Một góc ẩm tthực từ nhiều nước tại ĐHQG Singapore. Ảnh: NUS
Du khách đến thăm nhà hàng ẩm thực Hương vị sức chứa 700 chỗ có thể chọn các bữa ăn giá cả hợp lý từ hàng chục gian ăn uống riêng biệt. Mỗi gian hàng cung cấp một loại ẩm thực khác nhau từ các nước Đông Nam Á và Đông Á, bao gồm món: Thái, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Thậm chí, đây không phải là khu vực ăn uống lớn nhất của ĐHQG Singapore. Rải rác quanh khuôn viên trường ĐH Modernist còn có 3 căn-tin và rất nhiều nhà hàng, quán cà phê với sức chứa trên 850 chỗ ngồi. Tổng cộng, họ phục vụ khoảng 50.000 người mỗi ngày và trung bình mỗi 1,4 giây thì có một bữa ăn được bưng ra.
Ông Tan Chorh Chuan – Nguyên hiệu trưởng ĐHQG Singapore – cho biết: "Ăn uống là chuyện lớn ở Singapore. Đó là lý do tại sao chúng tôi đầu tư rất nhiều tiền của vào các phòng ăn". Theo bảng xếp hạng ĐH Thế giới của Times Higher Education - tờ báo chuyên đề báo cáo các vấn đề liên quan đến giáo dục bậc đại học, ĐHQG Singapore đã giành ngôi đầu bảng các trường ĐH Châu Á từ tay ĐH Tokyo (Nhật Bản) vào năm 2015 và củng cố vị trí trong năm nay, xếp vị thứ 22 toàn thế giới. Trước đó, năm 2012, trường này chỉ xếp thứ 40 toàn thế giới.
Nguyên hiệu trưởng Tan – người từng giữ chức lãnh đạo trường 9 năm – cho rằng việc xây dựng khu ăn uống sầm uất trong khuôn viên trường không đơn giản là sự thành công ngẫu nhiên. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vị trí của trường ĐH trong bảng xếp hạng giáo dục và uy tín trên trường quốc tế. "Đây không chỉ là nơi các bạn đến ăn, mà còn là nơi thầy - trò nán lại trò chuyện, học hỏi lẫn nhau", ông nói. Ngoài ra, vị cựu hiệu trưởng cho biết yếu tố cuộc sống trong khuôn viên trường cũng tạo nên không gian văn hóa khiến Singapore trở nên đặc biệt.
Một bữa ăn tại nhà hàng khuôn viên trường
Trong cuộc phỏng vấn với Times Higher Education ở London, ông Tan cho biết khu phức hợp tại "phố ĐH" gồm các nhà hàng, căn-tin, cà phê, không gian học tập, khu vực ngoài trời, là cột mốc đáng kể trong nhiệm kỳ của ông, góp phần cải tổ đáng kể đời sống sinh viên trong khuôn viên trường. Nguyên hiệu trưởng Tan cho biết bằng việc học hỏi kinh nghiệm các nước cộng với tập hợp đội ngũ thiết kế giỏi, ông đã gần như thiết kế lại từ đầu toàn bộ khuôn viên trường nhằm tạo ra một tầm nhìn học thuật mới. Từ đó, nơi đây trở thành khu phố ĐH trị giá hàng triệu đô, thu hút sự chú ý các đối tác. Gần đây nhất, năm 2015, trường đã mở ĐH Yale-NUS từ mối quan hệ với trường ĐH Ivy League của Mỹ, trong khu Trường Y khoa Duke-NUS mở ra từ năm 2007 vẫn tiếp tục phát triển.
Ngài cựu hiệu trưởng cho biết thành công của trường ngoài nhờ chính phủ trao tay quyền tự chủ và hỗ trợ lâu dài, còn nhờ vào sự cố gắng cải tiến từng bước một về mọi mặt. "Lúc nào ĐHQG Singapore cũng có khát vọng nhưng những ý tưởng thay đổi trong thập kỷ qua đã lan rộng hơn hết thảy, buộc các giảng viên ở các trường thành viên cũng phải làm mới công tác giảng dạy của mình", ông nhấn mạnh.
Ông cho biết khi bị thúc đẩy bởi khát vọng cạnh tranh cấp độ toàn cầu, càng cần phải đổi mới trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. "Bạn cần phải phát triển tiềm năng của mình và tuyển dụng thêm nhân lực từ nước ngoài. Để làm được những điều này, cần nhiều nỗ lực hơn nữa", ông nói.
Dưới đây là những món ăn hấp dẫn khác từ căn-tin, nhà hàng ĐHQG Singapore:
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét