Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017
Tâm sự của thầy giáo chia sẻ đồng lương 5,6 triệu gây 'bão' cộng đồng mạng
Thầy Nguyễn Đăng Khoa trong một giờ lên lớp. (Ảnh. NVCC)
Dòng trạng thái 'chạm' đến nỗi lòng của nhiều giáo viên
Sau khi công khai thu nhập trên trang Facebook cá nhân, thầy giáo Nguyễn Đăng Khoa - Giáo viên Ngữ Văn, trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vô cùng bất ngờ khi nhận được hàng ngàn lượt thích và chia sẻ rộng rãi của cộng đồng mạng.
"Sau gần 20 năm ra trường, đây là lần đầu tiên mình công khai chia sẻ thông tin thu nhập của một viên chức ngành giáo dục. Không phải chê ít hay kêu ca phàn nàn gì mà do gặp được dãy số rất đẹp. Sau khi trừ đi các khoản như: Đảng phí, Công đoàn phí, quỹ tham quan, quỹ vì người nghèo, quỹ thăm hỏi và một số loại quỹ khác nữa thì còn lại con số 5.678.000 VND" – Thầy Khoa viết trên dòng trạng thái Facebook.
Lương mỗi tháng gần 6 triệu đồng nhưng thầy Khoa dự định phải chi tiêu rất nhiều khoản khác nhau. (Ảnh. FB)
Ngoài ra, với số tiền lương ít ỏi này, thầy Khoa còn dự định sẽ chi cho việc mua sắm quần áo, giày dép, dụng cụ dạy, học cho thầy và hai con chuẩn bị vào năm học mới; trả phí điện thoại, Internet, truyền hình, gas, điện nước; mua lương thực, thực phẩm dự trữ cho mùa mưa bão...
Thầy giáo dạy Văn còn "hóm hỉnh" cho biết sẽ tích lũy một phần số tiền trên để thực hiện kế hoạch mua ô tô, mua nhà ở thành phố và cho con học đại học rồi chạy việc vào công chức nhà nước.
"Mình không dám để dành cho khoản ốm đau bệnh tật vì thời buổi thuốc thật thuốc giả lẫn lộn, mua làm chi cho phí tiền. Lỡ có ốm thì phó mặc cho số trời vậy" – Thầy Khoa phân vân viết.
Bên cạnh đó, giáo viên này còn nhờ các bạn giỏi Toán tính giúp là với thu nhập đó, khoảng khi nào thì sẽ mua được nhà, xe và lo công việc cho con cái?
Cuối dòng trạng thái, thầy Khoa mong muốn "ai có việc gì đó làm thêm thì bảo thầy với".
Sau khi được đăng tải, dòng tâm trạng trên của thầy giáo dạy Văn đã được cộng đồng mạng chia sẻ một cách rộng rãi, đa phần đều trăn trở với mức lương thầy ở thời điểm hiện tại mặc dù đã có thâm niên 20 năm đứng lớp, đặc biệt là các thầy, cô giáo đang công tác trong nghề.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Infonet về dòng trạng thái rất đời thường này, thầy Nguyễn Đăng Khoa cho biết: "Lúc đầu tôi cũng không nghĩ hiệu ứng truyền thông tốt đến như vậy, lâu nay cán bộ công chức, viên chức, người làm công ăn lương thì họ rất chật vật, khó khăn với đồng lương của mình để lo cho gia đình".
"Với những người chỉ có lương, không có chức vụ và phụ cấp thì rõ ràng họ rất khó khăn trong cuộc sống. Những cái này không phải ai cũng nói được nên khi đăng tải đã được rất nhiều người chia sẻ và đồng cảm, đặc biệt là các thầy, cô giáo" – Thầy Khoa nhấn mạnh.
Ngoài công việc giảng dạy, thầy Khoa tham gia dạy võ để kiếm thêm thu nhập. (Ảnh. NVCC)
Đam mê hoạt động thiện nguyện, xoay xở đủ nghề để kiếm sống
Chuyển từ Tây Nguyên về công tác tại Trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ từ năm 2002, vợ cùng là nghề giáo với đồng lương ít ỏi. Và để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống cho gia đình, thầy Khoa đã phải bươn chải, làm thêm nhiều công việc khác nhau.
"Mỗi tuần tôi dạy 17 tiết tại trường, những lúc rãnh rỗi thì tranh thủ đứng lớp dạy võ, làm MC đám cưới hay tư vấn bảo hiểm…" - thầy giáo dạy Văn nói.
Hay làm MC đám cưới... (Ảnh. NVCC).
Là người ham học hỏi, khi chia sẻ về môn học Ngữ Văn trong suốt 20 năm đứng lớp, thầy Khoa tâm sự: Trong quá trình lên lớp, tôi thường tích hợp thêm kiến thức của môn xã hội (như Sử, Địa) để trao đổi, trang bị cho các em một nền tảng kiến thức xã hội thật tốt để giúp các em có cái nhìn sâu sắc, tìm ra triết lý của cuộc sống.
Ngoài các hoạt động ở nhà trường, thầy giáo Đăng Khoa được nhiều người biết đến khi tham gia các câu lạc bộ thiện nguyện để kêu gọi, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, éo le trên địa bàn.
Đồng thời kết nối với nhiều nhóm sinh viên tình nguyện để tìm chỗ ở, xe ôm miễn phí cho sĩ tử tại TP Vinh và các vùng phụ cận vào những mùa tuyển sinh đại học trước đây...
GV dạy Ngữ Văn còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. (Ảnh. NVCC).
Mặc dù với mức lương bèo bọt trong suốt 20 năm đứng lớp, đào tạo biết bao thế hệ cho học trò, thầy giáo Đăng Khoa vẫn sẽ luôn gắn bó với nghề "trồng người". Đối với thầy, đã chọn nghề, yêu nghề thì phải luôn tâm huyết và có trách nhiệm với học trò.
"Muốn đọc được tương lai một quốc gia, hãy nhìn vào nền giáo dục nơi đó. Muốn đọc được tương lai của một nền giáo dục, hãy nhìn vào cách cư xử với nhà giáo" – Thầy Khoa tâm niệm.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Xử lý nghiêm hiệu trưởng lạm thu tiền trường đầu năm học
Thời điểm hiện tại, các tân sinh viên các trường ĐH, CĐ đang quá trình nhập học và đóng góp các khoản tiền cho năm học đầu tiên. Năm học mới, học phí của các trường cũng được thay đổi theo hướng tăng so với năm trước theo khung lộ trình quy định.
Để tránh thu gộp, thu các khoản vô lý ở các trường ĐH, CĐ đối với sinh viên, Bộ GD&ĐT đã có yêu cầu tới các trường ĐH, CĐ công lập giãn thời gian, tránh thu cùng một thời điểm đối với các cấp học để hạn chế tối đa tác động của học phí đến chỉ số giá tiêu dùng.
Bộ cũng đề nghị các trường tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí. Nhà trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Đầu năm học, phụ huynh luôn bất an về các khoản "lạm thu" tiền trường. Ảnh minh họa: Q.Anh
Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục cam kết và nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học. Các địa phương phải tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm.
Ngoài ra, các địa phương cần chú ý thực hiện chính sách miễn thu học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 2018.
Tại Hà Nội, đầu năm học mới, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cũng đã ký ban hành hướng dẫn công thu - chi trong các trường công lập, năm học 2017 - 2018. Theo quy định của Sở, thủ trưởng các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về các khoản thu - chi sai quy định; để xảy ra tiêu cực trong thu hoặc ép buộc học sinh may (mua) đồng phục trái quy định.
Các cơ sở giáo dục phải trả lại tiền cho học sinh và phụ huynh nếu thu sai quy định. Đối với các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường, thu theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Các đơn vị chỉ được vận động, thực hiện sau khi có sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp…
Ban Đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của học sinh hoặc gia đình học sinh các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện hoặc không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện, như: bảo vệ nhà trường; trông coi phương tiện học sinh; vệ sinh trường, lớp; khen thưởng giáo viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội còn yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc các quy định về đồng phục học sinh. Các trường tuyệt đối không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Đồng phục nhà phải được Hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Nhà trường có thể cung cấp mẫu (kiểu dáng, màu sắc, logo...) để phụ huynh chủ động mua sắm. Các trường không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học…
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Lấy ý kiến các trường về phương án thi THPT quốc gia năm 2018
Theo đó, Bộ GD&ĐT dự kiến về cơ bản, kỳ thi THPT năm sau vẫn tương tự kỳ thi năm 2017. Bộ vẫn tổ chức 3 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).
Đối với giáo dục thường xuyên, bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm hai môn Địa lý và Lịch sử. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ sư phạm có thể chọn bài thi độc lập hoặc bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội phù hợp tổ hợp xét tuyển vào ngành, nhóm ngành.
Điểm đáng chú ý là Bộ GD&ĐT đề xuất hai phương án thực hiện bài thi tổ hợp và lấy ý kiến đóng góp từ các trường tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên trước khi thống nhất. Theo đó, phương án thứ nhất là giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (như năm 2017).
Phương án thứ hai, mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi (không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017).
Nếu theo phương án 2, các trường có thể chọn 2 hoặc 3 bài thi trong số các bài thi của kỳ thi THPT để xét tuyển (trong đó bắt buộc phải có một bài thi Văn hoặc Toán); một bài thi Văn hoặc Toán và 1 hoặc 2 đầu điểm thi năng khiếu/điểm đánh giá năng lực do trường tổ chức hoặc điểm khác do trường lựa chọn, quy định trong đề án tuyển sinh.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017
Cha mẹ nghiêm túc áp dụng 10 điều sau sẽ không lo con vô cảm, ích kỷ
1. Đảm bảo tinh thần và thể chất khỏe mạnh cho con
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những đứa trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc có xu hướng quan tâm và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh nhiều hơn.
2. Thường xuyên thể hiện tình cảm với con
Các nhà khoa học đã chứng minh, cha mẹ thường xuyên ôm, thơm và nói lời yêu thương sẽ làm tăng hormone hạnh phúc ở trẻ.
3. Giúp con được thành thật với cá tính và sở thích của chính mình
Để làm được điều này, cha mẹ nên thường xuyên trao đổi và trò chuyện với con để hiểu được những quan điểm và cảm xúc của trẻ. Cá tính của con sẽ được thể hiện qua những cách suy nghĩ và xử lý tình huống độc đáo, khác biệt.
4. Giúp con nhập vai người khác
Trong 1 nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ em khi được trải nghiệm những khó khăn của người già (đeo kính suy giảm thị giác, đeo gang tay ức chế vận động,…) sẽ có sự đồng cảm sâu sắc hơn với người cao tuổi. Việc một đứa trẻ được hiểu cảm giác "sẽ... như thế nào nếu…" giúp con nhập vai và có nhiều sự đồng cảm hơn trong từng hoàn cảnh cụ thể.
5. Cố gắng thảo luận để hiểu quan điểm và cảm nhận của con
Cha mẹ nên thường xuyên đặt ra những câu hỏi "Con cảm thấy thế nào?", "Nếu là con sẽ xử lý ra sao?"…từ những tình huống gặp trong phim ảnh, sách vở hoặc đời thực. Việc con để tâm suy nghĩ và tìm cách tháo gỡ các vấn đề sẽ giúp trẻ có tầm nhìn rộng, cách ứng xử nhanh nhạy và khéo léo. Từ đó, trẻ sẽ dễ đồng cảm và chia sẻ với người khác hơn.
6. Thấu hiểu và sẵn sàng cùng con giải quyết những cảm xúc tiêu cực
1 điều đã được chứng minh qua thực tế, những đứa trẻ sẽ ít cảm thông và thấu cảm với người khác nếu ít khi nhận được sự quan tâm, săn sóc của cha mẹ.
7. Trở thành người đồng cảm và thấu hiểu
Cha mẹ là tấm gương để con cái học theo từng hành vi và cả cách suy nghĩ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên bộc lộ rõ thái độ và quan điểm của mình về những tình huống, câu chuyện trong cuộc sống, phim ảnh, sách báo. Đây chính là định hướng thiết thực và có sức ảnh hưởng lớn nhất tới con.
8. Chỉ ra những điểm chung của con với người khác
Trẻ em có xu hướng dễ đồng cảm hơn với những người có điểm chung với mình. Bởi vậy, cha mẹ thay vì bắt ép con phải thông cảm và chia sẻ đồ chơi với bạn nhỏ khác, hãy bắt đầu việc thuyết phục rằng người bạn đó cùng độ tuổi và sở thích với con, 2 đứa trẻ sẽ dễ dàng trao đổi món đồ yêu thích với nhau hơn.
9. Chỉ ra ý nghĩa của sự đồng cảm thay vì nguy cơ chịu hình phạt
Cha mẹ nên dạy con không được đánh hoặc làm tổn thương người khác vì nó rất xấu thay vì lo sợ sẽ khiến con bị trách phạt, hoặc việc trung thực, không trộm cắp là quy tắc đạo đức cần tuân thủ thay vì sợ phải đi tù.
10. Dạy con về việc chấp nhận tha thứ
Cha mẹ bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình hãy cố gắng giúp trẻ trở nên cứng cáp và mạnh mẽ hơn trước những biến động về cảm xúc. Đôi khi việc chấp nhận và tha thứ cho những người chưa đối xử đúng mực với mình chính là biểu hiện sự đồng cảm. Sau khi cha mẹ quát mắng trẻ hãy thẳng thắn phân tích hành vi của trẻ là sai nhưng việc nóng giận, quát mắng là bản thân mình chưa đúng.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Chỉ có mắt "cú vọ" mới trả lời chính xác 4 câu đố oái oăm này
Liệu rằng bạn có nằm trong số ít những người nhanh chóng tìm được đáp án? Hãy cùng thử nhé.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017
Thầy trò ‘choáng’ khi đổi mới thi lớp 10
Đây là thông tin mới nhất vừa được Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết về những thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2018. Điều này đã gây không ít băn khoăn, lo lắng cho thầy trò khối lớp 9 hiện nay.
Tăng vận dụng, tích hợp liên môn
Theo ông Phạm Ngọc Tiến, Phó phòng Giáo dục trung học của Sở GD&ĐT TP, đề thi cả ba môn toán, văn, ngoại ngữ sẽ đổi mới theo hướng tăng cường các câu hỏi mang tính ứng dụng thực tiễn. Nhất là môn toán và văn sẽ tích hợp kiến thức của các môn khoa học khác như lý, hóa, sinh, địa...
Giải thích từng môn thi, ông Tiến cho biết môn toán vẫn là đề toán với những câu hỏi đặc thù của toán học nhưng sẽ giảm những câu hỏi dạng kiến thức hàn lâm, tính toán biến đổi thuần túy và sự phức tạp của đề như lâu nay. Đồng thời tăng các câu hỏi vận dụng thực tiễn, đó có thể là các câu hỏi ứng dụng trong cuộc sống hoặc những câu thực tiễn liên quan đến các bộ môn khác như lý, hóa, sinh, địa...
Ông Tiến ví dụ một tình huống thực tiễn mà đề toán có thể ra: "Ban đêm, ở nhà có người tiêu chảy, không thể chạy ra nhà thuốc mua thuốc. Lúc này cần phải pha một chai nước muối đường để uống liền nhằm bù nước. Vậy để pha được thì chúng ta cần bao nhiêu % muối, bao nhiêu % đường nếu cần pha vào một chai nửa lít nước".
Các học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2017 vừa qua. Ảnh: PHẠM ANH
Theo ông Tiến, để giải câu này, học sinh (HS) cần biết kiến thức cơ bản của hóa học về nồng độ %, như 5% đường nghĩa là như thế nào và từ đâu ra để được con số đó, tức phép tính tỉ lệ như thế nào. Từ đó các em sẽ tính được cần bỏ bao nhiêu gram đường và gram muối là đủ.
Về môn ngữ văn, ông Tiến cho biết vẫn sẽ có ba phần là đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Trong đó, ở phần đọc hiểu văn bản sẽ mở rộng thể loại hơn. Như trước đây thường là vận dụng văn bản đời sống, văn bản về giáo dục công dân nhưng bây giờ có thể văn bản khoa học, tự nhiên.... Tất nhiên các câu hỏi đi kèm vẫn là kiến thức văn học đặc thù.
Còn về nghị luận văn học và nghị luận xã hội, tạm thời vẫn ra đề như mọi năm nhưng sẽ hạn chế dần việc phụ thuộc vào ngữ liệu của sách giáo khoa. Có thể đề sẽ đưa ra đoạn văn hay bài thơ nào đó nằm ngoài sách giáo khoa.
Thầy trò băn khoăn
Trước thông tin về việc sẽ đổi mới cách ra đề thi lớp 10 này, nhiều thầy cô, HS không khỏi bất ngờ và lo lắng cho việc học, ôn tập.
Em HTH, HS lớp 9 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) cho biết em lo nhất là môn toán vì kiến thức nhiều và nặng. Nếu lồng thêm kiến thức các môn tự nhiên khác thì dù khó hay dễ cũng khiến việc học ôn của các em nặng hơn nhiều.
Em Nguyễn Thái Anh, Trường THCS Đào Duy Anh (quận Phú Nhuận), cũng tỏ ra lo lắng nếu môn toán tăng kiến thức môn khác. "Em mong được biết cách ra đề sớm để kịp ôn tập và làm quen từ bây giờ. Ban ra đề nên ra dễ và đơn giản hơn hoặc tổ chức thi thử để tụi em không bị thiệt" - Thái Anh nói.
Không bất ngờ về thông tin này nhưng một giáo viên (GV) dạy toán lớp 9 tại một trường THCS ở quận 3 cũng tỏ ra lo lắng khi chưa biết sẽ dạy và ôn cho HS như thế nào. "Như năm ngoái, đề môn toán chỉ vài thay đổi nhỏ đã khiến thầy trò ngã ngửa vì độ khó và cái mới lạ. Năm nay lại thêm kiến thức các môn khác thì sẽ học thế nào, luyện bài tập ra sao? Nếu tôi dạy nhẹ nhàng và chỉ dạy đúng chuyên môn của mình thì làm sao các em đi thi được và rồi điểm thấp thì trách nhiệm sẽ thế nào?" - GV này thẳng thắn.
Cùng tâm tư này, thầy Hoàng Long Trọng, GV Trường THCS Văn Lang (quận 1), cho rằng việc đổi mới đề thi tuyển sinh vào lớp 10 theo hướng tăng cường tính ứng dụng thực tiễn và tích hợp kiến thức liên môn là cần thiết. Tuy vậy, theo thầy Trọng, việc đổi mới theo hướng tích hợp này dễ khiến thầy trò hoang mang vì lo kiến thức quá rộng, chưa thực sự hình dung cách ra đề và cấu trúc đề như thế nào.
"Sở nên sớm có những định hướng rõ ràng hơn, có những kiểu đề mẫu sớm để GV, HS, phụ huynh biết đường hướng cho quá trình giảng dạy, học tập của mình" - thầy Trọng góp ý.
Sẽ sớm có đề minh họa Theo thông tin từ Sở GD&ĐT TP, về thời gian thi lớp 10, nếu kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vẫn diễn ra từ ngày 22 đến 24-6 thì thời gian thi tuyển sinh lớp 10 vẫn sẽ diễn ra như năm 2017, tức vào ngày 2 và 3-6. Về đề thi, ông Phạm Ngọc Tiến cho biết Sở sẽ cố gắng tính toán cách đổi mới để các em không bị sốc. Ngay trong tháng 9 này, trong các đợt tập huấn chuyên môn, các thầy cô sẽ được thông tin cụ thể và làm quen với các dạng đề minh họa cũng như ra đề minh họa để hiểu rõ và áp dụng trong quá trình giảng dạy, ôn tập cho HS. |
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
14 lý do khiến cả thế giới ngưỡng mộ nền giáo dục Phần Lan
1. Giáo dục miễn phí
Ở Phần Lan, hầu như mọi chi phí học tập đều được miễn phí, từ bữa trưa, các chuyến tham quan đến dụng cụ học tập. Những học sinh sống cách trường hơn 2 km sẽ được đưa đón bằng xe buýt. Những khoản đầu tư này đều do nhà nước chi trả. Hơn 12,2% ngân sách nhà nước là dành cho giáo dục.
2. Cách tiếp cận mang tính cá nhân
Mỗi học sinh lại được giao những nhiệm vụ khác nhau tùy vào khả năng của từng em. Nếu trẻ không thể làm được nhiệm vụ của mình, giáo viên sẽ giảng riêng cho học sinh đó.
Ngoài ra, học sinh cũng được chọn hoạt động mà bản thân cảm thấy hữu ích đối với mình. Chẳng hạn, nếu bài học không gây hứng thú, các em có thể chuyển sang đọc sách hoặc may vá.
3. Không có điểm số trước năm lớp 3
Trong thang điểm phân loại ở Phần Lan, 10 là số điểm cao nhất. Tuy nhiên, trước năm lớp 3, học sinh không hề biết đến việc chấm điểm. Từ lớp 3 đến lớp 7, chỉ có những khái niệm như "có thể làm tốt hơn" hoặc "hoàn hảo" để làm căn cứ đánh giá.
Nếu không đạt yêu cầu, học sinh cũng không bị la mắng về điểm số, thay vào đó được tạo động lực để hoàn thiện tri thức và thay đổi kế hoạch học tập.
4. Học sinh có thể mặc đồ ngủ đi học
Trường học Phần Lan không quy định đồng phục, học sinh có thể mặc tùy ý. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các em đi tất không cần giày chạy nhảy trong lớp.
Trường học Phần Lan không quy định đồng phục, học sinh có thể mặc tùy ý.
5. Trong giờ học có thể ngồi trên ghế sofa hoặc nằm lên thảm
Học sinh có thể vừa nằm vừa học trong giờ.
Học sinh không bị buộc phải ngồi ngay ngắn tại bàn học. Trong giờ, các em thoải mái lựa chọn vị trí để có thể cảm thấy thư giãn nhất. Nếu trời ấm, các bài học có thể diễn ra trên bãi cỏ gần trường.
6. Có rất ít bài tập về nhà
Các giáo viên Phần Lan luôn cho rằng trẻ em nên nghỉ ngơi và dành thời gian bên gia đình thay vì làm bài tập ở nhà. Do đó, bài tập về nhà chiếm rất ít thời gian và thường rất thú vị. Chẳng hạn, đối với bài học lịch sử, học sinh có thể được yêu cầu hỏi ông bà xem cuộc sống những năm 1950 khác gì so với ngày nay.
7. Không thi cử
Học sinh Phần Lan hầu như không phải chịu áp lực thi cử. Các giáo viên ở quốc gia này cho biết: "Mỗi người nên lựa chọn giữa chuẩn bị cho cuộc sống hoặc chuẩn bị cho các kỳ thi. Chúng tôi chọn cái đầu tiên".
Đó là lý do chỉ có một bài kiểm tra tiêu chuẩn bắt buộc dành cho học sinh 16 tuổi khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
8. Một số trường không dạy theo môn học
Một trong những hướng đi mới của hệ thống giáo dục Phần Lan là giảng dạy dựa trên sự kiện, hiện tượng. Thay vì cơ cấu thành từng bài giảng, giáo viên cho phép học sinh dùng 6 tuần để nghiên cứu về một chủ đề từ nhiều góc độ.
Chẳng hạn, chủ đề về dân nhập cư có thể được khám phá từ địa lý (họ đến từ đâu), lịch sử (điều gì đã xảy ra trước đó) và văn hóa (những truyền thống của họ). Học sinh tự đặt ra câu hỏi và tự tìm câu trả lời.
9. Giờ nghỉ ra chơi dài nhất trên thế giới
Bất kể bài học có thú vị đến đâu thì cứ sau 45 phút học tập, học sinh Phần Lan sẽ được nghỉ 15 phút.
Giờ ra chơi sau mỗi tiết học kéo dài tới 15 phút.
10. Giáo viên là nghề mà rất nhiều người mơ ước
Cuộc cạnh tranh vào khoa Giáo dục tại Đại học Helsinki rất khốc liệt, 20 người ứng tuyển vào một vị trí. Số người muốn dạy học vượt số chỉ tiêu trong ngành 10 lần. Lương trung bình hằng tháng của giáo viên là 3.500 Euro.
Phần Lan không có chương trình giáo dục theo chuẩn nhất định. Mọi giáo viên quyết định sử dụng sách và chương trình giảng dạy. Mỗi tiết học thường có một trợ lý đặc biệt, theo dõi và giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ.
11. Học sinh được dạy những thứ cần thiết trong cuộc sống
Trong các buổi học bơi, học sinh được dạy cách phát hiện dấu hiệu của một người bị đuối nước. Khi học về quản lý nhà cửa, các em được trang bị kỹ năng nấu nướng, đan móc và khâu vá. Học sinh Phần Lan có thể dễ dàng tạo ra website mới.
Học sinh được dạy những thứ cần thiết cho trong cuộc sống chứ không chỉ chăm chăm vào nội dung trong sách vở.
Với giáo dục Phần Lan, điều quan trọng ở đây là chuẩn bị khả năng thích nghi đối với thế giới liên tục thay đổi. Học thuộc lòng hoàn toàn không cần thiết vì đã có Internet.
12. Chất lượng đồng đều
Bạn không cần thiết phải chọn trường để học ở Phần Lan. Mọi người đều đăng ký vào trường gần nhất vì không có khái niệm "trường chọn". Dù sống ở đâu, bạn cũng có thể học cùng giáo viên giỏi, sử dụng cơ sở vật chất tốt và được phục vụ bữa trưa chất lượng cao.
13. Học sinh được tự chọn bữa trưa
Thức ăn ở trường học Phần Lan rất đa dạng và được miễn phí. Thực đơn được thông báo từ trước một tháng trên website nhà trường, học sinh có thể ghé thăm và chọn trước món mình thích. Trường cũng chuẩn bị đồ ăn theo chế độ ăn uống đặc biệt, chẳng hạn thực đơn ăn chay.
14. Được ngủ qua đêm ở trường
Thỉnh thoảng những đứa trẻ Phần Lan mang theo túi ngủ và ở lại trường vào ban đêm với thầy cô giáo. Các em xem phim, chơi đùa, ngủ trong phòng tập thể dục và cùng ăn kem vào bữa sáng hôm sau.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Những cú sốc trước và sau khi đi du học
Chi Ngô (28 tuổi), Giám đốc phát triển thương hiệu Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Đại Việt, TPHCM vẫn không quên được những bỡ ngỡ và cảm thấy sốc tinh thần khi trong thời gian du học tại trường đại học Victoria University,thành phố Melbourne, Úc.
Môi trường du học nước ngoài có thể xem là cơ hội cho du học sinh phát huy năng lực của bản thân cũng như học tập thêm được nhiều kinh nghiệm để khi trở về nước sẽ phát triển tài năng một cách tối đa nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm mà nhiều du học sinh được biết đến qua những câu chuyện thành công. Còn mảng chìm đó là những cú sốc về tâm lý, môi trường văn hóa, chính trị ở nước sở tại và đặc biệt là cú sốc khi về nước tìm được công việc phù hợp khiến không ít du học sinh lao đao…
Sốc tinh thần khi ở nước sở tại
Trở về Việt Nam sau nhiều năm nhưng Chi Ngô (28 tuổi), Giám đốc phát triển thương hiệu Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Đại Việt, TPHCM vẫn không quên được những bỡ ngỡ và cảm thấy sốc tinh thần khi trong thời gian du học tại trường đại học Victoria University ,thành phố Melbourne, Úc. Mọi thứ phải vận động từ A- Z chứ không như ở Việt Nam được bố mẹ "cưng như cứng trứng".
Chi cho biết, mặc dù đã được chuẩn bị tâm lý kỹ trước khi quyết định đi du học và đặc biệt là được học tập trong môi trường quốc tế ngay tại Việt Nam ở trường ĐH RMIT song vẫn không thể nào hòa nhập tốt được mà phải mất gần nửa năm trời để thích nghi.
"Cú sốc đầu tiên là nhớ nhà. Melbourne là 1 trong những thành phố lớn của Úc và rất hiện đại. Đường xá ở đây rất thông thoáng, nhiều cây xanh nhưng lại rất vắng người. Có thời điểm chỉ trong cùng 1 ngày nhưng lại có đến 4 mùa, không khí se lạnh, lá vàng rơi mà lòng cảm thấy nhớ nhà đến tột cùng. Không ít lần mình ôm mặt khóc 1 mình", Chi kể.
Một cú sốc khác nữa cũng được nhiều bạn du học sinh gặp phải đó là môi trường sống. Đa số các bạn sinh viên khi đăng ký đi du học đều được các công ty giới thiệu rất hay về môi trường sống cũng như công việc làm thêm để trang trải trong quá tình học. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn gặp phải điều này.
"Có nơi 4- 5 bạn sinh viên cùng sống trong 1 căn nhà. Nói là nhà những thực chất là 1 căn phòng chật chội, vừa đủ cho 1 cái gường đơn và 1 chiếc bàn học nhỏ, thiếu cả không khí để thở", Chi chia sẻ.
Cũng có trường hợp, nhiều phụ huynh cho con đi du học với hy vọng sang đó làm thêm gửi tiền về nên thế chấp hoặc vay tiền ngân hàng cho con đi học. "Áp lực đè nặng nên nhiều du học sinh lao vào kiếm tiền kể cả dịp tết lẫn hè với đủ các loại công việc như trong đó đi làm farm (thu hoạch nông sản) là công việc phổ biến dù khá nguy hiểm và cực nhọc. Rồi trong lúc còn đi học thì tranh thủ làm thêm kiếm tiền nhưng lại trốn thuế. Nhiều bạn bị phát hiện và bị xử phạt rất nặng, thậm chí là bị trục xuất về nước…", Chi kể và cho biết, cũng có nhiều bạn là con ông cháu cha. Du học là cái mác chứ học hoài, học mãi từ lúc vào đến lúc ra trường cũng vẫn học Anh văn là chính.
Một trường hợp khác cũng thường gặp với hầu hết các du học sinh đó là sống thiếu tình cảm. Chi ví dụ: "Nhiều bạn sang môi trường đó chỉ một thời gian ngắn là đã quen nhau hoặc về sống chung nhưng ở Việt Nam, bạn nào cũng có người yêu rồi, nhiều khi vì cô đơn quá nên kết đôi vậy thôi. Hoặc có một số bạn khác còn chọn việc quen một anh Tây nào đó rồi kết hôn để được lo cho ăn học hoặc có quốc tịch đến khi học xong hoặc có quốc tịch rồi khi không còn yêu thì bỏ...".
Chi cho rằng, "Du học là tốt song phải biết xác định mục đích theo đuổi của mình là gì. Những khó khăn khi đi du học là đều không tránh khỏi nhưng bù lại, sau khi vượt qua được những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu thì bản thân sẽ nhanh chóng hoà nhập và học được rất nhiều đều bổ ích không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là những kiến thức xã hội, khả năng tự lập hay cách đối mặt và giải quyết vấn đề…".
Cú sốc lớn khi trở về Việt Nam
Đó là câu chuyện của chị Võ Thị Minh An, sắp tới là Giám đốc tuyển dụng nhân tài của Ngân hàng Techcombank, chia sẻ về thời gian khủng hoảng của mình khi chị bị sốc tâm lý và rơi vào trầm cảm sau khi về nước tìm việc trong Hội thảo Nghề nghiệp VietAbroader được tổ chức vào cuối tháng 7 vừa qua.
Võ Thị Minh An tốt nghiệp Thủ khoa Thạc sỹ Quản trị truyền thông Đại học Stirling (Scotland), bằng cử nhân kép hạng ưu chuyên ngành Quan hệ quốc tế và tiếng Pháp tại Đại học Mount Holyoke (Hoa Kỳ), đạt giải thưởng Outstanding Committment Awards của Quỹ Clinton Global Initiatives, được cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton nhắc đến 2 lần trong bài diễn văn của ông vì dự án tài chính vi mô cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam, An cũng là một trong số ít nhân viên được các tập đoàn nước ngoài cân nhắc thăng chức trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, chặng đường trở về Việt Nam làm việc không hề dễ dàng chút nào.
Chị Võ Thị Minh An, Giám đốc tuyển dụng nhân tài của Ngân hàng Techcombank, chia sẻ về thời gian khủng hoảng ấy của mình khi chị bị sốc tâm lý và rơi vào trầm cảm sau khi về nước tìm việc
An cho biết, khi mới về Việt Nam, An rất tự tin với việc mình là một du học sinh đã đạt được nhiều thành tựu và bản thân cũng thông minh nhanh nhẹn. An ảo tưởng về bản thân, tin chắc rằng mình sẽ có công việc lương cao và vị trí quản lý với mình không là vấn đề.Nhưng cuộc đời không như là mơ, suốt 4 tháng tìm việc, An vẫn không có được việc làm như ý dù đã gửi hồ sơ đi khắp mọi nơi và đi rất nhiều các buổi networking.
"Sau đó Mình được nhận một công việc khá là thấp so với kì vọng của mình là làm copywriter cho một trường đại học quốc tế. Đây là giai đoạn mình bị trầm cảm rất nặng vì không tìm thấy niềm vui trong công việc và nghi ngờ bản thân. Bên trong mình thời gian ấy mọi thứ như đổ vỡ, hình tượng bản thân trong chính mắt mình cũng hoàn toàn sụp đổ", An chia sẻ.
Tiếp tục như thế này không ổn. An quyết định hành động khác đi, quên đi chức vụ mình chỉ là một copywriter và chủ động đề nghị với sếp để được điều phối một kế hoạch marketing cho ngành mới mở của trường, Fashion and Textiles Merchandising của RMIT.
"Vậy là mình tự làm từ việc lên kế hoạch triển khai, so sánh dữ liệu nghiên cứu thị trường, lên key concept, điều hành việc sản xuất các ấn phẩm và thực hiện chiến dịch marketing, và sắp xếp nguồn lực để thực hiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, chương trình được khởi động và khá thành công", An nhớ lại.
Cũng trong thời gian khủng hoảng này, An đã đăng ký học khoá thạc sĩ. Và ở đây chị đã gặp được một anh bạn mà sau này là người giới thiệu cho chị một công việc rất tốt ở tập đoàn British American Tobacco - nơi khởi đầu cho sự bứt phá trong sự nghiệp của chị. Sau này nhìn lại, chị mới cảm thấy rằng, đôi khi cách mình đối mặt với một sự việc nào đó trong cuộc đời sẽ dẫn đến những mối duyên rất khác nhau. Và những quyết định và thái độ đưa ra ở từng thời điểm đã dẫn chị gặp được những người mới, những sự kiện mới đưa mình đến vị trí hiện tại.
Hơn thế nữa, chị rút ra được là khi mình đi làm, được trả lương cho một vị trí, đặc biệt là ở những năm tháng chập chững vào nghề, nếu mình làm với tất cả niềm đam mê của mình, cống hiến nhiều hơn những gì thực sự mình được trả thì mọi thứ kiến thức lẫn kinh nghiệm sau này vẫn là của mình. Nên đừng hỏi vì sao tôi giỏi như vầy mà công ty không giao việc lớn, tại sao công ty không tiến cử tôi, và cảm thấy bất mãn rồi không cố gắng thể hiện bản thân tốt. Nếu mình không dấn thân và thể hiện hơn vị trí mình đang đứng, thì làm sao có được sự tin tưởng của người khác để mình đi xa hơn?
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thi lớp 10 tại TP.HCM sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ
Cụ thể, về thời gian thi lớp 10, nếu thời gian diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 vẫn diễn ra từ ngày 22 đến 24-6 thì thời gian thi tuyển sinh lớp 10 vẫn sẽ diễn ra như năm 2017, tức vào ngày 2 và 3-6. Về môn thi tuyển sinh lớp 10 sẽ vẫn là ba môn là toán, ngữ văn và ngoại ngữ như lâu nay.
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Sở cho biết, về đề thi năm học này, việc kiểm tra, đánh giá ở khối trung học sẽ tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ, nhất là thi tuyển sinh lớp 10. Đây sẽ là cơ sở để các trường, đội ngũ giáo viên sẽ phải đổi mới phương pháp giảng dạy cho học sinh.
Cụ thể, theo Ông Phạm Ngọc Tiến, Phó phòng Giáo dục Trung học của Sở GD&ĐT TP, đề thi lớp 10 năm tới sẽ được đổi mới theo định hướng tăng cường tính ứng dụng thực tiễn và tích hợp kiến thức liên môn. Ví dụ như môn toán, đề thi không chỉ nằm trong kiến thức môn toán mà còn lồng ghép kiến thức các môn tự nhiên khác như vật lý, hóa học, sinh học. Hoặc như môn ngữ văn, ngoài kiến thức văn học thông qua những văn bản xã hội, bố cục theo ngữ văn đơn thuần sẽ lồng thêm dữ liệu kiến thức về giáo dục công dân, lịch sử, địa lý... Việc đổi mới này sẽ đòi hỏi học sinh cần nắm thêm các kiến thức của các môn học để có thể làm tốt bài thi của mình, không chỉ hiểu kiến thức môn học đơn thuần mà còn hiểu và biết ứng dụng thực tế trong đời sống.
Cũng theo ông Tiến, trong ba môn thi tuyển sinh lớp 10 thì môn toán sẽ có sự thay đổi nhiều nhất. Sẽ có khoảng 30% là kiến thức của các bộ môn khác như lí, hóa, sinh, địa lý, những kiến thức này sẽ chiếm 3/10 điểm môn thi.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng cho biết, việc thay đổi này sẽ được Sở thông báo, hướng dẫn và tập huấn cụ thể cho các trường và giáo viên trong năm học để các trường nắm và kịp thời thay đổi giảng dạy. Việc đổi mới này cũng sẽ không gây quá bất ngờ hay nặng nề về kiến thức cho thầy trò, chủ yếu vẫn là tính ứng dụng kiến thức chứ không nặng về lý thuyết, công thức. Do đó để việc dạy, học và ôn tập của thầy trò cũng sẽ nhẹ nhàng hơn, tránh học vẹt, học máy móc quá nhiều.
Để thuận lợi, Sở cũng sẽ công bố đề thi mẫu để giáo viên, học sinh nắm bắt và dễ hình dung cấu trúc đề thi.
Học sinh trao đổi bài sau khi thi trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua tại TP.HCM. Ảnh: PHẠM ANH.
Cùng với đó, việc kiểm tra, đánh giá định kỳ ở bậc trung học cũng như nhiều kỳ thi khác cấp TP như thi học sinh giỏi năm học này cũng sẽ có nhiều thay đổi. Sở GD&ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường phải đổi mới kiểm tra, đánh giá theo nguyên tắc đánh giá năng lực HS theo quá trình và theo kết quả. Các bài kiểm tra trên lớp cần tăng dần các dạng câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Có thể tham khảo nội dung bài khảo sát lớp 7, khảo sát tuyển sinh vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa để vận dụng.
Bên cạnh đó, đề thi HS giỏi THCS và THPT cũng sẽ tăng các câu hỏi vận dụng thực tiễn để đánh giá năng lực của HS, tránh nặng kiến thức hàn lâm, lý thuyết.
Sở GD&ĐT TP. HCM vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập của các trường THPT trên toàn thành phố.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017
Hà Tĩnh: Năm sinh đẹp, học sinh lớp 1 tăng đột biến
Một trong 2 lớp 1 của Trường tiểu học Bắc Hà phải sử dụng phòng làm việc của giáo viên thành phòng học (ảnh: T.Hoa)
Giáo viên nhường phòng làm việc cho HS có lớp học
Việc các trường tiểu học tại TP. Hà Tĩnh phải lấy hội trường, phòng họp của giáo viên ngăn ra thành lớp học cho học sinh không có gì lạ khi tỷ lệ HS bước vào lớp 1 tăng đột biến trong năm học mới.
Theo số liệu khảo sát của phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) năm học 2017 – 2018, trên toàn thành phố, bậc tiểu học dự kiến có 8.904 học sinh (tăng 741 em so với năm học trước); trong đó, riêng số trẻ lớp 1 tăng 667 em.
Trước sức ép tuyển sinh bậc tiểu học, nhiều trường tại thành phố đã phải "méo mặt" khi số lượng SH lớp 1 tăng đột biến. Nhiều trường phải sử dụng biện pháp "tại chỗ" như: Biến phòng làm việc giáo viên thành lớp học, đưa thư viện ra ngoài trời để ngăn thành phòng học hay như sử dụng quỹ đất thừa nối thêm phòng, tạo sân chơi cho HS.
Đơn cử như Trường tiểu học Bắc Hà, theo đó, năm học 2017 – 2018, tổng số trẻ vào lớp 1 của trường là 248 em. Tuy nhiên, trường chỉ có 4 phòng học dành cho HS lớp 1. Trước tình hình này, ban Giám hiệu đã phải ngăn hội trường làm việc của giáo viên thành 2 lớp để đủ phòng học cho các em.
Trường tiểu học Bắc Hà là một trong những trường có HS lớp 1 tăng cao (ảnh: T.Hoa)
"Trước đây là phòng làm việc của giáo viên, nhưng năm nay do đặc thù HS tăng cao nên phải chuyển nhượng thành 2 phòng học cho các em. Còn giáo viên chuyển xuống phòng thư viện, phòng thư viện chuyển ra ngoài trời" – cô Hoàng Thị Diệu Huyền, hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà cho biết.
Tương tự, tại trường tiểu học Thạch Linh, do số trẻ lên lớp 1 tăng nhưng chỉ có 3 phòng học, để giải quyết tình thế, nhà trường đã phải bố trí 2 phòng học khác (1 phòng tiếng Anh và 1 phòng của học sinh lớp 5), để đảm bảo đủ lớp cho các em.
Cũng như Trường tiểu học Nguyễn Du, mọi năm chỉ có 5 lớp HS lớp 1 nhưng năm nay tăng lên 7 lớp, buộc nhà trường phải nhường phòng làm việc của giáo viên cho học sinh. Theo các cô, "Học tập của các em quan trọng hơn nhiều so với phòng làm việc của giáo viên. Bởi tính chất của giáo viên là đứng lớp thay vì họp hành".
Tuyển sinh năm học 2017-2018 tại các Trường tiểu học trong thành phố đều tăng, nhất ở HS lớp 1. Khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất, tỷ lệ học sinh tăng nhưng phòng học đều không được cơi nới. Có chăng duy nhất là Trường tiểu học Nam Hà có 22 lớp thì có đến 29 phòng học, trong khi đó lớp 1 cũng chỉ dừng lại 5 lớp.
Năm đặc thù, tỷ lệ sinh tăng đột biến
Bàn về nội dung trên, thầy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng phòng GD&ĐT TP.Hà Tĩnh cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến số lượng trẻ vào các trường công lập tăng mạnh đầu năm học mới.
Nguyên nhân chủ quan do tâm lý phụ huynh luôn cho rằng, các trường ở trung tâm thành phố có bề dày lâu đời, chất lượng dạy học tốt, đội ngũ giáo viên giỏi nên xảy ra hiện tượng, dù không thường trú trên địa bàn nhưng bố mẹ đã cắt gửi hộ khẩu con em về khu vực này, để được học vào các trường công lập.
Bên cạnh đó, thành phố đang trên đà phát triển nên dân số tăng, dẫn đến số học sinh tăng. Tuy vậy, các trường ở trung tâm lại không được mở rộng do không có quỹ đất, nên việc xây thêm phòng học rất khó khăn. Các trường đang phải chịu áp lực lớn gồm: Phường Bắc Hà, Nam Hà, Nguyễn Du và Trần Phú.
Ông Lương Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Tĩnh
Trước thực trạng trên, ông Lương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Tĩnh cho biết: Đơn vị đã có chỉ đạo các trường phối hợp với Công an phường, xã kiểm soát chặt việc đăng ký hộ khẩu thường trú, tránh tình trạng cắt, gửi con em. Bên cạnh đó, vào năm 2016, thành phố cũng đã đầu tư 90 tỷ đồng cho 12 công trình trường học để đảm bảo phòng cho trẻ.
Đồng thời, thành phố cũng đã có đề án xây dựng cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2017 – 2020. Ngoài việc mở thêm 19 lớp (trong đó có 17 lớp 1), kế hoạch phân luồng theo địa bàn cũng đã được thành phố triển khai.
Hiện, số trẻ có hộ khẩu thường trú tại tổ 13, 14 của phường Bắc Hà sẽ được chuyển sang điểm học phường Nguyễn Du. Mặt khác, thành phố cũng sẽ bố trí đội ngũ giáo viên để cân bằng chất lượng giữa các trường nội thành và ngoại thành, nhằm "chia lửa" cho các trường tại khu vực trung tâm – ông Tuấn nói thêm.
Cũng theo ông Tuấn, để giảm thiểu tỷ lệ quá tải ở các trường công lập, thành phố khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư vào Hà Tĩnh xây dựng các trường tư thục, vừa thay đổi "nếp" sống dạy, học vừa cải tiến về cơ sở vật chất.
"Năm nay, số lượng trẻ cấp mầm non tăng không nhiều, chỉ chủ yếu cấp tiểu học. Quan điểm của thành phố là phải huy động 100% số trẻ đủ độ tuổi đến trường. Tuyệt đối, không để xảy ra tình trạng, trẻ không có trường để học. Vì vậy, các trường công có dôi dư học sinh thì nhà trường cũng phải tạo điều kiện hết sức cho các em đến trường đầy đủ" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy, hiện, các trường tư thục trên địa bàn đã "giảm nhiệt" áp lực tuyển sinh rất lớn cho các trường công lập. Năm nay, ở bậc tiểu học đã có thêm trường Quốc tế Ischool và trường đại học Hà Tĩnh. Ở bậc mầm non, hiện, trường Nguyễn Du cũng đã tiến hành xây phân hiệu 2 tại phường Bắc Hà, dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào năm 2019.
Bàn về nội dung tăng số học sinh lớp 1, bậc tiểu học cô Hoàng Thị Diệu Huyền, hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà cho rằng: Lứa tuổi bước vào lớp 1 năm nay nhằm vào các em sinh năm 2011 (năm Tân Mão), nhiều người quan niệm đây là năm đẹp nên tỷ lệ sinh cao.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Cha mẹ kiên trì 6 cách sau, con sẽ cực thông minh và sáng tạo
1. Thái độ trả lời tích cực trước những câu hỏi của con
Cách bạn trả lời các câu hỏi của con sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ tiếp cận của trẻ với thế giới. Nếu cha mẹ trả lời dửng dưng, thậm chí là phớt lờ các câu hỏi sẽ khiến trẻ không muốn thử những trải nghiệm mới cũng như không còn hào hứng với những thay đổi xung quanh.
Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở, kích thích trí tò mò về mọi thứ xung quanh. Vì những đứa trẻ thông minh luôn biết cách phát hiện những thứ mới lạ, khác biệt và tìm cách lý giải chúng bằng cách không ngừng đặt ra những câu hỏi.
2. Hạn chế việc đặt ra quá nhiều nguyên tắc, điều cấm kỵ
Trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ, việc đặt ra những quy tắc là vô cùng cần thiết, tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng vì có thể ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sáng tạo của con.
Vì vậy, các gia đình chỉ nên duy trì những quy tắc cốt lõi trong việc định hình nhân cách trẻ. Không nên đặt ra quá nhiều quy tắc khiến thời gian và không gian để phát triển cá tính, suy nghĩ sáng tạo, và trí tuệ của trẻ nhỏ bị bó hẹp.
3. Cho phép trẻ được buồn chán
Buồn chán là 1 cảm giác tiêu cực nhưng không phải lúc nào cũng xấu. Khi chán nản là lúc trí sáng tạo của con được khuyến khích, hoạt động trí não phát triển hơn bình thường. Bởi vậy, cha mẹ không nên để con cảm thấy quá đầy đủ và "muốn gì được nấy", hãy khiến trẻ phải vận động suy nghĩ và sáng tạo nên những thứ đáp ứng mong muốn của bản thân.
4. Làm tấm gương cho con noi theo
Trẻ nhỏ thường quan sát và tiếp nhận mọi thứ, đặc biệt là những hành vi của cha mẹ. Bởi vậy, nếu cha mẹ thường xuyên nghiên cứu, học tập và làm những việc sáng tạo, trẻ sẽ có xu hướng muốn bắt chước và trở nên thông minh, khéo léo hơn.
Không chỉ vậy, trong quá trình thực hiện, cha mẹ nên chia sẻ cả những khó khăn mình gặp phải và cách vượt qua chúng. Thành tựu cha mẹ gặt hái được, đôi khi là cả những thất bại sẽ mang đến động lực tuyệt vời giúp trẻ cố gắng phấn đấu.
5. Khuyến khích con chấp nhận thất bại và rủi ro
Mặc dù bậc cha mẹ nào cũng mong muốn mang đến nhiều niềm vui và sự an toàn tuyệt đối cho con của mình nhưng nếu quá bao bọc sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt đi những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết. Việc chấp nhận thất bại, trở thành người thua cuộc không chỉ giúp con trở nên mạnh mẽ hơn mà còn làm giảm đi sự sợ hãi cũng như tính cách tự phụ của trẻ.
1 đứa trẻ được trải nghiệm tất cả cung bậc cảm xúc trong cuộc sống chắc chắn sẽ thông minh, bản lĩnh và biết quan tâm tới mọi người hơn thay vì nghĩ rằng mình là "cái rốn" của vũ trụ.
6. Thường xuyên cùng con đọc sách và nghe nhạc
Đọc sách rõ ràng là thói quen tuyệt vời giúp con bạn thông minh và tích lũy được nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên đợi đến khi trẻ biết chữ mới tập cho con thói quen bổ ích này, từ khi biết quan sát hình thái, màu sắc của đồ vật, những trang sách đã cung cấp rất nhiều hiểu biết, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ. Việc thường xuyên "đọc" những bức tranh sẽ thúc đẩy khao khát được biết đọc, biết viết và mong muốn tới trường của các bạn nhỏ.
Âm nhạc có thể tạo ra rất nhiều hiệu ứng tuyệt vời cho hoạt động của não bộ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những đứa trẻ được nghe nhạc từ khi nằm trong bụng mẹ có khả năng kích thích sự tập trung, phát triển trí nhớ và làm giảm căng thẳng hiệu quả. Khi trẻ lớn hơn, việc học 1 loại nhạc cụ nào đó có tác dụng tuyệt vời cho việc phát triển tư duy, khả năng lý luận giúp trẻ thông minh và giàu sức sống hơn.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Phụ huynh phì cười, méo mặt với các khoản phí đầu năm
Mua gương cho trẻ học giới tính
Một phụ huynh có con học tại một trường mầm non công lập ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, chị ngỡ ngàng khi chồng mang về danh sách 3 trang a4 những khoản thu trong năm 2017 cho con.
Chồng chị này cho hay, ngay từ khi khoản thu này được đưa tới tay các phụ huynh thì phụ huynh nào cũng rần rần phản đối. Tuy nhiên, khi cô giáo chủ nhiệm vào phát biểu trước lớp là nếu phụ huynh nào phản đối thì giơ tay và khoản chi ấy sẽ không có hiệu lực nhưng các phụ huynh đều "im re".
"Chả nhẽ vì gần 1 triệu đóng cho con mà lại không đồng ý thì mang tiếng là keo kiệt. Dù được mang ra thỏa thuận nhưng phụ huynh nào cũng hiểu như bị bắt ép. Nhiều khoản trong đó cứ sao ấy, vậy tại sao lại bắt phụ huynh phải đóng góp chứ"- phụ huynh này băn khoăn.
Cũng chính phụ huynh này cho rằng, chị đồng ý với các khoản xã hội hóa hoạt động học tập trong lớp vì phần nhiều con chị sẽ được hưởng nhưng chị cho rằng đó phải là khoản thu thật cần thiết và hợp lý.
Chị cũng như các phụ huynh khác cảm thấy khó hiểu khi mua gương để cho con học nhằm phân biệt về giới tính, mua dép đi trong nhà vệ sinh hay như mua đất, phân giống thậm chí phải mất tiền để bảo trì chậu rau cho trẻ ngoài hành lang,…
"Con tôi học mẫu giáo nhỡ nên đã phân biệt về giới tính, thậm chí, cần nhìn bạn đối diện để phân biệt, cần gì mua gương. Mặt khác, dép đi trong nhà vệ sinh cũng phải mua. Học liệu trực quan giảng dạy theo các chủ đề chương trình của Bộ GD&ĐT tưởng cô chuẩn bị ai dè tiền mua rau, mua hoa quả cũng tính tiền, cả trăm nghìn chứ ít gì. Cây thông trang trí giáng sinh gì mà tới 2,5 triệu, quả là quá hoành tráng"- vị phụ huynh này cho hay.
Một phụ huynh có con học trường tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội cho hay, chưa vào năm học mới nhưng chị đã phải đóng một khoản phí cho con trong đó nặng nhất là tiền quỹ trường phải đóng là một triệu đồng trong đó có 300 nghìn lắp điều hòa.
Ngoài ra, các khoản phải đóng luôn trong tháng 8 này như tiền học hè 840 nghìn, tiền đồng phục 1,5 triệu và tiền sách gần 400 nghìn.
"Tôi có hai con theo học tại trường, chưa vào năm học đã mất đứt vài triệu rồi. Đợi họp chính thức đầu năm thì còn nhiều khoản phải chi nữa"- vị phụ huynh này cho hay.
Danh sách dài những khoản thu đầu năm ở một lớp mầm non tại Hà Nội
Bộ GD&ĐT nghiêm cấm khoản thu 'ngoài luồng'
Năm học mới 2017-2018 sẽ bắt đầu với lễ khai giảng vào ngày 5/9 tới. Tuy nhiên ngay từ bây giờ, nhiều gia đình đã lo lắng vì các khoản mua sắm, đóng góp cho con em.
Vì thế, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các cơ sở đào tạo giãn thời gian, tránh thu cùng một thời điểm đối với các cấp học để hạn chế tối đa tác động của học phí đến chỉ số giá tiêu dùng.
Bộ cũng đề nghị tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu nhà trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT còn đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục cam kết và nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học. Các địa phương phải tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm.
Về phía Sở GD&ĐT Hà Nội, Giám đốc Sở Nguyễn Hữu Độ cũng đã đưa ra quy định cụ thể về vấn đề đồng phục cho học sinh.
Theo đó, các trường tuyệt đối không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy "lệnh cấm" của Bộ GD&ĐT cũng như Sở GD&ĐT được phát đi tuy nhiên, nhiều trường vẫn phớt lờ và để ban phụ huynh quyết định lấy phiếu tự nguyện nhưng thực chất không tự nguyện không được.
Vì thế, năm nào cũng vậy, vẫn có trường lớp/ trường mà phụ huynh phải thu đôi ba khoản rất vô lí nhưng vẫn phải thu theo danh nghĩa phụ huynh tự nguyện như những trường hợp ở trên.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Ngỡ ngàng với ngôi trường thiết kế "vàng" hoàn toàn từ đất và tre
Nằm cạnh những cánh đồng lúa cách trung tâm thành phố Chiang Mai, miền bắc Thái Lan khoảng 15 km, ngôi trường được xây dựng vào năm 2011 có diện tích khoảng 5000m2, bao gồm các khối nhà lấy cảm hứng từ cây dương xỉ nhiệt đới.
Dựa theo ý tưởng thiết kế gần gũi với môi trường, trường tiểu học Panyaden sử dụng hoàn toàn các vật liệu tự nhiên như đất và tre.
Các vách tường cũng như mái hiên đều được uốn cong nhẹ nhàng.
Điểm nhấn là khu hội trường có tổng diện tích 782 m2, được thiết kế giống như một nụ hoa sen mới nở, một biểu tượng đặc trưng của Phật giáo.
Hội trường gồm sân thể thao phục vụ các môn như bóng rổ, bóng chuyền, futsal, có sân khấu văn nghệ và phòng lưu trữ vật dụng thể thao. Với không gian rộng và thoáng mát, đây còn là nơi thường xuyên diễn ra các buổi hội họp ở trường.
Xung quanh trường học là những cánh đồng lúa và khu vườn, nơi nhân viên nhà trường trồng lúa và rau xanh phục vụ cho nhu cầu của học sinh, được tưới bằng nước mưa tích trữ. Nhằm làm giảm hơn nữa lượng khí thải carbon, chương trình tái chế thức ăn thừa cũng tạo ra lượng phân bón tự nhiên cho đất và khí sinh học.
Là một ngôi trường song ngữ, ngoài tiếng Anh, học sinh ở đây còn được tiếp xúc với nhiều môn học đặc biệt, nhất là lĩnh vực nghiên cứu về cây rừng nhiệt đới… hướng tới một sự phát triển toàn diện gắn với yếu tố môi trường.
Với cách tiếp cận tự nhiên đồng bộ từ hình thức đến công năng, mục đích của những người sáng lập là nhằm tạo ra cách tiếp cận gần gũi với thiên nhiên từ đó giáo dục cho các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016