Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Báo Ấn Độ bác bỏ 'kích hoạt não giữa' thành thiên tài

Trái với hy vọng của nhiều phụ huynh, phương pháp "kích hoạt não giữa" dạy trẻ em thành thiên tài được các học giả uy tín của Ấn Độ nhận định là trò lừa đảo, hoang đường.

Theo nhật báoThe Hindu, MidBrain Activation - "kích hoạt não giữa" - được cho là chương trình đào tạo nhằm giúp trẻ em cảm nhận được vật chất mà không cần nhìn. Tuy nhiên, các nhà khoa học Ấn Độ khẳng định đây chỉ là trò lừa bịp, hoang đường.

Họ cho rằng các tổ chức cung cấp chương trình này đã lôi kéo một số phụ huynh nhẹ dạ, khiến họ tin rằng "kích hoạt não giữa" sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ, tập trung bằng cách kích thích một số bộ phận của não.

Ông Madhava Rao - nhà tâm lý học thần kinh người Ấn Độ - nhận định não giữa không liên quan trí thông minh, mà chỉ có mối liên hệ với các phần não khác.

Báo Ấn Độ bác bỏ Nhiều trung tâm quảng cáo phương pháp "kích hoạt não giữa" sẽ giúp trẻ em cảm nhận được vật chất mà không cần nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học bác bỏ điều này. Ảnh: Midbrain Activation Info.

Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức duy lý Ấn Độ - Narendra Nayak - cho hay không ít phụ huynh nước này đang trả số tiền rất lớn cho những tổ chức lừa đảo với ảo vọng biến con em mình thành thiên tài.

Tờ Times of India đưa tin năm 2015, ông Narendra Nayak hứa trả một khoản tiền khá lớn cho tổ chức nào chứng minh trẻ em có khả năng bịt mắt đọc sách sau khi được đào tạo bằng phương pháp "kích thích não giữa".

Bộ GD&ĐT không cấp phép cho lớp học kích thích não

Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/11, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ GD&ĐT nhận được thông tin liên quan các lớp học kích thích não qua báo chí.

Lời thách thức sau đó được một giám đốc trung tâm cung cấp chương trình giáo dục này có tên Vinoj Surendran chấp nhận, mà không đòi hỏi bất cứ khoản tiền nào.

Tuy nhiên, hai ngày trước khi tổ chức buổi thử nghiệm khả năng siêu việt của những học viên tại trung tâm mình, ông Surendran tuyên bố rút lui.

"Các bậc cha mẹ không muốn mang con em mình ra làm thí nghiệm", ông giải thích. Người này cũng cho hay trí não trẻ em được kích hoạt bằng phương pháp "nada-yoga" truyền thống.

Sự kiện trên khiến các học giả Ấn Độ củng cố nhận định "kích hoạt não giữa" là chương trình lừa đảo.

Báo Ấn Độ bác bỏ Chủ tịch Hiệp hội Các tổ chức duy lý Ấn Độ - Narendra Nayak - cho rằng các bậc phụ huynh nước này đang trả số tiền rất lớn cho ảo vọng biến con em mình thành thiên tài. Ảnh: Wikipedia.

Thậm chí, ảo thuật gia nổi tiếng tại bang Kerala (Ấn Độ) - Gopinath Muthukad - còn cho hay các nhà tổ chức sử dụng thủ thuật "X-ray Vision" dạy con trẻ cách nhìn trộm khi bị bịt mắt, rồi cho đó là kết quả của kích hoạt não.

Các tổ chức bài trừ mê tín dị đoan là Maharashtra Andhashraddha Nirmulan Samiti (MAN) và Hiệp hội các tổ chức duy lý Ấn Độ (FIRA) cũng phát động chiến dịch chống lại những lớp học "kích hoạt não giữa" tại nhiều thành phố ở Ấn Độ.

Họ cho rằng phụ huynh cần được cảnh tỉnh để không bị mê muội bởi những "khả năng kỳ diệu" mà chương trình này đem lại cho con mình.

Chương trình "kích hoạt não giữa" chỉ được giới thiệu tại một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Singapore và Việt Nam.

Thông tin về chương trình giáo dục đặc biệt này hầu như không tìm thấy trên các trang web, báo chí, cổng thông tin của các tổ chức y khoa, giáo dục uy tín của các quốc gia phương Tây.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét