Bài viết của PGS.TS. Bùi Hiền được in trong cuốn sách "Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển (tập 1) dày hơn 2.000 chữ được nhà xuất bản Dân trí phát hành.
Cụ thể, tác giả này đề xuất sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z.
Cùng với đó, sẽ tiến hành thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên. Ví như: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R.
Theo PGS.TS. Bùi Hiền, đề xuất này sẽ giảm được những khó khăn cho người dùng, không gây lẫn lộn và bất cập. Theo đó, bộ chữ cái tiếng Việt chỉ còn 31 ký tự, thay cho 38 ký tự như hiện nay.
Một ví dụ về văn bản dùng chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS.TS. Bùi Hiền. (Ảnh: M.Q)
Liên quan đến vấn đề đang gây tranh cãi, TS. Phạm Việt Long – Chủ tịch HĐQT NXB Dân Trí, đơn vị phát hành cuốn sách có tác phẩm của PGS.TS Bùi Hiền cho hay: "Cuốn sách do NXB Dân Trí phát hành chỉ lưu lại các bản tham luận của một cuộc Hội thảo, không phải là một cuốn sách riêng về công trình của PGS.TS Bùi Hiền . Trong đó, tác phẩm "Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế" đang gây tranh cãi của của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là một trong hàng chục bản tham luận khác trong cuốn sách này.
Nói thật, tôi không tán thành đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền vì tôi thấy nó rất phức tạp. Nó khiến tôi không còn nhận ra chữ Việt – thứ chữ tinh hoa và trong sáng nữa.
Như nhiều người từng nói, nếu chúng ta sử dụng chữ theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền thì những tư liệu quý giá của chúng ta hiện nay sẽ thành một thứ "ngoại ngữ" mới. Nếu ai muốn tìm hiểu lại phải học hoặc có thêm người dịch. Nó cũng giống như dịch chữ Nôm ra quốc ngữ hiện nay. Như vậy chẳng phải quá phức tạp?
Mấy ngày nay, nhiều người lên án, chỉ trích thậm chí dùng những từ rất khó nghe để nói PGS.TS Bùi Hiền. Tôi chỉ muốn nói rằng, nghiên cứu, sáng tạo là quyền tự do của mỗi người và điều đó rất đáng trân trọng.
Bản thân tôi rất quý tinh thần PGS.TS Bùi Hiền, năm nay 83 tuổi nhưng ông vẫn đau đáu với ngôn ngữ dân tộc mà không đòi hỏi bất cứ một điều gì. Dù là những công trình nghiên cứu chưa thành công nhưng chắc chắn nó vẫn có những giá trị nhất định".
PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy - học phổ thông (người đưa ra đề xuất cải tiến ngôn ngữ)
Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí &Tuyên truyền cho hay: "Làm khoa học, tôi rất hoan nghênh những người có ý tưởng. Đề xuất của của PGS.TS Bùi Hiền không vì mục đích cá nhân mà ông vẫn đau đáu về ngôn ngữ dân tộc. 83 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài với công trình của mình, chúng ta cũng cần hoàn nghênh và trân trọng điều đó.
Đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền tôi cho rằng không nên bàn ở cách tiếp cận đúng – sai mà nên xem xét ở góc độ nên – không nên.
Cảm quan tôi thấy chữ mới không thể đẹp bằng chữ hiện tại. Có thể việc thay đổi chữ mới sẽ tiết kiệm được khoảng 8% chi phí in ấn thế nhưng nó cũng chưa là gì so với nhiều vấn đề khác. Làm sao để khi viết chữ, người ta ngoài viết chính xác mà còn phải cảm thụ được cái đẹp, thả tâm hồn mình vào với từng con chữ đó mới là điều quan trọng".
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét