1. Đặt câu hỏi
Trong quá trình phát triển, một đứa trẻ thường đưa ra rất nhiều câu hỏi về những điều lạ lẫm xung quanh. Nhiều khi, có thể trẻ sẽ hỏi hàng loạt câu rất khó trả lời hoặc hỏi quá nhiều, khiến phụ huynh thấy phiền phức nhưng đừng bao giờ cấm con đặt ra câu hỏi. Đây là cách giúp trẻ phát triển tư duy cũng như tăng sự liên kết giữa cha mẹ và con cái.
2. Khóc
Trẻ nhỏ sẽ có xu hướng khóc nhiều hơn so với người lớn, đó là điều rất dễ hiểu. Do đó, đừng cấm con khóc hay cảm thấy xấu hổ khi con rơi nước mắt. Dù trong nhiều tình huống, việc khóc lóc của con khiến bậc phụ huynh bực bội nhưng nhưng hãy giải thích cho trẻ hiểu tại sao chúng không nên khóc nhiều và tìm ra gốc rễ vấn đề để giải quyết.
3. Quyền sở hữu
Dù còn nhỏ nhưng trẻ cũng có quyền sở hữu những thứ riêng tư của mình như người lớn vậy. Cha mẹ đừng cảm thấy xấu hổ và cấm trẻ không được thể hiện quyền sở hữu vì đó là điều rất bình thường. Thay vì nói con tham lam, ích kỷ vì không chịu cho bạn mượn chiếc ô tô, tại sao cha mẹ không gợi ý con đưa cho bạn mượn một món đồ chơi khác. Trẻ thường mang trong mình tính sở hữu cao nên phụ huynh hãy từ từ tìm cách để con cởi mở hơn.
4. Từ chối
Việc con không đồng ý với những yêu cầu của cha mẹ vẫn thường xuyên xảy ra và bạn không thể cấm con từ chối mình vì bản thân trẻ vẫn chưa thể nhận thức hết được tính chất đúng, sai của sự việc. Phụ huynh nên cố gắng tìm cách giải thích cho trẻ hiểu được vì sao con nên làm thế này, thế kia mà không nên từ chối.
5. Gây ồn ào
Trẻ nhỏ luôn hiếu động và ồn ào. Hãy để chúng được tự do chơi đùa hay hát hò, như vậy mới đúng tính chất tuổi thơ. Vì thế, cha mẹ đừng quá bực bội khi con đang chơi đùa mà gây ra tiếng ồn. Nếu việc ồn ào của con là sai thì hãy nhắc nhở và giải thích dần dần cho con hiểu chứ không nên cấm đoán.
6. Sợ hãi
Việc một đứa trẻ sợ hãi bác sĩ hay một người họ hàng xa là phản ứng rất bình thường. Đừng hổ thẹn khi con thể hiện sự lo sợ và đừng cấm đoán con thể hiện cảm xúc của bản thân vì đó là điều rất bình thường với trẻ nhỏ.
7. Có bí mật riêng
Khi càng lớn, con sẽ càng cần sự riêng tư. Chắc chắn cha mẹ sẽ muốn biết những gì đang xảy ra với con nhưng hãy chắc chắn đừng xâm phạm và cấm trẻ có những bí mật riêng. Hãy thể hiện sự tin tưởng vào con, tâm sự nhiều hơn để trẻ chủ động chia sẻ những điều riêng tư của bản thân với các bậc phụ huynh.
8. Cảm thấy tức giận
Dù là trẻ em hay người lớn thì không tránh khỏi những lúc có cảm xúc tiêu cực. Và hãy nhớ rằng, con trẻ sẽ khó kiểm soát cảm xúc hơn nên khi chúng thể hiện sự tức giân hoặc một thái độ không đồng tình nào đó, cha mẹ đừng vội cấm cản và cho rằng như thế là xấu. Hãy để trẻ được bộc lộ cảm xúc nhưng đừng thái quá mà hãy trong chừng mực.
9. Mắc sai lầm
Không ai thích gây ra sai lầm và trẻ em cũng vậy. Thật tồi tệ khi bạn cứ mắng con vì chúng mắc lỗi, như vậy sẽ gây tâm lý tiêu cực cho trẻ. Cách tốt nhất là giải thích cho con hiểu điều gì nên và không nên để lần sau không lặp lại lỗi sai đó.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét