Giáo viên lớp Mầm Xanh bạo hành trẻ. (Ảnh cắt từ clip)
Sinh viên khoa Giáo dục mầm non cũng cần phải học luật
Trong buổi tọa đàm về "Bạo hành trẻ mầm non - Vì đâu nên nỗi", TS Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao cho biết, trong thời gian gần đây, nạn bạo hành trẻ mầm non là một vấn đề vô cùng bức xúc của xã hội, và vấn đề phòng chống bạo hành trẻ mầm non là vấn đề cần được quan tâm không chỉ của các cơ quan quản lý mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị đào tạo giáo viên mầm non trong cả nước.
Qua phân tích những nguyên nhân của nạn bạo hành trẻ mầm non, một trong những nguyên nhân cơ bản là người chăm sóc và giáo dục trẻ thiếu kỹ năng nghề và suy thoái đạo đức.
TS Quỳnh Dao tâm sự: "Có những giáo viên coi họ có quyền đánh trẻ, và đánh trẻ là chuyện đương nhiên. Đánh bằng thước, bằng tay. Họ còn hướng dẫn giáo viên khác cách đánh như thế nào, đánh vào lúc nào để đến lúc trẻ được đón không còn dấu vết bầm tím, không để phụ huynh phát hiện ra. Đó chính là sự thiếu kỹ năng nghề và hiểu sai cơ bản về đạo đức nhà giáo khi cho rằng yêu thì phải cho roi cho vọt".
Bà Nguyễn Thị Hương Trung – Giám đốc điều hành Hệ thống giáo dục TESLA cho biết, đối với nhiều phụ huynh, kể cả thầy cô, nhiều khi chúng ta cũng đang "bạo hành" trẻ tuân theo kỷ luật trong gia đình, trong trường lớp hằng ngày mà mình không biết. "Bạo hành" đó xảy ra từ gia đình đến giáo dục hàng ngày; từ gia đình nhỏ đến lớn, từ gia đình có điều kiều kiện đến gia đình không có điều kiện.
"Theo một khảo sát của chúng tôi gần đây, nhiều trẻ khi hỏi có sợ cô không, 48/100 câu hỏi trả lời có. Chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với cô giáo, trẻ em hàng ngày, nhận thấy có nhiều yếu ảnh hưởng đến các giáo viên như: nhận thức của giáo viên đến trẻ; yếu tố giáo dục đến cơ sở; dạy trẻ theo quan điểm truyền thống "thương cho roi cho vọt" hay dạy trẻ theo hướng hiện đại là cho trẻ được lựa chọn; trẻ là trung tâm hay giáo viên và trung tâm; thu nhập giáo viên; yếu tố giám sát, chế tài có nghiêm hay không…", bà Hương Trung nói.
Theo ông Nguyễn Văn Tính, Sở LĐTB&XH TP.HCM, sinh viên học ngành sư phạm mầm non, trước khi trở thành cô giáo, phải được học về Luật Trẻ em, học các điều khoản của Bộ luật Hình sự liên quan đến bạo hành, xâm hại trẻ em... để từ đó, các em có ý thức về công việc sắp tới mình sẽ gắn bó.
Gắn camera chỉ là giải pháp tình thế
Thạc sĩ Phan Thị Thu Hà – Hiệu trưởng trường mầm non Tesla chia sẻ: "Theo thống kê của các chuyên gia, giờ ăn là giờ kinh hoàng nhất của trẻ. Tiếp đến là giờ học và cuối cùng là giờ chơi. Đây là ba khung giờ cô giáo mầm non cũng phải chịu áp lực nhiều nhất". Cô giáo mầm non chịu nhiều áp lực: áp lực từ nhà trường chạy theo thành tích, áp lực từ phụ huynh đòi hỏi con phải tăng cân, "phụ huynh thường hỏi "con tôi có ăn được không?"… khiến cô giáo bị stress và vô tình hình thành những hành vi bạo hành trẻ.
Cô Như Ngọc, một giáo viên mầm non thẳng thắn: "Nếu không yêu trẻ thì đừng làm nghề này". Cô cho biết, khi thành phố lên tiếng yêu cầu gắn camera tại các điểm giữ trẻ, đó là việc làm cần thiết nhưng chưa đủ và không phải là giải pháp tốt nhất. Theo cô giáo Như Ngọc, nếu như giáo viên đã không có tâm, đã muốn đánh trẻ thì không dại gì họ đánh trẻ trước máy quay, họ sẽ tìm những "góc chết", những chỗ khuất để tiếp tục hành hạ trẻ. Bởi vậy, cô giáo mầm non trước hết phải có tâm, phải có tình yêu trẻ chứ không phải trông đợi vào những biện pháp giám sát hay xử lý.
Bên cạnh đó, vấn đề áp lực tâm lý của giáo viên mầm non chưa được quan tâm nhiều, vì thế nhiều giáo viên đề nghị các trường cần mời chuyên gia tâm lý về tư vấn, hướng dẫn cho các cô giáo cách giải tỏa stress cho chính mình cũng như cách nhận biết và hỗ trợ đồng nghiệp khi căng thẳng tâm lý.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét