi từ nhà đến cơ quan làm việc, dừng xe máy tránh một chiếc công nông đang chở lúa. Lúc đó, không rõ nguyên nhân gì mà chiếc xe này cán ngang qua người cô.

Nhận được cuộc gọi từ một số máy lạ báo tin vợ gặp tai nạn, người chồng tức tốc đến nơi, thấy đám đông vây quanh, vợ anh đang nằm bên đường.

"Tôi kêu cứu nhờ mọi người gọi xe đưa vợ vào bệnh viện. Trên đường đi, Hường vẫn tỉnh táo, tôi cố gắng an ủi, động viên xem vợ bị xe đâm ở đâu. Cô ấy chỉ thều thào chỉ tay lên người rồi bất tỉnh", anh Mão mếu máo nói.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam cho hay vụ tai nạn khiến chị Hường gãy toàn bộ xương sườn, dập hai lá phổi, gãy xương bả vai phải, chấn thương xương quai xanh và xương hàm cùng nhiều thương tích nghiêm trọng khác.

Nguy hiểm nhất, chị bị tai nạn trong lúc đang mang thai đứa con thứ hai, thai kỳ mới được 28 tuần tuổi. Đến ngày 22/9, gia đình đã chuyển cô giáo trẻ đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiếp tục cấp cứu.

"Giờ Hường nằm bất tỉnh, tính mạng hai mẹ con ngàn cân treo sợi tóc cùng với chi phí chữa chạy hàng trăm triệu đồng. Cảnh nhà đôi vợ chồng giáo viên vùng nông thôn luôn thiếu trước hụt sau, khó khăn chồng chất.

Họ chẳng còn biết xoay sở cách nào ngoài sự trông đợi vào tấm lòng hảo tâm của mọi người", chị Cao Hương Giang - một người bạn của chị Hường - viết trên trang cá nhân.

Quyết cứu đứa bé trong bụng

Chị Nguyễn Thị Hường nằm trong khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội. Cô giáo trẻ nửa tỉnh nửa mê, khi tỉnh luôn miệng hỏi đứa con trong bụng.

Hiện tại, tình trạng của chị khá nguy kịch, hai lá phổi dập hoàn toàn, các bác sĩ phải gây mê để tiết kiệm lượng oxy. Sức khỏe chị rất yếu, liên tục trong cơn co giật và tụt huyết áp.

Túc trực bên vợ hàng ngày, anh Mão luôn động viên, an ủi mỗi khi vợ tỉnh dậy sau cơn hôn mê kéo dài.

Người chồng tâm sự đứa con trai hai tuổi ở nhà lúc nào cũng khóc đòi cha mẹ. Ngày nào anh cũng phải gọi điện về trò chuyện với con để bé khỏi quấy khóc ông bà nội tuổi đã cao.

Lấy nhau được 4 năm, cặp vợ chồng giáo viên có một bé trai hai tuổi và dự định cuối năm cùng đón đứa con thứ hai. Tai nạn bất ngờ khiến tính mạng vợ cùng đứa con trong bụng bị đe dọa, chưa rõ sống chết.

Cả hai mới lấy nhau, sinh con, tiết kiệm không đáng kể. Do đó, giờ chị Hường tai nạn nằm đó, anh Mão quyết tâm vay mượn người thân, hàng xóm để đưa vợ lên Hà Nội chữa trị.

Cô giáo trẻ bị chèn ngang người quyết cứu con trong bụngGia đình ba người hạnh phúc trước khi cô giáo Hường gặp tai nạn

"Còn nước còn tát, tôi hy vọng cô ấy thật mạnh mẽ, vượt qua giai đoạn đau đớn, đầy khó khăn. Là trụ cột trong gia đình, tôi phải là chỗ dựa cho vợ và con nhỏ, không thể gục gã lúc này", anh Mão chia sẻ.

Cô Trần Thu Hằng - hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Tuyền, nơi chị Nguyễn Thị Hường công tác - cho hay: "Ngay hôm gặp nạn, nhà trường đã nhận được thông báo từ phía gia đình cô giáo Hường. Mọi người đã đến thăm nom, hỏi han tình hình sức khỏe.

Hường là giáo viên trẻ có năng lực, đầy nhiệt huyết, gặp tai nạn khiến ai cũng bất ngờ và thương cảm".

Nữ hiệu trưởng cho biết thêm hai vợ chồng chị Hường lương ít ỏi, giờ một người nằm viện, chi phí chữa trị cao, khó khăn chồng chất. Nhà trường, đồng nghiệp sẽ cố gắng tạo điều kiện, chờ khi nào cô giáo trẻ bình phục để có thể tiếp tục công tác.

Các nhà hảo tâm muốn giúp đỡ chị Nguyễn Thị Hường có thể gửi đến:

- Nguyễn Văn Mão (chồng chị Hường), số tài khoản: 2904215004696.

Ngân hàng Agribank, chi nhánh thị trấn Quế, tỉnh Hà Nam.

- Hoặc Nguyễn Thị Hương (chị chồng chị Hường), số tài khoản: 16001012017308.

Ngân hàng Maritimebank, chi nhánh Đồng Văn, tỉnh Hà Nam.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Phương án thi THPT Quốc gia 2017: Các trường bị 'quay' xoành xoạch

Phương án thi THPT Quốc gia 2017: Các trường bị 'quay' xoành xoạch - 1

Lo bài thi trắc nghiệm quá dài

Đối với bài thi tổ hợp KHTN và KHXH, ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, TPHCM cho rằng, dự thảo trước đây là 20 câu cho mỗi môn thành phần thì mọi người nói quá ít để đánh giá học sinh. Nay trong phương án chính thức Bộ đã nâng lên thành 40 câu, tổng cộng sẽ là 120 câu cho thời gian thi 150 phút. "Với thời gian thi trắc nghiệm dài như vậy, tôi lo học sinh thi sẽ rất mệt dù cho đề có dễ đi nữa. Nếu Bộ điều chỉnh 30 câu mỗi môn thì tôi nghĩ sẽ hợp lý và vừa sức học sinh hơn", ông Khương nói.

Ông Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú, cho biết, Bộ GD&ĐT chưa nói rõ năm nay những thí sinh có các chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL... có được miễn thi Ngoại ngữ như những năm trước đây hay không. "Trường đại học cũng nên công bố sớm các tổ hợp xét tuyển đại học ra sao, xét toàn bài hay chỉ xét theo khối thi để học sinh có định hướng học tập đúng. Bộ và các trường đại học cần nói rõ để các em này biết và điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp", ông Độ kiến nghị.

"Chúng tôi không sợ thay đổi, chỉ sợ không bền vững, đừng có năm nay thế này năm sau thế khác khiến giáo viên mất công mà học sinh thì thích nghi không kịp". 

Ông Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân

Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú cho rằng: "Với lượng thời gian thi trắc nghiệm bài thi tổ hợp là 150 phút là khá dài nên ít nhiều sẽ gây khó khăn cho học sinh. Vì thế, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng và chiến lược riêng. Bên cạnh đó, nếu học sinh được tập luyện trước thì sẽ không bị áp lực lớn trong quá trình làm bài", ông Hiếu cho biết. Theo ông Hiếu, năm nay là một năm học khá nặng cho học sinh bởi bắt buộc học sinh phải thi ít nhất 6 môn để xét tốt nghiệp THPT, trong khi năm trước là 4 môn.

Thầy Lê Vinh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) cho rằng: Về ba môn thi bắt buộc gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ chúng ta gần như không phải băn khoăn gì. Riêng hai môn mới là khoa học tự nhiên (KHTN) và khoa học xã hội (KHXH) trước đây chỉ có 60 câu, nay điều chỉnh lên 120 câu với thời lượng 150 phút là quá nhiều. Bởi mỗi câu có 4 đáp án, càng về sau học sinh sẽ giảm mất sự tập trung cũng như tư duy nên có em sẽ "tích" bừa hoặc sự cân nhắc không còn chuẩn được như trả lời những câu đầu tiên. "Tất nhiên, việc gì cũng có hai mặt, nếu ít câu hỏi quá cũng khó đánh giá được chất lượng thực sự của học sinh. Theo tôi, khi Bộ đã chọn phương án nâng câu hỏi lên 120 câu như thế thì cần ra câu hỏi ngắn gọn để học sinh dễ làm bài, tránh tâm lý mệt mỏi", thầy Lê Vinh nói.

Ông Vinh chia sẻ, điều ông lo lắng nhất là môn Giáo dục công dân. Đây là lần đầu tiên môn học này được đưa vào kỳ thi. Do vậy, riêng môn này ngay sau khi có dự thảo, trường đã họp tổ bộ môn để yêu cầu giáo viên viết lại khung chương trình, lên kế hoạch dạy học và chuẩn bị xây dựng các bộ câu hỏi trắc nghiệm liên quan để cho học sinh dần làm quen.

Ông Nguyễn Quang Thuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thái Nguyên bày tỏ sự lo lắng về các môn lần đầu thi trắc nghiệm như Toán, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân sẽ khiến học sinh bỡ ngỡ. Đặc biệt là môn giáo dục công dân, lâu nay học sinh chưa có sự quan tâm đúng mực nay giáo viên phải có hướng dẫn cụ thể để học sinh yên tâm học tập.  "Ngoài dạy tốt kiến thức nền, trường chỉ đạo các bộ môn từ này phải tích cực tham gia làm đề trắc nghiệm và cho học sinh trải nghiệm hàng ngày, hàng giờ trong lớp học", ông Thuấn nói. Riêng các bài thi KHTN, KHXH trường vẫn phải chờ đề thi minh họa.

Phương án thi THPT Quốc gia 2017: Các trường bị 'quay' xoành xoạch - 2

Nhiều trường THPT phải thay đổi lại thời khóa biểu, chương trình học để thích nghi với phương án thi THPT QG 2017.

Nhiều xáo trộn

Ngoài các môn Toán, Sử, Địa chuyển từ thi tự luận sang trắc nghiệm thì lần đầu tiên môn GDCD được đưa vào thi để xét tốt nghiệp THPT. Đây là điều khiến các trường phổ thông lo lắng bởi môn này xưa nay được xem là môn phụ, học cho có thì nay được xếp vào ngang hàng với các môn chính khác.

Theo ông Nguyễn Hùng Khương, việc chuyển đổi hình thức thi 2 môn Sử và Địa ít nhiều cũng có chút khó khăn, nhưng do 2 môn này vẫn nằm trong 8 môn học được thường xuyên kiểm tra chung và vẫn có nhiều học sinh vẫn thi nên cơ bản sẽ khắc phục được khó khăn. Tuy nhiên, với môn GDCD thật sự là bất ngờ trong phương án thi năm nay. "Do đó, Nhà trường sẽ phải họp bàn bạc kỹ với các giáo viên để bố trí lịch học và ôn tập cho hợp lý để học sinh làm quen sớm với cách thi trắc nghiệm ở các môn mới áp dụng trong năm nay", ông Khương nói.

Còn ông Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân cho biết, trong vài ngày tới nhà trường sẽ phải sắp xếp lại toàn bộ lịch học cũng như thời lượng chương trình để phù hợp với phương án thi mới. Theo đó,môn Toán nhà trường phân công mỗi giáo viên soạn lại giáo án một chương theo hình thức trắc nghiệm để thay thế giáo án trước đây, thời khóa biểu của trường cũng điều chỉnh theo hướng tăng những môn dự kiến thi trong bài tổ hợp. "Chẳng hạn như môn Sinh trước đây các em được học 2 tiết/tuần thì nhà trường tăng lên thành 3 tiết/tuần. Sau khi kết thúc chương trình học thì nhà trường sẽ tăng tiết các môn thi thêm nữa", ông Độ nói. "Chúng tôi không sợ thay đổi, chỉ sợ không bền vững, đừng có năm nay thế này năm sau thế khác khiến giáo viên mất công mà học sinh thì thích nghi không kịp", ông Độ nói.

Bà Nguyễn Thị Ánh Mai, Hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TPHCM cho biết:"Trước đây các em học theo hình thức 4 môn giờ chuyển thành 6 môn và hình thức thi cũng thay đổi nên dự kiến Nhà trường sẽ phải sắp lại lớp học theo nguyện vọng của học sinh và tăng tiết nhiều môn".

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Đất nước còn nghèo nên phải đầu tư cho trường chuyên

Do điều kiện đất nước còn nghèo, không đủ để đầu tư cho tất cả mọi người nên cần phải đầu tư vào những chỗ có thể phát huy được, có thể làm mũi nhọn được.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội nghị sơ kết Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2016.

Đất nước còn nghèo nên phải đầu tư cho trường chuyên

Ông Hiển cho biết, hiện tại chúng ta chưa đầu tư được nhiều cho hệ thống trường chuyên, do đó, sắp tới phải đầu tư nhiều hơn và sáng tạo hơn.

Theo ông Hiển, hiện tại trong xã hội có nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ đầu tư vào một số trường thì chưa hiệu quả và không phù hợp với chủ trương chung.

"Tuy nhiên, nước ta đang còn nghèo, điều kiện đầu tư chung cho tất cả mọi người không có nên cần đầu tư cho những chỗ có thể phát huy được, làm mũi nhọn được"- ông Hiển nói.

"Một đất nước không thể nào tất cả mọi người bằng nhau, tất cả các địa phương bằng nhau. Muốn phát triển phải có những đầu tầu về khoa học, công nghệ, nghệ thuật,… và phải có những địa phương giỏi hơn, tiến bộ hơn, điều kiện thuận lợi hơn đi trước".

Từ đó, theo ông Hiển, cần phải đầu tư theo chiều sâu kết hợp với đầu tư theo mặt bằng để đảm bảo được mục đích trên.

Ông Hiển cũng cho rằng, các Sở GD địa phương cần phải suy nghĩ về việc đầu tư thích đáng cho hệ thống trường chuyên. "Cũng chừng ấy tiền nhưng đầu tư dàn trải thì kém hơn, nếu đầu tư có trọng điểm, cân đối vừa phải thì tốt hơn".

Không chỉ đầu tư về cơ sở vật chất, con người, ông Hiển còn cho rằng, cần phải đầu tư cả trong vấn đề quản lý để các trường chuyên có thể phát triển tốt.

"Nếu quản lý trường chuyên giống các trường khác thì các trường chuyên không làm ăn được. Nhưng nếu để trường chuyên tự mày mò xoay sở thì cũng không làm được".

Trường chuyên không phải nơi chọn gà nòi

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, trường chuyên phải thực hiện giáo dục toàn diện trên cơ sở đó bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh chứ không phải nơi chọn "gà nòi".

Tuy nhiên, ông Hiển cho rằng, khái niệm giáo dục chưa được hiểu một cách chính xác. Theo đó, giáo dục toàn diện là đảm bảo phát triển hài hòa tất cả các mặt của con người mà ở đây là Đức - Trí - Thể - Mỹ.

Tuy nhiên, trên cơ sở đó để phát triển tiềm năng riêng của từng người. "Điều này phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của Việt Nam và hệ thống trường chuyên thì thể hiện rõ hơn mặt thứ 2 này".

Từ đó, ông Hiển cho rằng, không nên nói rằng trường chuyên sẽ học lệch. Bởi lẽ, lệch là trên cơ sở mặt bằng chung đã được giáo dục toàn diện chứ không phải nghiêng hẳn về bên này hay bên kia.

"Chúng ta bồi dưỡng tiềm năng của các em học sinh dựa trên mặt bằng có sẵn".

Muốn đạt được mục tiêu đó, theo ông Hiển, một trong những yếu tố quan trọng là phải có giáo viên giỏi. Tuy nhiên, giáo viên giỏi ở trường chuyên là phải làm sao cho học sinh giỏi hơn mình chứ không phải là biết nhiều hơn học sinh.

"Để làm được điều này cần phải có sự suy nghĩ, sáng tạo thường xuyên và quan trọng nhất là cầu thị" - ông Hiển nói.

Năng lực ngoại ngữ trong các trường chuyên còn hạn chế.

Theo báo cáo kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2010-2015, cho tới thời điểm hiện tại, cả nước có 86 trường chuyên và khối chuyên, tất cả các tỉnh thành đều có trường chuyên.

Số lượng học sinh chuyên trong cả nước tăng từ 56.654 (2010-2011) lên 69.554 (2015-2016) chiếm 2% tổng số học sinh.

Hiện tại, vẫn còn 28/75 trường chuyên chưa đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 37,3%.

Về nội dung nâng cao trình độ ngoại ngữ và thí điểm dạy học một số môn khoa học bằng tiếng Anh trong các trường chuyên, báo cáo cho rằng, việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh trong các trường chuyên hiện nay đã có nhiều biến chuyển tích cực.

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những điểm được coi là hạn chế trong việc triển khai đề án trong 5 năm vừa qua.

Theo đó, báo cáo khẳng định, năng lực ngoại ngữ nhất là tiếng Anh của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường chuyên còn hạn chế. Việc triển khai thí điểm dạy môn Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh chưa được mở rộng.

Theo mục tiêu Đề án thì đến năm 2015, các trường chuyên phải có 20% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và giao tiếp, 30% học sinh tốt nghiệp đạt bậc 3 (B1) về ngoại ngữ.

Tuy nhiên, trong báo cáo được trình bày sáng nay, không thấy số liệu nào về mục tiêu này.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nam sinh Trung Quốc bị 2 bạn gái bắt ăn than bút chì phải nhập viện

Một nam sinh Trung Quốc bị hai nữ sinh khóa trên bắt nạt, bắt ăn than bút chì khiến cậu bé phải nhập viện trong tình trạng dịch ói chuyển màu đen.

Theo Nhân Dân Nhật báo, nam sinh tên Lưu Hấn Trạch, 10 tuổi, đang học lớp 3 tại một trường tiểu học ở thành phố Đại Khánh, thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Cậu bé phải nhập viện vào tối 23/9 vừa qua khi đang dùng bữa ăn tối với gia đinh thì bị nôn mửa dữ dội.

Hình ảnh Nam sinh Trung Quốc bị 2 bạn gái bắt ăn than bút chì phải nhập viện số 1

Mẫu than chì từ bao tử cậu bé Lưu Hấn Trạch - Ảnh chụp màn hình Daily Mail

Chị của nam sinh kể lại: "Thằng bé nôn ra chất nhầy màu đen. Tôi cứ tưởng đó là do ăn bánh quy". Sau đó, gia đình mới phát hiện dịch nôn là than bút chì chứ không phải màu bánh quy như họ nghĩ.

Cậu bé được đưa vào viện ngay sau đó. Phải mất 3 giờ, các bác sĩ mới làm sạch bao tử cho Hấn Trạch. Một vị bác sĩ thông tin, chính than chì đã khiến axit bao tử chuyển sang màu đen.

Khi được hỏi vì sao lại ăn than bút chì, ban đầu cậu bé còn giấu giếm nói rằng ăn vì đói. Sau đó, cậu đã thừa nhận bị bị hai nữ sinh lớp 5 ép phải ăn nếu không sẽ bị đánh.

Gia đình Hấn Trạch đã báo lại cho cảnh sát để làm rõ vụ việc.

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy ở Hậu Giang mượn bằng của bạn thi vào cấp 3

Để học lên cấp 3, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy ở Hậu Giang đã mượn bằng cấp 2 của một người bạn có cùng tên và năm sinh.

Theo Vnexpress, Sở GD-ĐT TP Cần Thơ đã có quyết định thu hồi, hủy bỏ bằng cấp 3 của ông Lê Thành Nhân Trưởng ban Tổ chức Thành ủy ở Hậu Giang.

Cụ thể, ngày 29/9, hành ủy Vị Thanh, tỉnh ủy Hậu Giang đã làm việc với ông Nhân về vấn đề này.

Cùng với việc thu hồi bằng cấp 3, Thành ủy Vị Thanh cũng sẽ xin ý kiến của thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang về việc bố trí lại công việc cho ông Nhân. Vì sau khi bằng cấp 3 bị thu hồi thì ông Nhân không còn đủ tiêu chuẩn là cán bộ công chức.

Trước đó, năm 1987-1988 ông Nhân không được thi tốt nghiệp THCS.

Đến năm 1996, để hoàn tất làm hồ sơ học lớp trung cấp chính trị khi đang là cán bộ xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, ông Nhân mượn bằng của người có cùng tên và năm sinh là Lê Hoàng Nhân, người này là bạn học thời THCS của ông Nhân.

Năm 2001, ông Nhân tiếp tục sử dụng bằng cấp 2 đó để học bổ túc văn hóa và có được bằng tốt nghiệp cấp 3. Sau đó, ông cũng hoàn thành và cấp bằng của ĐH Luật (2005-2010), cao cấp chính trị - hành chính (2013-2015).

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não rồi bỏ ở cổng bệnh viện

Đến lấy xe máy hộ bạn tại một quán nhậu, nam sinh bị một nhóm thanh niên đuổi đánh trọng thương rồi chở đến bỏ ở cổng bệnh viện.

Theo Dân trí, nam sinh bị đánh là Lê Anh Vinh (SN 1986, trú Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam). Vinh hiện là sinh viên một trường CĐ tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam.

Thông tin trên Tiền Phong và Người lao động, khoảng 2h sáng 27/9, khi Vinh và một số người bạn đi tới đường Nguyễn Đình Chiểu (phường An Mỹ, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) thì bị một nhóm thanh niên chặn đường nhóm "nói chuyện".

Hình ảnh Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não rồi bỏ ở cổng bệnh viện số 1

Nạn nhân sau khi bị đánh được các đối tượng chở đến bỏ ở bệnh viện. Ảnh: Dân trí

Sau đó, nhóm thanh niên đánh vào đầu Vinh khiến nạn nhân gục ngã rồi chở nam sinh đến cổng bệnh viện và bỏ đi.

Qua điều tra, Công an TP Tam Kỳ xác định các đối tượng đánh nam sinh gồm Phạm Đức Anh Be (SN 1994, trú xã Trà Sơn, Bắc Trà My, Quảng Nam) và Võ Văn Cảnh (SN 1998, trú Tiên Thọ, Tiên Phước, Quảng Nam).

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nguyên nhân đánh nhóm của Vinh là do có mâu thuẫn cá nhân từ trước.

Hiện Công an TP Tam Kỳ đang củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định.

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Hàng loạt phi vụ đút túi tiền tỷ nhờ 'kỹ xảo' lừa 'chạy' việc, xin biên chế

Muốn chuyển công tác, "chạy biên chế"... nhiều người đã giao tiền lo lót cho các nghi can xưng danh cán bộ Sở giáo dục hoặc quen biết các thế lực "có máu mặt" với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã bóc gỡ hàng loạt các đường dây, ổ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản này, song nạn nhân của những phi vụ lừa chạy biên chế vẫn không ngừng gia tăng do hoạt động này ngày càng tinh vi, xảo quyệt...

Kỹ xảo lừa đảo chạy biên chế

Mới đây nhất ngày 29/9, báo ANTĐ đưa tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đinh Thị Bích Thủy (36 tuổi), trú tại phố Vàng, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Thủy là hiệu phó một trường THCS ở huyện Thanh Sơn.

Cựu hiệu phó Đinh Thị Bích Thủy Cựu hiệu phó Đinh Thị Bích Thủy. Nguồn: ANTĐ

Theo tài liệu điều tra, xác minh của cơ quan chức năng, với vị trí công tác của mình, Thủy đã khoe khéo với nhiều người là có nguồn "chạy" biên chế, công chức Nhà nước với chi phí hợp lý. Nhiều người, trong đó có những giáo viên hợp đồng đã mắc bẫy lừa.

Trong số này có chị N., giáo viên hợp đồng đang hưởng mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Được người quen giới thiệu, chị N. gặp và tin vào lời hứa của Thủy sẽ lo giúp chị trở thành công chức Nhà nước với chi phí khoảng 160 triệu đồng. Theo yêu cầu của Thủy, chị N. đặt cọc 80 triệu đồng. Mấy tháng sau, Thủy thông báo sắp có biên chế và yêu cầu chị N. phải đưa nốt số tiền còn lại. Tiền nộp đã lâu song đến thời điểm này, cô giáo N. vẫn đang phải… dạy hợp đồng.

Quá trình điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ xác định các bị hại đã nộp cả tỷ đồng cho Đinh Thị Bích Thủy để "chạy" vào biên chế. Ngoài ra, nhiều cá nhân đã cho nữ hiệu phó vay tiền và hiện không thể đòi được. Về phía bị can Thủy, đối tượng khai nhận số tiền chiếm đoạt được đã dùng để trả nợ và đầu tư kinh doanh. Vụ án đang được điều tra, mở rộng. 

Đối tượng Nguyễn Thị Thu Hà Đối tượng Nguyễn Thị Thu Hà. Nguồn: ANTĐ

Trước đó, ngày 6/4, tại tỉnh Quảng Nam, một đối tượng nguyên là giáo viên cũng bị bắt vì nhận tiền "chạy" biên chế. Đó là Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1966, trú khối phố Xuyên Tây, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên).

Nguồn tin trên Vietnamnet chợ hay, theo khai nhận ban đầu của cô giáo Hà tại cơ quan điều tra, cô  này bị bắt quả tang khi  đang nhận tiền của 1 đồng nghiệp để "chạy" một suất biên chế cho thầy giáo P.T.N, đang là giáo viên dạy hợp đồng trên địa bàn Quảng Nam.

Tại thời điểm bắt quả tang, lực lương công an Quảng Nam đã thu giữ trên người cô giáo Hà 30 triệu đồng tiền tạm ứng trước của thầy giáo N. để lo việc chạy suất biên chế tại một quán cà phê tại huyện Thăng Bình.

Đối tượng Nguyễn Hoàng Anh và số tiền lừa đảo Đối tượng Nguyễn Hoàng Anh và số tiền lừa đảo. Nguồn ảnh: ANTĐ

Tinh vi hơn là trường hợp của đối tượng Nguyễn Hoàng Anh (48 tuổi, ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội). Với biệt tài "chém gió" dựa hơi các mối quan hệ, Hoàng Anh đã chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng của những người có nhu cầu xin việc.

Cụ thể, thông qua các mối quan hệ xã hội, Hoàng Anh quen biết chị Bùi Thị Luyến (SN 1963, ở Vân Hòa, Ba Vì). Biết gia đình chị Luyến có nhu cầu xin cho con trai vào học tại các trường Công an, Hoàng Anh đã nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Quá trình gặp gỡ bị hại, Hoàng Anh tự nhận là cán bộ Sở GD-ĐT, quen nhiều lãnh đạo cao cấp, có thể nhờ "chạy" biên chế giáo viên, chuyển lĩnh vực công tác hoặc đi học trường thiếu sinh quân… Tin lời đối tượng, gia đình chị Luyến đã đưa gần 70 triệu đồng cùng hồ sơ, giấy tờ.

Biết việc gia đình chị Luyến đang xin học cho con trai, một nữ giáo viên tên Điệp (cùng ở huyện Ba Vì) đã đưa cho Hoàng Anh 30 triệu đồng để chuyển bộ môn giảng dạy từ mỹ thuật sang âm nhạc. Tiếp đó, 5 giáo viên hợp đồng khác cũng đã đưa cho Luyến 410 triệu đồng để nhờ "chạy" biên chế.

Số lượng bị hại không dừng lại ở đây. Nghe kể về nữ cán bộ thành phố quan hệ rộng, ông Nguyễn Văn Nho (ở thị trấn Tây Đằng, Ba Vì) đã gặp gỡ Hoàng Anh để nhờ "lo" cho con gái vào công tác trong lực lượng vũ trang. Sau vài lần trò chuyện, ông Nho đã tin tưởng giao cho Hoàng Anh 70 triệu đồng và toàn bộ giấy tờ hồ sơ. Sau thời điểm này còn có 10 người khác đã chuyển cho đối tượng lừa đảo tổng số tiền 820 triệu đồng để "chạy" việc, chuyển biên chế hoặc xin đi học.

Tường trình tại cơ quan công an, Nguyễn Hoàng Anh khai nhận chỉ là lao động tự do, không có khả năng xin việc nhưng vì lòng tham nên đã tự nhận là cán bộ cơ quan Nhà nước. Bước đầu, đối tượng khai nhận đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng rồi sử dụng vào mục đích cá nhân.

Bệnh "kinh niên" cần xử lý nghiêm

Những vụ án "chạy" công chức kể trên được đưa ra ánh sáng chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm" của các đường dây chạy công chức hiện vẫn đang ngấm ngầm hoạt động.

Nạn nhân phần lớn là những người nóng lòng muốn xin việc, muốn "ổn định" sớm lại hiểu biết pháp luật có hạn nên "đề kháng" kém với loại tội phạm này. Ngay cả khi các đối tượng bị bắt thì việc thu lại tiền đã đưa để chạy việc, chạy công chức cho các đối tượng này là rất khó. 

Trả lời trên Sức khỏe đời sống, Luật sư Nguyễn Tiến Thủy - Trưởng phòng Luật sư Việt Lý cho biết: Theo quy định thì hành vi "lừa đảo chạy công chức" thuộc về nhóm tội danh lừa đảo. Tùy vào số tiền mà các đối tượng nhận mà có khung xử lý cụ thể.

Đối với người lừa chạy công chức để chiếm đoạt tiền của người khác là vi phạm vào Điều 139 Bộ luật Hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội này có cấu thành vật chất tức là phải có hậu quả xảy ra cụ thể là hành vi chiếm đoạt tiền hay tài sản của người khác.

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tù chung thân; ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Thiết nghĩ, các cơ quan pháp luật, cơ quan hữu trách cần vào cuộc làm rõ, tránh để xảy ra những bất ổn ảnh hưởng đến ANTT.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Gần 40% trường THPT chuyên chưa đạt chuẩn quốc gia

Đây là thông tin được ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho biết tại Hội nghị Sơ kết thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2016, do bộ GD-ĐT tổ chức.

Theo ông Chuẩn, nguyên nhân chủ yếu do diện tích mặt bằng hẹp, thiếu phòng học bộ môn, nhà tập đa năng, ký túc xá cho học sinh. Một số trường đã được tỉnh phê duyệt đề án chuyển sang địa điểm mới nhưng chưa có kinh phí để xây dựng. Thiết bị dạy học mặc dù được các địa phương ưu tiên đầu tư mua sắm bổ sung nhưng còn chưa đáp ứng yêu cầu dạy học, đặc biệt thiếu các thiết bị dạy các nội dung chuyên sâu, nghiên cứu khoa họccủa giáo viên và học sinh. Giai đoạn 2010-2015 có 14 trường chuyên được xây mới được đưa vào sử dụng. Các trường chuyên còn lại hầu hết đều được đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để mở rộng diện tích mặt bằng, xây dựng bổ sung hệ thống phòng môn.

Giai đoạn 2016-2020 Bộ GD-ĐT tiếp tục chú trọng thực hiện đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên với mục tiêu xây dựng và phát triển các trường thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dụccao.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy bị thu hồi bằng THPT

Sáng 30- 9, tin từ Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết Sở GD- ĐT của tỉnh này vừa ra quyết định thu hồi và hủy bỏ bằng tốt nghiệp THPT đã cấp trước đó cho ông Lê Thành Nhân (SN 1972), Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vị Thanh.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hậu Giang cho thấy, khoảng năm 1996, vì muốn được học lớp Trung cấp chính trị nên ông Nhân đã mượn bằng tốt nghiệp THCS của một người bạn học cũ là Lê Hoàng Nhân, cùng năm sinh 1972 với ông Lê Thành Nhân.

Trước đó, ông Lê Thành Nhân có học tới lớp 9 nhưng không được thi tốt nghiệp THCS nên nghỉ ở nhà, sau đó xin vào làm việc tại UBND xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Năm 2001, ông Lê Thành Nhân chuyển về công tác tại UBND thị xã Vị Thanh, nay là UBND TP Vị Thanh. Thời điểm này, UBND thị xã Vị Thanh ra quyết định phân công một số cán bộ đi học bổ túc THPT, trong đó có tên ông Lê Thành Nhân.

Vì thế, ông Lê Thành Nhân một lần nữa tiếp tục mượn bằng THCS của ông Lê Hoàng Nhân để nộp hồ sơ, hợp thức hóa việc học bổ túc THPT. Sau khi tốt nghiệp THPT, ông Lê Thành Nhân học tại chức đại học Luật (2005- 2010), cao cấp Chính trị- Hành chính (2013- 2015).

Khi vụ việc bị phát hiện, ông Lê Thành Nhân đã bị cảnh cáo về mặt Đảng.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Giáo viên phạt học sinh lớp 4 khiến em bị vỡ thận trái gây bức xúc

Những ngày gần đây, sự việc học sinh Tiểu học ở Quảng Tây (Trung Quốc) bị cô giáo đánh đến mức vỡ thận trái, phải phẫu thuật cắt bỏ khiến truyền thông Trung Quốc đặc biệt quan tâm.

Hơn 16 giờ ngày 22/9, trẻ em trong khu đều đã tan học về nhà nhưng mãi gia đình chưa thấy 2 chị em Hạo Hạo về. Đang chuẩn bị đi tìm thì nhận được điện thoại của bạn cùng lớp báo rằng Hạo Hạo bị cô đánh đến nỗi không di chuyển được, hiện vẫn đang ở trong lớp. Ông Trần vội đến trường đón cháu thì giữa đường bắt gặp chị gái đang cõng Hạo Hạo về.

Ông nói: "Khi ấy, trông tình trạng cháu bé rất đau đớn, nói không ra hơi, chỉ rên đau bụng".

Trên đường về, Hạo Hạo kể với ông, trong tiết Văn chiều nay, bé nói chuyện riêng với bạn nên bị cô giáo Dương đá vào chân. Sau cú đá của cô, bé bị ngã vào cạnh bàn, đau điếng đến nỗi không đứng dậy được.

Ông Trần kể lại: "Về nhà cháu liền nôn thốc nôn tháo. Chúng tôi thấy nguy hiểm nên đưa cháu vào bệnh viện địa phương. Họ kiểm tra và nói thận cháu có vấn đề, phải chuyển viện gấp. Lên viện tuyến trên, bác sĩ bảo cháu bị vỡ thận, phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ngay không sẽ rất nguy hiểm".

Giáo viên phạt học sinh lớp 4 khiến em bị vỡ thận trái gây bức xúc Bên thận trái của Hạo Hạo bị vỡ, nếu không phẫu thuật loại bỏ ngay sẽ rất nguy hiểm.

"Sau đó, chúng tôi có dò hỏi cháu và các bạn cùng lớp, chúng đều nói là do cô giáo đá rồi còn tát vào mặt cháu nhưng cô giáo lại không thừa nhận".

Ông Trần cho biết hiện gia đình đang bận trong viện theo dõi tình hình cháu nên chưa đến trường làm rõ chuyện này được.

Ngày 26/9, Sở giáo dục đã ban hành một thông báo như sau:.

"Chiều ngày 22/9, một trường Tiểu học trong huyện đã phát sinh vụ việc cô giáo "phạt" học sinh dẫn đến thương tích. Những thông tin có liên quan như sau: Trong tiết Văn học ở lớp 4, học sinh Trần tự ý đi lại, làm ồn trong lớp học. Để cảnh cáo học sinh, cô giáo Dương đã có hình phạt với em Trần, khiến em bị thương.

Phía bệnh viện cho biết, em Trần sau khi phẫu thuật và điều trị, hiện tình trạng đã có phần ổn định. Ngày 25/9, cơ quan công an đã tạm giam cô Dương để điều tra.

Các cơ quan chức năng đã đến thăm hỏi và động viên gia đình em Trần, mong nhờ cậy bệnh viện giúp em điều trị tốt. Tiếp theo, Sở giáo dục sẽ xử phạt nghiêm khắc trường hợp này và tăng cường giáo dục đạo đức cho các giáo viên….".

Ngày 28/9, công an cấp huyện đã xác nhận sự việc này nhưng vẫn đang trong quá trình điều tra nên không tiện tiết lộ thông tin chi tiết. Các cơ quan chức năng cũng khẳng định có xảy ra sự việc trên, hiện cô giáo Dương đã bị bắt giam, Sở giáo dục cũng đang tìm phương án giải quyết thỏa đáng.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Vụ phát tán tin nhắn "con ngu như bò": Hé lộ nguyên nhân

Vụ phát tán tin nhắn "con ngu như bò": Hé lộ nguyên nhân - 1

Nhà trường phải đăng tin đính chính, mong phụ huynh thông cảm.

Ngày 29/9, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết đang điều tra làm rõ hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác.

Đối tượng thực hiện hành vi trên là Nguyễn Việt Cường (SN 1991, ở Lạng Giang, Bắc Giang). Cường khai nhận mình tốt nghiệp khoa Toán – Tin của một đại học ở Hà Nội và làm cho một Công ty điện tử, tin học.

Quá trình làm việc, Cường có mật khẩu truy cập vào phần mềm sổ liên lạc điện tử của trường THCS Ba Đình. Sau khi nghỉ việc, đối tượng nảy sinh mâu thuẫn với giám đốc nên tìm cách làm mất uy tín, khiến trường THCS Ba Đình huỷ hợp đồng với vị này.

Vào 16h10 ngày 25/9, Nguyễn Việt Cường dùng điện thoại di động truy cập vào trang web quản trị bảo mật của công ty cũ. Đối tượng chọn trường THCS Ba Đình là trường có nhiều học sinh theo học.

Tiếp theo, Cường xoá đi tên 2 giáo viên trong Ban giám hiệu, xáo trộn tổ chức trong trường bằng cách sắp xếp giáo viên trong các tổ lẫn với nhau, xoá danh sách một số học sinh chưa kích hoạt dịch vụ sổ liên lạc điện tử.

Nghiêm trọng hơn, Cường truy cập vào phần mềm quản lý tin nhắn và nhắn tin với nội dung "con ông bà học ngu như bò, tôi không hiểu ông bà có biết dạy con không nữa???". Tin nhắn miệt thị này được gửi đến gần như toàn bộ phụ huynh trong trường (khoảng 1.700 người).

Nội dung tin nhắn đã khiến các phụ huynh bức xúc. Trường THCS Ba Đình sau đó đã trình báo sự việc với cơ quan công an đồng thời đăng lời giải thích lên Fanpage của trường. 

Nhận tin báo, Công an quận Ba Đình phối hợp cùng phòng PC50 – Công an TP Hà Nội nhanh chóng xác định kẻ gây ra vụ việc là Nguyễn Việt Cường và triệu tập đối tượng làm rõ.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

[unable to retrieve full-text content]



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

TP.HCM thừa nhận vội vã trong việc cấm dạy thêm

Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng quy định cấm dạy thêm, học thêm có phần vội vàng. Vấn đề này cần có lộ trình thực hiện tránh gây bức xức cho xã hội.

Ngày 29/9, ông Võ Văn Hoan - chánh văn phòng UBND TP.HCM - chủ trì buổi họp báo thông tin về vấn đề quy định cấm dạy thêm, học thêm gây bức xúc trong xã hội thời gian qua.

Ông Hoan thông tin sau khi UBND TP.HCM ban hành lệnh cấm dạy thêm, học thêm trong năm học 2016-2017, đã có nhiều ý kiến bức xúc, không đồng tình về quy định này.

Ông Hoan cho hay nhận thức của lãnh đạo TP về chủ trương cấm dạy thêm, học thêm là để giảm tải việc học, giảm áp lực cho học sinh từ phía giáo viên và phụ huynh. Tuy nhiên, việc cấm dạy thêm, học thêm cần có lộ trình để tránh gây ra bức xúc trong xã hội.

TP.HCM thừa nhận vội vã trong việc cấm dạy thêm Ông Võ Văn Hoan chủ trì buổi họp báo trưa 29/9. Ảnh: Phước Tuần.

"Việc làm nhanh, làm mạnh như vừa qua ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác. Đó là chưa chuẩn bị tâm lý cho đội ngũ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Đây là kinh nghiệm của TP bởi một quyết định tác động đến xã hội phải xem xét, lường trước, nhưng trong quyết định này chúng ta chưa chuẩn bị tâm lý", ông Hoan nói.

Về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, ông Hoan cho biết Thành ủy, UBND đã có những giải pháp. Đó là chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về dạy thêm, học thêm ở trường học. Kiểm tra, đánh giá những mặt được và chưa được của dạy thêm, học thêm.

Tăng cường quản lý đối với dạy thêm ngoài trường học: cơ sở vật chất, học phí, giờ giấc…Nâng cao, xây dựng cơ chế chính sách chăm lo cho đội ngũ giáo viên. Và sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới sách giáo khoa và hình thức thi cử.

Để giải đáp những thắc mắc của phụ huynh, giáo viên trong việc dạy thêm, Thường trực Thành ủy đã yêu cầu UBND TP, HĐND TP và các bên liên quan xem xét thấu đáo.

Ở đây vẫn kiên quyết cấm dạy thêm, học thêm đem lại tiêu cực tràn lan theo đúng thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, việc cấm này cần có lộ trình để khảo sát, dựa trên cơ sở thực tế vì đây là vấn đề nhạy cảm.

Trước đó, Thành ủy, UBND TP.HCM ra quy định cấm việc dạy thêm trong trường học từ năm 2016-2017 trên địa bàn TP. Sau quy định này, nhiều phụ huynh, giáo viên trên địa bàn tỏ ra bức xúc, không đồng tình với quy định.

Gần đây, một giáo viên ở một trường tiểu học đã bị Sở GD&ĐT TP.HCM kỷ luật vì tổ chức dạy thêm trái phép.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Vừa đi du học về, một tân thạc sĩ mất tích bí ẩn

Vừa đi du học về, một tân thạc sĩ mất tích bí ẩn - 1

Tân thạc sĩ mất tích khiến gia đình lo lắng

2 ngày qua, gia đình của anh Đỗ Tiến Hưng (27 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) như ngồi trên đống lửa khi mọi thông tin về anh vẫn bí ẩn. Cả chục người trong gia đình được huy động để tìm kiếm, hỏi thông tin từ bạn bè mà anh quen biết nhưng vẫn không có kết quả.

Bà Cao Thị Bích Hằng (mẹ anh Hưng) lo lắng cho biết: "Con trai vừa tốt nghiệp thạc sĩ của trường Đại học Queensland (Úc) về Việt Nam đã 2 tháng nay. Tối 27.9, Hưng vẫn còn ở nhà nhưng đến sáng hôm sau cả gia đình thức dậy đã không thấy Hưng đâu. Kiểm tra trong nhà mọi người phát hiện bức thư tuyệt mệnh do con trai tôi để lại".

Vừa đi du học về, một tân thạc sĩ mất tích bí ẩn - 2

 Bức thư tuyệt mệnh anh Hưng gửi cho mẹ

Bức thư tuyệt mệnh dài 3 trang và được Hưng viết tay với nội dung Hưng đang bị bệnh trầm cảm. "Trầm cảm là một điều thật đáng sợ. Một cảm giác bất lực và cũng thật khủng khiếp… Ước mơ của con là chứng minh rằng con đúng nhưng sự thật thì chả ai quan tâm đến việc con đúng hay sai cả. Thậm chí cả con cũng thế. Vậy nên trong con bao giờ cũng cảm thấy trống trải và cô đơn dù có thể con có nhiều nguồn lực hơn, kiến thức và tiền bạc… Nhưng những thứ đó càng làm con cảm thấy cô đơn hơn mà thôi", Hưng viết trong thư.

Trong thư tuyệt mệnh Hưng cũng gửi lời xin lỗi đến gia đình và ở cuối bức thư Hưng viết: "Nếu tìm thấy xác con, xin nhà hỏa thiêu rồi đem tro ra biển".

Hiện gia đình đang rất lo lắng cho Hưng vì sợ anh làm điều dại dột.

Ai biết thông tin gì về anh Hưng xin báo cho bà Cao Thị Bích Hằng, ĐT: 0169.751.0037 để cung cấp thông tin. Đặc điểm nhận dạng của Hưng cao 1m67, nặng 50kg, có một nốt ruồi dưới mũi bên phải. Sau vai có xăm chữ "Be Strong".

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Chuyên gia nói về quan ngại hú họa thi trắc nghiệm toán

Chuyên gia nói về quan ngại hú họa thi trắc nghiệm toán - 1

Theo nhà giáo dục học nổi tiếng Krutecxki, kĩ năng trình bày không phải là một thành tố của năng lực toán học. Ảnh minh họa

Đó là khẳng định của thầy Hoàng Văn Phú, phó hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An, Hà Nội trước sự quan ngại của dư luận về điểm số trong đề thi trắc nghiệm, nhất là môn Toán.

Thầy Phú cũng là một giáo viên dạy Toán 15 năm nay. Thầy đã có cuộc trao đổi với Tiền Phong xung quanh câu chuyện thi trắc nghiệm môn Toán của Bộ GD&ĐT.

Thưa ông, cho đến giờ, trong giới toán học Việt Nam cũng như thế giới vẫn chưa ngã ngũ thi trắc nghiệm hay tự luận tốt hơn. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Chúng ta đã được xem ý kiến của rất nhiều thành phần trong xã hội về việc có nên sử dụng đề thi trắc nghiệm đối với môn Toán hay không. Tôi đặc biệt quan tâm đến các ý kiến của những người am hiểu về giáo dục Toán học. 

Những ý kiến này đã nêu điểm mạnh, điểm yếu của mỗi hình thức thi. Đa số ý kiến đều khẳng định rằng phương án tổ chức thi được nêu trong bản dự thảo là hoàn toàn phù hợp với việc công nhận tốt nghiệp cho học sinh.

Đề thi trắc nghiệm có làm giảm kĩ năng trình bày của học sinh không?

Trong bài thi trắc nghiệm, thí sinh không viết ra lập luận của mình để tìm câu trả lời đúng, nhưng thí sinh vẫn phải thực hiện các thao tác tư duy, lập luận "ở trong đầu" rằng tại sao lại chọn phương án này mà không chọn phương án kia. Như vậy, học sinh vẫn phát triển kĩ năng trình bày (trình bày bằng lời nói hoặc chữ viết).

Mặt khác, theo nhà giáo dục học nổi tiếng Krutecxki, kĩ năng trình bày không phải là một thành tố của năng lực toán học. Đó là năng lực chung, học sinh có thể được phát triển kĩ năng diễn đạt, kĩ năng trình bày trong các môn học khác nhau.

Đề thi trắc nghiệm có làm giảm sự phát triển tư duy của học sinh không?

Câu trả lời chắc chắn là không! Không thể có chuyện thí sinh tìm ra được câu trả lời đúng mà lại không cần tư duy. Trong cấu trúc ma trận đề thi, các câu hỏi thuộc một trong bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. 

Mức độ nhận biết, thông hiểu chủ yếu dành cho thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp THPT, chỉ cần các thao tác tư duy đơn giản là có thể tìm được câu trả lời đúng; còn mức độ vận dụng và vận dụng cao, chiếm khoảng 40% số câu hỏi, thì thí sinh phải tư duy ở mức độ cao hơn. Chúng tôi cho rằng, với chức năng dùng để tuyển sinh ĐH, CĐ thì đề thi trắc nghiệm hoàn toàn phù hợp.

Đề thi trắc nghiệm có tính phân loại cao không ?

So với đề thi tự luận môn Toán, đề thi trắc nghiệm có tính phân loại không kém. Đối với đề thi trắc nghiệm, sự phân loại thường "mịn hơn", còn đối với đề thi tự luận, do một bài thi thường được nhiều điểm hơn, nên sự phân loại thường "gồ ghề" hơn

Về ý kiến đề thi trắc nghiệm không ra được các bài toán sâu sắc !

Điều này đúng. Nhưng với chức năng tuyển sinh đại học, cao đẳng thì đề thi không cần những bài toán sâu sắc. Vì những bài toán sâu sắc chỉ phù hợp với một số rất ít thí sinh, những học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế. Mà những học giỏi giỏi Quốc gia, Quốc tế thì đã được tuyển thẳng rồi.

Tóm lại, hình thức thi trắc nghiệm môn Toán hoàn toàn phù hợp với chức năng tuyển sinh ĐH, CĐ. Tuy nhiên, công tác ra đề thi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Chúng ta vẫn lo lắng học sinh sẽ được giáo viên dạy cho cách để "thoát" điểm liệt, tức là dạy mẹo làm trắc nghiệm thay vì dạy các kỹ năng làm toán. Theo ông, đề thi sẽ phải thiết kế như thế nào để giải quyết được tình trạng này?

Vấn đề bạn đưa ra có thể được nhìn ở hai góc độ.

Góc độ thứ nhất: Thí sinh làm bài thi bằng cách điền hú họa các phương án trả lời.

Về góc độ này, chúng ta không nên đánh giá theo cảm tính, chủ quan, mà cần tính toán định lượng cụ thể bằng các quy tắc tính xác suất. Tôi xin nêu hai tình huống để chúng ta có cái nhìn khách quan (với giả sử là đề thi có 50 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời, trong đó chỉ có 1 phương án trả lời đúng):

Tình huống thứ nhất: Một thí sinh "mù" về Toán, làm bài thi bằng cách với mỗi câu hỏi đều chọn hú họa một phương án trả lời.

Với tình huống này, chúng tôi tính được xác suất để thí sinh đó được từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) là chưa đến 0,123%.  Như vậy, nếu có 1 triệu thí sinh "mù" về Toán làm bài thi theo cách trên thì trung bình chỉ có khoảng 123 thí sinh đạt từ điểm 5 trở lên! Một kết quả hoàn toàn chấp nhận được đối với một kỳ thi.

Tình huống thứ hai: Một thí sinh có lực học Trung bình – Khá chỉ có thể trả lời đúng được 60% số câu hỏi của đề thi, mỗi câu hỏi còn lại đều chọn hú họa một phương án trả lời. Chúng tôi tính được, xác suất để thí sinh đó được 10 điểm là nhỏ hơn 1/1.000.000.000.000. Tức là trung bình cứ 1.000.000.000.000 thí sinh làm bài thi như vậy chỉ có chưa đến 1 thí sinh đạt điểm 10.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, vấn đề thí sinh làm bài thi bằng cách chọn hú họa phương án trả lời không ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi.

Góc độ thứ hai: Giáo viên dạy cho học sinh các thủ thuật, các "mẹo" để tìm phương án trả lời đúng.

Về góc độ này, chắc là các thầy giáo dạy Toán trong các trường THPT đều đồng ý với tôi rằng, chỉ có những câu hỏi trắc nghiệm không đạt yêu cầu mới giúp thí sinh dùng "mẹo làm trắc nghiệm" để tìm câu trả lời đúng. 

Cũng phải nói thêm rằng, với một câu hỏi thì có thể có nhiều con đường "Toán học" để tìm câu trả lời đúng, trong đó có con đường dài dòng, có con đường ngắn gọn dựa trên nền tảng vững chắc về kiến thức toán và năng lực vận dụng kiến thức toán vào giải quyết tình huống cụ thể. Tôi có trong tay hai cuốn sách "Tuyển chọn đề thi trắc nghiệm học sinh giỏi Toán toàn nước Mỹ" tập I và tập II. Khi xem các câu hỏi trong đó thì tôi không thể dùng "mẹo làm trắc nghiệm" để tìm câu trả lời đúng được.

Như vậy, để tránh học sinh sử dụng "mẹo làm trắc nghiệm" để tìm câu trả lời đúng thì khâu ra đề cực kỳ quan trọng. Và nếu khâu ra đề được thực hiện tốt thì chúng ta sẽ ngăn chặn được tiêu cực nói trên. Đề thi cần được thiết kế trên cơ sở ma trận đề thi và người ra đề cần phải kiểm soát được các con đường tìm ra câu trả lời đúng.

Xin cảm ơn ông!

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016