1. Quá nghiêm khắc với con
Nhiều người tin rằng, dạy con nghiêm khắc giúp chúng có thể tự lập và đủ khả năng chăm sóc bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, nếu các quy định quá nghiêm khắc sẽ khiến trẻ nghĩ rằng mình không được yêu thương, thậm chí sẽ tìm cách để thoát khỏi vòng kiểm soát của bố mẹ.
Nghiêm khắc là cần thiết nhưng cha mẹ đừng để nó trở thành khắt khe, các luật lệ và quy tắc không phải là cách duy nhất giúp con cái trưởng thành trong tương lai.
2. Thường xuyên than vãn và chỉ trích
Than vãn không hẳn là xấu, vì không có nó thì các con sẽ không nhận ra mình sai ở đâu và cách sửa như thế nào. Tuy nhiên, cha mẹ thường xuyên than vãn, chỉ trích là cách nuôi dạy con cực đoan. Điều này khiến đứa trẻ luôn cảm thấy tự ti, lo lắng trong mọi việc mình làm, và tệ hơn, thói quen này sẽ khiến tình cảm giữa các thành viên trong gia đình rạn nứt, trong tương lai, các con sẽ trở thành "phiên bản" hay cáu giận giống như bố mẹ mình.
3. Đòi hỏi quá nhiều sự chú ý từ con
Nhiều bậc cha mẹ đang mắc sai lầm khi muốn con tương tác, thể hiện tình yêu với mình mọi lúc, mọi nơi. Mặc dù điều này góp phần giúp mối liên hệ giữa bố mẹ và con cái bền chặt hơn, nhưng đồng thời tạo ra mối quan hệ ký sinh, đòi hỏi quá nhiều thời gian và sức lực của trẻ, trong khi chúng cần tập trung vào việc học các kỹ năng khác.
Mặc dù không dễ dàng, nhưng cha mẹ đôi khi cần cho con cái mình không gian riêng, lựa chọn riêng để chúng lớn lên độc lập, không cần lệ thuộc vào suy nghĩ và mong muốn của cha mẹ.
4. Những trò đùa độc hại
Trêu đùa con trẻ là thú vui của cha mẹ và người lớn. Tuy nhiên, nếu chủ đề hướng về chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ là một vấn đề lớn.
Điều này khiến trẻ bị tự ti vì thấy mình xấu xí, kém cỏi. Các bậc phụ huynh nên chú ý và quan tâm hơn đến cảm xúc của con. Hãy tạo lập thói quen góp ý một cách nghiêm túc và trung thực, tránh coi đó là một trò đùa.
5. Không cho phép con biểu lộ cảm xúc tiêu cực
Không có gì sai khi cha mẹ giúp con cái nhìn nhận mọi vấn đề một cách tích cực. Tuy nhiên, không đồng ý hoặc gạt bỏ mọi cảm xúc tiêu cực của con sẽ khiến đứa trẻ dễ bị trầm cảm và khó khăn trong việc đối phó với nhiều loại tình huống, hoàn cảnh khi trưởng thành.
6. Khiến con cái sợ sệt
Tôn trọng và sợ hại không hề giống nhau. Những đứa trẻ được nuôi dạy trong tình yêu thương, được khuyến khích và quan tâm có nhiều khả năng hạnh phúc hơn khi lớn lên.
Mặc dù kỷ luật là điều rất cần thiết trong việc nuôi dạy một đứa trẻ, nhưng cha mẹ không nên làm tổn thương cả thể chất và tâm hồn của chúng bằng roi vọt hay những lời nhiếc mắng thậm tệ.
Trẻ không nên sợ hãi mà cần tôn trọng cha mẹ của mình.
7. Quá coi trọng cảm xúc và quyết định của mình
Nhiều lúc cha mẹ tỏ ra khá độc đoán và tự quyết định các vấn đề, điều này đôi khi khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên tiêu cực hơn. Mặc dù, cha mẹ cần là những người suy xét và đưa ra quyết định từ việc ăn uống đến các kỳ nghỉ. Nhưng họ nên tham khảo ý kiến và nguyện vọng của con để cân nhắc nên làm thế nào.
Hạn chế tối đa bắt ép trẻ làm theo ý kiến của bản thân, cách tốt nhất là mọi người cùng thỏa hiệp để trẻ cảm thấy mình quan trọng và có trách nhiệm hơn.
8. Can thiệp vào mọi thứ của con
Có nhiều bậc phụ huynh quan tâm quá mức, thậm chí biến thành kiểm soát mọi việc của con. Kiểm soát và can thiệp sẽ chỉ khiến các mục tiêu của con cái khó thực hiện được hơn mà thôi. Nếu tiếp tục duy trì điều này, thậm chí còn phá hỏng tương lai, biến trẻ thành những đứa trẻ mãi lệ thuộc vào cha mẹ và không thể trưởng thành.
9. Kiểm soát con bằng tiền bạc và tội lỗi
Ngay cả khi con đã trưởng thành, nhiều bậc phụ huynh cũng vẫn kiểm soát con bằng những món quà đắt tiền và mong được đáp trả. Nếu trẻ không làm như mong muốn, cha mẹ sẽ cố làm cho con cảm thấy tội lỗi về điều đó vì "mọi thứ mà mình đã làm cho con".
Một phụ huynh tốt luôn hiểu rằng con trẻ không nợ chúng ta bất cứ điều gì để nhận lại tiền bạc hay những món quà giá trị, đặc biệt là khi trẻ không đòi hỏi những thứ đó.
10. Phạt trẻ bằng cách im lặng
Khi tức giận cách tốt nhất là chúng ta nên im lặng, nhưng đối với một đứa trẻ thì đó là một hình phạt hết sức nặng nề và nguy hiểm.
Nếu cha mẹ cảm thấy đang thực sự tức giận thì nên nói rõ với trẻ là bạn cần một chút yên tĩnh sau đó sẽ nói chuyện rõ ràng với con, thay vì làm lơ và bỏ mặc con. Việc bị cha mẹ trừng phạt bằng cách im lặng khiến trẻ cảm thấy áp lực và nặng nề.
11. Bắt trẻ chịu trách nhiệm về hạnh phúc của cha mẹ
Dành quá nhiều thời gian để nói với con rằng bạn đã hi sinh nhiều như thế nào cho chúng, sau đó bạn lại đặt ra những kỳ vọng không tưởng về vai trò của con trong cuộc sống của mình. Điều này đồng nghĩa với việc các bậc cha mẹ đang bắt trẻ phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của mình.
Chẳng có đứa trẻ nào phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của cha mẹ chúng. Và phụ huynh cũng đừng bao giờ nên đòi hỏi con phải từ bỏ cái này cái kia để mình được vui.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét