Giảm tải hay tăng nặng?
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng thời gian triển khai chương trình mới vào năm 2018-2019 là quá gấp gáp, trong khi giáo viên chưa thể đáp ứng. Nếu không có thời gian thí điểm thì không khéo biến học sinh trở thành lứa "chuột bạch" khi triển khai chương trình.
Ông Trịnh Vĩnh Thanh, Phó Phòng GDĐT quận Gò Vấp, nêu băn khoăn: "Trong dự thảo nêu "cố gắng phấn đấu năm 2018-2019 toàn bộ các trường tiểu học đều học 2 buổi/ngày. Nhưng thực tế như quận tôi số học 2 buổi/ngày chỉ mới đạt 60%, từ giờ cho tới lúc thực hiện được 100% học 2 buổi/ngày thì áp dụng chương trình sẽ như thế nào. Cái khó tiếp theo nếu những trường đã dạy 2 buổi mà đang dạy tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp thì sẽ xếp ra sao?".
Bên cạnh đó, ông Thanh cũng chỉ ra một số chỗ cho thấy chương trình mới thực sự chưa giảm tải. "Trong dự thảo chương trình ghi là có 12 môn bắt buộc trong đó có môn Lịch sử và Địa lý. Thế nhưng trước đó Quốc hội đã không đồng ý ghép môn Lịch sử vào chung với môn nào khác.
Vậy tính đúng ra chương trình phải là 13 môn bắt buộc. Thời lượng nội dung, ví dụ môn Lý Hoá Sinh hiện nay đang xếp từ 5-6 tiết nhưng theo chương trình mới tích hợp thành môn KHTN là 4 tiết.
Vấn đề là giảm đi 2 tiết so với trước kia nhưng nội dung có giảm không? Nếu đã giảm tiết mà nội dung không thay đổi thì thành ra là tăng tải chứ không giảm tải. Đồng thời, nội dung sách giáo khoa mới như thế nào, có giảm tải không?".
Nhiều ý kiến góp ý cũng nghi vấn rằng chương trình phổ thông mới có đi ngược nguyên lý giáo dục không khi các cấp nhỏ lại học nhiều hơn. Theo dự thảo, khối lớp 10 tổng cộng tới 1.110 tiết/năm nhưng ở lớp 11 và 12 thì giảm xuống còn khoảng trên 900 tiết. Ông Thanh thắc mắc: "Chúng ta đang muốn giảm tải thì tại sao tuổi nhỏ, nhất là những em vừa chập chững chuyển từ THCS sang THPT với cách học tập mới, thì lại bị "dội "quá nhiều tiết?".
Ông Huỳnh Tấn Thanh, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An cũng đặt vấn đề, mục tiêu giảm tải nhưng thực chất lại không giảm vì lớp 1 - lớp 3 học đến hơn 1.000 tiết là rất nặng.
Giáo viên chắp vá
Theo cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, điều quan trọng nhất để quyết định thành công của chương trình chính là nguồn nhân lực. Trong sự thay đổi này, giáo viên chiếm vị trí rất quan trọng, trong đó có giáo viên đang giảng dạy và đội ngũ sinh viên đang học các ngành sư phạm. Tuy nhiên, ở chương trình này, một số môn chưa đào tạo giáo viên và giáo viên đang dạy cũng chưa được bồi dưỡng.
"Nếu thực hiện trong năm học mới sẽ dẫn tới sự chắp vá. Không thể nào một bộ môn mới mở ra chỉ cần đọc sách rồi dạy như đang dạy môn tin học, giờ chuyển sang dạy công nghệ. Cần phải có sự đầu tư bài bản, còn cứ chuyển đổi giáo viên như vậy thì chưa ổn" - cô Cúc nhìn nhận.
Cũng băn khoăn về nhân lực, ông Trịnh Vĩnh Thanh đặt vấn đề: "Ở môn KHTN nếu tích hợp trong một bài thì đội ngũ giảng dạy sẽ như thế nào. Một giáo viên dạy lý thì làm sao dạy kiến thức môn sinh được, và ngược lại. Vậy thì đội ngũ giáo viên đã có sự chuẩn bị để đáp ứng cho những thay đổi trong nội dung này chưa?".
Ông Huỳnh Tấn Thanh đưa ý kiến: "Đưa ra thời gian thực hiện chương trình vào năm 2018 nhưng không có lộ trình cụ thể, có thí điểm không, thí điểm từng khối lớp, môn học nào. Đối với môn học tự chọn cho học sinh chọn hay là giáo viên, nhà trường chọn? Nếu chọn phải cho chúng tôi chọn giáo viên.
Đối với môn trải nghiệm sáng tạo không biết sẽ dạy cái gì, ai là người dạy, không thể tự dưng có một môn học mới lại đưa giáo viên các môn khác sang dạy, nếu làm gấp quá khó đạt được mục đích lúc ban đầu".
Nhiều ý kiến băn khoăn khi hiện nay, sách giáo khoa chưa có mà năm 2018 – 2019 đã triển khai đại trà thì thời gian nào để thí điểm? Nếu không có lộ trình phù hợp thì sẽ lặp lại như chương trình phân ban trước đây - thí điểm rồi lại xóa, biến học sinh thành "chuột bạch".
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét