Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Khó như… trượt đại học

Khó như… trượt đại học - 1

Năm 2016 nhiều trường ĐH tuyển không đủ chỉ tiêu dù điểm chuẩn không cao. ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Quy chế "mở" tối đa 

Có thể nói, chưa năm nào quy chế tạo cơ hội cho thí sinh (TS) vào học ĐH nhiều như năm nay. Theo thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, năm nay TS có nhiều lựa chọn trong xét tuyển nên việc trúng tuyển vào ĐH năm nay rất dễ. Điều này có thể thấy ngay trong quy chế với đợt xét tuyển đầu tiên. Nếu năm trước mỗi TS chỉ được đăng ký nguyện vọng (NV) vào 2 trường (mỗi trường tối đa 2 NV) để có 2 cơ hội trúng tuyển thì năm nay không có giới hạn nào. Do đó, những TS khi đã xác định chọn một ngành sẽ không bị giới hạn ở 2 trường mà có thể nộp hồ sơ ở cả trăm trường có đào tạo ngành này, nếu muốn.

Cũng theo thạc sĩ Anh Vũ, việc được điều chỉnh NV sau khi biết kết quả thi càng giúp TS có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Mà theo quy chế, ở giai đoạn này TS không chỉ được điều chỉnh NV giữa các ngành, các trường mà còn được quyền tăng số lượng NV nếu điều chỉnh bằng hình thức nộp phiếu trực tiếp tới trường. Quy chế này cũng cho phép các trường chủ động trong đợt xét tuyển bổ sung, TS chưa trúng tuyển ở đợt đầu cũng sẽ trúng tuyển đợt sau. Nếu không trúng tuyển bằng kết quả thi TS cũng dễ dàng để vào ĐH bằng học bạ THPT.

"Với những TS muốn học ĐH bằng mọi giá mà không cần đúng NV thì có thể đăng ký một danh sách NV thật dài, quá trình sàng lọc "lọt sàng xuống nia" không đỗ ngành này thì cũng ngành khác, trường khác", thạc sĩ Vũ nói.

Không đủ điểm thì xét học bạ

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng cho rằng việc vào ĐH khoảng 3 năm nay không còn khó vì bên cạnh xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia, các trường còn được xét TS từ học bạ phổ thông. Phương thức này tăng thêm cơ hội cho TS vào ĐH. Vì vậy dù Bộ GD-ĐT đưa ra ngưỡng điểm tối thiểu vào ĐH (điểm sàn) là 14 - 15 cho 3 môn nhưng những TS không đạt chuẩn này trong kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể vào ĐH bằng học bạ.

Cán bộ tuyển sinh một trường ĐH cũng phân tích, việc vào ĐH bắt đầu dễ từ khi Bộ cho phép các trường thực hiện tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ. "Chỉ cần đáp ứng mức điểm trung bình học bạ 6,0 trở lên mà không giới hạn số học kỳ, số lượng tổ hợp xét tuyển nên các trường vận dụng mọi cách để vét TS. Nếu ở năm đầu tiên áp dụng phương thức này các trường xét dựa trên kết quả 5 - 6 học kỳ THPT, thì nay hầu hết chỉ áp dụng theo môn chứ không theo điểm trung bình năm học, thậm chí nhiều trường xét theo môn của năm lớp 12", cán bộ này nói. Cũng theo người này, việc xây dựng nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau khiến một TS có tổng điểm trung bình không cao vẫn có thể vào ĐH bằng các môn riêng lẻ.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa cũng cho biết kết quả khảo sát một số trường cho thấy việc xét tuyển bằng học bạ vẫn khiến chính các trường này chưa cảm thấy hài lòng về chất lượng đầu vào. Bởi TS trúng tuyển bằng kết quả thi thường có chất lượng cao hơn xét học bạ, tỷ lệ sinh viên trúng tuyển bằng học bạ bỏ học sau một năm rất cao.

Đại diện một chuyên viên tuyển sinh cho hay: "Một thực tế đáng buồn đã xảy ra là kết quả điểm trung bình học bạ lớp 12 của học sinh một số trường cao hơn nhiều so với điểm các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia. Điều này cho thấy, điểm của năm lớp 12 không thật nhưng chính điểm số này đang giúp HS bước vào ngưỡng cửa ĐH một cách rất dễ dàng".

Chỉ tiêu lớn hơn nguồn tuyến ?

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên nhân sâu xa có thể do số lượng chỉ tiêu các trường đã quá lớn so với nguồn tuyển (tức số lượng học sinh có nhu cầu vào ĐH). Điều này thấy rất rõ khi điều kiện tuyển sinh ngày càng rộng mở nhưng các trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.

Trưởng phòng Đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM cùng quan điểm khi nhìn lại thực tế tuyển sinh năm 2015. Theo người này thì chính lãnh đạo Bộ đã công bố việc xác định điểm sàn nhằm đảm bảo tạo thêm nguồn tuyển cho các trường trên 50% TS có điểm thi trên sàn so với tổng chỉ tiêu. Tuy nhiên, thực tế hàng loạt trường ĐH tốp đầu không tuyển đủ chỉ tiêu dù đã hạ điểm chuẩn, trong đó có ngành hạ tới 7 điểm so với mức điểm trúng tuyển đợt 1. "Chỉ tiêu các trường ĐH vẫn tiếp tục tăng lên đồng thời với mở ngành mới ồ ạt. Điều này đang dẫn đến tình trạng chỉ tiêu rơi vào tình trạng bão hòa so với số học sinh ngày càng giảm. Có lẽ đã đến lúc cần tính lại nhu cầu người học để xác định chỉ tiêu tuyển phù hợp hơn", người này nói.

Xác suất trúng tuyển ĐH rất cao

Quy chế tuyển sinh năm 2017 có một quy định là không giới hạn nguyện vọng vào các ngành, các trường ĐH. TS có thể đăng ký một loạt ngành, trường từ cao đến thấp, dẫn đến xác suất trúng tuyển ĐH rất cao. Từ năm 2015, các trường ĐH, CĐ đưa ra phương thức tuyển sinh bằng học bạ, TS chỉ cần đạt điểm trung bình ba năm học phổ thông từ 6,0 là có thể trúng tuyển ĐH. Một số chính sách tuyển sinh trước đó cũng là một "sự hỗ trợ" cho TS vào ĐH nhiều hơn. Đó là điều 33 trong Quy chế tuyển sinh (cũ), cho phép các trường ĐH ở Tây nguyên, Tây Nam bộ và Tây Bắc tuyển TS với mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1 điểm. Việc mở trường mới và nâng cấp từ CĐ lên ĐH tràn lan để nâng cao tỷ lệ sinh viên/vạn dân. Việc nâng cao dân trí là điều tích cực. Tuy nhiên, học sinh vào học ĐH có thật sự vì đam mê, mong muốn hay học vì một chỗ ngồi trong trường ĐH?

PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình (Trường ĐH Kinh tế-Luật - ĐH Quốc gia TP.HCM)

Giảm sinh viên xuất sắc

Lỗi của xã hội VN là chạy theo hư danh bằng cấp. Chính sách không giúp cho việc mở ra các trường hữu dụng mà lại mở các trường chất lượng thấp, làm lạm phát ĐH. Việc vào học ĐH dễ dàng cũng dẫn đến một hệ quả khác là không có sinh viên vào học tại các trường CĐ hay TC. Chưa kể chất lượng sinh viên ngày càng thấp hơn. Số lượng sinh viên xuất sắc giảm rõ rệt.

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống (nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa ĐH Quốc gia  TP.HCM)

Các trường ĐH mở quá nhiều

Các trường ĐH được mở quá nhiều đến mức có trường học sinh còn không vào học. Về cơ bản, học sinh học càng cao càng tốt. Ở VN việc phổ cập hóa ĐH chưa phù hợp. Điều kiện kinh tế một gia đình, của đất nước chưa cao dẫn đến việc nhiều thanh niên học xong không có việc làm, lãng phí thời gian và tiền bạc. Việc tuyển dụng lao động, nhất là khu vực công, còn bất cập. Vì vậy, một số người học ĐH ra chất lượng không đảm bảo nhưng vì nhiều lý do lại được tuyển dụng.

GS Nguyễn Minh Thuyết(nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét