Sinh viên Phan Văn Tú (ngoài cùng bên phải) đang giới thiệu hoa cho khách. Ảnh: NVCC.
Những ngày Tết, khu nhà trọ vắng tanh, mọi người trong xóm đều lũ lượt về quê ăn Tết, duy nhất Hoàng Trung Đại quê ở Quế Phòng (Nghệ An) sinh viên năm 3 (Trường ĐH Luật Hà Nội) cùng bạn ở lại làm thêm. "Mấy ngày Tết, quán karaoke đông khách lắm, nhưng nhiều nhân viên nghỉ việc về quê ăn Tết nên họ cần tuyển gấp người làm. Công ngày Tết trả cao gấp 3-4 lần ngày thường, lại được thêm tiền lì xì từ khách nên mình ở lại làm thêm mấy ngày Tết kiếm tiền gửi về quê cho gia đình ăn Tết", Đại chia sẻ.
Đại làm thêm cho một quán karaoke ở đường Vũ Tông Phan (Thanh Xuân, Hà Nội). Nhà nghèo, Đại là con cả trong gia đình có 5 anh chị em. Để có tiền ăn học ở Thủ đô, ban ngày học, buổi tối Đại phải làm thêm. Gần Tết, khi nghe con trai bảo không về quê mà ở lại làm thêm, gia đình Đại không đồng ý vì thương con. Nhưng Đại đã giải thích cho gia đình hiểu. "Nếu về Tết thì tiền xe cộ đắt đỏ cũng tốn cả tiền triệu, chưa kể tiền đi chơi Tết, họp lớp với bạn bè. Mình ở lại đây là tiết kiệm gửi tiền về quê cho gia đình mua sắm Tết. Công việc làm thêm ngày Tết vất vả nhưng được trả công 400.000 đồng/ngày, cộng cả tiền lì xì của khách ra Tết cũng kiếm được 5-6 triệu đồng. Ra năm có tiền đóng học phí và mình về ăn rằm tháng giêng với gia đình", Đại bộc bạch.
Cùng chung phòng với Đại, Trần Đức Hải quê ở Hương Khê (Hà Tĩnh), sinh viên năm 2 Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cũng ở lại làm thêm Tết cho quán bi-a. Hải kể, những ngày trước Tết, nhìn các bạn háo hức thu xếp đồ đạc để về nhà là nước mắt rưng rưng. "Ngày Tết hai đứa cũng chuẩn bị 1 chiếc bánh chưng, ít giò heo, làm dưa món và 10 lon bia để có không khí Tết".
Hải cho biết, trận lũ vừa qua cuốn trôi hết bò, lợn, gà của gia đình. Tết năm nay bố mẹ Hải phải chạy vạy khắp nơi để sắm Tết. Mẹ cũng gọi bảo gửi tiền ra cho Hải mua vé xe về nhưng cậu từ chối. "Đồ đạc nhà em bị lũ cuốn trôi hết rồi. Em ở lại được tiền công và tiền lì xì khá nhiều nên tính mua cho em gái ở nhà chiếc xe đạp để đi học", Hải nói.
Cũng vì hoàn cảnh gia đình, Phan Văn Tú quê Yên Bái (sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH Hà Nội) không về quê mà ở lại làm thêm bán hoa Tết. "Tết này, mình bán hoa cảnh, quất đào, hoa mai cho một chị chủ ở chợ hoa Hà Đông. Công việc rất thú vị. Tiền công được gần 3 triệu đồng, đắt hàng nên chị chủ còn lì xì thêm 1 triệu đồng", Tú tươi cười chia sẻ.
Đón giao thừa ở ngoài đường
Trần Mạnh Tuyên, quê Hòa Bình (sinh viên năm nhất Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) năm nay ở lại làm bảo vệ cho một khách sạn lớn trên đường Trần Duy Hưng. "Ngày Tết thì ai chẳng muốn về với gia đình. Nhưng nhà nghèo quá, ở lại trực thêm mấy ngày Tết kiếm được cả triệu để trả tiền phòng, mua cho em bộ quần áo mới", Tuyên nói.
Tuyên kể: "Đêm giao thừa, nhìn gia đình người ta đưa nhau đi chơi xuân lại tủi thân. Gọi điện về chúc Tết bố mẹ và gia đình phải nói dối đang đón giao thừa cùng bạn. Bố mẹ dặn uống ít bia rượu kẻo say. Nhưng không biết con đang đứng canh cây lộc vừng ở cổng khách sạn để không cho người đi đường bẻ lộc đầu năm".
Cũng như Tuyên, Lê Thị Thanh quê ở Hà Giang, sinh viên năm nhất Trường ĐH Hà Nội đón giao thừa ở ngoài đường. Thanh kể, cô làm thêm đẩy xe thồ bán chậu ly dạo cho một vườn hoa ở Hà Đông. "Phút giao thừa mình vẫn đang đẩy xe ly đi bán ngoài đường. Mẹ gọi ra hỏi thăm con rồi hai mẹ con cùng khóc. Đẩy xe qua ngôi chùa ở chân cầu Ngã Tư Sở, mình vào thắp hương cầu bình an cho người thân", Thanh chia sẻ.
"Đêm giao thừa, nhìn gia đình người ta đưa nhau đi chơi xuân lại tủi thân. Gọi điện về chúc Tết bố mẹ và gia đình mình phải nói dối đang đón giao thừa cùng bạn. Bố mẹ dặn uống ít bia rượu kẻo say. Nhưng không biết con đang đứng canh cây lộc vừng ở cổng khách sạn để không cho người đi đường bẻ lộc đầu năm", sinh viên Trần Mạnh Tuyên. |
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét