Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017
Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ, tất cả tài liệu hiện nay sẽ trở thành văn bản cổ
Đó là ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
Vừa qua, PGS.TS. Bùi Hiền đã "gây bão" mạng xã hội với bài viết "Chữ Quốc ngữ và hội nhập quốc tế", trong đó đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31.
Cụ thể, tác giả này đề xuất sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z.
Cùng với đó, sẽ tiến hành thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên. Ví như: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R.
Theo PGS.TS. Bùi Hiền, đề xuất này sẽ giảm được những khó khăn cho người dùng, không gây lẫn lộn và bất cập. Theo đó, bộ chữ cái tiếng Việt chỉ còn 31 ký tự, thay cho 38 ký tự như hiện nay.
Một ví dụ về văn bản dùng chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS.TS. Bùi Hiền. (Ảnh: M.Q)
Liên quan đến vấn đề này, PV Báo điện tử Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
GS. Nguyễn Minh Thuyết cho hay: "Thực ra PGS.TS Bùi Hiền không phải người đầu tiên đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ. Hàng chục năm nay, đã có nhiều đề xuất tương tự.
Gần đây nhất, vào năm 1998, có kiều bào ở Pháp sốt sắng gửi thư cho nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị Nhà nước ta cải tiến chữ quốc ngữ cho hợp lý hơn.
Văn phòng Bác Phạm Văn Đồng có gửi công văn hỏi ý kiến một số cơ quan về đề xuất này. Thay mặt Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi có gửi công văn trả lời, trong đó có câu: "Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì chúng ta sẽ phải đào tạo lại hàng chục triệu lao động; các học giả cũng sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả và sẽ phải đi học lại từ đầu. Đó là chưa kể tất cả các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tất cả các tài liệu khoa học sẽ thành văn bản cổ, chỉ có các nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được".
Thực ra, chữ Quốc ngữ mới được xây dựng gần 400 năm nay và khá hợp lý so với nhiều thứ chữ khác, như chữ Anh hay chữ Pháp.
Việc chữ viết sau một vài trăm năm thực hiện có độ vênh với ngữ âm là chuyện bình thường, vì ngữ âm như cơ thể luôn phát triển, còn chữ viết như cái áo không thể phát triển theo cơ thể, do đó sẽ trở nên chật chội, bất hợp lý ở chỗ này chỗ kia.
Chữ nào cũng sẽ có những điểm vô lý, cho nên muốn xây dựng một thứ chữ hoàn hảo thì rất khó. Bởi lẽ, trước sau gì, cùng với thời gian nó cũng sẽ trở nên bất hợp lý.
Nếu nói về những điểm bất hợp lý thì chữ Anh còn nhiều nhược điểm hơn chữ Quốc ngữ của ta. Thế nhưng người Anh không không sửa. Ta thử hình dung xem, nếu người Anh hay người Mỹ loay hoay sửa chữ Anh cho hợp lý hơn thì chuyện gì sẽ xảy ra: Chắc chắn là hàng tỷ người sẽ phải đi học lại. Theo tôi, những đề xuất về cải tiến chữ Quốc ngữ là không cần thiết, nó sẽ tạo ra nhiều hệ lụy.
Trong đề xuất của mình, PGS.TS Bùi Hiền lý giải: "Nếu cho học sinh chưa biết chữ, chúng ta thử chia 2 lớp học. Một lớp cho học chữ hiện hành, còn một lớp học chữ theo đề xuất của tôi thì tôi tin lớp học chữ hiện hành sẽ học chậm hơn. Tôi đã làm phép tính, nếu viết chữ theo đề xuất của tôi sẽ có thể tiết kiệm thời gian, sức lực cũng như vật tư khoảng 8%. Cũng theo phép tính đó, nếu một đơn vị phát hành sách 1 năm tiêu tốn hết 100 tấn giấy thì với cách viết chữ cải tiến này, một năm có thể tiết kiệm được 8 tấn giấy, thời gian và công sức đánh máy cũng theo đó mà giảm được 8%".
Về nội dung này, GS. Nguyễn Minh Thuyết lập luận: Tôi không biết PGS.TS Bùi Hiền đã thực nghiệm dạy đối chứng 2 thứ chữ ở đâu để rút ra những kết luận này. Nhưng tôi ngờ rằng cả người dạy học, người viết sách, người đánh máy, người biên tập, người đọc sách đều sẽ phải loay hoay, mất thời gian hơn với thứ chữ cải tiến này.
"Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ nếu được chấp nhận sẽ làm cho hàng chục triệu người lao động phải học lại từ đầu, hàng chục triệu tài liệu phải in lại, như vậy thì sẽ tốn giấy mực và thời gian hơn nhiều" - GS. Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Học sinh TP HCM nghỉ Tết Nguyên đán 15-16 ngày
Theo quy định, học sinh nghỉ Tết từ thứ 2, ngày 12-2 nhưng trước đó là thứ 7 và chủ nhật. Vậy nên, những trường dạy 5 ngày/tuần (nghỉ thứ 7), học sinh nghỉ 16 ngày, thời gian từ ngày 10-2 (25 tháng 12 âm lịch) đến hết 25-2-2018 (ngày 10 tháng Giêng).
Những trường dạy cả thứ 7, học sinh phải học hết ngày 10-2 mới nghỉ Tết, tức 15 ngày.
Trước đó, dịp Tết Nguyên đán 2017, học sinh TP HCM cũng được nghỉ 16 ngày.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
VN có gần 13 triệu người khuyết tật ngôn ngữ, giao tiếp
Đó là một trong những con số được bà Nguyễn Thị Quý Sửu, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết tại Hội thảo khoa học quốc gia trị liệu lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp đánh giá và hỗ trợ trong giáo dục hòa nhập do Khoa Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư phạm Hà Nội và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp tổ chức.
Theo bà Sửu, Việt Nam ước tính có khoảng 13 triệu người có rối loạn giao tiếp và nhai nuốt cần đến các dịch vụ hỗ trợ của âm ngữ trị liệu. Đây là một con số cho thấy nhu cầu đáng kể của người khuyết tật về ngôn ngữ và giao tiếp cần được hỗ trợ trực tiếp ngay từ khi con nhỏ. Vì khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng giáo dục cũng như các vấn đề xã hội.
Từ những khó khăn trên, đại diện Bộ Giáo dục - Đào tạo đề xuất các nhà khoa học, chuyên gia ngôn ngữ trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ có chuyên môn về trị liệu và giáo dục hòa nhập về lời nói và ngôn ngữ, xây dựng bộ công cụ được chuẩn hóa, tìm hiểu và áp dụng các hướng can thiệp, trị liệu lời nói..nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho người có rối loạn giao tiếp.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Chóng mặt với số tiền khủng người Mỹ bỏ ra để con vào được ĐH danh giá
Năm 1973, tạp chí Town & Country đưa ra phân tích, gia đình Mỹ phải bỏ ra số tiền khoảng 300.000 USD (khoảng 6.8 tỉ VNĐ) để cho con vào được đại học.
Năm 2017, con số ước chừng khoảng 1.7 triệu USD (trên 38.6 tỉ VNĐ) để 1 đứa trẻ gia nhập 1 trong những trường đại học thuộc khối Ivy League.
Nhà giàu ở Mỹ coi trọng việc giáo dục các hoạt động khác hơn giáo dục học tập chính
Trong đó, những khoản chi nổi bật gồm :
- Mầm non: 4.500 USD (khoảng 102 triệu VNĐ) cho thủ tục nhập học, 80.000 USD (trên 1.8 tỉ VNĐ) cho học phí tại trường mầm non Horace Mann ở New York.
- Tiểu học: 156.400 USD (trên 3.5 tỉ VNĐ) cho trường Francis Parker ở Chicago, 164.990 (trên 3.7 tỉ VNĐ) cho Học viện Milton ở Milton, Massachusetts.
- Trung học: 157.000 USD (trên 3.56 tỉ VNĐ) cho 4 năm học tại trường Trung học Harvard-Westlake ở Los Angeles (California), 104.000 USD (trên 2.36 tỉ VNĐ) cho một giáo viên dạy kèm ngôn ngữ trong 40 tuần mỗi năm.
- Lớp học ngoại khóa: 29.870 USD (trên 670 triệu VNĐ) cho các lớp học âm nhạc và nghệ thuật dành cho trẻ từ 4 tuổi, 56,600 USD cho việc tham gia 1 giải đấu thể thao du lịch.
- Chuẩn bị trước khi vào đại học: 100.000 USD (trên 2.27 tỉ VNĐ) cho việc tư vấn tham gia vào các trường đại học danh giá.
- Chi phí 1 năm "gap year": 55.000 USD (khoảng 1.25 tỉ VNĐ) để trải nghiệm du lịch và văn hóa trước khi vào đại học chính thức.
- Đại học: Chi phí cho 4 năm đại học tại Đại học Yale khoảng 280.000 USD (trên 6.36 tỉ VNĐ).
Phân tích trên cho thấy sự khác biệt rất lớn trong việc tiếp cận giáo dục của gia đình giàu có và gia đình có thu nhập thấp. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở các hoạt động khác được coi trọng hơn chương trình học tập chính.
Thậm chí, trước khi học tiểu học, các bậc phụ huynh giàu có còn đầu tư tiền để con của họ tham gia vào các lớp học làm giàu với mong muốn chúng có xuất phát điểm nhanh hơn với những đứa trẻ khác.
Tất nhiên, sự giàu có không phải là yếu tố duy nhất để quyết định sự thành công của mỗi người. Bên cạnh đó, các trường đại học cũng cố gắng tuyển sinh rộng rãi hơn, khuyến khích sinh viên đến từ nhiều quốc gia, dân tộc và tầng lớp kinh tế khác nhau.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Từng có đề xuất cải tiến “Tiếq Việt” đơn giản hơn đề xuất của ông Bùi Hiền
Đề xuất cải tiến Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền gây tranh cãi
Những ngày qua PGS.TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt đã vấp phải luồng phản đối mạnh mẽ từ dư luận, nhiều người nói ông điên và không ít người cho rằng ông "không có việc gì để làm nên rửng mỡ".
Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - PGS.TS Phạm Văn Tình đặt vấn đề: Điều gì đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của mọi người (nhất là cộng đồng mạng) như vậy? Phải chăng bây giờ mới có ý tưởng thay đổi bộ chữ mang "quốc hồn quốc túy" của dân tộc Việt? Phải chăng ý tưởng cải tiến của PGS.TS Bùi Hiền là "vớ vẩn, vô nghĩa" thậm chí "điên rồ"? Và nếu cải tiến theo cách viết như sự giới thiệu của PGS.TS Bùi Hiền thì tiếng Việt, chữ Việt sẽ đi về đâu?
Theo Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, muốn trả lời mấy câu hỏi này, chúng ta nên đi ngược dòng lịch sử về những lần cải tiến chữ Quốc ngữ.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam
GS Hoàng Phê từng đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Từ khi chữ Quốc ngữ ra đời đến nay, nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu cải tiến chữ Quốc ngữ, làm giản tiện và hợp lí hơn nhằm phát huy tốt nhất vai trò và công năng của nó.
Tuy nhiên, cải tiến chữ viết là công việc không thể tùy tiện. Các nhà ngôn ngữ học phải làm việc cẩn thận và phải có những nguyên tắc hợp lí.
Nổi bật nhất trong các đề xuất của giới ngôn ngữ học thời kì này là bản Dự thảo Phương án cải tiến chữ Quốc ngữ bước đầu (vào năm 1960-1961) của GS Hoàng Phê. Ông đã dựa vào cơ sở phân tích hệ thống ngữ âm tiếng Việt đã được các nhà Việt ngữ học cơ bản chấp nhận.
Bản dự thảo đã đề cập:
Các âm vị tiếng Việt và cách viết các âm vị (gồm âm vị nguyên âm đơn, âm vị phụ âm); Kết cấu âm tiết tiếng Việt và cách viết các âm tiết; Vấn đề thêm vần mới và vấn đề viết liền.
Căn cứ vào những nội dung đó, GS Hoàng Phê thử cụ thể hóa bằng việc viết lại bản Tuyên ngôn Độc lập (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945).
Xin trích hai đoạn mở đầu:
TWIÊN NGÔN DỘC LẬP (do Hồ Chủtịch dọc ngằi 2-9-1945)
Tấtcả mọi người dều sinh ra có cwiền bìnhdẳng. Tạohóa cho họ những cwiền không ai cóthể xâmfạm được; trong những cwiền ấi, có cwiền dược sống, cwiền tựzo và cwiền mưucầu hạnhfúc.
[Nguyên bản: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (do Hồ Chủ tịch đọc ngày 2-9-1945)
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.]
PGS.TS Phạm Văn Tình cho biết, văn bản cải tiến này, chúng ta vẫn đọc và luận ra được. Nhưng dù sao cũng khá xa lạ và gây rắc rối khi làm quen, học và tiếp nhận.
Nếu so sánh với những văn bản thí dụ theo Đề án cải tiến chữ Quốc ngữ mà PGS.TS Bùi Hiền vừa đưa ra thì phương án của GS Hoàng Phê không phức tạp bằng. Nhưng dù đơn giản hơn thì vẫn rất khó để tiếp nhận.
Cải tiến sẽ làm đảo lộn nhiều vấn đề
Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, nếu đem sử dụng đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, sẽ sản xuất ra hàng loạt văn bản mới, những văn bản cũ đương nhiên sẽ biến thành những văn bản cổ. Điều quan trọng là muốn phổ cập, hệ thống giáo dục quốc dân sẽ phải thay thế toàn bộ sách giáo khoa theo cách viết mới. Học sinh sẽ phải học lại toàn bộ bảng chữ cái. Tất cả những ai viết tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ kiểu cũ cũng sẽ phải cập nhật và thay đổi. Rõ ràng, việc làm quen với mã kí hiệu mới này sẽ gặp vô vàn trở ngại.
Ông Phạm Văn Tình cho biết, đề án của PGS.TS Bùi Hiền mới chỉ là những dự kiến bước đầu, chưa thực sự hoàn thiện.
Với ngôn ngữ, chữ viết của cả một cộng đồng (dù lớn hay nhỏ), khi đã định hình thì mọi sự thay đổi đều là chuyện đại sự, sẽ nan giải nhiều bề. Điều quan trọng là phải tính tới tính khả thi.
Phương án cải tiến chữ Quốc ngữ khi đưa ra cần phải cân nhắc tới nhiều nhân tố, nếu không vô hình trung chúng ta tự đưa mình vào một "mê hồn trận", làm đảo lộn nhiều vấn đề liên quan tới chữ viết, ngôn ngữ và văn hóa của cả dân tộc…
Vì sao có tên gọi chữ Quốc ngữ?
Ra đời đã gần 4 thế kỉ (nếu lấy mốc Từ điển Việt – Bồ - La của A. de Rhodes xuất bản năm 1651), chữ Quốc ngữ đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
Đầu tiên chỉ là sản phẩm sáng tạo của các giáo sĩ châu Âu nhằm thực hiện công cụ truyền giáo một cách tốt nhất.
Tên gọi chữ Quốc ngữ - chữ của quốc gia - được dùng lần đầu tiên để chỉ chữ Quốc ngữ (như hiện nay) vào năm 1867 trên tờ Gia Định báo (tờ báo viết bằng chữ Việt mới xuất hiện lần đầu tiên tại Sài Gòn, ngày 15/4/1865).
Chữ Quốc ngữ được dùng trên tờ Gia Định báo
Từ đó, chữ Quốc ngữ càng phát huy ưu thế của mình do đây là lối viết chữ ghi âm (nói thế nào viết thế ấy) dùng hệ chữ Latin để thể hiện. Đó là lối chữ giản tiện, dễ học, dễ đọc, dễ nhớ (trong khi học chữ Hán và đặc biệt là chữ Nôm thì vô cùng nhiêu khê, phiền phức).
Nhưng, do nhiều yếu tố mà chữ Quốc ngữ càng dùng càng bộc lộ một số điều bất hợp lí. Hệ thống âm vị tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 6 phụ âm cuối và 6 thanh điệu (âm vị siêu đoạn tính).
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Cha mẹ đã vô tình kích thích sự tò mò giới tính của bé như thế nào?
Câu chuyện nhỏ sau đây hẳn là rất hữu ích cho những người mẹ, những người luôn lo lắng cho con mình về quá trình phát triển tâm lý và muốn bao bọc bé khỏi những "cạm bẫy" giới tính sau này trong cuộc đời của bé. Những điểm sau đây cha mẹ nên tránh để giúp con có một tuổi thơ hồn nhiên trong sáng đúng với lứa tuổi của bé.
1. Cho con ngủ chung giường
Theo phong tục tập quán quen thuộc của Việt Nam, xuất phát từ việc lười ra khỏi giường vào ban đêm, thích sự tiện lợi khi chăm con sơ sinh, các mẹ đã ngủ chung với con ngay từ ngày đầu tiên trở về từ bệnh viện. Các mẹ cảm thấy có sự chăm sóc, ôm ấp của các mẹ, con sẽ lớn nhanh. Tuy nhiên, không nói đến việc ôm ấp con tại nơi kín gió sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy, việc gần gũi con quá đáng cũng là cách thức truyền vi khuẩn cho con nhanh nhất thì việc ngủ chung cũng tạo điều kiện cho con xem "cảnh nóng" ngay từ khi còn bé xíu.
Các mẹ đã ngủ chung với con đều biết rằng chẳng dễ dàng gì khi cho con ra ngủ riêng. Tâm lý sợ con gặp chuyện, sợ con dậy khóc giữa đêm, cộng với việc cha mẹ cũng thích dính vào con và cả sự phản đối quyết liệt của con sẽ làm cho mọi việc trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng cha mẹ thì phải có sự gần gũi, vì việc ngủ chung này, các con sẽ được chứng kiến nhiều cảnh nóng và diễn ra hàng ngày nên ngấm vào con rất nhanh. Các cha mẹ nghĩ con ngủ say thì không có đâu nhé, ngủ mấy mà khi bị tiếng động cùng với cái giường rung lên ầm ầm thì con sẽ có lúc tỉnh dậy thôi.
Đó là chưa kể việc ngủ chung cũng làm con quen với cảnh cha mẹ hớ hênh quần áo. Khi ngủ mấy ai chắc chắn là mình đứng đắn và lịch sự. Phần cơ thể của bố hoặc mẹ hở ra có thể con nhìn thấy và sẽ vô cùng tò mò, bị kích thích "giác quan" ngay từ khi còn rất nhỏ.
2. Tắm rửa quá kĩ
Các cha mẹ, đặc biệt là các mẹ, vốn rất sợ bẩn, vì thế họ tắm cho con rất kĩ lưỡng. Không hiểu sao các mẹ Việt rất sợ con dính bẩn. Cứ hễ con dính một chút gì đó vào tay chân là vội vã rửa cho sạch. Đó là chưa kể bọn trẻ được (bị) tắm kĩ quá, đặc biệt là ở bộ phận "nhạy cảm", các bé có thể cảm thấy "bị kích thích" trong lúc tắm ngay từ khi còn sơ sinh. Càng lớn, việc này càng rõ nét hơn, và việc nhìn thấy bọn trẻ con tự sờ nắm vào bộ phận "nhạy cảm" của chính mình đến mức mặt mũi đờ đẫn xảy ra với tỉ lệ khá cao (gần 10% trẻ em Việt). Vì thế, các mẹ nên tắm cho con vừa phải thôi, nếu ngày nào cũng tắm thì việc tắm kĩ quá sẽ diệt cả những vi khuẩn có lợi trong bộ phận "nhạy cảm" của con, dễ làm con bị viêm nhiễm. Khi con được 3 tuổi trở lên thì nên cho con tự tắm để con bắt đầu học tự vệ.
3. Thói quen động chạm vào cơ thể con
Việc này, không chỉ cha mẹ mà các bà/bác họ hàng cũng chuyên gia làm thế. Ai cũng nghĩ "đùa tí thôi mà" nhưng không nhận thức rằng họ đã xâm hại và có nhiều hành động kích thích trí tò mò của trẻ em. Hành vi này còn có thể truyền vi khuẩn vào bộ phận "nhạy cảm" của trẻ. Có những người bị bệnh sùi mào gàthì tay chân họ cũng dính vi khuẩn này. Và thực tế đã chứng minh có nhiều em sơ sinh chết vì bệnh này do người lớn đến chơi động chạm vào người các em. Chưa kể việc đó cũng khiến bọn trẻ con không có thói quen tự bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình. Nhiều em khi bị xâm hại còn xấu hổ vì nghĩ mình tồi tệ. Việc này cha mẹ rất cần biết và bảo vệ con ngay từ khi còn nhỏ.
4. Thói quen thay đồ trước mặt con
Với các cha mẹ, việc này đơn giản mà, con do mình sinh ra thì làm gì chẳng được. Không nhé, con là con người độc lập, cần tôn trọng con tối đa. Hãy kín đáo hơn, lịch sự hơn. Nếu không, với con trai đã lớn chừng lớp 3, 4, việc cứ ngắm cơ thể mẹ tự do sẽ làm cho trẻ bị kích thích lên nhiều lần.
5. Cho con chơi với các thiết bị điện tử quá sớm
Các cha mẹ chắc chắn phải đồng ý là các trang web, các hình ảnh khiêu dâm vô tư xuất hiện khắp nơi trên máy tính, điện thoại, trong facebook mặc dù chúng ta không hề làm gì. Những phần tử xấu trên mạng thông tin liên tiếp tìm cách chui lên màn hình của chúng ta vì mục đích kinh doanh. Nếu con chơi với các thiết bị điện tử nhiều, chắc chắn sẽ có lúc con nhìn thấy và chuyện con bị kích thích là đương nhiên thôi. Cha mẹ cũng cần xem xét đến sách vở mà con đọc nữa nhé. Cẩn tắc vô áy náy, có nhiều trang sách cũng bậy bạ lắm đấy.
6. Gán ghép con với bạn khác giới lúc còn nhỏ
Chuyện này không đơn giản đâu. Việc cứ xui con hôn hít bạn khác giới sẽ làm cho con quen với những hành động thể hiện tình cảm nam nữ khi còn quá bé. Chuyện đùa này cũng đã từng để lại hậu quả. Cha mẹ lưu ý nhé.
7. Cho con nghe những câu chuyện người lớn
Thói quen buôn dưa của các mẹ cũng sẽ gây hại cho trẻ đấy nhé. Các con nghe và hiểu chứ không phải trẻ con không biết gì. Vì thế, nếu muốn buôn dưa, các cha mẹ tránh buôn trước mặt con. Nghe lỏm là điều bọn trẻ (cả người lớn nữa) rất thích thú và quan tâm. Trẻ em sẽ khắc ghi lời buôn dưa hơn là những lời giáo huấn đạo đức của bố mẹ hàng ngàn lần.
8. Cuộc sống có quá ít hoạt động
Cha mẹ luôn sợ con mình bẩn, ngã, bị thương… nên càng cố bọc con lại, chăm sóc và cấm con hoạt động. Năng lượng dư thừa, con không biết xả đi đâu cộng với cuộc sống quá nghèo nàn, ít niềm vui sẽ có thể là nguyên nhân con tìm đến việc tự "tìm hiểu" bản thân. Vì vậy, cái con cần là một cuộc sống bận rộn với lịch hoạt động liên tiếp và thú vị. Các cha mẹ cần lưu ý giúp con nhé.
Các cha mẹ lưu ý, có nhiều sự việc khủng khiếp xảy ra như câu chuyện tôi từng nghe từ chính nạn nhân là một bạn trai sinh hoạt tình dục từ năm 7 tuổi, một cậu bé lên 9 bị xâm hại, một vài trường hợp chết vì vi khuẩn lạ có lẽ cũng khiến chúng ta phải xem lại cách hành xử của chính chúng ta. Có thể nói, sự vô tình và thiếu hiểu biết của cha mẹ cũng như những người xung quanh có thể gây hại lớn cho trẻ em. Các cha mẹ cố gắng đọc sách tìm hiểu nhiều để tránh cho trẻ những vấn đề kinh khủng này nhé.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017
Bộ Giáo dục lên tiếng về "đề xuất đổi mới Tiếq Việt" của PGS.TS.Bùi Hiền
Đề xuất cải tiến Tiếng Việt của PGS.TS.Bùi Hiền gây tranh cãi
Những ngày qua PGS. TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận, nhiều người nói ông điên và không ít người cho rằng ông "không có việc gì để làm nên rửng mỡ".
Xung quanh vấn đề này, ngày 30/11, Bộ GD-ĐT đã lên tiếng về đề xuất này của PGS.TS. Bùi Hiền.
Bộ GD-ĐT cho biết, ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền về cải tiến chữ Quốc ngữ là đề xuất trong một hội thảo khoa học của ngành Ngôn ngữ học. Bộ GD-ĐT trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học.
Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.
"Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay", Bộ GD-ĐT cho hay.
PGS.TS.Phạm Văn Tình, Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam bày tỏ: "Tôi rất ngạc nhiên vì dư luận đã phản ứng mạnh mẽ với đề xuất này trong khi giới ngôn ngữ học rất bình tâm".
PGS. Phạm Văn Tình cho rằng, dư luận đang quá đà, nên tôn trọng tác giả - vốn là một nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết.
"Dư luận cứ bình tĩnh, đừng phê phán nặng nề, ném đá PGS Bùi Hiền. Chúng ta không nên vì thấy lạ mà vội vã phản bác vì không cần thiết phải như thế", Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nói.
Ông Tình cho biết, chính ông đã đọc bài nghiên cứu về đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS. Bùi Hiền tại một hội thảo tổ chức hồi tháng 9/2017. Ông cũng biên tập và đồng ý cho in bài tham luận vì tôn trọng ý kiến cá nhân của nhà khoa học.
"Ta hãy khoan bàn tới tính đúng sai của vấn đề mà nên trân trọng thái độ lao động nghiêm túc đó. Ông Bùi Hiền có luận cứ riêng của ông, chúng ta nên ghi nhận tinh thần, thái độ của ông đối với tiếng Việt", ông Tình chia sẻ.
Trước đó, tại Hội thảo "Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển" (do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường ĐH Quy Nhơn tổ chức) từ tháng 9/2017, PGS.TS.Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) đề xuất cải tiến tiếng Việt.
PGS.TS. Bùi Hiền cho rằng, trải qua gần một thế kỷ đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư... hơn
Theo đó, cách viết tiếng Việt sẽ giống với ngôn ngữ thông thường, không còn các chữ ghép ch-tr-nh… Như vậy "giáo dục" phải viết là "záo zụk", "nhà nước" là "n'à nướk", "ngôn ngữ" là "qôn qữ"...
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Tăng doanh thu nhờ ứng dụng tiếp thị liên kết mô hình 4.0
Cơ hội giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhanh chóng nhờ biết cách ứng dụng hiệu quả tiếp thị liên kết 4.0 vào mô hình kinh doanh.
Thương trường càng khắc nghiệt, chi phí marketing ngày càng đắt đỏ. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và tăng doanh số, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ với ngân sách hạn chế. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp có thể tìm kiếm được khách hàng mà không quá phụ thuộc vào các kênh quảng cáo? Giải pháp đó là ứng dụng tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing).
Thay vì đổ tiền vào quảng cáo mà có thể bị lỗ, doanh nghiệp có thể chia sẻ một phần lợi nhuận cho mình cho mỗi đơn hàng thành công.
Tiếp thị liên kết là gì?
Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là hình thức tiếp thị trong đó người có sản phẩm (vendor) sẽ liên kết (hợp tác) với các đối tác và cá nhân có cùng tập khách hàng với mình. Các đối tác (affiliate) sẽ quảng bá sản phẩm của vendor tới tập khách hàng của mình và hưởng hoa hồng trên mỗi đơn hàng thành công.
Với những người không có sản phẩm, hình thức này còn được gọi là kiếm tiền online. Với các doanh nghiệp thì đây là hình thức bán chéo sản phẩm cho nhau hoàn toàn tự động.
Chỉ vài năm trước, affiliate marketing vẫn là lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên với tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong những năm gần đây khiến xu hướng ứng dụng tiếp thị liên kết bùng nổ nhanh chóng.
Vì sao gọi là affiliate 4.0?
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mọi thứ đều được kết nối. Và không chỉ dừng lại ở việc kết nối, nó còn giúp tạo ra tương tác, trao giá trị, tự động hoá, và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đó. Tiếp thị liên kết cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh online đều có ít nhất một hệ thống. Các hệ thống không đứng độc lập mà được kết nối với các hệ thống khác, chia sẻ người dùng cho nhau, doanh thu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ tiếp thị liên kết theo mô hình 4.0 sẽ mang đến bước đột phá về doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Ứng dụng tiếp thị liên kết có thực sự dễ dàng?
Các doanh nghiệp luôn muốn mở rộng việc liên kết với nhiều khách hàng hơn để bán được càng nhiều sản phẩm/dịch vụ và tạo thêm doanh thu tối đa cho mình. Nhưng chi phí để thực hiện điều đó thông qua quảng cáo là rất lớn! Vậy nên lựa chọn ứng dụng tiếp thị liên kết 4.0 là hướng đi thông minh tại thời điểm này.
Khi xây dựng một mạng lưới affiliate marketing hoàn chỉnh, bạn có thể tận dụng chính những người kiếm tiền qua affiliate đó để mở rộng tập khách hàng của mình và tiết kiệm nhiều chi phí cho nhân sự và các hoạt động khác.
Tuy nhiên, mạng lưới này càng phát triển thì hoạt động kiểm soát, quản lý càng khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp cần biết cách ứng dụng Affiliate thông minh. Doanh nghiệp cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ mọi khâu trong mạng lưới affiliate: thiết lập chính sách hoa hồng, quyền lợi affiliate đến việc thanh toán các khoản tiền hoa hồng cho đại lý, cộng tác viên, đối tác ,…
Vậy nên điều quan trọng nhất là người dẫn dắt và những người trực tiếp hành động phải hiểu rõ từng bước xây dựng và nâng cấp cho mạng lưới tiếp thị liên kết của doanh nghiệp phù hợp với thị trường mới có thể thành công.
Để giúp các doanh nghiệp và các cá nhân đang kinh doanh online hiểu rõ hơn về mô hình affiliate 4.0, cũng như biết cách triển khai ngay vào hoạt động kinh doanh của mình, học viện Unica cùng công ty ONNET tổ chức sự kiện:
AFFILIATE SUMMIT 2017
Tăng thu nhập với tiếp thị liên kết 4.0
TP.HCM ngày 13 và 14/12/2017
Chi tiết xem tại:http://ift.tt/2j3UbSs
Đây là sự kiện đầu tiên về Affiliate với quy mô lớn có sự góp mặt của hơn 30 chuyên gia về Affiliate & Digital Marketing và 2.000 Marketers trên cả nước, 40 gian hàng các sàn TMĐT, Affiliate Networks, Ads Network, Publisher,.... Tất cả sẽ cùng ngồi lại để chia sẻ về chủ đề "Tăng thu nhập với Affiliate 4.0".
Cơ hội để gặp gỡ & trao đổi với các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực internet marketing.
Đặc biệt dành cho các doanh nghiệp và cá nhân đang kinh doanh online
Đăng ký nhận vé EARLYBIRD tại:
(Nhập coupon: UNICA để được ưu đãi 10%)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Đề xuất viết 'giáo dục' là 'záo zụk’: Thứ chữ mới quá phức tạp
Bài viết của PGS.TS. Bùi Hiền được in trong cuốn sách "Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển (tập 1) dày hơn 2.000 chữ được nhà xuất bản Dân trí phát hành.
Cụ thể, tác giả này đề xuất sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z.
Cùng với đó, sẽ tiến hành thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên. Ví như: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R.
Theo PGS.TS. Bùi Hiền, đề xuất này sẽ giảm được những khó khăn cho người dùng, không gây lẫn lộn và bất cập. Theo đó, bộ chữ cái tiếng Việt chỉ còn 31 ký tự, thay cho 38 ký tự như hiện nay.
Một ví dụ về văn bản dùng chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS.TS. Bùi Hiền. (Ảnh: M.Q)
Liên quan đến vấn đề đang gây tranh cãi, TS. Phạm Việt Long – Chủ tịch HĐQT NXB Dân Trí, đơn vị phát hành cuốn sách có tác phẩm của PGS.TS Bùi Hiền cho hay: "Cuốn sách do NXB Dân Trí phát hành chỉ lưu lại các bản tham luận của một cuộc Hội thảo, không phải là một cuốn sách riêng về công trình của PGS.TS Bùi Hiền . Trong đó, tác phẩm "Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế" đang gây tranh cãi của của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là một trong hàng chục bản tham luận khác trong cuốn sách này.
Nói thật, tôi không tán thành đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền vì tôi thấy nó rất phức tạp. Nó khiến tôi không còn nhận ra chữ Việt – thứ chữ tinh hoa và trong sáng nữa.
Như nhiều người từng nói, nếu chúng ta sử dụng chữ theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền thì những tư liệu quý giá của chúng ta hiện nay sẽ thành một thứ "ngoại ngữ" mới. Nếu ai muốn tìm hiểu lại phải học hoặc có thêm người dịch. Nó cũng giống như dịch chữ Nôm ra quốc ngữ hiện nay. Như vậy chẳng phải quá phức tạp?
Mấy ngày nay, nhiều người lên án, chỉ trích thậm chí dùng những từ rất khó nghe để nói PGS.TS Bùi Hiền. Tôi chỉ muốn nói rằng, nghiên cứu, sáng tạo là quyền tự do của mỗi người và điều đó rất đáng trân trọng.
Bản thân tôi rất quý tinh thần PGS.TS Bùi Hiền, năm nay 83 tuổi nhưng ông vẫn đau đáu với ngôn ngữ dân tộc mà không đòi hỏi bất cứ một điều gì. Dù là những công trình nghiên cứu chưa thành công nhưng chắc chắn nó vẫn có những giá trị nhất định".
PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy - học phổ thông (người đưa ra đề xuất cải tiến ngôn ngữ)
Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí &Tuyên truyền cho hay: "Làm khoa học, tôi rất hoan nghênh những người có ý tưởng. Đề xuất của của PGS.TS Bùi Hiền không vì mục đích cá nhân mà ông vẫn đau đáu về ngôn ngữ dân tộc. 83 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài với công trình của mình, chúng ta cũng cần hoàn nghênh và trân trọng điều đó.
Đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền tôi cho rằng không nên bàn ở cách tiếp cận đúng – sai mà nên xem xét ở góc độ nên – không nên.
Cảm quan tôi thấy chữ mới không thể đẹp bằng chữ hiện tại. Có thể việc thay đổi chữ mới sẽ tiết kiệm được khoảng 8% chi phí in ấn thế nhưng nó cũng chưa là gì so với nhiều vấn đề khác. Làm sao để khi viết chữ, người ta ngoài viết chính xác mà còn phải cảm thụ được cái đẹp, thả tâm hồn mình vào với từng con chữ đó mới là điều quan trọng".
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Trường công không đủ chỗ, trường tư không đủ tiền
Sự việc bạo hành trẻ tại cơ sở mầm non Mầm Xanh (quận 12, TP.HCM) một lần nữa làm dấy lên bài toán thiếu trường lớp ở những địa bàn đông dân nhập cư sinh sống.
Có chỗ gửi con là may rồi
Cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bị đóng cửa đã khép lại chuỗi ngày bị hành hạ đẫm nước mắt của 36 đứa trẻ đang được nuôi dạy ở đây. Đây không phải là cơ sở nhỏ hay quá nghèo nàn nhưng vì chi phí vừa phải, thuận tiện đi lại là những yếu tố khiến nhiều phụ huynh là công nhân lao động gửi con nơi đây suốt mấy năm qua. Vì thế khi lớp bị đóng cửa, câu chuyện tìm chỗ gửi con đi học của họ càng khiến ai cũng phải tâm tư.
Anh Hoàng Ngọc Long (quê Bình Thuận), gửi con tại đây, cho biết khi hay tin các bảo mẫu hành hạ trẻ, vợ chồng anh hốt hoảng. Phần vì không dám tin con mình bị hành hạ như thế, phần vì lo bài toán gửi con ở đâu. Hai vợ chồng anh làm công nhân nhiều năm hiện vẫn chỉ thuê nhà trọ ở, không có hộ khẩu hay tạm trú nên cơ hội để gửi con vào trường công lập là rất khó.
Chuyện gửi con của anh Trương Quang Lục, trọ tại KCN Tân Bình (quận Tân Bình), cũng tương tự. Anh kể đứa con trai gần hai tuổi, đứa lớn năm tuổi đều đang gửi ở lớp tư thục gần nhà, chi phí rẻ hơn các trường tư lớn.
Phần lớn phụ huynh của các bé ở cơ sở mầm non Mầm Xanh đều là công nhân khó khăn. Khi hay tin con bị bạo hành khiến họ không khỏi đau lòng nhưng cũng lại thêm nỗi lo về chỗ gửi con đi học trong thời gian tới. Ảnh: Phong Điền
"Dù đi làm nhưng tâm trí tôi lúc nào cũng lo lắng không biết con ăn uống, nghỉ ngơi ra sao ở trường. Vì vậy, để yên tâm tôi gửi bé nhỏ vào học cùng trường với chị lớn (năm tuổi). Ngày nào tôi cũng dặn cháu thỉnh thoảng chạy xuống xem em thế nào rồi về nói với bố. Năm sau chị lên lớp 1. Tôi chưa biết tính sao đây!" - anh Lục than thở.Vừa tan ca làm việc buổi chiều tại một công ty may trong KCX Linh Trung 1 (quận Thủ Đức), chị Võ Thị Mỹ Liên đã tất tả chạy đi đón con đang được gửi tại một nhà trẻ gần đó. Chị Liên cho biết hai vợ chồng đều làm trong KCX. Khi con trai chị được 17 tháng, chị quyết định gửi con tại một lớp nhà trẻ cách nhà trọ chừng hơn 500 m để đi làm.
Theo chị Liên, một tháng chi phí gửi con khoảng 1.150.000 đồng, chưa tính tiền gửi thêm thứ Bảy và một số buổi chiều tối khi anh chị chưa kịp đi làm về. "Trước đó, mình mất mấy ngày để đi tìm nhà trẻ gửi con. Trường của Nhà nước thì xa quá. Trường tư gần nhưng mỗi tháng tốn hơn 3 triệu đồng, gần bằng lương chưa tăng ca của mình rồi. Đành gửi con vào lớp nhỏ gần nhà, chờ đến khi con được 4-5 tuổi thì tính sau. Dù không biết ở đó con ăn uống, vui chơi thế nào nhưng có chỗ gửi con để đi làm là may lắm rồi" - chị Liên nói.
Mong thêm trường cho công nhân
Những câu chuyện này cũng là nỗi lòng chung của nhiều công nhân lao động ở các địa bàn có KCN-KCX của TP.HCM.
Những năm qua, TP đã có nhiều đầu tư về trường lớp, ưu tiên dành đất xây trường ở những nơi đông dân nhập cư, công nhân lao động. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế thì số trường lớp có được không đáng kể, đa phần họ đành phải gửi con ở các cơ sở bên ngoài hoặc tự nuôi dạy ở nhà.
Câu chuyện của chị My Hiếu (làm công nhân ở KCX Tân Thuận, quận 7) kể lại hành trình xin cho con vào Trường Mầm non Tân Thuận nằm ngay trong KCX mà xót xa. Đây là trường công duy nhất nằm trong KCX, lại xây dựng khang trang nên công nhân nào cũng mong ngày con được vào đó học. Tuy nhiên, chỉ có năm đầu (cách đây hai năm) trường tuyển sinh gần 500 trẻ cho tất cả lớp. Lúc đó lớp nhà trẻ chỉ nhận vài chục bé nên chị không gửi con được.
Năm rồi chị lại chờ đến ngày tuyển sinh, dù thời gian làm và nộp hồ sơ khá dài nhưng chỉ trong vài ngày là hết chỗ. Chị xin công ty nghỉ làm một bữa, tất bật lo giấy tờ, hồ sơ cho con nhưng đến trường lại thiếu giấy xác nhận phụ huynh làm ở trong KCX. Chị chạy về bổ sung ngay nhưng khi quay lại thì trường đã đủ chỗ, không nhận hồ sơ nữa.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP.HCM, cho biết qua những sự việc đau lòng như ở cơ sở Mầm Xanh (quận 12), TP càng phải sớm triển khai và ưu tiên dành quỹ đất để xây trường mầm non ở những địa bàn đông dân lao động. HĐND TP đang làm tờ trình để trong kỳ họp ngày 4-12 sẽ trình TP xây 6.000 phòng cho cấp học mầm non. "Mình đứng khóc tại trường luôn, tay chân rụng rời vì bao nhiêu hy vọng như tắt mất. Sau đó, mình đành nhờ bà ngoại lên chăm cháu một thời gian rồi đi tìm chỗ gửi con bên ngoài, chỉ là nhà trẻ gia đình nhỏ. Mỗi ngày sau ca làm việc đón con về nhà, nhìn thấy con vẫn an toàn thì mới hết phập phồng lo sợ" - chị Hiếu nói.
Quận Thủ Đức vừa rồi khánh thành được hai trường mầm non dành cho con em của công nhân ở hai KCX Linh Trung 1 và Linh Trung 2 cũng khiến nhiều công nhân vui mừng, an tâm có chỗ gửi con đàng hoàng. Thế nhưng tổng số trẻ được nhận ở hai trường này cũng chỉ trên dưới 1.000 trẻ, quá thấp so với nhu cầu thực tế với hàng chục ngàn công nhân. Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Thủ Đức, cho biết vì số trẻ nhận cũng hạn chế nên phòng phải phối hợp với công đoàn hai KCX Linh Trung 1 và 2 để phát hồ sơ đến tận tay người lao động và chỉ nhận trẻ của những người có khó khăn về chỗ gửi con.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM, hiện trên địa bàn TP.HCM số trường tư thục và nhóm lớp độc lập tư thục chiếm tỉ lệ hơn 55%. Trong đó nhiều quận, huyện đông dân nhập cư, số trường và nhóm, lớp tư chiếm gần như đa số. Hiện TP có 1.100 trường mầm non, trong đó ngoài công lập là 650 trường. Theo kế hoạch, đến năm 2020 TP sẽ có 22 dự án đầu tư xây dựng trường mầm non nằm trong hoặc liền kề các KCN-KCX, hiện đã có 14 dự án được hoàn thành, đáp ứng cho khoảng 5.000 trẻ. |
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Trẻ em Nhật được nuôi dạy đặc biệt bậc nhất thế giới như thế nào?
1. Chế độ ăn khi mang thai
Ở nhiều quốc gia, bà bầu thường phải kiêng 1 số loại thực phẩm cũng như đồ uống nhất định vì bị cho là ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, các bác sĩ ở Nhật Bản không hề đưa ra bất cứ quy định gì về việc này. Bà bầu không cần kiêng tuyệt đối loại thực phẩm nào, thậm
2. Có 2 mô hình trường mẫu giáo
Có 2 loại hình trường mẫu giáo ở Nhật: trường dành cho những đứa trẻ có mẹ đi làm và bà mẹ nội trợ. Trường học dành cho trẻ có mẹ đi làm được chính phủ hỗ trợ 150 USD mỗi tháng (bao gồm bữa trưa được đầu bếp của nhà trường chuẩn bị đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng). Tuy nhiên, trẻ nhỏ muốn theo học ở loại trường học này phải được chứng minh là mẹ có việc làm hoặc lý do đặc biệt nào đó.
3. Triết lý giáo dục mầm non
Triết lý được thống nhất trong các trường mầm non là "học mà chơi". Môi trường học giảm tải tối đa lý thuyết đối với học sinh mầm non mà thay vào đó, trẻ được tự do vui chơi, học các kỹ năng sống, khám phá thiên nhiên…
4. Trẻ em đi bộ đến trường
Trẻ em Nhật Bản tự đi bộ đến trường từ năm lên 7 tuổi. Những người cao tuổi trong khu vực sẽ trở thành tình nguyện viên hướng dẫn cho các cháu nhỏ sang đường để đảm bảo an toàn. Những người cao tuổi rất vui vẻ và nhiệt tình được làm công việc này. Trẻ em được giáo dục từ nhỏ là luôn chào hỏi thăm người lớn thật to, nếu không sẽ bị coi là thiếu lịch sự.
5. Khẩu phần ăn của học sinh
Bữa trưa của trẻ em Nhật Bản thường được cha mẹ hoặc nhà trường chuẩn bị sẵn theo từng khẩu phần riêng biệt. Cơm là nguyên liệu chính, bên cạnh đó là các món ăn giàu dinh dưỡng như trứng, xúc xích, bông cải xanh, rong biển,… Trẻ em Nhật Bản gần như không bao giờ bỏ thừa cơm trong khẩu phần ăn của mình vì đó bị coi là lãng phí, khiếm nhã.
6. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Tại các thị trấn, khu dân cư ở Nhật Bản thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như cùng nhau dọn dẹp khu phố và các đền chùa địa phương. Điều này giúp những người hàng xóm gần gũi và thân thiện hơn. Trẻ em cũng nhờ vậy dễ hòa đồng và phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
7. Văn hóa nơi công cộng
Trẻ em ở xứ sở mặt trời mọc luôn thể hiện cách cư xử đúng mực và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung nơi công cộng như xếp hàng, chờ tàu điện ngầm, không quấy khóc trong siêu thị,...
Ở hầu hết các cửa hàng dù tương đối nhỏ đều có thiết kế "phòng điều dưỡng" nơi các bà mẹ có thể cho con bú. Bởi vậy, dường như bạn không bao giờ bắt gặp những người phụ nữ cho con bú trên đường.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
10 thiên tài vĩ đại chìm trong bi kịch bị lãng quên
1. Amalie Emmy Noether (Đức, 1882-1935) là nhà khoa học nổi tiếng với những đóng góp cơ bản và đột phá trong lĩnh vực đại số trừu tượng và vật lý lý thuyết. Bà là 1 trong những nhà toán học nữ có nhiều đóng góp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, vào thời điểm bà đang sống, phụ nữ không được chấp thuận bất kỳ 1 vị trí hàn lâm chính thức nào. Bởi vậy, mặc dù được mời gia nhập khoa Toán ở trường Đại học Göttingen, một trung tâm nghiên cứu toán học nổi tiếng thế giới, bà vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của của những người thuộc khoa Triết học và phải giảng dạy 4 năm tại đây dưới tên của Giáo sư Hilbert.
Theo Linh Trang (Theo Nautil) (Dân Việt)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Đề xuất "Tiếq Việt” kiểu mới của PGS.Bùi Hiền: “Dư luận đang quá đà”
Những ngày qua PGS. TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận, nhiều người nói ông điên và không ít người cho rằng ông "không có việc gì để làm nên rửng mỡ".
Đề xuất cải tiến "Tiếq Việt" của PGS. Bùi Hiền gây tranh cãi.
Xung quanh vấn đề này, trao đổi với PV, PSG.TS. Phạm Văn Tình, Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam bày tỏ: "Tôi rất ngạc nhiên vì dư luận đã phản ứng mạnh mẽ với đề xuất này trong khi giới ngôn ngữ học rất bình tâm".
PGS. Phạm Văn Tình cho rằng, dư luận đang quá đá, nên tôn trọng tác giả - vốn là một nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết.
"Dư luận cứ bình tĩnh, đừng phê phán nặng nề, ném đá PGS Bùi Hiền. Chúng ta không nên vì thấy lạ mà vội vã phản bác vì không cần thiết phải như thế", Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nói.
Ông Tình cho biết, chính ông đã đọc bài nghiên cứu về đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS. Bùi Hiền tại một hội thảo tổ chức hồi tháng 9/2017. Ông cũng biên tập và đồng ý cho in bài tham luận vì tôn trọng ý kiến cá nhân của nhà khoa học.
"Ta hãy khoan tới tính đúng sai của vấn đề mà nên trân trọng thái độ lao động nghiêm túc đó. Ông Bùi Hiền có luận cứ riêng của ông, chúng ta nên ghi nhận tinh thần, thái độ của ông đối với tiếng Việt", ông Tình chia sẻ.
Ở góc độ ngôn ngữ học, PGS. TS.Phạm Văn Tình cho biết, đề xuất này không mới, ngay cả những năm 1960 tổ ngôn ngữ đã có đề án khá dài, nhưng thực hiện thì rất khó khả thi. Vì thế, phương án này của PGS Bùi Hiền chỉ là ý kiến cá nhân. Hiện tại giới ngôn ngữ không quan tâm nhiều đến việc cải tiến chữ quốc ngữ vì coi ngôn ngữ đã được định hình. Nếu thay đổi thì phải có kế hoạch dài hơi và chuẩn bị kỹ càng hơn.
PGS. TS.Phạm Văn Tình cũng khuyên mọi người đừng lo ngại về đề xuất này của PGS Bùi Hiền vì đề án chưa được thực thi.
Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, để đưa ra một vấn đề phải dựa vào ý kiến của các chuyên gia, căn cứ vào đề án được thực hiện ra sao.
"Báo cáo PGS Hiền đăng trong kỷ yếu thì giới ngôn ngữ cho là bình thường, không tạo tiếng vang nào trong khi dư luận lại đổ xô vào bàn, ném đá", ông Tình chia sẻ.
PGS. TS.Phạm Văn Tình cũng khuyên mọi người đừng lo ngại về đề xuất này của PGS Bùi Hiền vì đề án chưa được thực thi. Chữ quốc ngữ hiện thời vẫn đang đồng hành cùng tiếng Việt và không dễ dàng thay đổi được nó, mặc dù nó còn bộc lộ những bất hợp lý. Tuy nhiên những bất hợp lý này cũng giống như những bất hợp lý của nhiều ngôn ngữ khác.
Mới đây, cách viết cải tiến tiếng Việt mà PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) đề xuất trong cuốn sách vừa xuất bản gây nhiều tranh cãi. PGS.TS. Bùi Hiền cho rằng, trải qua gần một thế kỷ đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư... hơn Theo đó, cách viết tiếng Việt sẽ giống với ngôn ngữ thông thường, không còn các chữ ghép ch-tr-nh… Như vậy "giáo dục" phải viết là "záo zụk", "nhà nước" là "n'à nướk", "ngôn ngữ" là "qôn qữ"... |
Đề xuất cải cách tiếng Việt của ông Bùi Hiền chỉ để tiết kiệm một số giấy in bên cạnh một ít thời gian soạn...
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Cách chức Hiệu trưởng trường Tiểu học Đặng Cương sau lùm xùm lạm thu
Trường tiểu học Đặng Cương
Liên quan đến những lùm xùm lạm thu đầu năm học tại trường Tiểu học Đặng Cương thì mới đây UBND huyện An Dương đã có quyết định số 4274 về việc tạm đình chỉ công tác đối với bà Lê Thị Thu thủy – hiệu trưởng nhà trường.
Cụ thể, chiều 28/11, UBND huyện An Dương (Hải Phòng) đã tổ chức họp để công bố quyết định với các cá nhân tại trường Tiểu học Đặng Cương.
Theo đó, bà Lê Thị Lệ Thủy bị thi hành hình thức kỷ luật là cách chức vì những lí do sau: Vi phạm công tác quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cha mẹ học sinh năm học 2017- 2018; việc quản lý sử dụng viên chức, hợp đồng lao động tại trường Tiểu học Đặng Cương.
Đồng thời tạm thời điều động bà Lê Thị Lệ Thủy đến nhận công tác tại phòng GD&ĐT huyện An Dương kể từ ngày 28/11/2017 để chờ bố trí, phân công công tác.
Với bà Đào Thị Tình – Phó hiệu trưởng nhà trường bị thi hành hình thức kỷ luật là khiển trách với lí do vi phạm công tác quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cha mẹ học sinh năm học 2017- 2018; việc quản lý sử dụng viên chức, hợp đồng lao động tại trường Tiểu học Đặng Cương.
Cũng theo đó, để đảm bảo và duy trì hoạt động của nhà trường, UBND huyện quyết định giao bà Đào Thị Tình – phó hiệu trưởng phụ trách chỉ đạo, điều hành hoạt động của trường tiểu học Đặng Cương kể từ ngày 28/11 cho đến khi bổ nhiệm hiệu trưởng mới.
Trước đó, báo điện tử Infonet đã đưa tin, theo thông báo số 564/TB - UBND của đoàn kiểm tra UBND huyện An Dương công bố kết luận thanh tra trường Tiểu học Đặng Cương như sau: Năm học 2017 - 2018 nhà trường đã triển khai vận động thu các khoản ủng hộ cơ sở vật chất khối lớp 1 đã thu từ tháng 6/2017 với số tiền là 228.345.000 đồng. Trường cũng đã triển khai mua sắm lắp đặt khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Kế hoạch thu chi đầu năm của nhà trường chưa niêm yết công khai theo quy định.
Đơn ủng hộ cơ sở vật chất của một số phụ huynh cho thấy nhà trường chưa có cơ sở để khẳng định sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Những khoản huy động không công khai bằng văn bản với cha mẹ học sinh.
Tính đến ngày 20/9 nhà trường đã thu từ phụ huynh học sinh là 1.857.945.400 đồng của 13 loại quỹ (không bao gồm tiền ăn bán trú) không lập phiếu thu do giáo viên chủ nhiệm thu hộ. Các khoản thu này được in sẵn để gửi cho phụ huynh.
Nhà trường đã mượn danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để chi thanh toán tiền ủng hộ mua sắm cơ sở vật chất; trong thời gian hè nhà trường đã tổ chức cho học sinh tham gia trại hè kết hợp với dạy chữ Toán và Tiếng Việt đã vi phạm các điều khoản trước đó Bộ GD&ĐT cũng như Sở GD& ĐT ban hành.
Về cơ bản các khoản thu chi như báo đã phản ánh trước đó là hoàn toàn đúng và khách quan. Đối với khoản thu kỹ năng sống đã ký với trung tâm D.O.M.E trong khi trung tâm này chưa được cấp phép của các cơ quan có liên quan.
Từ ngày 16/6, trung tâm này không được phép dạy ở nhà trường, trong khi đó trường đã sử dụng khoản tiền 200.000.000 đồng do Công ty này chuyển lại (bằng tiền mặt) có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý, minh bạch tài chính, sử dụng không đúng mục đích nguồn tiền đã thu của phụ huynh.
Tiền ủng hộ cơ sở vật chất khối lớp 1 nhà trường đã mở một tài khoản tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (chi nhánh Hải Phòng) chấm dứt quyền giao dịch xóa bỏ chức danh kế toán trưởng đối với bà Nguyễn Thị Ly - Kế toán nhà trường. Đồng thời bổ nhiệm kế toán 2 đối với bà Đoàn Thị Ngân - giáo viên hợp đồng nhà trường (không có bằng cấp chuyên môn về kế toán) đã thực hiện giao dịch tại ngân hàng này.
Đến tháng 6/2017 trường nộp vào ngân hàng 200.000.000 đồng, sau đó Hiệu trưởng ký 5 tờ séc trị giá 40.000.000 đồng/1 séc cho 5 giáo viên khối 1 đi rút với tổng là 200.000.000 đồng, trong đó đã chi cơ sở vật chất khối 1 là 159.800.000 đồng. Hiệu trưởng là bà Lê Thị Thu Thủy đã xoá bỏ quyền, thay thế chức danh kế toán trưởng, chấm dứt quyền kiểm soát theo dõi vào sổ sách kế toán các hoạt động thu chi được giao dịch tại ngân hàng là vi phạm các quy định hiện hành.
Đến hiện tại toàn bộ các khoản thu không thông qua kế toán theo dõi, quản lý vào hệ thống sổ sách kế toán.
Trong những năm gần đây liên quan đến quy chế làm việc, dân chủ… ở nhà trường chưa được thực hiện nghiêm túc. Đối với một số người như bà Đoàn Thị Ngân; Bùi Thị Quý chỉ phân công bằng lời không có văn bản, chưa giám sát chặt chẽ.
Bên cạnh đó quản lý hồ sơ còn lỏng lẻo, chưa khoa học…đánh giá phân loại viên chức và người lao động chưa nghiêm túc theo hướng dẫn của cấp trên; công tác xử lý kỷ luật đối với viên chức theo ý chí chủ quan của người đứng đầu; không tổ chức họp đánh giá mức độ vi phạm của viên chức; không thông báo tiến hành theo trình tự của các bước…
Cụ thể đối với bà Bùi Thị Quý, ông Đỗ Tuấn Hải nhà trường đã thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với hai người này nhưng không đảm bảo về trình tự, thủ tục xem xét kỷ luật cụ thể; không thông báo trước 45 ngày theo quy định. Đối với ông Hải là thiếu khách quan, còn thiếu nội dung do viên chức đánh giá, thiếu chữ ký, họ và tên của thủ trưởng trực tiếp đánh giá; (đối với phiếu đánh giá và phân loại 2017 của ông Hải nhưng lại đánh giá, phân loại viên chức… không hoàn thành nhiệm vụ.
Các sai phạm trên là rất nghiêm trọng, để xảy ra các sai phạm trên trách nhiệm thuộc về Ban giám hiệu nhà trường mà trực tiếp là Hiệu trưởng Lê Thị Thu Thủy, trong quá trình tổ chức thực hiện không chấp hành các quy định của pháp luật về công tác thu chi tài chính.
Đồng thời, cũng theo thông báo của UBND huyện An Dương, tất cả các khoản thu đầu năm đều không đúng với quy định, yêu cầu Trường tiểu học Đặng Cương phải trả lại cho cha mẹ học sinh các khoản vận động chưa được phép triển khai thực hiện như: Tiền kỹ năng sống, tiền hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chuyên đề giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tiếng Anh theo đề án ngoại ngữ (của trung tâm Đặng Tuấn) và một số khoản không đúng trong quy định khác.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017
7 vấn đề rút ra từ công trình nghiên cứu “Tiếq Việt”
Tôi không phải là một người nghiên cứu khoa học nhưng tôi luôn cố gắng nhìn các sự kiện, hiện tượng theo cách khoa học, khách quan nhất. Từng là người theo đuổi ngành học ngữ văn, tôi thấy rất thú vị với công trình "Tiếq Việt" của TS Bùi Hiền. Tôi xin được trao đổi với bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM góc nhìn của tôi:
1. Chúng ta thường ít khi thắc mắc, phản biện với những điều đã quá quen thuộc
Hằng ngày, chúng ta nói và viết tiếng Việt. Nó quen thuộc cứ như chúng ta đang thở vậy. Những điều quá quen thuộc ít gây cho chúng ta nhu cầu khám phá, phản biện mà thay vào đó là sự chấp nhận, mặc định.
Thực ra thứ đơn giản nhất vẫn luôn là đối tượng nghiên cứu của một/ hoặc một vài bộ môn khoa học. Ngôn ngữ của ngành khoa học đặc thù sẽ diễn tả nó phức tạp thôi rồi. Ví dụ con sâu róm bé tẹo, ngành sinh vật học gọi nó là Arna pseudoconspersa, chú giải hết 10 trang giấy. Cái phần dài ngoằng 10 trang đó thuộc về khoa học, còn con sâu róm đơn giản quen thuộc thì thuộc về chúng ta.
Chúng ta viết "cà", "quạ" "kiến" không bị nhẫm lần gì cả, vì nó đã quá quen thuộc. Nhưng người nước ngoài khi học tiếng Việt, họ có thể thắc mắc tại sao các chữ ấy có các phụ âm khác nhau nhưng khi phiên âm đều đọc bằng phụ âm /k/.
2. Khoa học luôn đòi hòi sự tìm tòi cái mới
Có những công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng rất cao nhưng cũng có những công trình chỉ có ý nghĩa là một phát hiện mới chưa thể /không thể ứng dụng ngay được. Điều đó là bình thường. Trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn phát kiến khoa học, mới có vài cái được áp dụng phổ biến cho cuộc sống của chúng ta.
TS Bùi Hiền. Ảnh: Vietnamnet
3. Hãy tôn trọng quyền tự do nghiên cứu, tự do học thuật
Nghiên cứu khoa học là quyền tự do của mỗi người. Khi chúng ta tôn trọng quyền đó, chúng ta mới thấy những chân trời mới. Đừng định kiến như giáo hội từng đòi treo cổ Galileo Galilei vì ông ấy nói Trái đất tròn.Cũng đừng định kiến như nhiều người từng cười nhạo tàu ngầm của anh doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình là dở hơi. Họ bảo anh là doanh nhân thì lo đi kiếm tiền chứ chế tàu ngầm mini làm gì, thế giới họ làm xong tàu ngầm lâu rồi. Tầm vóc mỗi phát minh là khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau, bạn đừng bắt ai cũng phải là thiên tài kiệt xuất. Chỉ cần họ vượt qua những lối mòn cũ kỹ đầy định kiến, là họ đã mở ra một chân trời mới.
4. Đề xuất tiếp tục thay đổi cách ký âm là bình thường
Bộ ký âm tiếng Việt hiện nay là thành quả của nhiều lần thay đổi cách ký âm chữ quốc ngữ. Tôi cho rằng bộ ký âm hiện nay cũng chưa phải là hoàn chỉnh, chưa giải quyết được hết các vấn đề của ngôn ngữ viết.
TS Bùi Hiền có đề xuất cách ký âm khác cũng là có cơ sở khoa học và bình thường. Mọi người ai cũng có quyền đề xuất ý tưởng của mình. Ứng dụng nó hay không là chuyện khác, chẳng có gì đáng chê cười.
Khi còn học tiểu học, tôi đã thắc mắc với cô giáo: Tại sao không đánh vần con quạ là cờ oa coa nặng cọa? Tai sao vần "ua" ghép chữ c thì thành con "cua" mà ghép chữ q thành ra con quạ như vần "oa"? Cô giáo chỉ mắng tôi không hiểu bài.
Tuy nhiên, ủng hộ việc phản biện để tìm cái mới, giải pháp mới là một việc dễ dàng nhưng ủng hộ thay đổi theo cái mới lại là việc khó khăn. Hệ thống chữ viết hiện tại đã ổn định, tôi cũng như nhiều người khác, ngại mất công, mệt mỏi khi thay đổi những thứ đã quá quen thuộc. Vì quen thuộc nên tôi không thấy bất tiện nữa. Tôi biết nhiều người có tâm lý này giống như tôi.
6. Chúng ta có quyền tự do khen chê nhưng tốt nhất là tìm hiểu kỹ và có thái độ công bằng
Theo tôi thì nhà vật lý học không nên chê nhà ngôn ngữ học. Nhà ngôn ngữ học thì không nên chê nhà toán học. Vì khi không đủ chuyên môn và chưa tìm hiểu kỹ, họ rất dễ rơi vào cảm tính, thiếu công bằng. Nếu chúng ta không làm khoa học, sự phán xét càng nên cẩn trọng. Còn nếu chúng ta bỏ công tìm hiểu, nghiên cứu rồi chê thì rất tốt, bởi như vậy là chúng ta đang thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách văn minh.
7. Đừng nói: Giá gà trống biết đẻ trứng thì có ích hơn
Điều làm tôi cảm thấy thú vị là nhiều người gay gắt phản ứng rằng tại sao các nhà khoa học không làm cái gì để đất nước này phát triển, không lo ngăn chặn thảm họa môi trường mà ngồi nghĩ ra cái công trình "dở hơi" này.
Về đánh giá dở hơi hay không, mời bạn đọc lại mục 6. Còn hỏi một nhà ngôn ngữ học sao không sáng chế cái gì để bảo vệ môi trường thì cũng như nói: Giá như con gà trống sao biết đẻ trứng thay vì gáy sáng, thế thì có ích hơn.
8. Cuối cùng, tôi phải bật cười thú vị khi đọc TS Bùi Hiền trả lời một bài báo rằng "Họ chửi tôi điên nhưng học chữ để chế nhạo tôi rất nhanh"
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Từ chuyện 'ném đá' PGS-TS Bùi Hiền: Dù tôi cũng thấy sợ
LTS: Câu chuyện đề xuất cải cách tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền chúng tôi đã tạm khép lại bằng bài phản biện của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh. Tuy nhiên, cái cách mà nhiều người "ném đá", tấn công cá nhân ông Bùi Hiền với những ngôn từ không đẹp lại đặt ra nhiều điều đáng suy ngẫm.
Dưới đây là góc nhìn của nhà báo NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG về vấn đề này.
PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải cách tiếng Việt theo kiểu Luật Giáo dục thành "Luật Záo zụk" . Ảnh: VIẾT THỊNH
Tôi từng phải mất vài phút để quyết định post nguyên cả clip chàng trai đòi công bằng cho mình tại sân bay trong stt LÒNG DŨNG CẢM DÂN SỰ trên Facebook. Tôi không hề thích cái cách biểu hiện của nhân vật đó, thậm chí dị ứng nhiều chỗ, nhưng tôi nhắc mình cần công bằng trong cái điều hướng tới: Mình đang cổ vũ cho một xã hội văn minh hơn và mọi người dân, tức dân chúng, phải được biểu lộ chính kiến đúng đắn của mình.
Mà dân chúng, làm truyền thông, tôi biết rằng họ không phải là khối đồng nhất, không thể như phim: Đẹp đẽ, nhân ái, trí tuệ. Dân chúng, số đông, là sần sùi, thật thà cộng man trá, đẹp đẽ lẫn xấu xa, sâu sắc lẫn cực kỳ nhẹ dạ, dễ bị lôi kéo theo cảm xúc bề mặt của số đông. Lúc đó họ nông cạn và hời hợt đến đáng chán.
Công việc của tôi là phải hiểu và tự mình chấp nhận đám đông có xấu và tốt ấy. Nhưng nói thế thôi, chấp nhận cái khác mình thường không dễ dàng gì. Đa phần tôi vẫn yêu ghét trong mê muội. Mới hiểu, mình phải luôn cần cố gắng.
Mấy ngày nay, vụ nghiên cứu cải cách chữ viết làm tôi quá bực mình. Thoạt đầu tôi bực người nghiên cứu: Rảnh quá đi. Nhưng sau, tôi khó chịu tới điên khi đọc bất cứ câu nào được phiên dịch bằng chữ cải tiến như trong nghiên cứu. Rồi tôi thật sự khó chịu khi người ta quay ra chửi rủa, thật ra là nguyền rủa, nặng nề người đưa ra ý tưởng này. Đủ mọi thứ lý luận, đủ mọi thuyết âm mưu... Chửi và lập cả "bia mộ" cho ông.
Tới đây tôi thấy sợ.
Xã hội đang khát khao cái mới. Cái thay đổi. Cái giải pháp khác hơn...
Nhưng con người cũng vì vài thứ cảm xúc và ngờ vực, sẵn sàng đập tan ý tưởng khác hơn tiếng nói hoặc cách mà mình suy nghĩ. Họ đập luôn bất cứ ai muốn ủng hộ tự do nghiên cứu và suy nghĩ... Chỉ vì nó không giống mình.
Xin thưa, cái nghiên cứu và đề xuất này đến 80 năm nữa chưa chắc đưa vào xem xét được nhưng trong cuộc đời, một người có chí hướng đàng hoàng, dám bỏ 40 năm đeo đuổi ý tưởng của mình có đáng được tôn trọng không? Theo tôi là đáng khen.
Tôi coi vài phỏng vấn, thấy ông chỉ muốn rút gọn chữ Việt để tiết kiệm thời gian và tiền của cho xã hội thôi mà. Nếu ta đủ khôi hài, hãy trao giải ignobel cho ông đi và khuyến khích chung quanh mình: Suy nghĩ khác người đi!
Nói thế thôi. Đó là câu chuyện xã hội, tôi cũng thích ông nhưng chưa chắc tôi dám bảo ai đó theo ông. Tôi sẽ sợ, dù tôi muốn xã hội phải luôn đổi mới.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Vụ đề xuất đổi tiếng Việt: "Tôi ủng hộ nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền"
Những ngày qua dư luận bày tốt sự bất ngờ đối với đề xuất sửa tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền. Theo ông, tiếng Việt hiện nay còn khá bất cập nên cần có sự điều chỉnh. Ví dụ, từ Tiếng Việt có thể viết thành Tiếq Việt (q thay ng), Giáo dục thành Záo zục (z thay gi)...
Nhiều người đã ngay lập tức chỉ trích ông Bùi Hiền. Tuy nhiên, nhà báo Lê Ngọc Sơn (hiện làm việc tại Đức), lại có góc nhìn khác. Xin trích đăng toàn bộ ý kiến của ông Lê Ngọc Sơn xung quanh đề xuất thay đổi cách viết tiếng Việt:
"Tôi rất ủng hộ nghiên cứu của tác giả Bùi Hiền về sự tu chỉnh tiếng Việt cho hoàn thiện.
Cần tránh tối đa việc xúc phạm một công trình nghiên cứu nghiêm túc của PGS.TS Bùi Hiền. Đề xuất của ông lạ với những thứ TA ĐÃ BIẾT, không có nghĩa là ông sai, ta đúng. Cứ lấy cái ta biết làm chuẩn mực thì mặt trời vẫn xoay quanh trái đất, và chúng ta vẫn tăm tối như thuở trước thời trung đại.
Tiếng Việt như bây giờ cũng là một thứ "mới", "lạ lẫm" với tiếng Việt thời của A-lếch-xan-đờ-rốt, không tin mở lại các bản cổ ngữ tiếng Việt ký tự latin thuở đầu mà xem. Thế mà thời đó mà đọc tiếng Việt thời nay, rồi cho rằng kệch cỡm, cũng ném đá cho đến chết, thì làm gì có chữ Việt như ngày nay? Xét ở khía cạnh đó, có vẻ sự cởi mở của một số người Việt thời nay còn thua xa các cụ ta mấy thế kỷ trước.
"Đề xuất của ông lạ với những thứ ta đã biết, không có nghĩa là ông sai, ta đúng."
Ngay cả tiếng Đức (thứ tiếng của triết học, văn chương, kỹ thuật), với đủ vùng miền và đủ phương ngữ, mà họ cũng chuẩn hoá và luật hoá nhiều lần.
Suy cho cùng, tiếng nào cũng biến đổi theo thời gian. Tiếng hay âm thay đổi, thì cách ký âm phải thay đổi. Có gì mà phải ta thán?
Suy rộng ra, cần ứng xử văn minh với những thứ khác ta, khác cái ta biết sẵn. Cái ta biết chưa hẳn đã đúng, nó chỉ đơn giản là mặc định một thứ ta đã biết là đúng. Nhưng cái đó là chân lý hay tối ưu chưa, thì chưa hẳn.
Nhiệm vụ của người làm nghiên cứu là thử thách các sự hiểu biết đã có. Còn nếu không thì sinh ra nhà nghiên cứu để làm gì?
Qua chuyện này, cũng nhận ra một điều, chủ nghĩa dân tuý trong khoa học sẽ rất nguy hiểm cho sự tiến bộ. Đây là việc chuyên môn của những nhà ngôn ngữ, hãy để họ phán xét, chứ giờ ông facebooker nào cũng phán được, rồi từ đó quyết định theo số đông, thì nguy to.
Đối với truyền thông, đừng quá nhân danh sự "đa chiều của dư luận", mà phải biết cách ủng hộ cái mới, cái tân tiến một cách xây dựng. Đừng kích thích dư luận chửi lại tác giả (tiếc rằng, cách mà một số báo đang làm là như vậy).
Điều này làm tôi liên tưởng đến một chuyện: Ở ngôi làng nọ, nông dân vốn quen với cái cày, bỗng một ngày có ông nghĩ ra cái máy cày, làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, đỡ cực hơn,... thì đám thợ cày đồng thanh bĩu: Hình thù cái này sao kinh thế, chả giống cái loại cày của làng này tẹo nào. Rồi tự khen cái cày của mình là tuyệt hảo. Thằng phát minh ra máy cày bị cả làng ném đá đến chết, vì dám... khác người.
Vậy nên đừng nặng nề với cái mới. Sự nặng nề và thiếu khoan dung với cái mới sẽ là một lực cản đối với sự tiến bộ xã hội, xét ở một mặt nào đó.", nhà báo Lê Ngọc Sơn viết trên trang cá nhân của mình.
Nhà báo Lê Ngọc Sơn (nghiên cứu bậc tiến sĩ ở Đức)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Những thiên tài quân sự tài ba nhất trong lịch sử thế giới
1. Julius Caesar
Julius Caesar là một lãnh tụ quân sự, chính trị đồng thời cũng là một nhà hùng biện nổi tiếng trong lịch sử. Ông là người đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi La Mã thành Đế chế La Mã. Không chỉ là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới, Caesar còn nổi tiếng là một lãnh tụ quân sự tài ba với những nguyên tắc dụng quân bậc thầy. Caesar được đánh giá là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại. Ông được tôn vinh là "Hoàng đế không ngai" của Đế chế La Mã.
Sinh ra trong gia tộc Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rôma, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 trước Công nguyên, ông cùng với Crassus và Pompey thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị thống lĩnh Rôma trong suốt nhiều năm. Trong nhiều năm dẫn quân đi chinh chiến, Julius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 trước Công nguyên, đồng thời trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia. Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho ông quyền lực quân sự tối thượng. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Rôma. Caesar bất tuân lệnh này và thay vào đó ông rời khỏi khu vực tài phán của mình, vượt sông Rubicon tiến vào Rôma với một binh đoàn La Mã vào năm 49 trước Công nguyên. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar. Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar khiến ông đuợc xếp vào ngang hàng với Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn và Napoleon.
2. Thomas J. "Stonewall" Jackson
Là một trong những vị tướng chỉ huy tài giỏi nhất của quân Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Sự nghiệp quân sự của ông bao gồm Chiến dịch Thung lũng năm 1862 và những cống hiến với tư cách một tư lệnh quân đoàn thuộc Binh đoàn Bắc Virginia dưới quyền tướng Lee. Ông trở thành một trong những vị chỉ huy vĩ đại nhất của lịch sử quân sự Mỹ với Chiến dịch Thung lũng 1862, còn được biết đến với cái tên "Chiến dịch Thung lũng của Jackson", diễn ra vào mùa xuân năm 1862 trong thung lũng Shenandoah thuộc Virginia thời Nội chiến Hoa Kỳ. Nhờ áp dụng chiến thuật hành quân thần tốc, táo bạo và không thể lường trước được, 17.000 quân của Jackson đã tiến qua 646 dặm đường (tương đương 1.040 km) trong 48 ngày và chiến thắng nhiều trận đánh, thu hút thành công 3 đội quân của Liên bang miền Bắc với quân số 52.000 người, ngăn không cho họ đi tiếp viện cho cuộc tấn công vào Richmond. Sau những thắng lợi này, Jackson đưa quân đến kết hợp với đại tướng Robert E. Lee đánh chuỗi trận Bảy ngày ở bên ngoài Richmond. Chiến dịch táo bạo của Jackson đã đưa ông lên trở thành vị tướng nổi tiếng nhất của Liên minh miền Nam (cho đến khi bị danh tiếng của tướng Lee thay thế sau đó). Cho đến nay, chiến dịch này đã và đang được rất nhiều tổ chức quân sự trên khắp thế giới để tâm nghiên cứu.
3. Oliver Cromwell
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh và sau đó là Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland. Ông là một trong những chỉ huy của lực lượng quân đội mới đánh bại những người bảo hoàng trong cuộc nội chiến Anh. Sau khi vua Charles I của Anh bị xử tử năm 1649, Cromwell chinh phục Ireland và Scotland rồi cai trị với tư cách huân tước bảo hộ từ năm 1653 cho tới khi ông qua đời năm 1658.
Cromwell sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và cuộc đời ông hoàn toàn mờ nhạt cho tới đầu những năm 40 tuổi, khi ông được bầu vào hội đồng dân biểu ở Cambridge rồi tham gia cuộc nội chiến Anh bên phe những người nghị viên. Là một chiến binh can đảm, ông bắt đầu được biết tới và được coi là danh tướng lừng danh trong lịch sử nước Anh với đội quân sườn sắt đã đánh bại quân đội của hoàng gia Stewart trong cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. Cromwell là người thứ ba ký vào lệnh xử tử hình Charles I vào năm 1649 và là thành viên của nghị viện Rump từ 1649 đến 1653. Ông được giao chỉ huy chiến dịch đánh Scotland trong các năm 1650-1651. Ngày 20 tháng 4 năm 1653, Cromwell giải tán nghị viện Rump bằng vũ lực rồi thành lập nghị viện Barebone trước khi trở thành Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland vào ngày 16 tháng 12 năm 1653 cho tới khi ông qua đời.
4. David IV của Georgia
David gần như bị quên lãng trong lịch sử nhưng ông thật sự là một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại và nắm nhiều chiến thuật. Nằm 1089 Vương quốc Grudia nằm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, Biển Đen và Biển Caspian. Nằm trong một khu vực chiến lược như vậy, Gruzia đã bị chinh phục bởi các đế quốc khác nhau trong quá khứ. Nhưng dưới thời David, ông đã xây dựng Georgia đổ nát vì bị độ hộ trở thành vương quốc mạnh nhất tại Đông Âu lúc bấy giờ.
David IV lên ngôi từ khi còn rất trẻ vào năm 1089 khi mới 20 tuổi. Lúc đó Georgia vẫn là Vương quốc Chư hầu của Vương quốc Hồi giáo ở Seljuk. Sau khi nắm quyền trị vì ông ngay lập tức ngừng cống nộp cho Thổ Nhĩ Kỳ và cấm người Thổ Nhĩ Kỳ di dân sang, đồng thời ông cũng bắt đầu đào tạo và tập hợp quân đội chống lại quân đội Seljuk. Trong 30 năm tiếp theo, ông đã thống lĩnh quân đội dần giải phóng miền đông và miền nam Gruzia, trong khi đó vẫn không ngừng công cuộc xây dựng và khôi phục lại nền kinh tế Georgia. Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần cố gắng xâm chiếm và khôi phục hình thức di dân nhưng tất cả những nỗ lực của họ đều thất bại.
Vào năm 1121 trong cuộc xâm lược cuối cùng có tên gọi là "cuộc thánh chiến" của Seljuks vào Georgia, số phận của người Thổ Nhĩ Kỳ đã được David đã được quyết định tại trận Didgori gần Tbilisi. Là một chiến thuật gia giỏi giỏi, ông đã sử dụng các thuật mạo hiểm và thông minh trong cuộc tấn công quân Seljuks. Thiếu sự lãnh đạo và đầy lúng túng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào hỗn loạn và rối loạn hoàn toàn, trận đánh kết thúc trong 3 giờ. Chiến thắng vinh quang, đi vào lịch sử là một "chiến thắng kỳ diệu" nhất, đã giúp Georgia chiếm lại Tbilisi và sau đó trở thành một cường quốc quân sự lớn trong khu vực.
5. George S. Patton
George Smith Patton Jr, là một vị tướng, nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng của Lục quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới lần II trong các chiến dịch ở Bắc Phi, Sicilia, Pháp và Đức, 1943–1945. Ông là một chuyên gia về chỉ huy binh chủng xe tăng và nổi tiếng với những trận đánh thần tốc.
Tướng Patton bắt đầu nổi tiếng trong các trận chiến đánh lại Erwin Rommel ở Bắc Phi khi ông thiết kế các học thuyết vũ trang của Mỹ và ghi được nhiều dấu ấn thành công. Sau đó, ông chuyển đến Italy chỉ huy quân đội thứ ba, mà quân Đức gọi là "Quân đội Patton" với lối tấn công tổng lực khiến quân đội Đức không thể phòng thủ nổi. Vào cuối năm 1944, Patton và đôi quân của mình dừng lại gần Metz, Pháp sau một chiến dịch thành công, trước khi tấn công vào nước Đức. Ngày nay những quyết định chiến thuật và sự táo bạo của Patton vẫn còn được nghiên cứu trong các trường học quân sự.
6. Erich von Manstein
Manstein được góp mặt trong danh sách này chủ yếu các sự lãnh đạo tài tình của ông trong trận đánh bảo vệ vị trí chiếm đóng của quân đội Đức tại Kharkov. Vào thời điểm hồng quân liên xô đã có một chiến thắng oanh liệt tại Stalingrad, và đang rất hưng phấn trong khi đó quân đội Đức lại mất dần nhuệ khí. Manstein đã lấy lại tinh thần cho quân lính bằng cách khiến cho hồng quân lâm vào bế tắc không thể tiến thêm một bước vào Kharkov, mặc dù lúc này dưới trướng của ông chỉ có 70.000 lính phải đối mặt với 350.000 hồng quân. Nhiệm vụ của ông là cắt đứt và tiêu diệt những đầu mũi khoan bọc thép của Liên Xô. Sau đó, nắm chắc Kharkov và đẩy lùi hồng quân. Ông đã thành công với cả hai mục tiêu. Không những giữ cho Kharkov không bị đánh bom vào đống đổ nát như ở Stalingrad, xe tăng của Manstein di chuyển thuận lợi không gặp nhiều khó khan giúp ông đánh bại 52 sư đoàn của Liên Xô, với khoảng 80.000 người mà chỉ mất khoảng 10.000 người.
7. Mikhaiin Cutudop
Mikhail Illarionovich Golenishchev-Kutuzov là một vị Nguyên soái trong lịch sử nước Nga. Tên tuổi của ông gắn liền với giai đoạn hùng mạnh của Đế quốc Nga vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Bằng khả năng về quân sự và ngoại giao của mình, Kutuzov đã phục vụ hết mình cho ba Nga hoàng nhà Romanov: Ekaterina II (1762 - 1797), Pavel I (1797 - 1801) và Aleksandr I (1801 - 1825). Với những đóng góp không nhỏ trong lịch sử quân sự nước Nga, ông được xem là một trong những vị Nguyên soái kiệt xuất dưới thời Ekaterina II. Ông đã tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa của Liên minh Bar của Ba Lan, cùng với 3 cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Napoléon, chỉ huy Quân đội Nga trong 2 trận đánh lớn: trận Austerlitz và trận Borodino. Nhưng, tên tuổi ông trở nên nổi tiếng hơn cả vì công lao to lớn trong cuộc Chiến tranh Pháp-Nga năm 1812. Khi đó, ông đã thay Barca de Tolly lãnh đạo quân dân Nga nhử quân Pháp tiến sâu vào nước Nga rồi tổ chức phản công đánh bại cuộc xâm lược của Napoléon, tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh Napoléon. Với chiến thắng này, ông được phong làm Vương công xứ Smolensk. Để kỷ niệm chiến thắng này, người Nga đã xây dựng bia tưởng niệm ông vào năm 1973 tại Matxcơva. Ở Nga ông được xem như anh hùng dân tộc. Cùng với Suvurop, ông được lịch sử vinh danh là bậc thầy của nghệ thuật hành quân vượt núi.
8. Robert E. Lee
Robert Edward Lee là sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, nổi tiếng từ khi ông nhận chức Đại tướng thống lãnh quân đội Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865). Sinh ra trong gia đình dòng dõi Sir Thomas More và vua Scotland Robert II. Là sinh viên xuất sắc của Trường Võ bị West Point, Lee cầm quân suốt 32 năm, tham gia chiến tranh Hoa Kỳ - Mexico. Đầu năm 1861, Lee phản đối Virginia ly khai chính phủ, nhưng đồng thời từ khước lời mời của tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln thống lãnh quân đội Liên bang miền Bắc. Sau đó, ông quyết định theo ủng hộ quân liên minh miền nam, ban đầu chỉ làm cố vấn quân sự cho tổng thống miền Nam Jefferson Davis. Vào giữa năm 1862, Lee nhận chỉ huy đội quân Liên minh miền Nam tại Mặt trận miền Đông và kết hợp các đơn vị thành Binh đoàn Bắc Virginia. Tướng Robert E. Lee được quân sử Hoa Kỳ ca ngợi là vị tướng dụng binh tài tình và táo bạo, tuy quân số của ông kém đối phương rất nhiều, ông vẫn có khả năng đánh thắng hoặc cầm cự lâu dài. Trong cuộc nội chiến, tướng Robert E. Lee trở thành một anh hùng quân đội của miền Nam Hoa Kỳ, ông được công nhận là một biểu tượng cao đẹp trong quân sử Hoa Kỳ. Ở thời hậu chiến, Robert E. Lee ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Johnson trong chương trình tái thiết đất nước và hòa giải giữa các vùng đối địch nhau.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016