Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

XÓT XA: Thạc sĩ cất bằng đi làm công nhân, thủ khoa chật vật tìm việc

Mất bao thời gian công sức, tiền bạc học hành thành tài nhưng cuộc sống vốn không như mơ, nhiều cử nhân, thạc sĩ, thậm chí cả thủ khoa đại học chật vật kiếm việc làm.

Thạc sĩ cất bằng đi học nghề, cử nhân đi làm xe ôm

Tốt nghiệp một trường kinh tế với tấm bằng khá, sau 2 năm chật vật tìm việc, hơn nửa năm nay, Nguyễn Đình Đức (24 tuổi, Nam Định) ngày chạy xe ôm, tối đi học thêm một lớp trung cấp tiếng Nhật với dự định học xong sẽ đi dạy.

Cậu cho biết thu nhập mỗi tháng khoảng 5 triệu, dè sẻn chi tiêu thì đủ tiền sinh hoạt và đi học.

Hai năm sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên không xin được việc làm, 4 cô bạn thân Nguyễn Thị Huệ, Nông Thanh Ngọc, Triệu Thị Linh Chi và Giáp Huyền Trang (Lạng Sơn) làm công nhân tại khu công nghiệp.

Sau đó, họ rủ nhau về quê học trung cấp mầm non với hy vọng sau khi ra trường sẽ có một công việc ổn định.

'Có lẽ sau khi học mầm non ra trường bọn em còn có cơ hội kiếm được việc làm. Nếu không thi vào viên chức thì cũng xin vào làm trong các nhà trẻ tư nhân, dù lương không cao nhưng vẫn ổn định hơn làm công nhân, chấp nhận mất thêm một năm nữa nhưng phía trước là cả cuộc đời', Ngọc buồn rầu khi chia sẻ với VnExpress.

Xót xa thạc sĩ cất bằng đi làm công nhân, thủ khoa chật vật tìm việcTốt nghiệp loại giỏi, có bằng thạc sĩ những Phan Thị Trang Nhung (Đà Nẵng) chật vật khắp nơi không xin được việc (Ảnh: Vnexpress)

Năm 2013, Phan Thị Trang Nhung (Đà Nẵng) tốt nghiệp đại học và thạc sĩ đều đạt loại giỏi nhưng suốt 3 năm sau khi học xong không xin được việc phải đi làm công nhân, khiến cố Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh tự tay bút phê xin việc.

Thi đỗ vào Khoa Công nghệ điều khiển và Tự động hóa, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, thậm chí đã nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học nhưng cuối cùng Nguyễn Văn Khoa (Lục Nam, Bắc Giang) vẫn từ bỏ giấc mơ đại học đã chạm tay để đi học tại CĐ nghề Cơ điện Hà Nội.

Khoa cho biết nhiều anh em quanh nhà đều đi học đại học nhưng sau khi tốt nghiệp người thì thất nghiệp, người lại cất bằng để làm những việc trái ngành nên không muốn bị rơi vào tình cảnh ấy.

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện HN chia sẻ trên Vietnamnet: 'Trong đợt tuyển sinh năm nay, nhà trường đã tiếp nhận hồ sơ của 2 học viên đã có bằng thạc sĩ ở 2 trường ĐH khá lớn ở Hà Nội tới xin học.

Vì lý do tế nhị, các học viên 'đặc biệt' này không muốn tiết lộ thông tin cá nhân của mình. 'Các em tâm sự rằng, hiện tại chỉ muốn học một nghề nào đó để có thể xin được việc làm'.

Xót lòng tâm thư của cựu thủ khoa ĐH Thương Mại chật vật tìm việc

Cách đây không lâu, cựu thủ khoa đầu ra của Đại học Thương mại chia sẻ hành trình gian nan đi tìm việc gây xôn xao dư luận.

Với tấm bằng đỏ trên tay, tưởng rằng công việc sẽ thênh thang sau khi ra trường nhưng mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Cựu thủ khoa này chia sẻ:.

'Tôi đã nộp hồ sơ rất nhiều nơi, cả đi nộp trực tiếp lẫn trực tuyến nhưng rất ít nơi gọi tôi đi phỏng vấn. Sau khi được 2 công ty gọi đi phỏng vấn nhưng tôi vẫn không được việc làm, tôi có gửi mail lại hỏi họ lý để có thể trau dồi và sẽ rút kinh nghiệm cho các cuộc phỏng vấn sau.

Họ có mail lại trả lời: Họ yêu cầu tôi phải có kinh nghiệm và họ cho rằng nếu tôi có làm ở đây cũng chỉ là tạm thời. Vì Nhà nước đã có những chính sách đãi ngộ riêng với những đối tượng như tôi nên khi có cơ hội tôi sẽ đi luôn mà không gắn bó lâu dài với công ty họ.

Họ nói vậy nhưng thú thực, cho tới bây giờ, đã 3 năm trôi qua tôi chưa hề nhận được bất kỳ đãi ngộ nào', Ngân tâm sự.

Cuối cùng, nữ thủ khoa ấy đành làm tạm những công việc phổ thông để trang trải cuộc sống và hấu hết là những công việc không đúng chuyên ngành được học.

123751_2 Cựu thủ khoa ĐH Thương Mại - Đồng Thị Ngân (ở giữa)

Trước đây, giấc mơ đại học luôn là điều bất cứ học sinh nào cũng mong muốn chạm đến. Nhất là ở nông thôn, nhà có con học đại học là một niềm tự hào lớn, với các gia đình khó khăn, đại học như một cơ hội đổi đời, thoát nghèo.

Nhưng mấy năm trở lại đây, rất nhiều học sinh không mặn mà với việc học đại học bởi thực tế sau những năm tháng trên giảng đường, phải trả giá bằng cả 'thời gian và tiền bạc' thì không ít cử nhân thậm chí thủ khoa, thạc sĩ vẫn loay hoay xin việc.

Chính bởi vậy, nhiều sinh viên đủ điểm vào những trường đại học lớn song vẫn quyết định 'quay lưng' với cánh cửa đại học để lựa chọn trường nghề.

Mùa tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2016 vừa qua cũng phần nào phản ánh thực trạng ấy khi nhiều nhiều trường đại học liên tiếp tuyển bổ sung vì không đủ chỉ tiêu trong khi nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề lại 'trúng mùa vàng' khi lượng thí sinh đăng ký tăng vọt.

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến hết tháng 6/2016, cả nước có tới 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp. Trong đó 191.300 người trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người trung cấp chuyên nghiệp.

Chia sẻ với báo chí, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Khoa học Lao động và Xã hội đánh giá, hiện Việt Nam thừa lao động ở những nhóm ngành mà thị trường không cần, như Quản trị kinh doanh, Kinh tế...

Trong khi đó lại thiếu số lượng lớn kỹ sư công nghệ. 'Điều đó cho thấy có độ vênh lớn giữa việc đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động', ông Vinh nói.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét