Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Sinh viên tấn công máy tính phòng đào tạo rồi công khai xin lỗi, đề nghị thầy cô đổi pass



Thí sinh nhăn mặt với đề thi toán trường chuyên

Ra khỏi phòng thi tại điểm thi Trường Nguyễn Tất Thành (thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội), em Nguyễn Thị Thúy Ngà cho biết đề thi môn toán có sáu câu hỏi. Có câu khá dễ nhưng có câu lại rất khó.

Sáu câu hỏi gồm các câu hình học, câu nâng cao, câu rút gọn… Ngà chỉ tự tin mình làm được 5 điểm .

Một thí sinh (TS) khác, em Hà Cẩm Ly cho biết: "Với mức đề này em chỉ có thể nói là khó, em dự tính mình có thể được 4 điểm bởi em chỉ làm được câu 1 và câu 3, các câu còn lại em không làm được bởi khó".

Thí sinh nhăn mặt với đề thi toán trường chuyên - 1

Đề thi môn toán.

Thí sinh nhăn mặt với đề thi toán trường chuyên - 2

Nhiều thí sinh cho rằng đề thi khá khó.

Thí sinh nhăn mặt với đề thi toán trường chuyên - 3

Tuy được đánh giá là đề khó nhưng vẫn có những khuôn mặt cười tươi khi bước ra khỏi phòng thi.

Còn em Lý Khánh Nam, Trường THCS Thăng Long, cho rằng đề thi vừa sức, Nam cho biết câu hình học khá mất thời gian, ở câu 6 do quá khó nên Nam không làm được. Mặc dù vậy Nam vẫn tự tin mình được 5-6 điểm.

Được biết mặc dù chỉ tiêu Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội 350 em vào các lớp 10 nhưng hàng ngàn TS đã đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh vào trường.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay của trường được tổ chức tại sáu địa điểm. Ngoài chỉ tiêu các lớp chuyên ở trên, căn cứ vào kết quả thi, trường còn tuyển thêm bốn lớp cận chuyên (180 học sinh).

Sáng mai (1-6), các TS sẽ thi bài thi bắt buộc thứ hai là môn ngữ văn. Buổi chiều TS sẽ thi môn chuyên.

Giáo viên trường chuyên bày cách đạt điểm cao môn Lý thi THPT

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang đến gần. Năm nay, thí sinh thi một trong hai bài thi tổ hợp. Thời gian làm bài thi ngắn hơn đối...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Bố mẹ cứ tiếp tục xử sự thế này thì đừng trách sao con lớn lên thành kẻ thất bại

Ai mà chẳng muốn con lớn lên giỏi giang hơn người nhưng có bao giờ các bố mẹ nghĩ việc áp đặt những kì vọng của mình lên con sẽ có tác dụng ngược không?

Bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đều kỳ vọng con lớn lên thành những người hạnh phúc, thành đạt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng ranh giới giữa việc khuyến khích con phát triển và áp đặt ý kiến chủ quan của bản thân lên con là rất mong manh.

Việc áp đặt quá nhiều luật lệ lên con có thể khiến trẻ kém tự tin và là giảm sự sáng tạo. Nếu muốn con lớn lên thành một người khỏe mạnh, hạnh phúc vì luôn được là chính mình thay vì lúc nào cũng gồng mình lên để thỏa mãn những kỳ vọng của bố mẹ thì hãy bỏ những thói quen sau đi nhé!

1. Ngừng yêu cầu con phải làm theo ý mình

nhung-dieu-bo-me-khong-nen-lam-truoc-mat-con

Tất nhiên trẻ em rất cần được sự hướng dẫn, dạy dỗ của cha mẹ nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào bố mẹ cũng kè kè bên cạnh chỉ đạo con phải làm gì. Thay vào đó, bố mẹ hãy thử hỏi trẻ trong tình huống cụ thể, con sẽ xử lý như thế nào, lựa chọn của con là gì. Đừng nghĩ thay con, hãy để cho con tự dùng trí óc của mình. Điều này không những giúp con nâng cao sự sáng tạo mà còn khiến con tự lập hơn sau này.

Từ việc chọn lựa quần áo, đồ ăn cho đến hướng đi cho sự nghiệp sau này, bố mẹ chỉ nên đưa ra lời khuyên và hãy để con tự quyết định. Theo một nghiên cứu khoa học, trẻ em được bố mẹ trao quyền tự do quyết định sẽ ít bị trầm cảm, tự ti hơn so với những đứa trẻ luôn luôn bị bố mẹ áp đặt.

2. Từ bỏ những kỳ vọng không thực tế về con

Hãy nhớ rằng trẻ em cũng chỉ là con người đơn thuần và con người thì chẳng bao giờ hoàn hảo. Trẻ sẽ rất áp lực nếu bố mẹ lúc nào cũng kì vọng con phải là người "giỏi nhất" trong tất cả các lĩnh vực và so sánh con với "con người ta".  Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu của mình. Do đó,  hãy nói chuyện với con để tìm ra những điểm mạnh giúp con phát huy và khuyến khích con khắc phục điểm yếu. Đó mới chính là cha mẹ tốt.

3. Đừng bảo bọc con quá mức

baoboc1

Nếu bố mẹ thuộc tuýp người hay lo lắng quá mức cũng đừng thể hiện điều đó ra trong lúc dạy con. Trẻ cần được tự do trải nghiệm những điều mới và học từ những sai lầm của chính bản thân mình. Lúc nào cũng lo sợ con bị đau, bị tổn thương và cấm con tham gia những trò bố mẹ cảm thấy có thể sẽ nguy hiểm thì dần dần trẻ sẽ hình thành suy nghĩ thế giới ngoài kia thật chẳng an toàn. Kết quả là khi lớn lên trẻ sẽ không bảo giờ muốn thử những cơ hội mới vì luôn bị cảm giác lo sợ chi phối.

4. Ngừng trách mắng khi con mắc lỗi

Các bố mẹ cầu toàn thường quên mất rằng mắc lỗi là một phần của quá trình học hỏi. Chính vì vậy, đừng tùy tiện buông ra những lời trách mắng, quát tháo khi con phạm phải sai lầm. Khi con mắc lỗi, hãy ngồi xuống bên con, cùng trò chuyện và đưa ra giải pháp, kinh nghiệm để con có thể rút ra bài học từ những sai lầm đó và đưa ra những lựa chọn tốt hơn ở những lần sau.

5. Đừng lúc nào cũng khen con giỏi

cach-day-con-khi-con-khong-nghe-loi-2

Khen ngợi là cách tốt nhất để tăng sự tự tin của trẻ nhưng cái gì quá cũng đều không tốt. Hãy đưa ra những lời nhận xét khích lệ cụ thể chứ đừng chỉ khen chung chung rằng "con giỏi quá" hoặc "con thông minh quá" bởi những lời khen dễ dãi đó không hề thể hiện sự quan tâm thật sự của cha mẹ mà còn khiến con trở nên tự phụ và không muốn cố gắng nữa.

Ví dụ con vẽ một bức tranh con thỏ, thay vì khen con vẽ đẹp, bố mẹ hãy dành thời gian quan sát và đưa ra những lời nhận xét cụ thể như "Hôm nay Bi vẽ chú thỏ có tai dài giống hơn hôm trước rồi đó. Lần sau chắc chắn con sẽ vẽ giống hơn nữa, đúng không?". Chắc chắn lời khích lệ đó sẽ khiến con nhận ra mình cần phải cố gắng ở đâu hơn, phải không bố mẹ?

6. Đừng đặt ra quá nhiều quy tắc trong nhà

Đặt ra một số quy tắc cho các thành viên trong gia đình là điều rất cần thiết. Trẻ cần nhận biết được ranh giới giữa đúng và sai. Tuy nhiên, đặt ra quá nhiều quy tắc cứng nhắc có thể khiến con luôn nơm nớp lo sợ sẽ sai phạm và bị phạt. Lúc nào cũng răm rắp như một cái máy cũng làm giảm sự sáng tạo trong con. Bởi vậy, nếu được bố mẹ hãy thay thay đổi hoặc loại bỏ những quy tắc không mang lại lợi ích rõ ràng để con được sống như một đứa trẻ hồn nhiên, bố mẹ nhé!

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Cô giáo mở thư viện miễn phí cho học sinh ở Củ Chi

Mong muốn học sinh được đọc nhiều loại sách, từ năm 2012, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Phương (trường tiểu học An Phú 2, Củ Chi, TP HCM) đã cùng bạn bè mở thư viện miễn phí với gần 2.000 đầu sách.

Cậu bé lượm ve chai xếp giày cho bạn đi dã ngoại được nhận học miễn phí/Nữ sinh 17 tuổi giành học bổng Ivy League, sáng lập dự án dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo/Lớp học võ miễn phí cho trẻ tự kỷ ở Sài Gòn

Bạn đang đọc bài viết Cô giáo mở thư viện miễn phí cho học sinh ở Củ Chi tại chuyên mục Giáo dục 24h của trang Tin Tức Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư bbt@tintuc.vn

Thành Nguyễn / Ngaynay.vn


Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6



Đắm chìm trong vẻ đẹp cổ tích của đại học Notre Dame

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016- new horror movies 2016- new sci fi movies 2016- new comedy movies 2016- new martial arts movies- new drama movies- new adventure movies- new romance movies 2016

Thứ Năm, ngày 01/06/2017 03:00 AM (GMT+7)

Đại học Notre Dame là một viện đại học tư thục nằm ở thành phố South Bend thuộc quận St. Joseph, Indiana, Hoa Kỳ.

Theo Linh Trang (Theo Interpress) (Dân Việt)

ad zone of 24h

BỘ SƯU TẬP ẢNH KHÁC

ad zone of 24h

BÀI Giáo dục - du học NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

Thông tin doanh nghiệp



Những lưu ý khi cho trẻ đi chơi Tết thiếu nhi 1/6



Khám phá ngôi trường danh giá của ''quý tử'' nhà Tổng thống Mỹ

Mới đây, Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã lên tiếng xác nhận "cậu út" Barron Trump của gia đình Tổng thống Donald Trump sẽ theo học tại trường St. Andrew's Episcopal ở Potomac, bang Maryland vào mùa thu này.

Khám phá ngôi trường danh giá của ''quý tử'' nhà Tổng thống Mỹ - 1

St. Andrew's Episcopal - ngôi trường mà Barron Trump sẽ theo học trong thời gian sắp tới.

Sau khi Tổng thống Trump đắc cử, có không ít ý kiến suy đoán về ngôi trường Barron sẽ ghi danh. Ban đầu, nhiều người cho rằng trường tư thục nổi tiếng Sidwell Friends ở ngay thủ đô Washington là sự lựa chọn hàng đầu của gia đình Tổng thống.  Trước đó, con cái của nhiều nhà lãnh đạo Mỹ, trong đó gần đây nhất là Sasha Obama và Malia Obama – 2 "tiểu thư" nhà cựu Tổng thống Barack Obama cũng đều học tại đây. Chọn St. Andrew đồng nghĩa với việc Barron Trump sẽ là thành viên đầu tiên trong gia đình Tổng thống Mỹ không theo học tại Sidwell Friends suốt 35 năm qua.

St. Andrew's Episcopal được biết đến là 1 trong những trường tư thục có lịch sử lâu đời nhất nước Mỹ với học phí khoảng 40.000 USD/năm (hơn 920 triệu đồng). Trường cách Nhà Trắng 32 km, khuôn viên rộng gần 77.000 m2, tổng số học sinh trong năm học 2016-2017 là 580 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

Giải thích cho hành động khác biệt này, Đệ nhất phu nhân Melania Trump cho biết: "Chúng tôi rất mong chờ việc con trai sẽ theo học trường St. Andrew's – một ngôi trường có tiếng về sự đa dạng học sinh và chất lượng giáo dục".

Theo đại diện phía nhà trường, tại đây, học sinh không chỉ được giáo dục về kiến thức mà còn phát triển nhân cách, giúp nhận ra giá trị của mỗi bản thân và đào tạo nhân cách tốt.

Yêu cầu tiên quyết để tốt nghiệp của trường này là mỗi học sinh phải tham gia chuyến đi thực tập kéo dài 2 ngày tới nhà thờ Washington, DC. Tại đây, các em phải tự mình làm những việc nhỏ nhặt, tự chăm sóc bản thân và ăn một bữa ăn với người vô gia cư trong khi nghe họ kể câu chuyện cuộc sống của mình.

Barron hiện đang hoàn thành năm học tại ngôi trường danh tiếng Columbia Grammar and Preparatory thuộc khu Upper West Side ở quận Manhattan với học phí lên tới 47.000 USD/năm.

Té ngửa khi biết bằng cấp của các tổng thống Mỹ

Đời tư của các vị chính trị gia nổi tiếng trên thế giới luôn hấp dẫn không hề thua kém các ngôi sao hàng đầu. Những...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Có nên đối xử với nhà giáo như nhân viên công ty?

Tiền Phong xin giới thiệu bài viết của TS. Phạm Thị Ly (một chuyên gia về giáo dục tại TPHCM) để có một cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

Công chức, viên chức, hợp đồng?

Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và Luật Lao động cho biết, chỉ công chức mới được bổ nhiệm qua thi tuyển căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, chỉ tiêu và biên chế của cơ quan nhà nước/đơn vị sự nghiệp công lập. Viên chức được tuyển dụng và làm việc theo hợp đồng có thời hạn/không thời hạn, cũng giống như người lao động trong các doanh nghiệp. Công chức viên chức được trả lương từ ngân sách hoặc quỹ lương của đơn vị. Người lao động thì do chủ sử dụng tuyển dụng và trả lương. Về bảo hiểm xã hội và hưu trí, cả ba loại đều theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Bảng tóm tắt sau đây nhằm làm rõ những điểm khác nhau của ba loại lao động trên.

Có nên đối xử với nhà giáo như nhân viên công ty? - 1

Hiện nay, ở các trường tư, giáo viên đã làm việc theo hợp đồng, không khác các doanh nghiệp. Ở các trường công lập, chỉ còn hiệu trưởng là công chức. Ở bậc Đại học, Trưởng phó khoa và trưởng đơn vị có thể là công chức. Còn lại giảng viên, nhân viên tất cả đều là viên chức và làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn hoặc không thời hạn.

Khái niệm "biên chế" như ta thường hiểu xưa nay, là một chỗ làm suốt đời và không thể mất việc trừ khi vi phạm nghiêm trọng. Nhưng từ khi có Luật Viên chức, biên chế đã không còn áp dụng  cho giáo viên mà chỉ còn áp dụng cho công chức. Thay đổi sắp tới nếu có, là chuyển giáo viên ở các trường công từ viên chức sang hợp đồng, xét về quyền lợi của người lao động không phải là thay đổi quá lớn. 

Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ có vậy.

Lợi và hại

Những điểm hữu ích của việc chuyển giáo viên sang hợp đồng lao động đã được nhiều người đề cập: tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh giữa khu vực trường công và trường tư, tạo ra cơ chế trả lương linh hoạt, kích thích giáo viên học hỏi và nâng cao trình độ. Những điểm e ngại, ngoài nỗi lo mất việc của giáo viên, là biến hiệu trưởng thành người có quyền sinh quyền sát tuyệt đối trong trường, hạ thấp cả tư cách lẫn khả năng sáng tạo của giáo viên, biến họ thành con giun cái kiến trong trường. 

Nhìn vào thực tế "chạy việc" của giáo viên hiện nay, những người không trong cuộc quả thật không tài nào hiểu được nghịch lý vì sao giáo viên phải mất một vài trăm triệu để nhận lấy một việc làm với đồng lương (chính thức) quá thấp. Dạy thêm và nhiều bất cập khác là lý do tồn tại của hiện tượng ấy. Chuyển tất cả giáo viên sang hợp đồng thay cho viên chức liệu có xóa bỏ được những bất cập ấy? 

Đằng sau viên chuyện viên chức hay hợp đồng, có hai vấn đề rất quan trọng. Một là cơ chế cấp ngân sách cho các trường, hai là vấn đề bổ nhiệm hiệu trưởng.

Ở các trường phổ thông công lập hiện nay kinh phí trả lương vẫn là từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, vì thế số lượng giáo viên của mỗi trường cũng phải hạn chế theo quy định của Điều lệ. Nếu cơ chế cấp ngân sách và cơ chế bổ nhiệm hiệu trưởng vẫn như hiện nay, thì những lo ngại về việc trao quá nhiều quyền cho hiệu trưởng là có lý, và không chắc việc chuyển sang cơ chế hợp đồng có mang lại những kết quả tích cực như mong đợi.

Nếu ngân sách chuyển sang cấp một khoản trọn gói dựa trên hợp đồng giao nhiệm vụ và trao cho hiệu trưởng quyền điều phối từ việc định biên đến tuyển dụng lao động, thì việc chuyển giáo viên sang hợp đồng thay cho viên chức mới có ý nghĩa. Tuy vậy, mặt trái của việc này là, chúng ta đang khiến các trường công hoạt động gần giống những doanh nghiệp nhà nước, trong đó giáo viên được xem như công nhân, hay người làm thuê.

Thực tế hiện nay đang có những giáo viên hợp đồng được trả lương theo giờ, đối với các môn thiếu cục bộ như thể dục, mỹ thuật, nhạc, tin học, ngoại ngữ. Họ là người làm thuê thực sự, tức là hết giờ thì về, không quan tâm tới bất cứ vấn đề nào khác trong trường, cũng không quan tâm tới học sinh và những vấn đề ngoài lớp học.

Liệu có ổn trong cách tổ chức nhà trường như vậy? Liệu chúng ta có nên xem nghề giáo như mọi nghề nghiệp khác, và đối xử với họ giống như công nhân hay nhân viên các công ty, doanh nghiệp, hay đó là một nghề nghiệp cao quý đặc biệt cần phải đối xử khác?

Câu trả lời theo chúng tôi là có và không

Một mặt, chúng ta nên coi nghề giáo là một nghề nghiệp như mọi nghề nghiệp khác. Nó đòi hỏi sự chuyên nghiệp, sự học hỏi không ngừng và phải chấp nhận sự đào thải. Nghề giáo không cao quý hơn bất cứ nghề nào khác, vì tất cả mọi công việc đem lại lợi ích tích cực, chính đáng cho xã hội và cá nhân, đều cao quý như nhau.

Tuy nhiên, nghề giáo và môi trường học đường có những đặc thù đòi hỏi phải có cách tổ chức phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất. Nghề giáo đòi hỏi các thầy cô giáo phải tận tâm và chủ động, sáng tạo, vì đó là môi trường dạy người. Công việc thực sự của các thầy cô giáo không chấm dứt sau giờ lên lớp và không chỉ ở trong lớp học. Vì thế, nếu thầy cô giáo lao động giống như công nhân, lên lớp và giảng bài như một cái máy, hết giờ là về, thì ta có thể hình dung được kết quả giáo dục sẽ như thế nào.

Nhưng điều này không có nghĩa là các thầy cô giáo nên có biên chế bảo đảm chỗ làm suốt đời. Chế độ làm việc của các thầy cô giáo phải được nhìn trong tương quan với lợi ích của học sinh. Đặc thù công việc của nghề giáo chỉ có nghĩa là, các thầy cô giáo cần có một khoảng không gian tự do nhất định để thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, và nhà trường cần tuyển được những giáo viên có đủ năng lực sử dụng khoảng không gian tự do ấy cho mục tiêu giáo dục đã định.

Để có thể thực hiện được vai trò giáo dục ấy, thầy cô giáo cần phải có tiếng nói quan trọng trong nhà trường, đặc biệt là trong việc tuyển chọn hiệu trưởng. Nói cách khác, quyền lực của hiệu trưởng và giáo viên phải được cân bằng, thông qua hội đồng sư phạm do giáo viên bầu chọn. Hội đồng sư phạm cần có tiếng nói trong việc đánh giá và lựa chọn hiệu trưởng, cùng với hội đồng trường, hội đồng phụ huynh và cơ quan cấp trên. Còn hiệu trưởng thì có quyền quyết định đánh giá và tuyển dụng với cá nhân từng giáo viên, dựa trên các chuẩn mực và yêu cầu công việc trong hợp đồng.

Vấn đề là, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước ai? Hiện nay, hiệu trưởng hầu như chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên đã bổ nhiệm họ, mà không có cơ chế giải trình trách nhiệm của họ với giáo viên và phụ huynh. Chính vì thế, cải cách chế độ làm việc (trong đó có thu nhập) của giáo viên phải gắn liền với cải cách cơ chế bổ nhiệm hiệu trưởng, dựa vào hội đồng trường, hội đồng sư phạm, và hội đồng phụ huynh, nhằm cân bằng tiếng nói các bên và hài hòa lợi ích của các bên.

Bỏ công chức, viên chức: Hiệu trưởng phải có quyền như chủ doanh nghiệp?

"Hiệu trưởng phải có quyền như chủ doanh nghiệp, có quyền tuyển người và bố trí người của mình để thực hiện...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 tăng cao

Kỳ thi năm nay được tổ chức vào ngày 2 và 3/6, sớm hơn các năm trước hơn 10 ngày khiến áp lực đè nặng lên tâm lý các thí sinh và nhiều phụ huynh, buộc các em phải ra sức chạy đua, nhồi nhét kiến thức.

"Học ngày cày đêm"

Gần một tháng nay, chị Hoài Hương, có con học lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Du (quận 1) lo lắng vì kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới nhưng con chị vẫn đang loay hoay ôn tập. Theo chị Hương, con chị học lực chỉ ở mức khá nhưng các trường THPT như Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Trưng Vương, Marie Curie… gần nhà đều có điểm trúng tuyển và tỷ lệ chọi khá cao, do đó, ngoài học ở trường, chị Hương còn cho con học luyện thi trung tâm. "Nhiều khi thấy cháu học ở trường, ở trung tâm cả ngày, còn phải ôn luyện thêm ở nhà đến tận khuya cũng xót lắm, nhưng muốn có một suất vào trường Trưng Vương thì phải chấp nhận thôi", chị Hương tâm sự.

Tình trạng học dồn dập, di chuyển liên tục giữa các trung tâm luyện thi trong một ngày dẫn đến việc nghỉ ngơi, ăn uống của các thí sinh cũng không được đảm bảo. Minh Anh, học sinh trường THPT Huỳnh Tấn Phát, quận 7, nói rằng mình hầu như thường ăn cơm trên xe máy khi ba mẹ chở từ trường đến trung tâm để tiết kiệm thời gian. "Em học ở trường và ở trung tâm đến tận hơn 10h tối mới về tới nhà, nhiều khi ngủ không đủ giấc nên rất khó tập trung. Biết vất vả nhưng đành chấp nhận vì không học thì khó cạnh tranh được với các bạn thí sinh khác"- Minh Anh chia sẻ.

Đó chỉ là áp lực của các thí sinh dự thi vào các trường THPT không chuyên, việc đăng kí vào các trường chuyên trọng điểm, thuộc hàng tốp của thành phố gánh nặng tâm lí càng kinh khủng hơn gấp nhiều lần.

Tỷ lệ "chọi" tăng cao

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập năm nay của TPHCM là hơn 63.400 học sinh. Trong đó, chỉ tiêu vào lớp chuyên của trường chuyên là 1.960 em. Theo ông Đạt, so với năm ngoái, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 năm nay tăng hơn 1.000 chỉ tiêu, nhưng do số thí sinh dự thi tăng khoảng 8.000 em nên tỷ lệ "chọi" vào các trường THPT năm nay dự kiến sẽ khá cao.

Về tỷ lệ chọi, trong số 4 trường tốp đầu, có 3 trường tăng tỷ lệ chọi gồm: Trường THPT Bùi Thị Xuân: 1 chọi 2,03 HS (năm trước 1 chọi 1,64 HS); Trường trung học Thực hành ĐH Sư phạm: 1 chọi 2,81 (năm trước 1 chọi 1,61); riêng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền chỉ tăng nhẹ: 1 chọi 2,99 (năm trước 1 chọi 2,65). Điều này cũng diễn ra tương tự ở những trường THPT thuộc tốp thứ hai, đặc biệt, nhiều trường còn có tỷ lệ chọi tăng đột biến, thậm chí tỷ lệ chọi còn cao hơn cả một số trường tốp đầu như Trường THPT Gia Định: 1 chọi 2,2; Trường THPT Lê Quý Đôn: 1 chọi 2,05; Trường THPT Mạc Đĩnh Chi: 1 chọi 2,04... Các trường khác như Ernst Thalmann, Trần Khai Nguyên, Marie Curie, Hùng Vương, Nguyễn Du, Nguyễn Hiền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Công Trứ... cũng có tỷ lệ chọi tăng đáng kể so với năm trước.

"TPHCM có hơn 74.000 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập với 125 điểm thi. Các bài thi chuyên sẽ thi chiều ngày 3/6, trong đó, môn Hóa học và môn Ngoại ngữ là 120 phút, các môn khác là 150 phút. Tính đến nay, công tác ra đề và in sao đã được chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi". 

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM 

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

PGS Trần Xuân Nhĩ: Hàng nghìn hồ sơ toàn điểm 10 là khó tin

PGS Trần Xuân Nhĩ: Hàng nghìn hồ sơ toàn điểm 10 là khó tin - 1

PGS Trần Xuân Nhĩ

Câu chuyện PGS Văn Như Cương, Chủ tịch hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết mùa tuyển sinh 2015-2016 và 2016-2017, trường Lương Thế Vinh nhận được khoảng 1.000 (trong số 4.000 hồ sơ) có toàn điểm 10 ở cả hai môn Toán và Tiếng Việt suốt 5 năm tiểu học.

Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết hai năm gần đây, số lượng học sinh đạt điểm 10 môn Toán ở mỗi khối đều trên 35.000 em, môn Tiếng Việt hơn 20.000 em.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho rằng, 1.000 hồ sơ có điểm tuyệt đối cả hai môn Toán và Tiếng Việt ở trường Lương Thế Vinh là chuyện bình thường. Hơn nữa, nộp hồ sơ vào trường Lương Thế Vinh là học sinh của 100 trường tiểu học ở tất cả các quận huyện, thậm chí có các huyện mới sáp nhập như Hoài Đức, Thanh Trì.

Trong khi đó, trả lời Tiền Phong, PGS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng, đây không thể là một kết quả bình thường, khó tin một cách tuyệt đối với hàng ngàn hồ sơ toàn điểm 10 tham gia xét tuyển vào lớp 6 tại Hà Nội.

"Con số này còn phụ thuộc vào tính trung thực của các thầy cô giáo. Nếu giáo viên xét thành tích bằng kết quả học tập của học sinh thì sẽ không khách quan vì ở nền giáo dục của mình vẫn tồn tại những tiêu cực, chạy đua thành tích"- PGS Nhĩ nhận xét.

PGS Nhĩ cũng cho rằng, ông từng chứng kiến việc phu huynh  đến nhà thầy cô giáo biếu quà cáp mong thầy cô "để ý" đến con mình nên rõ ràng có một bộ phận tiêu cực xảy ra và những điểm 10 môn Toán, môn Văn.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cần cho các trường một cơ chế "mềm" trong tuyển sinh.

"Chúng ta không cứng nhắc mà nên tạo cơ chế linh hoạt. Có như vậy các trường mới chọn được học sinh theo cách mà họ mong muốn. Theo tôi, hết cấp nên có một kì thi đánh giá chứ không hẳn chỉ xem xét vào kết quả qua điểm số như bây giờ. Nếu học sinh toàn điểm 10 đó đạt được thực chất thì kể cả thi các em đó cũng không sợ. Còn nếu điểm 10 đó được mua thì sẽ khác"- ông Nhĩ nói.

TS Vũ Thu Hương, Khoa giáo dục Tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng,  toàn điểm 10 ở cả hai môn Toán và Tiếng Việt suốt 5 năm tiểu học là một bộ phận điểm "ảo". 

"Các trường nên  được thi tuyển bình thường. Lý do gì cứ chỉ cho xét tuyển. Các trường hút thí sinh tuyển học sinh giỏi để dồn học sinh kém cho các trường khác sao? Điều này thực sự không công bằng"- TS Hương nói.

Bỏ thi vào lớp 6 trường điểm: Tiêu chí phụ thành tiêu chí chính

Các trường Tiểu học, THCS công lập của Hà Nội chưa vào vụ tuyển sinh, nhưng từ sau Tết Nguyên đán, phụ huynh đã nháo...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Tuyển 420 viên chức mới cho ngành giáo dục tại TP.HCM



Ít nhất 60% câu hỏi đề thi THPT quốc gia 2017 ở mức cơ bản



Sự thật đoạn video cháu bé ở cơ sở mầm non tư thục quỳ trên thềm khóc gắt



Vẻ đẹp thơ mộng của trường đại học chất lượng 5 sao ở Anh

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804 VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519 / Giấy phép số 2517/GP- TT ĐT ngày cấp 27/08/2013 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm. HOTLINE: 0965 08 24 24

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Giáo viên dạy tiếng Việt được 'săn đón' tại Đài Loan



TPHCM đặc cách tuyển giáo viên giỏi không cần hộ khẩu thành phố

TPHCM đặc cách tuyển giáo viên giỏi không cần hộ khẩu thành phố - 1

Trong số hơn 400 công chức, viên chức cần tuyển dự kiến tuyển dụng 376 giáo viên và 44 nhân viên. Số lượng này nhằm bổ sung nhu cầu về giáo viên, nhân viên tại các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc. Những vị trí cần tuyển nhiều giáo viên nhất là bộ môn tiếng Anh với 71 giáo viên, Ngữ văn là 50 và Toán là 43 người, kế đến là sinh học, tin học, thể dục, kỹ thuật công nghiệp....

Theo đó, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu người ứng tuyển phải là có quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại TPHCM.

Riêng đối với trường hợp người dự tuyển không có hộ khẩu thường trú tại TPHCM thì phải có ít nhất một trong các điều kiện: Có học hàm giáo sư (có tuổi đời dưới 45 tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam), phó giáo sư (có tuổi đời dưới 40 tuổi); có bằng tiến sĩ (có tuổi đời dưới 35 tuổi); có bằng thạc sĩ (có tuổi đời dưới 30 tuổi); Tốt nghiệp loại xuất sắc các đại học trong nước hoặc tốt nghiệp loại giỏi các đại học nước ngoài (có tuổi đời dưới 25 tuổi).

Hồ sơ ứng tuyển gồm, văn bằng, kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp người học tập được đào tạo theo hệ thống tín chỉ bảng điểm học tập theo thang điểm 4 phải có bản quy đổi về thang điểm 10 của cơ sở đào tạo, cấp bằng. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt và được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục của Bộ GD&ĐT công nhận.

Đại biểu Quốc hội: Có tình trạng giáo viên

Khi trở thành công chức, viên chức trong ngành giáo dục, đâu đó vẫn có những giáo viên không nỗ lực phấn đấu để nâng...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không sử dụng kết quả các cuộc thi để tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp

Theo báo cáo của các Sở GDĐT và kết quả rà soát của Bộ GD&ĐT, số lượng các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh hiện nay quá nhiều, chồng chéo; gây áp lực cho giáo viên, học sinh; nhiều cuộc thi không nhận được sự đồng tình của xã hội.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT chủ trương giảm các cuộc thi cấp quốc gia; chỉ chọn một số cuộc thi cơ bản, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của ngành để chỉ đạo tổ chức; đồng thời điều chỉnh chính sách đối với người dự thi; không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với các địa phương, đơn vị.

Đối với các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh tại địa phương, Bộ GDĐT yêu cầu các sở GDĐT rà soát, tinh giảm.

Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền với hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của giáo viên và học sinh; không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không xét giải tập thể và không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với đơn vị tham gia.

Hình thức tổ chức cuộc thi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; giáo viên và học sinh được tham gia một cách tự nguyện, miễn phí; khuyến khích hình thức thi trực tuyến để có thể thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia. Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải có giải pháp đảm bảo mỗi giáo viên, học sinh có duy nhất 01 tài khoản do nhà trường xác nhận và quản lí để dự thi.

Không sử dụng kết quả của các cuộc thi do Sở GD&ĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do Sở GD&ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp học từ năm học 2018-2019; không xác nhận lại hoặc đề nghị Bộ GDĐT xác nhận lại thành tích của giáo viên và học sinh do Sở GD&ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế.

3 kỳ thi cuối cấp quan trọng trong tháng 6

Tuyển sinh lớp 10, tốt nghiệp THPT, khảo sát năng lực vào lớp 6 Trường THPT Trần Đại Nghĩa là ba kỳ thi quan trọng của...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

‘Phát sốt’ với ông bố làm tự chế giấy khen động viên con



Đại biểu Quốc hội: Có tình trạng giáo viên "thỏa mãn" khi đã vào biên chế

Trao đổi với PV Infonet bên hành lang Quốc hội chiều 29/5, ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nghệ An, đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, chủ trương bỏ biên chế, bỏ công chức, viên chức đối với giáo viên trong ngành giáo dục cần phải có lộ trình và phải tính toán kỹ lưỡng.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền cho rằng, đây là xu hướng phát triển trong tương lai của xã hội. Trên thế giới, một số nước cũng đã bỏ chế độ công chức. Còn ở nước ta, việc này mới chỉ dừng ở ý tưởng. Nhưng để nâng cao chất lượng đội ngũ thì cần phải thí điểm thực hiện bỏ công chức, viên chức.

"Chế độ công chức, viên chức của chúng ta lâu nay có thể nói là rất bất cập. Đội ngũ giảng viên của chúng ta trong quá trình tuyển dụng chưa tạo ra được sự công bằng, dẫn đến tình trạng thừa biên chế trong ngành giáo dục. Điều này có nghĩa nhà trường chưa làm chủ được", ông Nguyễn Thanh Hiền nói.

Đại biểu Quốc hội: Có tình trạng giáo viên "thỏa mãn" khi đã vào biên chế - 1

ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nghệ An, đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An.

Theo ông Hiền, khi trở thành công chức, viên chức trong ngành giáo dục, đâu đó vẫn có những giáo viên không nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng. Nói cách khác là họ có tình trạng "thỏa mãn" khi thấy mình đã được biên chế.

Để khắc phục tình trạng này, việc thí điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, nghề giáo viên là một nghề có vai trò đặc biệt. Nhà nước đang quan tâm chăm lo chính sách cho giáo viên để tạo điều kiện cho ngành giáo dục phát triển, từ cơ sở vật chất đến chế độ giáo viên và học sinh. Do vậy, Bộ GD&ĐT đi tiên phong trong việc thí điểm này được dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên lộ trình và cách làm cần phải được tính toán kỹ lưỡng.

Khi đưa ra nội dung này, có thể dẫn đến chuyện tiêu cực khi chuyển sang cơ chế hợp đồng. Cơ chế hợp đồng cũng có thể dẫn đến câu chuyện chạy chọt giống như công chức. Hơn nữa, việc này có thể sẽ dẫn đến xu thế những giáo viên có chất lượng sẽ tập trung một nơi, gây khó khăn cho chính sách giáo dục ở vùng sâu vùng xa, là những nơi có điều kiện khó khăn.

"Đội ngũ giáo viên chúng ta đã có biên chế rồi, giờ cách làm như thế nào để đảm bảo cuộc sống cho họ, để họ yên tâm công tác, vừa có thể nâng cao chất lượng nghề nghiệp của mình.

Tôi đề nghị Bộ GD&DT cần có lộ trình cũng như lựa chọn cách làm phù hợp với điều kiện. Quan trọng nhất là phải chăm lo cho đội ngũ giáo viên" - ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền cho biết.

Bỏ công chức, viên chức: Hiệu trưởng phải có quyền như chủ doanh nghiệp?

"Hiệu trưởng phải có quyền như chủ doanh nghiệp, có quyền tuyển người và bố trí người của mình để thực hiện...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Bỏ biên chế trong giáo dục: Hãy tuyển dụng cán bộ quản lý như CEO

Thực tế trong nhiều năm qua, đơn vị chịu trách nhiệm tuyển dụng giáo viên thường là ủy ban nhân dân quận huyện, phòng, hay các sở giáo dục và đào đạo đảm nhiệm. Cách thức là tuyển theo kế hoạch biên chế chung, thậm chí tuyển gộp rồi phân về cho các trường ký hợp đồng.

Việc này dẫn đến hiện tượng "vênh" về chuyên môn, thừa thiếu cục bộ, gây ra khó khăn cho các trường. Có nhiều địa phương thiếu giáo viên nhưng tuyển không được vì không có biên chế trong nhiều năm.

Rất nhiều ý kiến các nhà giáo dục cho rằng, bỏ biên chế giáo viên là việc cần làm để thúc đẩy sự canh tranh nhân sự trong giáo dục vốn đang bị "ì ạch". Nhưng cũng cần đi kèm với việc giảm biên chế là biện pháp quản lý lãnh đạo trong trường học để tránh hiện tượng hiệu trưởng lộng quyền.

Không ít giáo viên cảm thấy lo lắng, bất an cho tương lai, khi quyền tuyển dụng nằm hoàn toàn trong tay hiệu trưởng. Một giáo viên ở TP.HCM chia sẻ, cô biết nhiều giáo viên có năng lực, có tâm huyết nhưng chỉ vì có dám ý kiến khác với hiệu trưởng nên bị gây khó dễ trong công việc, bị cản trở đủ điều.

Có người phải tự động động xin nghỉ vì bị chèn ép quá mức. Nếu hiệu trưởng nắm thêm quyền "hợp đồng" trong tay thì rất có thể, những giáo viên giỏi sẽ bị loại đầu tiên.

Nhiều giáo viên cho biết, họ không phản đối việc bỏ biên chế đối với giáo viên, bởi với sức ép yêu cầu đổi mới phương pháp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với mỗi nhà giáo sẽ cũng là động lực cho các nhà giáo nỗ lực hơn để hoàn thành tốt yêu cầu mới về đổi mới giáo dục. Đồng thời, việc xã hội hóa giáo dục sẽ được đẩy mạnh với điều kiện phải đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Ông Nguyễn Đăng Thuấn, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn nhận định, việc bỏ biên chế cần chuẩn bị thật chu đáo về cơ chế vận hành, đánh giá, sàng lọc cụ thể, về chất lượng chứ không đơn thuần là thủ tục, đặc biệt không nên vừa làm vừa chuẩn bị.

Quan trọng nhất là cần nâng chất lượng các hiệu trưởng trước, họ phải là các nhà giáo dục thực sự và biết chịu trách nhiệm. Đồng thời, nên bỏ cả biên chế cán bộ quản lý để chuyển sang tuyển dụng như tuyển các CEO. Nơi có quyền cao nhất là hội đồng giáo dục trường, tỉnh, quốc gia.

Bỏ biên chế, chuyển sang tuyển dụng theo diện hợp đồng là áp lực nhưng cũng là cơ hội cho chính bản thân nhà giáo và sau đó là cho học sinh, cho nền giáo dục.

Tuy nhiên, việc thay đổi phải thực hiện đồng bộ với cơ chế dân chủ, minh bạch và quan trọng là chế độ thu nhập cho giáo viên phải thay đổi thỏa đáng.

Điều quan trọng nữa là cần phải xây dựng cơ chế kiểm soát lẫn nhau để không bộ phận nào quyền lực quá lớn hoặc thiếu kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, thiếu minh bạch và dân chủ.

Bỏ biên chế giáo dục: Giáo viên sẽ quyết định sự thành bại của hiệu trưởng

"Chất lượng và thương hiệu của trường phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên . Vì thế, trong trường hợp này,...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Giảng viên đại học tranh thủ làm thêm 120 triệu/tháng



Sở Giáo dục Hà Nội: 'Hàng ngàn hồ sơ điểm 10 tuyệt đối là bình thường'



4 mẹo hay dạy con để trở thành tỷ phú tương lai



Lạc lối trong khuôn viên trường đại học rộng nhất thế giới

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804 VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519 / Giấy phép số 2517/GP- TT ĐT ngày cấp 27/08/2013 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm. HOTLINE: 0965 08 24 24

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Sự tích và phong tục Tết Đoan Ngọ



Cha mẹ đăng bảng điểm của con lên Facebook có thể bị xử phạt



Giáo viên xinh đẹp hơn hoa gây sốt cộng đồng mạng

Nữ giáo viên Nur Farahain người Malaysia đã tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội vì quá… xinh đẹp. Tài khoản Instagram của cô giáo lấy tên là Jash Jasfri nhận được hàng ngàn lượt theo dõi chỉ sau 1 thời gian ngắn.

Giáo viên xinh đẹp hơn hoa gây sốt cộng đồng mạng - 1

Giáo viên xinh đẹp hơn hoa gây sốt cộng đồng mạng - 2

Không chỉ xinh đẹp, cô giáo trẻ còn được học sinh rất yêu mến vì tính cách thân thiện, vui vẻ của mình.

Giáo viên xinh đẹp hơn hoa gây sốt cộng đồng mạng - 3

Giáo viên xinh đẹp hơn hoa gây sốt cộng đồng mạng - 4

Cô tốt nghiệp tại Đại học Pendidikan Sultan Idris ở thành phố Tanjung Malim, bang Perak, Malaysia.

Giáo viên xinh đẹp hơn hoa gây sốt cộng đồng mạng - 5

Ngoài thời gian đứng lớp, cô Farahain làm thêm nghề người mẫu tự do.

Giáo viên xinh đẹp hơn hoa gây sốt cộng đồng mạng - 6

Giáo viên xinh đẹp hơn hoa gây sốt cộng đồng mạng - 7

Với vẻ trẻ trung và nhan sắc nổi bật của mình, cô giáo trẻ luôn thu hút được rất nhiều sự chú ý cả trong và ngoài khuôn viên trường học. Được biết cô là giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn tôn giáo, nhưng tên trường học được giấu kín.

Trường đại học chỉ tuyển giảng viên xinh như hotgirl ở Trung Quốc

Nhóm nữ giảng viên xinh đẹp, tài năng như hotgirl của Trung Quốc nhận rất nhiều lời khen ngợi của cư dân mạng. Chính vì...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Sinh viên chết trong khuôn viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM



Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các trường tuyển sinh trước thời gian quy định

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các trường tuyển sinh trước thời gian quy định - 1

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, mặc dù còn hơn nửa tháng nữa mới đến thời gian các trường làm thủ tục tuyển sinh, Sở đã nhận được nhiều thông tin phản ánh về hiện tượng một số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tổ chức phát hành đơn đăng ký tuyển sinh năm học 2017-2018.

Lãnh đạo sở đã ký văn bản gửi các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã, yêu cầu chỉ đạo các trường thuộc phạm vi quản lý của mình, nghiêm túc chấp hành quy định tuyển sinh năm học 2017-2018.

Sở nghiêm cấm các trường không được phép tổ chức bất kỳ hình thức thi tuyển nào để tuyển sinh lớp một và lớp 6. Nếu phát hiện cơ sở giáo dục nào có dấu hiệu vi phạm, phòng GD&ĐT phải xác minh, xử lý nghiêm khắc.

Theo lịch hướng dẫn tuyển sinh năm học 2017-2018 của Sở GD&ĐT Hà Nội, thời gian các trường mầm non và trung học cơ sở tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến bắt đầu từ ngày 15/6 đến ngày 26/6.

Các trường nhận hồ sơ tuyển sinh trực tiếp từ ngày 1/7 đến 15/7.

Cụ thể: đối với lớp một từ ngày 15/6 đến ngày 18/6/2017; mầm non 5 tuổi từ ngày 19/6 đến ngày 22/6. Thời gian tuyển sinh trực tuyến vào lớp 6 từ ngày 23/6 đến ngày 26/6.

Học sinh lớp 9 thi lên lớp 10 theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức một kỳ thi chung cho tất cả trường THPT trên địa bàn thành phố với hai môn Ngữ văn và Toán (hình thức tự luận). Thời gian tổ chức thi là ngày 9/6.

Đối với học sinh thi vào lớp 10 chuyên, ngoài hai môn Ngữ văn và Toán cùng với lớp 10 không chuyên, các em sẽ thi thêm môn chuyên vào hai ngày 10 và 11/6.

TP.HCM siết chặt tuyển sinh đầu cấp trái tuyến

Các trường phải công khai trong tuyển sinh đầu cấp và xử lý nghiêm khắc những tiêu cực nhằm chạy trường, chạy lớp.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thầy cô xếp thành hàng dài chia tay học trò ngày bế giảng



Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Chúng ta có quá nhiều lý do để sống hạnh phúc!



SGK Địa lý lớp 12 lạc hậu hơn 10 năm: Lỗi tại đâu?

SGK Địa lý lớp 12 lạc hậu hơn 10 năm: Lỗi tại đâu? - 1

Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 và Atlat địa lý Việt Nam lạc hậu hơn 10 năm, để học sinh phải học số liệu cũ là lỗi của ai? Ảnh: Ngọc Châu.

Theo ông Trần Trọng Hà, nguyên chuyên viên môn Địa lý, Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD&ĐT, cập nhật số liệu bao giờ cũng chậm 3-4 năm.  Khi ra sách mới, sách mới cũng chậm ít nhất 2 năm. Tình trạng này Bộ GD&ĐT cũng biết nhưng không khắc phục được.

Sửa một chữ cũng phải xin phép tác giả

Nguyên nhân được ông Hà lý giải từ nhiều phía. Thứ nhất, muốn cập nhật hay sửa gì trong SGK phải xin phép ý kiến tác giả. "Thậm chí, chỉ cần sửa một chữ "trước" thành chữ "sau" cũng phải xin ý kiến", ông nói.

Thứ hai là kinh phí để thực hiện. Vì kinh phí làm việc này tốn kém nên NXB không điều chỉnh, cập nhật được.

"Theo tôi được biết, khi cập nhật phải mất tiền, phải thuê người. Nếu SGK ghi: tái bản lần thứ… có bổ sung thì mới có cập nhật. Còn nếu chỉ tái bản thì không có cập nhật" - ông Hà cho hay.

Cũng theo ông Hà, lỗi này  nằm ở cơ chế: ai chi tiền cho việc này, lấy tiền ở đâu để làm? Khi muốn  bổ sung, sửa lại thì phải "đặt cọc" với các tác giả. Đặt cọc xong còn tiền in, tiền sửa. Trong khi đó, phần lấy số liệu của nhà nước rất khó khăn.  Lý do nữa là công của tác giả viết SGK rất rẻ. "Một cuốn SGK Địa lý lớp 10 khoảng 200 trang, có tác giả chỉ được vài trăm nghìn. Người ta đi hết cửa nọ cửa kia để xin số liệu thì trả công họ thế nào?" – ông Hà nêu thực tế. Do đó, không tác giả nào muốn làm. Ông Hà nói ông đã từng đề xuất vấn đề này. Bản thân ông, khi được mời làm tổng chủ biên và viết SGK Địa lý chỉ "xung phong" nhận phần Địa lý lớp 10 là phần tự nhiên, ít thay đổi.

Xuất bản tài liệu cập nhật số liệu

Trả lời báo Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam cho biết: Thực hiện Nghị quyết 40/QH năm 2000, Bộ GD&ĐT đã triển khai đổi mới chương trình, SGK  và trong giai đoạn đó đã tiến hành triển khai biên soạn SGK theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm tiến hành ở hai lớp từ năm 2002.

SGK nói chung và SGK Địa lý nói riêng đều sử dụng số liệu trong Niên giám thống kê của năm trước kề liền, theo đó những nhận định, đánh giá đều dựa vào đặc thù của môn học và thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của thế giới và nhất là của Việt Nam để biên soạn cho phù hợp với mục tiêu, chương trình và đối tượng ở mỗi cấp. Vì được biên soạn cách đây khá lâu nên số liệu trong SGK không tránh khỏi lạc hậu so với thực tế; song nếu tiến hành cập nhật hằng năm thì phải viết lại nhận định đánh giá và sẽ kéo theo việc thay đổi cấu trúc SGK.

Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, giáo viên trong quá trình giảng dạy cần phải cập nhật số liệu, bổ sung thêm những nhận định, đánh giá cho phù hợp. Hằng năm, trong các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên địa lý, bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn, sư phạm, Bộ GD&ĐT  đều nhấn mạnh về việc cập nhật này. Cùng với đó, để giúp giáo viên và học sinh thuận lợi cho việc tìm tài liệu cập nhật thông tin trong SGK, đầu năm 2017 NXB  Giáo dục Việt Nam đã cho xuất bản cuốn sách Các số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới phục vụ giảng dạy và học tập địa lý trong nhà trường. 

Tuy nhiên, theo nhận định của giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam cũng như Bộ GD&ĐT không thể đẩy cho giáo viên việc cập nhật số liệu. Vì họ không thể tiếp cận được với nguồn cung cấp số liệu chính thống. Hơn nữa, việc học còn liên quan đến chuyện thi. Nếu học số liệu mới, nhận định mới, nhưng thi vẫn số liệu cũ, đưa ra những nhận định, kết luận cũ thì học sinh sẽ xử lý thế nào?

Đưa kiến thức lạc hậu vào đề thi thử

Đề thi minh họa môn địa lý mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đã có những sai sót về mặt kiến thức, trong đó...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của trường ĐH danh giá nhất châu Á

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804 VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519 / Giấy phép số 2517/GP- TT ĐT ngày cấp 27/08/2013 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm. HOTLINE: 0965 08 24 24

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

12 cung Hoàng đạo và tuần làm việc mới với nhiều điều cần chú ý khi giao tiếp



Xác định những người có liên quan đến vụ 'lộ' đề thi ở Cà Mau



Nữ 9X vỡ mộng khi du học: Rửa bát thuê, quay cuồng vay tiền học phí



Luyện thi THPT quốc gia giai đoạn ‘nước rút’ thế nào cho hiệu quả?

Môn Ngữ văn: Cần linh hoạt khi làm mỗi dạng câu hỏi 

Theo Tiến sĩ Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết, trong tháng cuối cùng, các em học sinh không còn thời gian để lan man dàn trải mà cần tập trung những vấn đề chính. "Về mặt kiến thức,  các em cần ôn tập hệ thống hoá toàn bộ các tác phẩm văn học lớp 12 trong giới hạn ôn thi THPT quốc gia. Mỗi tác phẩm cần nắm chắc lại các mảng kiến thức khái quát về tác giả/tác phẩm; nắm vững các giá trị nội dung và nghệ thuật trên từng đơn vị kiến thức cụ thể của mỗi bài.

Về kĩ năng, các em cần rà soát lại kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận văn học, phân biệt kĩ năng phân tích thơ với phân tích văn xuôi, kĩ năng thực hiện các kiểu bài nghị luận văn học cụ thể (phân tích/ cảm nhận/ so sánh/...)".

Luyện thi THPT quốc gia giai đoạn 'nước rút' thế nào cho hiệu quả? - 1

TS.Trịnh Thu Tuyết.

TS. Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh, để làm tốt đề thi môn Ngữ văn, học sinh cần lưu ý yêu cầu và phương pháp làm bài với mỗi kiểu câu hỏi. Ví dụ với phần đọc hiểu, câu hỏi 1 thường là câu hỏi nhận biết, kiểm tra kiến thức tiếng Việt. Học sinh cần nhanh chóng xác định chính xác yêu cầu, trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi, không cần dẫn giải dài dòng nếu đề không yêu cầu giải thích. Câu hỏi số 2 và số 3 thường kiểm tra khả năng đọc - hiểu thông điệp nội dung hoặc giá trị nghệ thuật của một đơn vị ngôn từ nào đó trong ngữ liệu.

Tùy thuộc vào yêu cầu của đề, các em cần kết hợp khả năng tư duy suy luận với những hiểu biết, kinh nghiệm vốn có để trả lời ngắn gọn, chính xác theo yêu cầu của đề hoặc giải thích ngắn gọn nếu đề bài yêu cầu. Câu hỏi vận dụng cuối phần đọc hiểu thường hướng tới yêu cầu tổng hợp, đánh giá toàn bộ ngữ liệu, rút ra thông điệp hoặc bài học cho bản thân. Ví dụ "Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích là gì?". Với kiểu câu hỏi này, học sinh nên thể hiện những suy ngẫm chân thành, sâu sắc được rút ra từ nội dung tổng quát của toàn bộ ngữ liệu.

Cũng theo TS. Trịnh Thu Tuyết, thời gian hợp lí dành cho nghị luận văn học là khoảng 60-70 phút. Học sinh cần nhanh chóng xác định vấn đề nghị luận cơ bản theo yêu cầu của đề, phân tích hoặc trình bày cảm nhận về một nhân vật/ một đoạn thơ/ một đoạn văn xuôi... trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Môn Toán: Không thể sử dụng thủ thuật làm trắc nghiệm

ThS. Lê Anh Tuấn (Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: "Từ 3 đề thi minh họa, thử nghiệm, tham khảo, có thể nhấn mạnh rằng mặc dù năm nay đề Toán đươc tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm nhưng các em sẽ không thể sử dụng thủ thuật hay mẹo mực. Máy tính Casio hay các mẹo giải nhanh chỉ phần nào đó hỗ trợ các em chọn đáp án nhanh hơn mà thôi".

Luyện thi THPT quốc gia giai đoạn 'nước rút' thế nào cho hiệu quả? - 2

Ths.Lê Anh Tuấn.

Theo thầy Lê Anh Tuấn, trong thời gian cuối cùng, học sinh nên tập trung ôn luyện lí thuyết, chăm chỉ rèn luyện đề thi, nghiên cứu kĩ và làm thuần thục các dạng bài được ra ở 3 đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đã công bố trước đó. 

Tổ hợp Khoa học tự nhiên: Không được coi thường lí thuyết

Thầy Vũ Khắc Ngọc (Giáo viên môn Hóa) đưa ra lời khuyên: "Khi đi thi, lí thuyết sẽ quyết định điểm số của em cao hay thấp. Rất nhiều bạn học khá, vì lúc ôn tập chỉ chú trọng các phương pháp giải toán cao siêu nhưng khi đi thi lại mất điểm ở những câu lí thuyết.

Khi vào phòng thi, thầy khuyên các em nên làm một lượt lí thuyết trước khi bắt tay vào làm bài tập. Bởi vì, so với thời gian để giải một bài tập thì các em không mất quá nhiều thời gian để tìm ra đáp án câu hỏi lí thuyết".

Luyện thi THPT quốc gia giai đoạn 'nước rút' thế nào cho hiệu quả? - 3

Thầy Vũ Khắc Ngọc.

Thầy Vũ Khắc Ngọc khuyên học sinh càng về thời gian cuối cùng, học sinh càng cần tập trung thời gian để hệ thống hóa lại kiến thức lí thuyết, làm thật nhiều đề thi lí thuyết, nghiên cứu kĩ đề thi thi minh họa, thử nghiệm, tham khảo để quen với các dạng lí thuyết có thể xuất hiện trong đề thi. 

Ngoài ra, thầy Vũ Khắc Ngọc còn lưu ý: "Vì đề thi sẽ tập trung vào chương trình học lớp 12 nên nhiều bạn có suy nghĩ sai lầm là loại bỏ tất cả kiến thức lớp 10, 11. Kiến thức Hóa học có tính hệ thống rất cao, ví dụ, dạng bài tập kim loại tác dụng với HNO3 là kiến thức thuộc về chương trình lớp 11. Tuy nhiên, vì có kim loại tác dụng với HNO3 nên vẫn có thể xuất hiện trong đề thi. Trong đề thi tham khảo Bộ GD-ĐT vừa mới công bố, có rất nhiều câu hỏi nếu không vận dụng dụng kiến thức lớp 10, 11 thì các em sẽ không thể làm được".

Đối với môn Sinh học, thầy giáo, ThS. Nguyễn Thành Công (Giáo viên THPT Chuyên Đại học Sư phạm)  cho rằng: "Đề thi vốn đã rất dài cộng với việc là môn thi cuối cùng trong tổ hơp Khoa học tự nhiên nên áp lực khi làm bài thi môn Sinh học sẽ tăng lên. Tuy nhiên, từ đề thi tham khảo mà Bộ GD-ĐT vừa mới công bố, chúng ta có thể thấy các em chỉ cần học tốt, nắm chắc SGK và SBT cơ bản lớp 12 là có thể làm tốt 30 câu hỏi đầu tiên. Lí thuyết trong 30 câu hỏi này nằm trọn vẹn trong SGK cơ bản 12. Làm tốt 30 câu hỏi này, các em đã có thể có 6, 7 điểm. So với thời lượng để hoàn thành một bài tập khó, đủ để các em làm tốt và chắc điểm số của vài câu lí thuyết rồi".

Rất nhiều thí sinh thắc mắc về việc phân bố đáp án A, B, C, D trong đề thi. Thầy giáo, ThS.Đinh Đức Hiền (Giáo viên dạy Sinh học) giải đáp: "Từ đề thi tham khảo, không có gì chắc chắn về việc đề thi THPT quốc gia sẽ sắp xếp đáp án A, B, C, D bằng nhau. Vì vậy, việc hi vọng để "lụi" đáp án là không có cơ sở, tất cả phải xuất phát từ nền tảng kiến thức". 

Đề thi tham khảo thi THPT quốc gia: Dữ liệu lạc hậu, đánh đố học sinh

Chiều 17/5, Tổ ra đề thi tham khảo môn Địa lý và Ban xây dựng ngân hàng thi chuẩn hóa Bộ GD&ĐT đã có văn bản chính thức...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Cả trường không được nhận giấy khen vì hiệu trưởng chưa được bổ nhiệm



Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Bỏ biên chế giáo dục: Giáo viên sẽ quyết định sự thành bại của hiệu trưởng

Vừa qua tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề của đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, Bộ sẽ triển khai thí điểm không để giáo viên là công chức, viên chức, thay vào đó sẽ theo chế độ hợp đồng "có vào - có ra", có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

Thông tin này vẫn đang làm nóng dư luận những ngày qua. Nhiều giáo viên lo lắng, chuyển sang chế độ hợp đồng quyền lợi của họ không được đảm bảo nhất là khi hiệu trưởng lộng quyền như những "ông vua con".

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Bỏ biên chế giáo dục: Giáo viên sẽ quyết định sự thành bại của hiệu trưởng - 1

GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội (ảnh:Tuổi trẻ)

PV: Thưa GS, sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm không để giáo viên là công chức, viên chức, thay vào đó sẽ theo chế độ hợp đồng "có vào - có ra", xin GS cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?

GS.TS Đinh Quang Báo: Tôi rất ủng hộ chủ trương bỏ biên chế và thay bằng đó là chế độ hợp đồng. Để giáo viên theo biên chế thì luôn tạo được sự ổn định về phân công giáo viên tại các cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, chính sự ổn định đó lại ra nhược điểm. Khi theo biên chế, tức là giáo viên đã "yên vị" ở vị trí đó. Chính vì thế, giáo viên không có động lực để tìm tòi, sáng tạo nhằm tạo ra tiết học hay, bài giảng thú vị để nâng cao chất lượng. Điều đó đã tạo ra sự trì trệ trong đội ngũ giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.

Chế độ hợp đồng là một sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đồng nghĩa với đó thì hai bên được đặt ra các tiêu chí để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Như vậy, cơ sở đào tạo muốn có năng lực, sức sáng tạo cao nhất của giáo viên và giáo viên mong muốn được hưởng chế độ đãi ngộ cao nhất. Như thế, sẽ tạo động lực lớn cho sự phát triển.

Hiện nay, lương giáo viên quá thấp, nhiều giáo viên phải làm những ngành nghề phụ để đảm bảo cuộc sống. Vậy thì động lực ở đâu để cống hiến, để sáng tạo?

Khi chuyển sang chế độ hợp đồng, nếu giáo viên có năng lực tốt đương nhiên chế độ đãi ngộ sẽ khác và ngược lại.

PV: Nhiều phụ huynh lo ngại việc tăng lương cho giáo viên sẽ đi đôi với tăng học phí. Vậy những học sinh nghèo làm sao để đảm bảo quyền được học tập thưa GS?

GS.TS Đinh Quang Báo: Có những bậc học hiện nay do Nhà nước bao cấp mà học sinh không phải đóng học phí như cấp tiểu học. Nhiều nước phát triển trên thế giới, nhà nước miễn phí hoàn toàn cho học sinh học đến bậc phổ thông.

Bình đẳng trong giáo dục cũng là một phúc lợi xã hội. Vì thế, những học sinh nghèo không cần phải quá lo lắng. Giả sử, nếu có tăng học phí thật thì Nhà nước sẽ vẫn đảm bảo quyền lợi học tập cho các em để tạo sự bình đẳng.

Thưa GS, nhiều giáo viên lo lắng khi chuyển sang chế độ hợp đồng điều đó đồng nghĩa với việc "quyền lực" sẽ tập trung vào tay hiệu trưởng. Hiệu trưởng chẳng khác nào "vua một cõi" nắm mọi quyền hành trong tay. Xin GS cho biết quan điểm của mình?

GS.TS Đinh Quang Báo: Khi bỏ biên chế đương nhiên quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục sẽ được tăng cường. Lúc ấy, hiệu trưởng sẽ tự chịu trách nhiệm trước nhiều vấn đề nảy sinh tại cơ sở của mình.

Đương nhiên, nếu hiệu trưởng "lộng quyền" sẽ không giữ được chân giáo viên giỏi, sẽ không tạo được thương hiệu cho mình. Không có thương hiệu, không thu hút được học sinh, hiệu trưởng cũng không có lợi gì mà lúc ấy còn tự đào thải chính mình.

Có thể thấy, chất lượng và thương hiệu của trường phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên . Vì thế, trong trường hợp này, chính giáo viên là người nắm giữ sự thành công hay thất bại của hiệu trưởng. Đã thế thì hiệu trưởng nào dám lộng quyền?

PV: Với chủ trương mới này của Bộ GD&ĐT, rất nhiều sinh viên sư phạm tỏ ra lo lắng, GS có điều gì muốn chia sẻ cùng sinh viên của mình?

Như vậy, với chủ trương này thì sức sáng tạo của giáo viê sẽ là một giá trị để đảm bảo quyền lợi. Vì thế, ai muốn có một chế độ đãi ngộ lớn thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường các em hãy tích cực tìm tòi, nỗ lực sáng tạo.

Tôi tin, tất cả những nỗ lực của các em ngày hôm nay nhất định sẽ được đến đáp xứng đáng.

Xin cảm ơn GS về cuộc trò chuyện này!

Bỏ công chức, viên chức: Hiệu trưởng phải có quyền như chủ doanh nghiệp?

"Hiệu trưởng phải có quyền như chủ doanh nghiệp, có quyền tuyển người và bố trí người của mình để thực hiện...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nỗi lo xóa bỏ biên chế của một giáo viên



Nhìn những hình ảnh chia tay mùa bế giảng, bồi hồi nhớ về những năm tháng học sinh đã qua



Đại học đẹp nhất Trung Quốc lung linh hơn cả phim cổ trang

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804 VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519 / Giấy phép số 2517/GP- TT ĐT ngày cấp 27/08/2013 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm. HOTLINE: 0965 08 24 24

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Những thí sinh đầu tiên thi đại học năm 2017



Cậu bé 13 tuổi mất chưa đến 1 giây để giải bài toán 400 triệu đồng

Cậu bé 13 tuổi mất chưa đến 1 giây để giải bài toán 400 triệu đồng - 1

Luke Robitaille không giấu nổi niềm vui sướng khi có một chiến thắng ngoạn mục.

Cuộc thi này dành cho những học sinh lớp 6, 7 và 8. Năm nay, cuộc thi được tổ chức tại một khán phòng khách sạn tại Hồ Buena Vista, Florida với lượng khán giả đến xem lên tới hơn 1.000 người.

Câu hỏi quyết định của cuộc thi là: "Trong một trang trại, có 100 con gà ngồi yên lặng theo vòng tròn. Đột nhiên, mỗi con gà lại quay sang mổ ngẫu nhiên một con khác bên cạnh mình, hoặc bên trái hoặc bên phải. Hãy cho biết có bao nhiêu con gà không bị con nào mổ?"

Chỉ trong 0,9 giây, Luke Robilaille, một học sinh lớp 7 ở Euless, Texas (Mỹ) đã lập tức bấm chuông với câu trả lời hoàn toàn chính xác. Lou DiGioia, Giám đốc điều hành chương trình, nói: "Tôi chưa bao giờ gặp một trường hợp nào giành chức vô địch nhanh như vậy.  Tốc độ tính toán của Luke Robitaille thật sự phi thường".

Và đây là câu trả lời:

"Đối với mỗi con gà bất kỳ, có bốn khả năng có thể xảy ra: bị con khác mổ vào bên trái, bị con khác mổ vào bên phải, bị cả hai con mổ hai bên và không bị con nào mổ.

Mỗi kết quả đều có xác suất xảy ra như nhau, vì vậy 100 con gà đều có một trong bốn cơ hội không bị mổ. Khi đó, ta có phép tính: ¼ * 100 = 25 con không bị mổ".

Trước đó, từ hơn 100.000 học sinh tham gia vòng loại tại địa phương, Ban tổ chức đã chọn ra 224 người xuất sắc nhất . Đây là năm thứ 34 của cuộc thi Đếm toán Quốc gia Raytheon.

Danh hiệu nhà vô địch quốc gia này đã đem lại cho Luke Robilaille một suất học bổng trị giá 20.000 USD (hơn 400 triệu đồng). Năm ngoái, em cũng giành được 9.500 USD trong cuộc thi này với ngôi vị á quân.

Thần đồng có IQ cao hơn Einstein bị từ chối nhập học vì lý do không ngờ

Có chỉ số IQ vượt trội, nhưng thần đồng 11 tuổi người gốc Philippines vẫn bị từ chối khi ghi danh vào 1 trường trung...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Hồ sơ toàn điểm 10 và chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam xếp sau Lào



Những thí sinh đầu tiên thi vào đại học



Bỏ thi vào lớp 6 trường điểm: Tiêu chí phụ thành tiêu chí chính

Bỏ thi vào lớp 6 trường điểm: Tiêu chí phụ thành tiêu chí chính - 1

Chị Phùng Anh nhà ở tận Tam Hiệp, Thanh Trì, nhưng năm tới, chị quyết định cho cậu con trai vào học Nguyễn Siêu, Cầu Giấy. "Việc chọn trường cho con thực sự là một cuộc chiến gian nan của gia đình tôi.

Ngay từ lớp 1, hai vợ chồng đã định hướng sau này sẽ cho con học tại trường THCS chất lượng cao nên đầu tư cho con từ rất sớm. Thế nên, ngoài học ở trường, hai vợ chồng thay phiên nhau đưa đón con đi học tiếng Anh để tham gia các kỳ thi tiếng Anh và giải toán bằng tiếng Anh qua mạng" - chị Anh cho hay. Được đầu tư có bài bản, nên giờ, con trai chị đã có "vốn liếng" kha khá các giải thưởng, chứng chỉ để an tâm vào lớp 6 trường điểm.

Với nhiều phụ huynh khác, không có thời gian, tiền bạc để đầu tư cho con tham gia thi các giải thưởng, họ tìm các mối quan hệ để "đặt vấn đề".

Theo anh Trần Thế Cương, nhà ở Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết nguyện vọng cho con vào học lớp 6 tại trường THCS Nghĩa Tân, Cầu Giấy. Nhưng do trái tuyến, đi hỏi các "cửa" thì được tư vấn xem có nhà ai quen đúng tuyến ở trường, nhờ xin giấy tạm trú tạm vắng cho con.

"Vận dụng tất cả các mối quan hệ, tôi đã nhờ xin giấy tạm trú tạm vắng. Nhưng vừa qua, chỗ quen biết trả lời không làm được. Thế nên, chúng tôi chắc sẽ phải tính phương án khác" - anh Cương chia sẻ.

PGS Văn Như Cương, chủ tịch Hội đồng quản trị, trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, trường hệ THCS của trường đã nhận được 3.000 - 4.000 hồ sơ, trong khi đó, chỉ tiêu vào trường là 600. Số lượng hồ sơ cao gấp nhiều lần, phần lớn là học sinh giỏi và có giải thưởng.

Theo PGS.Văn Như Cương, do thực trạng đó nên trường buộc phải đưa ra tiêu chí phụ là các giải thưởng văn hóa, thể thao để lọc hồ sơ. Nhưng cứ 10 thí sinh đăng ký vào trường thì 3 em có giải thi học sinh giỏi cấp trường, cấp quận, thi Toán, tiếng Anh qua mạng, thi thể dục thể thao…

PGS Cương cho biết thêm, năm đầu tiên bỏ thi, trong số 4.000 hồ sơ nhận được, có đến 1.000 hồ sơ toàn điểm 10 hai môn Toán, tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5.

Bà Lê Kim Anh, hiệu trưởng trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: Năm nay trường chưa đến thời điểm tuyển sinh. Nhưng qua số liệu hàng năm thì số hồ sơ nộp vào trường thường gấp hai hoặc gấp ba so với chỉ tiêu đề ra.

"Trong số hồ sơ nộp về trường, lượng học sinh có giải thưởng khá lớn. Vì đó là để phân biệt sự giống nhau của học bạ" - bà Kim Anh cho hay. Bà Kim Anh khẳng định những học sinh được giải văn hóa, âm nhạc, thể dục thể thao theo quy định của Sở GD&ĐT đều được cộng điểm. Ngoài cách lựa chọn dựa trên tiêu chí phụ nói trên thì không còn cách nào khác.

Còn tại trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội thì lớp 6, trường tuyển 240 chỉ tiêu. Ngoài đối tượng tuyển thẳng áp dụng cho những học sinh có thành tích đặc biệt trong năm học lớp 5 như đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, thành phố trở lên, các cuộc thi giải Toán qua mạng, tiếng Anh qua mạng, cuộc thi Robothon toàn quốc, quốc tế,... thì với những học sinh xét tuyển trường có cộng điểm khuyến khích đối với các giải thi đấu thể dục thể thao cấp thành phố. Trong đó, huy chương vàng được cộng 10 điểm, số điểm cộng giảm dần theo màu huy chương.

Năm học tới, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển khoảng 200 chỉ tiêu vào lớp 6. Đối tượng xét tuyển là học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đạt học lực giỏi từ lớp 1 đến lớp 3, được đánh giá hoàn thành học lớp 4 và lớp 5. Từ lớp 1 đến lớp 5 tổng điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm 2 môn tiếng Việt và Toán phải đạt từ 19 điểm trở lên.

Điểm xét là tổng điểm của điểm học tập từ lớp 1 đến lớp 5, điểm ưu tiên và điểm khuyến khích. Trường quy đổi điểm ưu tiên và khuyến khích cho học sinh tham gia các giải theo quy định của Sở.

Còn tại Trường Marie Curie, năm học tới sẽ xét tuyển 50% học sinh đã học tiểu học trong hệ thống giáo dục của trường. Số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả học tập của học sinh ở cấp tiểu học, học sinh có chứng chỉ tiếng Anh...

Tuyển sinh lớp 6

Năm nay, các quận, huyện ở TP HCM sẽ có những thay đổi đặc biệt trong tuyển sinh vào lớp 6. Cuộc đua này sẽ rất gay gắt...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016