Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 có nhiều thay đổi khi các trường buộc phải tự chủ. Ảnh minh họa: Q.Anh
Tăng cường hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Theo Danh mục giáo dục - đào tạo cấp 4 trình độ đại học vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, có thêm 105 ngành mới so với danh mục được ban hành năm 2010, nâng tổng số ngành đào tạo hiện nay lên 366 ngành. Căn cứ vào danh mục này, các trường đã xây dựng và mở rộng thêm một số ngành mới trong mùa tuyển sinh năm nay. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, năm 2018, tất cả các trường đại học phải thực hiện tự chủ tuyển sinh. Việc đa dạng hóa hình thức xét tuyển nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu này. Thí sinh cần nghiên cứu kỹ phương thức xét tuyển của các trường mà mình muốn đăng ký để tránh nhầm lẫn và sai sót trong quá trình xét tuyển.
Chia sẻ về kỳ tuyển sinh năm 2018, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, năm 2018, tổng chỉ tiêu của trường khoảng 6.400 chỉ tiêu. Năm nay, số lượng ngành cũng không thay đổi, nhưng có 2 ngành mới được tách ra đó là Cơ khí động lực và Kỹ thuật ô tô, hai ngành đang có sức hút lớn hiện nay. Trường cũng nâng chỉ tiêu đào tạo công nghệ thông tin vì được phép nới rộng. Về phương thức, trường duy trì phương thức xét tuyển sinh như năm 2017 là dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia, khối A, A1 là cơ bản; trường vẫn thực hiện sơ tuyển theo học bạ tổng điểm 3 môn trong thành phần tổ hợp từ 20 trở lên.
"Năm 2018, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ nâng học phí so với năm trước, nhưng bình quân tối đa không quá 18 triệu đồng/năm. Khi tăng học phí, nhà trường đã tính đến có nguồn quỹ học bổng hỗ trợ học tập. Học bổng này có mức toàn phần 100% và bán phần 50% được xét trao cho những sinh viên học tốt, hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ đến trường. Học bổng này sẽ được duy trì trong suốt khóa học nếu sinh viên đảm bảo được kết quả học tập theo quy định. Ngoài ra, trường còn có phong trào phụ huynh có điều kiện cưu mang thêm một sinh viên, mỗi cựu sinh viên khá giả hỗ trợ tài chính cho một sinh viên khó khăn", PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết thêm.
Năm nay, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có một số thay đổi trong tuyển sinh, đưa điểm thi các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế vào là một trong những điều kiện xét tuyển. Đối tượng được trường xét tuyển riêng gồm các thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2018) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 575 trở lên, hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm 2 bài thi THPT Quốc gia năm 2018 đạt từ 15 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán. Theo định hướng từ năm 2021, trường sẽ tuyển sinh 2 kỳ/năm, tổ chức kỳ thi tuyển riêng theo dạng bài thi đánh giá năng lực tương tự SAT.
Tăng học bổng, ưu đãi việc làm
Dù kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 cũng còn tới hơn 6 tháng nữa mới diễn ra, song nhiều trường ngoài công bố phương thức tuyển sinh ra còn thông báo các chương trình học bổng, chính sách ưu tiên cho các thí sinh. Trong đó, nhiều suất học bổng giá trị đã được "hứa trao" nếu tân sinh viên đáp ứng các tiêu chí học bổng của trường.
Cụ thể, Trường ĐH FPT cũng đã triển khai chương trình học bổng Nguyễn Văn Đạo (400 suất) cho các sinh viên trúng tuyển năm 2018 với điều kiện: Học bổng 100% cộng với học phí và phí sinh hoạt cho thí sinh tham gia kỳ thi quốc tế IOM, IIO; 100% học bổng nếu đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Tin học; học bổng 50% cho thí sinh tổng điểm 3 môn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 từ 27 điểm trở lên…
Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết, trường mới ban hành chương trình học bổng tài năng cho những thí sinh trúng tuyển năm 2018 với tổng chỉ tiêu là 120 suất, tổng trị giá gần 6 tỷ đồng. Điều kiện áp dụng để xét tuyển là những thí sinh có kết quả thi 3 môn Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 như sau: từ 24 điểm trở lên và có điểm Tiếng Anh từ 7 (học bổng toàn phần); Từ 22 điểm trở lên và điểm môn Tiếng Anh từ 5 điểm (học bổng bán phần). Trường ĐH Duy Tân cũng sẽ ưu tiên giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp với các đối tác của trường hoặc giữ lại làm cán bộ nghiên cứu hoặc giảng dạy.
So với các trường đại học khác, năm nay chính sách học bổng của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) lại khá đặc biệt, đó là dành cho con, em của cán bộ, giáo viên, nhân viên các Sở GD&ĐT; các đơn vị trực thuộc Sở; các trường THPT cả nước; là thí sinh trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh 2018. Cụ thể, giá trị học bổng 50% học phí trong suốt khóa học, áp dụng cho các thí sinh thuộc đối tượng là con, em ruột của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, các phòng, ban của Sở; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT; cán bộ, nhân viên Sở, các đơn vị trực thuộc Sở; giáo viên, nhân viên các trường THPT. Ngoài ra, UEF tiếp tục duy trì chính sách học bổng dành cho thí sinh khác xét tuyển vào trường với kết quả thi THPT Quốc gia, học bạ lớp 12.
Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ Trung cấp, CĐ các ngành đào tạo giáo viên; trình độ ĐH, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Dự thảo Thông tư đưa ra 2 tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh chính quy bao gồm: Tiêu chí 1, xét trên số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục. Tiêu chí 2, diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo tính trên một sinh viên và yêu cầu về chủng loại và số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu của các hạng mục công trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Dự thảo cũng quy định 5 nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy. |
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét