Dự thảo chương trình môn tự nhiên và xã hội sẽ gồm 6 chủ đề rất thiết thực. Ảnh minh họa
Trên cơ sở những định hướng chung của Chương trình tổng thể và đặc trưng của môn học, Chương trình môn Tự nhiên và xã hội nhấn mạnh các quan điểm sau: Tích hợp những nội dung liên quan đến thế giới tự nhiên và xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội; Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3;
Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập bằng cách giúp các em biết đặt câu hỏi, tham gia vào những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa để tìm kiếm câu trả lời; tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh thể hiện việc học tập của cá nhân và nhóm thông qua các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.
Chương trình bao gồm 6 chủ đề là gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội trên cơ sở giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai ở mức độ đơn giản và phù hợp.
So với chương trình hiện hành, chương trình Tự nhiên và xã hội mới tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh. Chẳng hạn như: không dạy các nội dung về đơn vị hành chính (làng, xã/phường; huyện/quận; tỉnh/thành phố) và các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp,…. ở tỉnh/thành phố; giảm bớt một số nội dung kiến thức trong chủ đề Trái Đất và bầu trời; đưa vào một số nội dung mới như tìm hiểu về lễ hội, về di tích văn hóa lịch sử và cảnh đẹp ở địa phương; một số thiên tai thường gặp và cách phòng tránh; cách bảo vệ sự an toàn của bản thân, phòng tránh bị xâm hại,… .
Phương pháp giáo dục trong môn Tự nhiên và xã hội được quán triệt theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, cụ thể là: Chú trọng khai thác những kiến thức, kinh nghiệm ban đầu của học sinh về cuộc sống xung quanh; Chú trọng phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; Chú trọng thực hiện nội dung giáo dục thông qua các trò chơi, các hoạt động đóng vai, trao đổi, thảo luận, thực hành, tìm tòi, điều tra đơn giản, từ đó, tăng kỹ năng hợp tác, giao tiếp, tự tin trong việc phát biểu các ý tưởng, trình bày các sản phẩm học tập….
Về đánh giá được năng lực học sinh, giáo viên cần lưu ý không chỉ đánh giá việc hiểu biết kiến thức, mà cần quan tâm đến việc đánh giá các kỹ năng, thái độ của học sinh trong học tập môn Tự nhiên và xã hội.
Việc đánh giá sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,... Các hình thức đánh giá gồm đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh. Qua các hoạt động đánh giá, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện, năng lực giao tiếp, hợp tác.
Đánh giá tổng kết môn học được thực hiện sau khi học xong các chủ đề về xã hội (Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương) và các chủ đề về tự nhiên (Thực vật và động vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời) với mục đích xác định xem học sinh đã học được những gì. Kết quả đánh giá tổng kết môn Tự nhiên và xã hội là những nhận xét cụ thể của giáo viên về việc học sinh đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trong chương trình môn học.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét