Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Con trầm cảm vì cha mẹ ép thành thần đồng

Nhiều phụ huynh mang giấc mơ của người lớn đặt lên vai trẻ, ép con luyện thành thần đồng mà không biết rằng những áp lực đó có thể khiến trẻ bị loạn thần, thậm chí trầm cảm...

Con trầm cảm vì giấc mộng thần đồng của cha mẹ

T.A (7 tuổi) được xếp và top học sinh giỏi trong lớp. Nhưng danh hiệu học sinh giỏi đối với bố mẹ của bé T.A là chưa đủ. Với mong muốn T.A dẫn đầu trong lớp và toàn khối, bố mẹ em đã tìm những giáo viên giỏi nhất để cho con theo học. Vì vậy, ngoài thời gian học cả ngày trên lớp, chiều mới bước ra khỏi cổng trường, T.A đã được bố mẹ chở ngay tới trung tâm học thêm. Chưa kể những ngày cuối tuần T.A còn được bố mẹ đăng ký cho lớp học thêm tiếng Anh và năng khiếu.

Thời gian học hầu như kín lịch khiến cho đứa trẻ 7 tuổi không còn có thời gian vui chơi đúng với lứa tuổi. T.A bắt đầu xuất hiện triệu chứng lầm lì ít nói, hay cáu giận, ném đồ, đêm ngủ không yên giấc, hay đái dầm, ị đùn. Có những lúc con mất kiểm soát còn tự đánh, làm đau chính mình. Bé T.A được bác sĩ chuyên khoa tâm thần khám và kết luận mắc bệnh trầm cảm.

1 Con chỉ mới có một chút năng khiếu âm nhạc bố mẹ đã ép con học để trở thành "thần đồng". Ảnh minh họa.

Phó Trưởng khoa tâm thần Nhi, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, bác sĩ Nguyễn Thị Vân cho hay: Khoa tâm thần Nhi của bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bố mẹ ép con học, muốn con thành thần đồng, thiên tài tới mức bị trầm cảm. Có trường hợp bé chỉ có một chút năng khiếu hát thì bố mẹ bố mẹ cứ nghĩ con sẽ trở thành ca sĩ nổi tiếng. Rồi ép con học trường nọ lớp kia khiến cho đứa trẻ hoảng sợ, chán nản không muốn sống.

Đặc biệt, sau mỗi đợt thi, các ca bệnh mắc rối loạn tâm lý do áp lực học tập, kết quả thi đều tăng. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tâm lý, trầm cảm thường xuất phát từ kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ. Có nhiều trường hợp bệnh nhân tới điều trị vì cha mẹ đặt ra cho con những mục tiêu quá cao, khiến trẻ áp lực tới phát bệnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Quách Thúy Minh, Trưởng khoa tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương là người đã tiếp xúc với nhiều trường hợp cha mẹ là người có học hàm, địa vị trong xã hội. Vì vậy họ thường đặt kỳ vọng con phải học hơn người. Con đã học giỏi rồi phải giỏi hơn. Con chưa giỏi thì đăng ký cho con học hết thầy nọ, cô kia, trung tâm tốt nhất…

"Cha mẹ đã vô tình biến con trở thành công cụ để nhào nặn theo ý người lớn. Làm cho trẻ mất đi vui thú trong cuộc sống, khiến trẻ bị mắc hội chứng rối loạn tâm lý, nặng hơn đó là trầm cảm", bác sĩ Quách Thúy Minh nói.

Học không còn vì yêu thích, đam mê

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Sáu, Trưởng khoa Khám bệnh - Cận Lâm sàng, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương đã tiếp xúc với rất nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ học không phải vì yêu thích, đam mê mà là vì yêu cầu của cha mẹ. Ví dụ như trường hợp của cậu học sinh N.T. Khi bố mẹ muốn quan tâm bằng cách đưa đón con đi học vì sợ con học nhiều mệt mỏi thì con cho rằng bố mẹ đang giám sát, không tin tưởng…

Sau khi tâm sự với N.T thì bác sĩ nhận thấy mọi sự mệt mỏi buồn phiền trong em không phải tới từ áp lực học nhiều mà nó xuất phát từ chính bố mẹ. Bố mẹ đã kỳ vọng ở N.T quá lớn và tự vẽ ra con đường đi cho N.T. Khi N.T không đi đúng hướng hoặc có phản kháng thì bố mẹ cho rằng em không nghe lời.

"Nhiều bố mẹ cứ áp đặt cho con thành người tài giỏi mà không quan tâm tới khát khao và ước mơ của trẻ. Điều này khiến cho trẻ dễ nổi nóng và mất kiểm soát, thậm chí trầm cảm", bác sĩ Sáu nói.

Bác sĩ Quách Thúy Minh cho biết: "Rối loạn tâm thần ở trẻ nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra bệnh trầm cảm, thất vọng, sinh ra ý định tự tử. Triệu chứng khởi phát của bệnh ở trẻ nhỏ thường là tim đập nhanh, lo âu, khó thở, đau đầu, mất ngủ nhưng không tìm ra bệnh lý".

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân, khi trẻ bị áp lực học tập có những dấu hiệu lo âu, khó ngủ hoặc không ngủ được thường xuyên thì dứt khoát phải đi khám chuyên khoa tâm thần. Vì mất ngủ thường xuyên là triệu chứng của rất nhiều bệnh nguy hiểm.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét