Vừa qua, khoa Ngữ Văn (ĐH Sư phạm Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm khoa học về chương trình giáo dục phổ thông quốc gia với sự tham gia của GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPT TT).
Tại buổi tọa đàm, GS Nguyễn Minh Thuyết đã giới thiệu những điểm mới và giải thích một số điều mà dư luận băn khoăn trong thời gian qua về chương trình GDPT TT.
GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: "Trong nền công nghệ 4.0 nên nhu cầu phát triển nguồn nhân lực là rất lớn. Chúng ta phải đào tạo lớp người đủ năng lực, bản lĩnh để vượt qua mọi thử thách và quan trọng là thúc đẩy giáo dục thay đổi theo hướng tích cực. Đó chính là lí do mà chương trình GDPT TT ra đời".
Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng chương trình GDPT TT nên phân hóa luôn từ lớp 10 mà lại phân hóa từ lớp 11, 12?
Trả lời điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: "Chúng ta đều biết, học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS khó có thể định hướng nghề nghiệp. Đó là một lý do cần có một năm học lớp 10 để giúp các em có định hướng tốt.
Hơn nữa, học sinh cần có thời gian để hệ thống hóa kiến thức của các môn học để ứng dụng nó vào nghề nghiệp sau này.
Chương trình mới tạo quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục, nhà trường được quyền bổ sung nội dung giáo dục phù hợp, được quyền xây dựng kế hoạch giảng dạy.
Như vậy, lần đầu tiên trong chương trình giáo dục Việt Nam chúng ta không quy định số tiết cho từng môn cho từng tuần. Chúng ta chỉ quy định số tiết trong năm, còn việc sắp xếp thời khóa biểu là do quyền của nhà trường.
Hơn nữa, chương trình GDPT tổng thể còn tạo hướng mở cho học sinh và giáo viên. Sách giáo khoa không được quyền trói buộc giáo viên, giáo viên hoàn toàn có thể thay thế bằng những nội dung khác miễn là đảm bảo chất lượng.
Ngày 24/4, khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ họp với ban soạn thảo chương trình, bộ trưởng vẫn chỉ đạo tiếp tục giảm bớt số môn học trong chương trình để không tạo áp lực cho học sinh".
Phát biểu tại buổi tạo đàm, PGS Nguyễn Quang Ninh – Giảng viên khoa Ngữ Văn (ĐH Sư phạm Hà Nội) thắc mắc: "Đào tạo đội ngũ giáo viên trước rồi mới thực hiện cải cách chương trình. Thế nhưng lần này, cải cách GDPT thường đi trước cải cách giáo dục sư phạm. Vì vậy, với chương trình GDPT tổng thể các thầy cô rất lúng túng. Vậy ban soạn thảo có nghĩ đến chuyện bồi dưỡng hay đào tạo giáo viên như thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu dạy của chương trình mới lần này?".
Trả lời câu hỏi này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay: "Thực tế, Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch làm việc bồi dưỡng giáo viên từ lâu và hiện nay mới thực hiện thí điểm.
Về cơ bản việc bồi dưỡng giáo viên cũng không khác trước, các cán bộ trung ương bồi dưỡng xuống tỉnh, và cán bộ tỉnh tiếp tục bồi dưỡng xuống cơ sở. Và để tránh "rơi rụng" nội dung, lần này sẽ bồi dưỡng trực tuyến và có tương tác với giáo viên".
Cũng tại buổi tọa đàm, một giảng viên thắc mắc: "Giờ là gần hết tháng 5 vẫn chưa chốt các nội dung của chương trình tổng thể mà Quốc hội giao năm học 2018 – 2019 là phải áp dụng, còn khâu làm sách giáo khoa, khâu bồi dưỡng giáo viên. Liệu có nên lùi để có thêm thời gian thực hiện tốt hơn không".
Trả lời vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "Chúng tôi là đội ngũ biên soạn chương trình, chúng tối sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra. Nếu lùi triển khai thêm một năm thì nhiều tổ chức, cá nhân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tìm hiểu chương trình, tham gia làm những bộ SGK có chất lượng tốt.
Ban soạn thảo cũng đã tư vấn cho Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân tham gia viết SGK; Tất cả tổ chức hợp pháp, trừ cơ quan quản lý giáo dục, đều được tham gia viết sách sau đó thông qua nhà xuất bản để họ lọc những bộ sách đủ tiêu chuẩn. Nhưng đó mới chỉ là kế hoạch".
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét