Hôm nay (5/12), Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung 11 điều của Luật Giáo dục tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung 11 điều của Luật Giáo dục tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 5/12.
Tại hội thảo, bà Lê Thị Kim Dung - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) đề nghị các đại biểu nghiên cứu sâu 11 vấn đề liên quan đến hệ thống giáo dục, chính sách giáo viên, chuẩn giáo viên... trước khi trình Chính phủ.
"Dự thảo Luật Giáo dục đã sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Hệ thống giáo dục được thiết kế theo hướng đơn giản giản hóa cho người học.
Đồng thời, dự thảo Luật cũng chú ý tạo điều kiện cho người học có thể dễ dàng chuyển đổi giữa chương trình, trình độ đào tạo. Đặc biệt hơn nữa là người dân có cơ hội tích lũy kiến thức và học tập suốt đời. Điều đó giúp đảm bảo tính tương thích với các hệ phân loại giáo dục chung của quốc tế và đảm bảo tính so sánh được các trình độ, các loại văn bằng", bà Lê Thị Kim Dung cho biết.
Tại hội thảo đại biểu đến từ tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở làm tốt điều này tạo điều kiện nâng cao được chất lượng giáo dục. Về cơ chế chính sách, việc nâng lương với nhà giáo rất cần thiết. Hiện nay, lương nhà giáo thấp đặc biệt bậc mầm non, tiểu học nên nhiều người không muốn đầu quân cho ngành sư phạm".
Ông Phan Xuân Quyết - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cho rằng: "Tôi rất mong muốn lương nhà giáo được quan tâm và cải thiện hơn so với tình hình hiện nay. Trong dự thảo Luật lần này có đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, cá nhân tôi cảm thấy rất phấn khởi khi lương giáo viên được nâng cao. Tôi tin chắc rằng, nếu thực hiện được điều này thì nhất định ngành sư phạm sẽ thu hút được nhiều nhân tài hơn".
Ông Trần Quang Vượng, đại biểu của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng, chính sách đối với giáo viên cần thay đổi, nâng lương là điều rất cần thiết để giáo viên không bỏ nghề.
Theo thống kê, năm 2017 có tới 26 giáo viên viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục. Trong khi đó, năm 2005 chỉ có 6 giáo viên thôi việc. Con số này cho thấy, nghề sự phạm không còn là sự lựa chọn của nhiều người tài. Tuy rằng có nhiều nguyên nhân nhưng tôi tin trong đó có việc lương với giáo viên hiện nay quá thấp".
Đại biểu của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương cho rằng: "Chúng ta cần thay đổi khái niệm nhà giáo để người quản lý giáo dục cũng được hưởng chế độ chính sách ưu tiên để thi hút người có tầm về làm cán bộ quản lý. Một thực tế nhiều tỉnh gặp phải là mong muốn chuyển giáo viên lên làm chuyên viên cấp sở, phòng nhưng nhiều giáo viên từ chối vì không được hưởng chính sách lương thâm niên nhà giáo".
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét