Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc sở GD&ĐT TP.HCM trong cuộc họp ngày 29/8
Nhiều ý kiến trái chiều
Ông Sơn cho biết, trước đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có Thông tư 17 về quản lý dạy thêm, học thêm, trong khi đó chính UBND TP cũng có quyết định 21, và trong cả hai văn bản này đều không cấm dạy thêm, học thêm.
Cũng theo ông Sơn, trước khi quyết định cấm dạy thêm, học thêm UBND TP.HCM đã có văn bản đề nghị Bộ GD&ĐT sửa Thông tư 17, tuy nhiên Bộ đã trả lời rằng sẽ không điều chỉnh trên phạm vi cả nước được mà tuy theo quyền hạn, trách nhiệm của UBND TP mà quyết định chuyện này.
Chính vì vậy khi UBND TP có công văn yêu cầu chấm dứt dạy thêm học thêm trong nhà trường thì Sở đã thực hiện triển khai nghiêm túc.
"Với trách nhiệm là Giám đốc sở, tôi đã chỉ đạo các trường chấm dứt ngay, không được tổ chức bất cứ hoạt động giảng dạy nào ngoài chuyện dạy chính khóa và phụ đạo cho học sinh yếu hay bồi dưỡng cho học sinh khá theo kế hoạch" – ông Sơn cho hay.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Sơn cho rằng dạy thêm học thêm trong nhà trường có nghĩa là tất cả những gì ngoài tiết dạy chính khóa theo quy định của Bộ GD&ĐT.
"Trong nhà trường, nhiều năm qua việc phân bổ thời lượng tiết so với chương trình học không đáp ứng đủ bài tập và thực hành cho các em; đồng thời khi vào các trường đại học thì Bộ ra đề, mà mức độ phân hóa của đề ngày càng cao, chính vì vậy phải tăng cường các tiết học và từ đó nảy sinh những bức xúc như "phải ở lại học đến 9h" tối, hay "một số giáo viên tổ chức dạy kèm và lôi kéo học sinh" – ông Sơn nói và nhận định đây "chỉ là số ít".
Tuy nhiên ông Sơn cũng cho rằng từ nhiều năm qua các nhà trường quản lý được việc dạy thêm nên khi TP ra quyết định trên thì ý kiến của một số cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh cũng tỏ ra không đồng tình.
Trong khi giáo viên thắc mắc về không được tổ chức dạy kèm mà chỉ được tham gia dạy ở các trung tâm bên ngoài, thì phụ huynh cho biết không yên tâm khi gửi con em bên ngoài nhà trường, và một phần còn vì học phí ở những trung tâm bên ngoài sẽ cao hơn nhiều lần so với khi nhà trưởng tổ chức.
Trước những ý kiến trái chiều về vấn đề này, ông Sơn cho biết gần đây Ban Văn hóa xã hội của HĐND đã tổ chức các đoàn đi khảo sát để nắm bắt dư luận và báo cáo lại Thành ủy.
"Bản thân tôi đã làm việc với Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban tuyên giáo cho biết cũng sẽ đi khảo sát để nắm tình hình và báo cáo lại Thường trực Thành ủy. Ngoài ra Sở cũng sẽ tổng hợp lại để báo cáo thường trực Ủy ban" – ông Sơn nói nhưng thêm một lần cho biết "trước mắt sẽ chấp hành nghiêm chỉ đạo của TP".
Chuẩn bị có sách giáo khoa riêng, tự công nhận tốt nghiệp
Đề cập đến việc chuẩn bị cho năm học mới, ông Sơn khẳng định đến nay những điều kiện về phòng học, nâng cấp trang thiết bị và tuyển sinh các lớp đầu cấp, tuyển dụng giáo viên đã thực hiện đầy đủ và sẵn sàng cho năm học 2016 – 2017.
Ngoài ra vị Giám đốc Sở còn cho biết, trên cơ sở kết luận giữa Chủ tịch UBND TP và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Sở đã trình UBND TP một đề cương tổng thể xây dựng và phát triển giáo dục – đào tạo đến 2020, tầm nhìn 2030.
"Tổng thể đề án mang tính chất dài hơi, tuy nhiên có nhiều việc cụ thể, có nhiều nội dung tháo gỡ các cơ chế để có thể phát triển theo đặc thù của TP. HCM" – ông Sơn thông tin.
Liên quan đến đề án này, theo ông Sở đã phải tách riêng phần đề nghị cho TP được công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2016 – 2017 ra khỏi đề án, vì nếu để chung sẽ rất chậm được triển khai.
Thêm một vấn đề được ông Sơn nhắc đến là xây dựng bộ sách giáo khoa riêng cho TP theo hướng giảm tải và chỉ có 8 bộ môn.
"Việc này sẽ phù hợp với học sinh để các em phát huy kỹ năng ứng dụng, thực hành. Nếu có khung chương trình chính thức mà Bộ phê duyệt thì năm 2018 sẽ bắt đầu có sách giáo khoa của các lớp đầu cấp" – ông Sơn dự báo.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét