Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Tiếp chuyện về clip học sinh đọc thơ bằng ô vuông, tam giác: "Bức xúc quá phải nói"

Những ngày qua, dân mạng liên tục chia sẻ các clip học sinh tập đọc với phương pháp mới qua các hình khối mà không đánh vần chữ. Nhiều người chỉ trích và hoang mang trước phương pháp này, nhưng lại có quan điểm bảo vệ và làm sáng tỏ vấn đề.

Trên mạng xã hội những ngày qua, nhiều người bức xúc chia sẻ các clip học sinh tập đọc với phương pháp mới, đọc qua các hình tam giác, ô vuông mà không đánh vần chữ.

Trang sách in sẵn hai dòng ô vuông, trên 6 ô dưới 8 ô có màu sắc khác nhau. Các em học sinh được chỉ thứ tự từng ô vuông và đọc vanh vách hai câu thơ trên mà không nhận diện được từng chữ.

Ngay sau khi những clip này được chia sẻ, cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt về clip trẻ chỉ đọc được ô vuông, tam giác, hình tròn nhưng không đọc được chữ viết.

Phần lớn là bình luận tiêu cực cho rằng phương pháp học này phản khoa học, khó hiểu, học vẹt. Thậm chí, nhiều người còn bức xúc cho rằng phương pháp học có vấn đề, tạo nên một làn sóng dư luận bức xúc, không ngừng chửi rủa, phê phán.

Tiếp chuyện về clip học sinh đọc thơ bằng ô vuông, tam giác: Bức xúc quá phải nói - Ảnh 1.

Nhiều người không bỏ thời gian tìm hiểu phương pháp như thế nào, chỉ tự động chửi, bày tỏ sự bức xúc. (Ảnh chụp màn hình)

Câu chuyện bị đưa đẩy ngày càng xa và cứ thêm vài ngày, lại có những diễn biến mới. Trước thực tế này, Hot Facebooker Trần Chí Hiếu (Hiếu Orion) đã lên tiếng giữa làn sóng tranh cãi mạnh mẽ về phương pháp đánh vần gây chú ý.

Hiếu Orion chia sẻ lý do anh quyết định góp tiếng nói giữa tâm bão dư luận và những lời chỉ trích về phương pháp này: "Tôi thấy trên Facebook một số bạn bè tôi yêu quý chia sẻ và nói giọng mỉa mai về cái này... Tôi không trách các bạn đang chê bai - vì chính tôi 7 ngày trước cũng đã từng vậy, và tôi cam đoan rằng những người đang chê chưa thực sự tìm hiểu nghiêm túc và rõ ràng về vấn đề này.

Tôi đã mất vài chục tiếng đồng hồ để tìm kiếm thông tin, hỏi bạn bè (nhất là những người đã từng học). Và vì sự tôn trọng với mọi người, vì sự ân hận đã từng mỉa mai như các bạn nên tôi buộc phải chia sẻ".

Tiếp chuyện về clip học sinh đọc thơ bằng ô vuông, tam giác: Bức xúc quá phải nói - Ảnh 2.

Hiếu Orion chia sẻ, cộng đồng mạng không nên ùa vào chửi phương pháp dạy đánh vần của GS Hồ Ngọc Đại khi chưa hiểu rõ ràng

Theo đó, anh khuyên mọi người hãy nhận định thật tỉnh táo, nhìn nhận tổng quan và một số phân tích mà anh đưa ra như sau:

"Phần đọc hình chỉ là bài học đầu tiên của học sinh lớp 1. Lúc này các con hoàn toàn chưa biết chữ nên dù có dạy theo phương pháp cũ, các con cũng chưa biết đọc. Mục đích của phương pháp hình là để các con nhận biết âm: mỗi chữ tương ứng với một âm (khác với tiếng Anh, một chữ có thể một hay nhiều âm). Sau bài học về âm, các con được học chữ như bình thường...

Tiếp chuyện về clip học sinh đọc thơ bằng ô vuông, tam giác: Bức xúc quá phải nói - Ảnh 3.
Tiếp chuyện về clip học sinh đọc thơ bằng ô vuông, tam giác: Bức xúc quá phải nói - Ảnh 4.

Phương pháp này được cho là đã đưa vào ứng dụng thực tế từ năm 1987

Có mấy điều cần ghi nhớ trong cuộc tranh luận này:

1. Sách này (hình như) được áp dụng từ năm 1987 với hình thức thí điểm. Tức là không ít học sinh 31 năm qua đã được học bằng sách này và họ vẫn nói/viết/đọc tiếng Việt bình thường. Và trong đó rất nhiều người văn minh và thành đạt.

2. Những bạn đang chửi chỉ là cách nhận thức đánh vần - cách đánh vần khác so với cách dạy cũ. Tuy nhiên kết quả đọc từ cuối cùng không khác. Bạn không phải sợ rằng Tiếng Việt sẽ bị ảnh hưởng.

3. Vấn đề này không hề liên quan tới vụ cải cách ngôn ngữ của GS Bùi Hiền nên các video đọc tiếng Việt theo kiểu mới là hoàn toàn sai...

4. Đừng sợ thay đổi: cái này chỉ là một phương thức giúp cho con cái bạn. Và nếu cái gì cứ mới mà bị đánh hội đồng thì chúng ta sẽ không tiến bộ".

Tiếp chuyện về clip học sinh đọc thơ bằng ô vuông, tam giác: Bức xúc quá phải nói - Ảnh 5.

Anh Hiếu đã đưa ra quan điểm tích cực, nhận được sự tán thành lớn của mọi người

Chia sẻ của Hiếu Orion nhận được hơn 10 nghìn lượt thích cùng hàng nghìn lượt tranh luận. Đa phần bày tỏ sự tán hành và chia sẻ họ đã thay đổi quan điểm sau khi đọc bài viết. 

Như vậy, các ô vuông, hình tròn… là để học sinh nhận biết tiếng, chứ không phải nhận mặt chữ. Trẻ con chưa có hình dung về các khái niệm từ - tiếng - âm - từ đơn - từ ghép, nên dạy theo hình học là phương pháp để trẻ em tiếp thu nhanh và dễ dàng nhất.

Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại không dạy đánh vần theo phương pháp hiện hành - dạy theo ký hiệu, mà dạy bằng con đường khoa học mà nhà ngữ âm học đã đưa ra: Học sinh sẽ tự khám phá quy luật đánh vần bằng sự hướng dẫn của thầy cô, dựa vào âm và tiếng.

Phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại giúp trẻ em phân tích âm: mỗi âm, tiếng là một vật thật, được minh họa bằng hình khối.

Hình ảnh Tiếp chuyện về clip học sinh đọc thơ bằng ô vuông, tam giác: Bức xúc quá phải nói số 6

Tiếp chuyện về clip học sinh đọc thơ bằng ô vuông, tam giác: Bức xúc quá phải nói - Ảnh 7.

Các ô vuông, hình tròn… là để học sinh nhận biết tiếng, chứ không phải nhận mặt chữ. Và trong tiếng Anh, phương pháp này được áp dụng phổ biến

Chị Phạm Duyên là một giáo viên dạy tiếng Việt chia sẻ bài viết ủng hộ phương pháp học của GS Hồ Ngọc Đại.

Chị cho biết cách dạy trên đã được áp dụng qua rất nhiều năm ở các trường thực nghiệm, đem lại kết quả và đã được các nhà chuyên môn kiểm chứng. Sau này, học sinh nắm rất vững quy tắc phát âm, dùng từ, đặt câu trong tiếng Việt, ít bị sai sót.

Facebook Việt Hoà Nguyễn cũng cho hay: "Mẹ tôi là giáo viên cấp I, và bà hoàn toàn ủng hộ phương pháp này. Nghe bà giảng bài cho con gái em năm nay vào lớp 1, tôi thấy rất dễ hiểu.

Chẳng qua chúng ta quen đi theo lối mòn nên không chịu và cứ nghĩ rằng cứ cái mới là sai, là không phù hợp. Bố mẹ còn ko thay đổi cách tư duy, đừng trách con cái rập khuôn, máy móc, lười suy nghĩ...".

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét