PGS.TS Lê Hữu Lập
PGS Lập cho rằng, điểm sàn đại học sẽ kết thúc sứ mệnh của nó khi sự phân hóa về số lượng học sinh của các cấp học phổ thông được thực hiện theo hướng chọn lọc và giảm dần từ cấp thấp lên cao, hoặc xu hướng chuyển sang học nghề của các đối tượng chỉ đủ điểm tốt nghiệp THPT (không phải đối tượng có thành tích học tập khá giỏi).
Theo PGS Lập, trong vài năm trở lại đây xã hội đã nhận thức rõ hơn về vấn đề "vào đại học không phải là tất cả" khi số sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không có việc làm ngày càng gia tăng và áp lực về chi phí cho học đại học đè nặng lên mỗi gia đình có con em học đại học.
"Năm 2015, chúng ta có điểm sàn, nhưng rất nhiều thí sinh trên điểm sàn không đăng ký vào đại học, vậy số học sinh này đi đâu? Có thể họ đã đi làm công nhân, đi học nghề, hoặc ôn thi tiếp để năm sau hy vọng vào được các đại học mà họ mong muốn… dẫn đến nhiều trường có "thương hiệu thấp" không tuyển đủ sinh viên"- PGS Lập phân tích.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho hay, kết thúc xét tuyển đợt NV1 năm 2016, cả nước còn khoảng trên 100.000 thí sinh trên điểm sàn nhưng không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2. |
Những năm qua nhiều trường có phương án tuyển sinh riêng, chủ yếu từ việc xét học bạ và đã không phụ thuộc vào điểm sàn đại học. Mặt khác các trường tuyển sinh đều xét theo kết quả điểm từ cao đến thấp và chỉ tiêu lại phải dựa trên năng lực của trường đó. Tất cả các yếu tố trên tác động làm điểm sàn đại học không còn giá trị nhiều.
"Theo tôi thời điểm này bỏ điểm sàn cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, các trường cần thắt chặt quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng đầu ra"- Thầy Lập cho ý kiến.
Bộ GD&ĐT cần quản lý chặt các chỉ tiêu đầu vào
Chủ trương bỏ điểm sàn của Bộ khiến cho không chỉ các chuyên gia giáo dục mà ngay dư luận xã hội cũng lo ngại 2017 thí sinh được "thả cửa" vào ĐH vì chỉ cần tốt nghiệp THPT, chất lượng ĐH sẽ "xuống dốc không phanh".
PGS Lập khẳng định, chuyện thả cửa vào đại học là không có. Không có bất cứ trường nào muốn nhận những học sinh chỉ đạt ngưỡng tốt nghiệp THPT vào trường mình. Phương án tuyển sinh bao giờ cũng lấy từ kết quả cao tới thấp, cho hết chỉ tiêu.
"Bộ GD&ĐT cần quản lý chặt các chỉ tiêu đầu vào hàng năm và chất lượng đào tạo thông qua kiểm tra, kiểm định và đánh giá. Có như vậy thì chất lượng giáo dục đại học Việt Nam mới tốt dần lên được". PGS Lập nói.
Ông Lập cho rằng, không phải tất cả các em tốt nghiệp THPT đều vào đại học. Những năm trước có nhiều trường Cao đẳng, Dân lập cũng không tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Quy luật của tuyển sinh như nước tràn đập từ trên cao xuống, có nghĩa là từ các trường uy tín, thương hiệu, xuống các trường thấp hơn. Thí sinh và phụ huynh họ cũng tính toán kỹ lưỡng là học xong ở trường đó thì ra làm được cái gì.
"Do vậy trách nhiệm của các trường muốn tuyển sinh tốt cần xác định ngành nghề mà xã hội cần trong tương lai (theo nhu cầu xã hội) và chất lượng đào tạo phải đặc biệt quan tâm"- PGS Lập khẳng định.
Chiếm hết thị phần của trường tư
GS.TSKH Đặng Ứng Vận, Trường đại học Hòa Bình, Hà Nội cho rằng, Nhà nước kiểm soát đầu vào thông qua điểm sàn dẫn đến một thực tế là các trường công, các trường trọng điểm vẫn có quyền lấy tới điểm sàn và như vậy đồng nghĩa với việc chiếm hết thị phần của các trường tư, đặc biệt là các trường mới được thành lập.
"Tại sao không đặt các trường công và trường trọng điểm vào một thách thức tương tự như các trường tư, tức là, các trường quốc gia, trường vùng, trường trọng điểm không được lấy quá ví dụ 15% số thí sinh có điểm cao nhất, các trường công không được lấy quá 30% số thí sinh có điểm cao nhất?"- GS Vận nói.
GS Vận nhận định, về thực chất, quy định này tạo động lực cho các trường công, trường trọng điểm phải tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng và uy tín của họ.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét