Rất nhiều sinh viên quốc tế đang suy nghĩ lại sự lựa chọn của mình vì họ không còn cảm thấy được chào đón ở Anh
Trong nhiều thập kỷ qua, nước Anh được mệnh danh là "thiên đường du học". Chỉ tính riêng khoảng thời gian từ năm 2014 - 2015, có tới 437.000 sinh viên trên thế giới lựa chọn Anh cho con đường học vấn của mình. Cho đến năm 2011, số lượng du học sinh đến Anh tăng 3-4% mỗi năm. Vậy nhưng, con số này đang dần bị thu hẹp.
Trái ngược với sự lo lắng của các trường đại học, một báo cáo gần đây cho thấy chính phủ nước này đang xem xét cắt giảm gần một nửa số lượng sinh viên quốc tế nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm soát nhập cư theo yêu cầu của Thủ tướng Theresa May.
Trong khi du học sinh thuộc các nước trong Liên minh châu Âu EU lo ngại rằng quyết định Brexit của Anh sẽ khiến họ bị mắc kẹt thì sinh viên ngoài khối EU cũng bắt đầu quay lưng lại với Anh và chuyển hướng sang các nước có nhiều trường đại học nổi tiếng và quan trọng là chào đón họ hơn, chẳng hạn như Mỹ và Úc.
Trước đó, các du học sinh ngoài EU sau khi tốt nghiệp ở Anh được phép ở lại và làm việc trong 2 năm. Nhưng gần đây, các quy định có phần khắt khe với sinh viên nước ngoài muốn ở lại khi họ đã hoàn thành khóa học đã dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng số người chuyển đổi từ visa du học sang visa lao động.
Amreet Shah là người Ấn Độ, đến Anh theo học ngành CNTT tại Đại học Manchester theo diện visa phụ thuộc (vợ của anh đang tham gia chương trình tiến sĩ 4 năm ở Anh). "Ấn Độ và Mỹ cũng là những quốc gia phát triển mạnh về CNTT nhưng ở Anh, cơ hội tập trung nhiều hơn và có nhiều chương trình đào tạo đại học", Shah cho biết lý do lựa chọn của mình.
"Tại thời điểm khi tôi nhận được visa, những sinh viên thuộc diện visa phụ thuộc vẫn nhận được tài trợ cho tới khi đi làm. Nhưng khi tôi vừa sang Anh chưa được bao lâu thì các quy tắc đã thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới triển vọng tương lai của tôi", Shah nói.
Mặc dù Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi Chính phủ Anh tạo điều kiện cho nhiều sinh viên như Shah nhưng thực tế là họ đang phải đối mặt với các chính sách vô cùng nghiêm ngặt. Theo đó, đối với các sinh viên ngoài EU, các điều kiện về chuyển đồi visa du học sang visa lao động bao gồm: phải có một công việc ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương tương đối trong một công ty đã được Bộ Nội vụ cấp phép.
Các tiêu chí này rất khó đáp ứng. Theo quy định, mức lương sau đại học cần phải đạt mức tối thiểu là 20.800 Bảng Anh, đây dường như là điều không tưởng với 1 sinh viên vừa ra trường, đặc biệt lại không phải làm ở London.
Ngoài ra, hiện nay, sinh viên ngoài EU có thể làm việc bán thời gian với 20 giờ một tuần và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Nếu họ học trường đại học tư, thì không được phép làm việc dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là một trong những biện pháp được đưa ra vào năm ngoái trong một nỗ lực "chống lại gian lận visa" của Bộ Nội vụ.
Còn với các du học sinh trong khối EU, tại thời điểm này, họ vẫn được phép làm việc tại Anh. Tuy nhiên, họ phải sử dụng bảo hiểm quốc gia, mặc dù điều này không thật sự cần thiết. Tuy vậy, quy định này có thể thay đổi khi Anh rời khỏi EU và trường hợp xấu nhất là họ sẽ đối mặt với những quy tắc tương tự như các sinh viên nước ngoài khác.
Để trấn an lo lắng đó, tháng trước, Chính phủ Anh đã lên tiếng khẳng định những sinh viên học tại các trường đại học Anh từ mùa thu năm 2017 vẫn tiếp tục trả học phí như sinh viên đại học trong nước và sẽ vẫn được tham gia các khoản vay và viện trợ, cho dù Anh rời khỏi EU.
Dominic Scott, Giám đốc điều hành của Hội đồng Anh về các vấn đề sinh viên quốc tế (UKCISA), cho rằng những thay đổi trên là phản tác dụng và gây ra nhiều thiệt hại khi cộng đồng không hề xem các các du học sinh là "người nhập cư" .
Những sinh viên như Shah có lẽ sẽ phải xem xét lại kế hoạch tương lai mặc dù hiện nay anh đang vừa làm vừa theo học lớp Tiến sĩ nhưng sẽ không thể tiếp tục làm việc tại Anh sau khi khóa học của vợ mình kết thúc, trừ khi anh ta có nguồn đảm bảo.
"Nếu tôi biết điều này sớm hơn, có lẽ tôi đã chọn ở lại Ấn Độ hay ít nhất là tham khảo các trường đại học châu Âu, nơi mà vấn đề định cư không quá xa vời" Shah nói.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét