1. Hướng dẫn con làm việc nhà từ sớm
Một đứa trẻ biết chia sẻ việc nhà sẽ học được cách cảm thông với những khó khăn của cha mẹ đồng thời hiểu được những trách nhiệm của bản thân cần thực hiện. Từ những việc làm đơn giản rất nhỏ hằng ngày cũng đủ giúp trẻ hiểu mình là 1 phần không thể thiếu trong gia đình và lao động là việc hết sức quan trọng ở bất cứ lứa tuổi nào.
2. Dạy trẻ kỹ năng xã hội
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania State và Đại học Duke đã theo dõi quá trình phát triển của hơn 700 trẻ em trên khắp nơi ở Hoa Kỳ từ mẫu giáo đến 25 tuổi. Kết quả nghiên cứu sau 20 năm đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc trang bị kỹ năng xã hội từ năm học mẫu giáo đến tỷ lệ thành công trong tương lai.
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng, đứa trẻ kết nối gần gũi với bạn bè, những người xung quanh sẽ biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của người khác cũng như sẵn sàng giúp đỡ, giải quyết vấn đề và có nhiều khả năng đỗ đại học, kiếm được việc làm tốt hơn đứa trẻ có kỹ năng xã hội hạn chế.
Không chỉ vậy, những người có kỹ năng xã hội hạn chế cũng có nguy cơ bị nghiện rượu và vi phạm pháp luật cao hơn.
3. Đặt kỳ vọng cao vào con
Giáo sư Neal Halfon và các đồng nghiệp tại trường Đại học California đã làm 1 cuộc khảo sát ở 6.600 trẻ em sinh ra năm 2001. Kết quả cho thấy, sự kỳ vọng của cha mẹ vào thành công của con tác động khá lớn đến thành tựu trong tương lai của trẻ.
Bởi vậy, cha mẹ nên giữ những mong đợi của mình vào tương lai của con sao cho phù hợp với khả năng từng đứa trẻ. Điều này giúp thúc đẩy sự tự tin và khao khát thành công của con hơn.
4. Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, ít xung đột
Theo một nghiên cứu của Đại học Illinois, những đứa trẻ sống trong gia đình mà bố mẹ thường xuyên xung đột hoặc ly hôn có xu hướng phát triển tệ hơn trong tương lai so với những đứa trẻ may mắn có gia đình êm ấm, hạnh phúc.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, những đứa trẻ sống trong cuộc hôn nhân đổ vỡ của cha mẹ vẫn có tâm lý buồn khổ, hụt hẫng ít nhất 10 năm sau đó.
5. Không che giấu con những mâu thuẫn trong gia đình và xử lý chúng 1 cách công bằng và tôn trọng với đối phương
Khi trẻ chứng kiến những mâu thuẫn và quá trình thỏa hiệp của cha mẹ sẽ học được rất nhiều điều từ đó. Điều cha mẹ cần làm là xử lý những xung đột đó 1 cách bình tĩnh, tôn trọng đối phương và hướng đến hạnh phúc chung. Trẻ nhỏ sẽ hiểu được, không có gì luôn êm đẹp, thuận lợi mãi, quan trọng là cách chúng ta đối diện với chúng.
6. Có trình độ học vấn cao
Theo 1 nghiên cứu khoa học năm 2014 của nhà tâm lý học Sandra Tang, trường Đại học Michigan đã chỉ ra rằng, những bà mẹ có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên có xu hướng nuôi dạy con ít nhất cũng đạt được cấp bậc như vậy. Tương tự, những bà mẹ tuổi dưới 18 ít có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn.
7. Dạy trẻ học toán sớm
1 nghiên cứu thực hiện với 35.000 trẻ em ở Hoa Kỳ, Canada và Anh đã chỉ ra rằng, phát triển kỹ năng học toán sớm trở thành 1 lợi thế rất lớn.
Ông Greg Duncan, nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern, nói: Những đứa trẻ biết làm toán từ sớm tuy không dự đoán khả năng trở thành nhà toán học trong tương lai nhưng nó tiên đoán về khả năng tiếp thu nhanh và thích tích học tập tốt.
8. Có mối liên hệ gần gũi, mật thiết với con
Những đứa trẻ nhận được sự chăm sóc, dạy dỗ từ cha mẹ không chỉ có thành tích học tập tốt những năm tháng đầu đời còn có khả năng đạt trình độ học vấn cao hơn trong độ tuổi 30.
Điều này chứng minh rằng, mối quan hệ gắn kết, mật thiết giữa cha mẹ và con cái có thể mang lại những lợi ích vô giá trong tương lai của mỗi đứa trẻ.
9. Ít khi bị stress
Theo nghiên cứu được công bố trên trang web The Whashington Post đã chỉ ra rằng: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi vì áp lực công việc của các bà mẹ thường tác động tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của con cái họ. Lây lan cảm xúc là hiện tượng tâm lý thường thấy, nếu cha mẹ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan sẽ truyền sang những cảm xúc tích cực sang trẻ nhỏ. Quy luật này tương tự với những trạng thái tâm lý khác.
10. Có công việc ổn định
Theo nghiên cứu của trường Đại học Kinh doanh Harvard, những đứa trẻ lớn lên trong sự nuôi dạy của những bà mẹ có công việc ổn định thay vì làm nội trợ sẽ nhận được nhiều lợi thế. Những bà mẹ này thường có thời gian học tập lâu, trình độ cao, thu nhập ổn định hơn, đồng nghĩa với việc có điều kiện nuôi con tốt hơn.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra, con cái của những bà mẹ có công việc ổn định có xu hướng biết quan tâm, chăm sóc cho gia đình, tự giác học tập và làm việc nhà tốt hơn. Điều này có thể xuất phát từ việc tạo lập thói quen san sẻ việc nhà với người mẹ bận rộn.
11. Cha mẹ có "uy" thay vì "độc đoán"
Những bậc phụ huynh cố gắng kiểm soát và áp đặt suy nghĩ lên con cái thường khiến trẻ sợ hãi và cảm thấy "nghẹt thở". Những tác động của cha mẹ nên dừng ở 1 mức độ đủ khiến con cái tôn trọng và tin tưởng sẽ thiết lập mối quan hệ gia đình bền chặt và gắn kết hơn.
12. Hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen ăn uống tốt
Theo báo cáo đã từng đăng tải trên tạp chí Business Insider, Tiến sĩ Catherine Steiner-Adair, nhà tâm lý học gia đình và trẻ em đã chỉ ra rằng, sự phát triển cả về tâm lý và thể chất của trẻ nhỏ đều cần đến sự quan tâm và tác động của cha mẹ.
Cha mẹ cần định hướng cho trẻ thái độ đúng đắn trong việc ăn uống, tránh ép buộc, "nhồi nhét" tạo mặc cảm tâm lý cho trẻ.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét