Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Hà Tĩnh: Năm sinh đẹp, học sinh lớp 1 tăng đột biến

Hà Tĩnh: Năm sinh đẹp, học sinh lớp 1 tăng đột biến - 1

Một trong 2 lớp 1 của Trường tiểu học Bắc Hà phải sử dụng phòng làm việc của giáo viên thành phòng học (ảnh: T.Hoa)

Giáo viên nhường phòng làm việc cho HS có lớp học

Việc các trường tiểu học tại TP. Hà Tĩnh phải lấy hội trường, phòng họp của giáo viên ngăn ra thành lớp học cho học sinh không có gì lạ khi tỷ lệ HS bước vào lớp 1 tăng đột biến trong năm học mới.

Theo số liệu khảo sát của phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) năm học 2017 – 2018, trên toàn thành phố, bậc tiểu học dự kiến có 8.904 học sinh (tăng 741 em so với năm học trước); trong đó, riêng số trẻ lớp 1 tăng 667 em.

Trước sức ép tuyển sinh bậc tiểu học, nhiều trường tại thành phố đã phải "méo mặt" khi số lượng SH lớp 1 tăng đột biến. Nhiều trường phải sử dụng biện pháp "tại chỗ" như: Biến phòng làm việc giáo viên thành lớp học, đưa thư viện ra ngoài trời để ngăn thành phòng học hay như sử dụng quỹ đất thừa nối thêm phòng, tạo sân chơi cho HS.

Đơn cử như Trường tiểu học Bắc Hà, theo đó, năm học 2017 – 2018, tổng số trẻ vào lớp 1 của trường là 248 em. Tuy nhiên, trường chỉ có 4 phòng học dành cho HS lớp 1. Trước tình hình này, ban Giám hiệu đã phải ngăn hội trường làm việc của giáo viên thành 2 lớp để đủ phòng học cho các em.

Hà Tĩnh: Năm sinh đẹp, học sinh lớp 1 tăng đột biến - 2

Trường tiểu học Bắc Hà là một trong những trường có HS lớp 1 tăng cao (ảnh: T.Hoa)

"Trước đây là phòng làm việc của giáo viên, nhưng năm nay do đặc thù HS tăng cao nên phải chuyển nhượng thành 2 phòng học cho các em. Còn giáo viên chuyển xuống phòng thư viện, phòng thư viện chuyển ra ngoài trời" – cô Hoàng Thị Diệu Huyền, hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà cho biết.

Tương tự, tại trường tiểu học Thạch Linh, do số trẻ lên lớp 1 tăng nhưng chỉ có 3 phòng học, để giải quyết tình thế, nhà trường đã phải bố trí 2 phòng học khác (1 phòng tiếng Anh và 1 phòng của học sinh lớp 5), để đảm bảo đủ lớp cho các em.

Cũng như Trường tiểu học Nguyễn Du, mọi năm chỉ có 5 lớp HS lớp 1 nhưng năm nay tăng lên 7 lớp, buộc nhà trường phải nhường phòng làm việc của giáo viên cho học sinh. Theo các cô, "Học tập của các em quan trọng hơn nhiều so với phòng làm việc của giáo viên. Bởi tính chất của giáo viên là đứng lớp thay vì họp hành".

Tuyển sinh năm học 2017-2018 tại các Trường tiểu học trong thành phố đều tăng, nhất ở HS lớp 1. Khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất, tỷ lệ học sinh tăng nhưng phòng học đều không được cơi nới. Có chăng duy nhất là Trường tiểu học Nam Hà có 22 lớp thì có đến 29 phòng học, trong khi đó lớp 1 cũng chỉ dừng lại 5 lớp.

Năm đặc thù, tỷ lệ sinh tăng đột biến

Bàn về nội dung trên, thầy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng phòng GD&ĐT TP.Hà Tĩnh cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến số lượng trẻ vào các trường công lập tăng mạnh đầu năm học mới.

Nguyên nhân chủ quan do tâm lý phụ huynh luôn cho rằng, các trường ở trung tâm thành phố có bề dày lâu đời, chất lượng dạy học tốt, đội ngũ giáo viên giỏi nên xảy ra hiện tượng, dù không thường trú trên địa bàn nhưng bố mẹ đã cắt gửi hộ khẩu con em về khu vực này, để được học vào các trường công lập.

Bên cạnh đó, thành phố đang trên đà phát triển nên dân số tăng, dẫn đến số học sinh tăng. Tuy vậy, các trường ở trung tâm lại không được mở rộng do không có quỹ đất, nên việc xây thêm phòng học rất khó khăn. Các trường đang phải chịu áp lực lớn gồm: Phường Bắc Hà, Nam Hà, Nguyễn Du và Trần Phú.

Hà Tĩnh: Năm sinh đẹp, học sinh lớp 1 tăng đột biến - 3

Ông Lương Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Tĩnh

Trước thực trạng trên, ông Lương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Tĩnh cho biết: Đơn vị đã có chỉ đạo các trường phối hợp với Công an phường, xã kiểm soát chặt việc đăng ký hộ khẩu thường trú, tránh tình trạng cắt, gửi con em. Bên cạnh đó, vào năm 2016, thành phố cũng đã đầu tư 90 tỷ đồng cho 12 công trình trường học để đảm bảo phòng cho trẻ.

Đồng thời, thành phố cũng đã có đề án xây dựng cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2017 – 2020. Ngoài việc mở thêm 19 lớp (trong đó có 17 lớp 1), kế hoạch phân luồng theo địa bàn cũng đã được thành phố triển khai.

Hiện, số trẻ có hộ khẩu thường trú tại tổ 13, 14 của phường Bắc Hà sẽ được chuyển sang điểm học phường Nguyễn Du. Mặt khác, thành phố cũng sẽ bố trí đội ngũ giáo viên để cân bằng chất lượng giữa các trường nội thành và ngoại thành, nhằm "chia lửa" cho các trường tại khu vực trung tâm – ông Tuấn nói thêm.

Cũng theo ông Tuấn, để giảm thiểu tỷ lệ quá tải ở các trường công lập, thành phố khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư vào Hà Tĩnh xây dựng các trường tư thục, vừa thay đổi "nếp" sống dạy, học vừa cải tiến về cơ sở vật chất.

"Năm nay, số lượng trẻ cấp mầm non tăng không nhiều, chỉ chủ yếu cấp tiểu học. Quan điểm của thành phố là phải huy động 100% số trẻ đủ độ tuổi đến trường. Tuyệt đối, không để xảy ra tình trạng, trẻ không có trường để học. Vì vậy, các trường công có dôi dư học sinh thì nhà trường cũng phải tạo điều kiện hết sức cho các em đến trường đầy đủ" -  ông Tuấn nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, hiện, các trường tư thục trên địa bàn đã "giảm nhiệt" áp lực tuyển sinh rất lớn cho các trường công lập. Năm nay, ở bậc tiểu học đã có thêm trường Quốc tế Ischool và trường đại học Hà Tĩnh. Ở bậc mầm non, hiện, trường Nguyễn Du cũng đã tiến hành xây phân hiệu 2 tại phường Bắc Hà, dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào năm 2019.

Bàn về nội dung tăng số học sinh lớp 1, bậc tiểu học cô Hoàng Thị Diệu Huyền, hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà cho rằng: Lứa tuổi bước vào lớp 1 năm nay nhằm vào các em sinh năm 2011 (năm Tân Mão), nhiều người quan niệm đây là năm đẹp nên tỷ lệ sinh cao.

Bỏ bếp ăn bán trú vì áp lực tăng học sinh

Đó là thực tế tại quận Tân Phú hiện nay được Phòng GD&ĐT quận nêu ra tại buổi làm việc với Ban VH-XH của HĐND TP.HCM...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét