Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Học sinh Phần Lan chơi nhiều, học ít, không áp lực thi cử

Học sinh 15 tuổi ở Phần Lan không mất nhiều thời gian "đánh vật" với bài tập về nhà so với bạn cùng trang lứa ở một số nước khác. Thầy cô cũng nói không với học thêm, phụ đạo.

"Việt Nam học được gì từ nền giáo dục Phần Lan?", đó là chủ đề tọa đàm do Đại sứ quán Phần Lan phối hợp Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC) và Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức ngày 13/1, tại Hà Nội.

Theo đại sứ Phần Lan Ilkka-Pekka Simila, nếu không có hệ thống giáo dục trình độ cao và chuyên nghiệp, đất nước của ông sẽ không bao giờ phát triển như hiện nay.

"Phát triển giáo dục bình đẳng và giáo viên được đào tạo bài bản là hai yếu tố tạo nên sự thành công của giáo dục Phần Lan", ông nói.

Bên cạnh đó, các chuyên gia giáo dục nước này cho rằng có 3 yếu tố tưởng như là nghịch lý lại góp phần tạo thành công cho sự nghiệp trồng người của "xứ nghìn hồ".

Học sinh Phần Lan chơi nhiều, học ít, không áp lực thi cử

Cấu trúc của nền giáo dục Phần Lan tính đến năm 2015. Ảnh: K.L.

Dạy ít, học nhiều

Tại hội thảo, các chuyên gia thông tin trong khi một số nước khắc phục thực trạng học hành chưa được như kỳ vọng của học sinh bằng cách tăng thời gian dạy và khối lượng bài tập về nhà, Phần Lan làm ngược lại.

Bà Riikka Hassi - giáo viên ở Phần Lan - cho biết trẻ em bắt đầu đi học khi 7 tuổi. Bà dẫn thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho hay học sinh 15 tuổi ở Phần Lan dành ít thời gian hơn cho bài tập về nhà so với bạn cùng trang lứa ở quốc gia khác. Thầy cô cũng nói không với học phụ đạo, học thêm.

"Học sinh Phần Lan được về nhà vào buổi chiều và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa", bà Riikka Hassi nói.

Ở trường phổ thông cơ sở và tiểu học, trung bình giáo viên Phần Lan dạy khoảng 590 đến 670 giờ mỗi năm (800 đến 900 tiết học 45 phút). Con số này tương đương khoảng 4 tiết mỗi ngày.

Giờ dạy ít tạo cơ hội cho giáo viên tham gia công tác cải thiện trường học, lên chương trình phát triển nghề nghiệp, nâng cao chuyên môn cá nhân...

Một khái niệm thiết yếu trong hệ thống giáo dục Phần Lan là "lòng tin". Cha mẹ học sinh tin tưởng rằng nhà trường sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn và mang lại nền giáo dục tốt cho con em họ. Trong khi đó, nhà trường đặt lòng tin vào đội ngũ giáo viên.

Học sinh Phần Lan chơi nhiều, học ít, không áp lực thi cử

Các chuyên gia trao đổi về định hướng phát triển giáo dục thông qua mô hình của Phần Lan. Ảnh: M.A.

Kiểm tra ít hơn học

Giáo viên đến từ nơi được biết đến với tên gọi "vùng đất Mặt Trời lúc nửa đêm" khẳng định thầy cô gần như không kiểm tra.

Học sinh trải qua 3 kỳ thi quen thuộc là thi đầu vào, thi cuối kỳ và kỳ kiểm tra quốc gia. Các bài kiểm tra cũng không nặng về lý thuyết mà thiên về đánh giá tính cách hay những dự định tương lai. Vì thế, bạn trẻ ít áp lực thi cử.

Phần Lan không lãng phí thời gian và tiền bạc vào các bài kiểm tra tiêu chuẩn dày đặc nhưng không đem lại kết quả. Thay vào đó, trẻ em được đánh giá mỗi ngày qua quan sát trực tiếp, đăng ký và các câu đố.

Trong lớp, trẻ được vui chơi, cười đùa và mơ mộng cả ngày. Người Phần Lan luôn nói: "Hãy để trẻ em là trẻ em", "Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa", "Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi".

Tăng cường công bằng thông qua thúc đẩy đa dạng

"Bình đẳng giới" là từ khóa quan trọng của nền giáo dục Phần Lan. Nguyên tắc mang tính chủ đạo của cuộc cải cách giáo dục là tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người, không kể nam hay nữ.

Bà Riikka chia sẻ trong một lớp học, người ta có thể thấy thầy cô dạy cho học sinh khác nhau, tùy theo năng lực, mối quan tâm và nguồn gốc chủng tộc...

Mục tiêu lớn nhất của nền giáo dục Phần Lan là tạo ra môi trường công bằng để không đứa trẻ nào bị bỏ lại đằng sau. Họ không phân biệt lớp chọn hay lớp thường, không có học sinh ngoan hay cá biệt, không có học sinh giàu và nghèo.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Cảnh Bình - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC), không phải mọi chính sách của giáo dục Phần Lan đều thích hợp với Việt Nam nhưng có nhiều điều đáng học tập.

Nói về cuốn sách Bài học Phần Lan 2.0 của tác giả Pasi Sahlberg - câu chuyện về quá trình thay da đổi thịt của nền giáo dục nước này - ông Phạm Chí Cường - Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GD&ĐT) khẳng định đây là cách tiếp cận mới.

"Cuốn sách này thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam chúng ta đang đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, chuẩn bị cho một chương trình đổi mới giáo dục phổ thông", ông Cường nói.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét