GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, giờ làm việc và giờ học bắt đầu từ 8h30 là không phù hợp
Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội của Quốc hội diễn ra ngày 31/10, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét thay đổi giờ làm việc.
Cụ thể, đại biểu Cảnh đưa ra giải pháp thay đổi khung giờ làm việc, buổi sáng bắt đầu từ 8h30 và kết thúc vào lúc 17h đối với khối dịch vụ công, các đơn vị giáo dục công lập trong đó giờ nghỉ trưa kéo dài 1 giờ.
Cũng theo đại biểu Cảnh, việc lùi giờ làm việc buổi sáng tới 8h30 cũng giúp gia đình có thêm thời gian lo cho con cái ăn uống đầy đủ, có thời gian quan tâm tới tình hình học tập của con ở trường. Vì vậy, sẽ không còn hình ảnh trẻ phải thức dậy sớm, vừa đi học vừa ngủ gật…
Phân tích tác dụng của việc thay đổi thời gian làm việc và nghỉ trưa, ông Cảnh cho rằng lợi ích trước tiên là về giao thông. Nếu làm 8h30 thì không cần phải bố trí làm việc lệch giờ để giải quyết vấn đề giao thông. Mọi người trong gia đình có đủ thời gian để đi học, đi làm mà không gây ùn tắc, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cảnh tắc đường ở Hà Nội trong giờ cao điểm trong thời gian vừa qua
Trao đổi với PV, GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói: "Tôi hoan nghênh ý tưởng bố trí làm việc lệch giờ giữa các loại cơ quan, đơn vị của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh. Tuy nhiên, theo tôi, tại Việt Nam không nên bắt đầu giờ học, giờ làm từ 8h30".
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm đã xuất hiện nhiều lần và được nhiều địa phương áp dụng. Một số thành phố quy định giờ học lệch giờ làm việc của các cơ quan, cơ quan Trung ương trên địa bàn lệch với cơ quan địa phương, nhưng vẫn chưa khả thi. Chính vì thế, việc thay đổi giờ học, giờ làm nên để địa phương quyết định cho phù hợp, chứ không nên áp dụng chung cho cả nước.
"Quy định thay đổi giờ học, giờ làm nên dựa vào khoảng cách giữa giờ học của con cái và giờ làm việc của phụ huynh. Nếu khoảng cách giờ cách nhau quá xa sẽ làm khó cho việc đưa đón con, ảnh hưởng đến công việc của cha mẹ", GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích.
Bên cạnh đó, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, nếu giờ học, giờ làm việc bắt đầu từ 8h30, theo đồng hồ sinh học, đây là thời điểm con người đã mệt mỏi. Người lớn dậy sớm, đến cơ quan mệt nên năng suất lao động không cao. Học sinh bắt đầu học từ 8h30 là quá muộn. Học sinh sẽ rất mệt, không tiếp thu được bài vở.
Đặc biệt, tại Việt Nam, không phải trường nào cũng có riêng một cơ sở hoặc chỉ sử dụng cơ sở trong một buổi. Nếu lui thời gian học buổi sáng thì sẽ ảnh hưởng đến lớp học buổi chiều. Bên cạnh đó, để cho trẻ dậy sớm đi học sớm cũng là một thói quen rất tốt.
Trao đổi với báo chí, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, vấn đề đổi giờ học, giờ làm phải đánh giá xem tác động cụ thể như thế nào đối với các vấn đề xã hội như, giao thông và hiệu quả công việc ra sao.
"Việc thay đổi giờ làm việc và giờ nghỉ trưa phải xem xét cụ thể tác động của nó đến vấn các vấn đề xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, các đối tượng lao động khối hành chính và người lao động trực tiếp có giờ sinh hoạt khác nhau. Do vậy, giờ làm việc cũng phải phù hợp với từng đối tượng. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ cũng sẽ khảo sát về vấn đề làm thêm giờ, vấn đề điều chỉnh giờ giấc….
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét