Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Từ 1/9: Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho mỗi học sinh đặc biệt khó khăn

Học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ 15kg gạo/tháng là quy định mới của chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9.

Theo Vnexpress trích nội dung quy định cho biết, mỗi học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, được hỗ trợ tiền nhà ở, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; được hỗ trợ mỗi tháng 15kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Hình ảnh Từ 1/9: Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho mỗi học sinh đặc biệt khó khăn số 1

Học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ 15kg gạo/tháng. Ảnh: Internet

Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/1 tháng/30 học sinh.

Cũng theo quy định, trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo với mức hỗ trợ 100 nghìn đồng/học sinh bán trú/năm học; và cấp thuốc khám, chữa bệnh miễn phí với mức hỗ trợ 50 nghìn đồng/học sinh bán trú/năm học...

Theo báo Bình Định trích thông tin từ Nghị định, học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS) được hưởng chính sách hỗ trợ phải bảo đảm một trong các điều kiện: Một là, học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT); Hai là, học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (DT&MN); các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh THCS hoặc ở các khu vực địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá; Ba là, học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng DT&MN đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực II vùng DT&MN. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn...

Nghị định cũng quy định, đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số phải bảo đảm các điều kiện sau: Một là, đang học tại trường THPT hoặc cấp THPT tại trường phổ thông có nhiều cấp học; Hai là, bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng DT&MN, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua sông, suối không có cầu, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá... Đối với học sinh THPT là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định nêu trên, còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

TP.HCM sẽ đuổi việc giáo viên vi phạm lệnh cấm dạy thêm

Giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, kể cả dạy trong nhà trường hay ngoài nhà trường, sẽ bị Sở GD-ĐT TPHCM kỷ luật ở mức cao nhất là đuổi việc.

Trong buổi làm việc với Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM sáng 31/8, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết theo thống kê của Sở GD-ĐT, hiện nay có khoảng 100 nghìn học sinh tiểu học, chiếm 20%, học thêm văn hoá ngoài giờ hành chính. Có khoảng 190 nghìn học sinh THCS và THPT đang tham gia học thêm tại cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30 nghìn học sinh tham gia học tập tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, chủ yếu các em học toán lý hoá (chiếm 35%).

TP.HCM sẽ đuổi việc giáo viên vi phạm lệnh cấm dạy thêm

Theo các giáo viên tại TP.HCM, cách ra đề thi đại học và tuyển sinh đầu cấp như hiện nay là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh phải đi học thêm

Theo Sở GDĐT TP. HCM, dạy thêm học thêm về cơ bản co thể phân chia thành 2 dạng. Dạng 1: xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Dạng này chiếm đa số.

Dạng 2: không xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh. Đây là dạy thêm học thêm biến tướng. Dạng này thực tế là có, nhung chiếm tỉ lệ không cao - dưới 10%.

Đối tượng dạy thêm là giáo viên hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo viên hiện đã nghỉ hưu, giáo viên đã được đào tạo sư phạm nhưng không thuộc biên chế ngành giáo dục đào tạo thành phố (hộ khẩu tỉnh),sinh viên các trường đại học cao đẳng và một số người dân làm nghề tự do tuy nhiên có trình độ đại học cao đẳng và có khả năng giảng dạy.

Ông Hiếu cho biết Sở GD-ĐT đang tham mưu cho UBND TP HCM điều chỉnh Quyết định 21 về quản lý dạy thêm, học thêm đúng theo quy phạm pháp luật.

Trong thời gian chờ điều chỉnh, để đảm bảo quản lý chặt việc dạy thêm học thêm, Sở GD-ĐT sẽ quyết liệt trong việc không cho phép giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trong trường hay ngoài trường. Sẽ xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc nếu giáo viên vi phạm.

Cũng theo ông Hiếu, hiệu trưởng cũng chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc ép buộc học sinh tham gia học thêm của giáo viên trong đơn vị mình phụ trách.

Sở GD-ĐT TP.HCM ngừng cấp phép mới cho hoạt động dạy thêm trong trường. Đồng thời, Sở phối hợp với các quận huyện thanh, kiểm tra để chấm dứt dạy thêm học thêm trái quy định trên địa bàn thành phố.

Tại buổi làm việc này, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn cho biết Sở sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố về chấm dứt dạy thêm trong trường.

Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận, không có cơ sở vật chất nào cho việc dạy thêm tốt hơn ở trong trường, vì vậy việc để học sinh ra học thêm tại các trung tâm bên ngoài gây nhiều băn khoăn. Ông Sơn cũng dự đoán "Việc này có chiều hướng phức tạp", nhưng vì "trách nhiệm quản lý Nhà nước nên Sở vẫn phải làm".

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Ông Đinh Thế Huynh: Không cấm học thêm tự nguyện

Tự nguyện đi học thêm nâng cao trình độ khác với việc cắt xén chương trình dạy để buộc học sinh đi học thêm. Nếu đã tự nguyện thì không cấm được.

Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhấn mạnh câu chuyện dạy thêm, học thêm trong chuyến công tác, tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng mới đây.

Tại buổi tiếp xúc này, một số cử tri Đà Nẵng nêu vấn đề học thêm trước thời điểm năm học mới. Trong đó có cả ý kiến đề nghị có biện pháp cấm triệt để dạy thêm, học thêm.

Không cấm học thêm tự nguyện

Tuy nhiên, ông Đinh Thế Huynh cho rằng cần xem xét giữa học thêm tự nguyện, và học thêm theo kiểu ép buộc.

"Chúng ta chống tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan; cố tình cắt xén chương trình trên lớp để buộc học sinh phải đi học thêm, nếu không đi học thêm sẽ bị điểm thấp hoặc không cho lên lớp", ông Huynh nói.

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, các trường hợp tự nguyên đi học thêm để tu bổ kiến thức thì không thể cấm được. Ông cho rằng đó là quyền của mỗi người. Ví như học thêm để nâng cao nhận thức, trình độ, học thêm kỹ năng sống, ngoại ngữ….

"Các bác đề nghị nhà nước cấm, nhưng nếu con cháu thích đi học thêm bác có cấm không. Bây giờ thời buổi dân chủ, chỉ cấm những việc làm trái quy định pháp luật. Quản lý việc này phải thật nhuần nhuyễn trên cơ sở pháp luật chứ không thể nói cấm là cấm luôn", ông Huynh nhấn mạnh.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Ông Đinh Thế Huynh: Tự nguyện học thêm thì không thể cấm được!

Ông Đinh Thế Huynh: Tự nguyện học thêm thì không thể cấm được! - 1

Theo ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, việc phụ huynh, học sinh tự nguyện học thêm thì không thể cấm được. (Ảnh: HC)

Sắp bước vào năm học mới, câu chuyện dạy thêm – học thêm lại nóng lên tại nhiều địa phương, trên nhiều diễn đàn. Tại cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng để báo cáo kết quả kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV hồi đầu tháng 8, một số cử tri đề nghị nhà nước cần triệt để nghiêm cấm việc dạy thêm – học thêm.

Trao đổi với các cử tri, ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, chống dạy thêm – học thêm là chống tình trạng dạy thêm – học thêm tràn lan, cắt xén chương trình chính khóa trên lớp để buộc học sinh phải đi học thêm, nếu không thì không lên lớp được hoặc bị điểm thấp. 

Tuy nhiên, đối với việc phụ huynh, học sinh tự nguyện học thêm thì không thể cấm được.

"Đó là quyền của con người chứ không thể cấm người ta được. Không như thời chiến tranh, cấm cái rụp là cấm luôn. Bây giờ thời buổi dân chủ như thế này, chỉ cấm làm những việc trái pháp luật. 

Anh ép buộc người ta phải đi học thêm, nếu không đi học thêm thì anh không cho lên lớp hoặc không cho người ta điểm cao, cái đó phải cấm. Còn chúng ta nói chống ở đây nhưng rất nhiều gia đình vẫn cứ đi tìm thầy cho con đi học thêm thì cấm kiểu gì? Bảo người ta không được cho con đi học à?" – ông Đinh Thế Huynh nói.

Theo ông, thái độ đối với vấn đề dạy thêm – học thêm là phải "xử sự trong điều kiện của xã hội đang dân chủ, phải hết sức nhuần nhuyễn và phải trên cơ sở của pháp luật chứ không thể theo ý chí của mình được". 

Ông Đinh Thế Huynh đặt vấn đề với các cử tri yêu cầu cấm tuyệt đối việc dạy thêm – học thêm: "Các bác nói như vậy nhưng con cái các bác thích cho con đi học thêm, bác có cấm được không? Bác bảo con cái cũng không được, huống hồ lại yêu cầu chính quyền không được cho tôi, cháu tôi đi học thêm. Không được đâu!".

Một lần nữa, ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, cấm dạy thêm – học thêm tràn lan vô nguyên tắc, ép buộc học sinh phải đi học thêm, nhưng nếu người ta có nguyện vọng chính đáng cho con đi học thêm để nâng cao trình độ, để có đủ hiểu biết, ví dụ như học thêm tiếng Anh, học thêm âm nhạc, học thêm kỹ năng sống... thì đó là quyền của con người, không thể cấm được!

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thông tin mới nhất về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

Thông tin mới nhất về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 - 1

 Bộ GD-ĐT dự kiến đề thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ theo các dạng bài thi tổng hợp.

Bộ GD-ĐT vừa dự thảo ban đầu về một số phương án thay đổi kỳ thi THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 để xin ý kiến góp ý.

Theo đó, đối với việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, Bộ dự kiến sẽ giao cho các sở GD-ĐT dưới sự chỉ đạo của UBND các tỉnh/thành phố.

"Bộ sẽ ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi. Bộ dự kiến đề thi theo các dạng bài thi tổng hợp với 5 bài thi. Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ", dự thảo cho hay.

Hai bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, thí sinh có quyền lựa chọn một trong 2 bài thi để làm.

Về kỳ tuyển sinh ĐH, có 2 phương án. Phương án thứ nhất, Bộ vẫn sẽ tổ chức thi chung để giúp các trường ĐH có nhu cầu (bên cạnh các trường tự tổ chức thi riêng). Với những trường lấy kết quả của kỳ thi chung của Bộ để tuyển sinh thì phải bắt buộc tham gia vào phần mềm xét tuyển chung của Bộ để tránh tình trạng "ảo".

Phương án thứ hai, nếu các trường ĐH tự tổ chức thi tuyển sinh riêng, Bộ sẽ đưa ra những quy định yêu cầu các trường phải đảm bảo không tái diễn tình trạng luyện thi vào ĐH như trước khi thi "3 chung"; không tổ chức thi tập trung ở thành phố, khiến thí sinh ở tất cả các tỉnh lại phải đổ dồn về trọ thi như trước kia.

Những thông tin ban đầu về phương hướng tuyển sinh mới đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, mặc dù nỗ lực đổi mới thi tuyển sinh tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đã được ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn. Băn khoăn phổ biến nhất là khó có thể đạt được hai mục đích một cách trọn vẹn với một kỳ thi như hiện nay vì yêu cầu của xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ khác nhau.

Ngoài ra, xã hội băn khoăn bởi thực tế chỉ có khoảng 60-70 trường ĐH có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường ĐH, CĐ, vậy có cần thiết tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường? Bên cạnh đó, nhiều người cũng đặt vấn đề có nên tiếp tục tổ chức thi theo kiểu truyền thống như hiện nay hay chuyển sang phương thức thi hiện đại hơn theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực của thí sinh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin?

Cũng theo ông Ga, đến thời điểm này, Bộ đã nhận được văn bản của các Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ đề xuất phương án thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy cho năm 2017 và những năm tiếp theo.

Ông Ga cũng cho biết, thống kê sơ bộ, nhiều Sở muốn chủ động tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT; trong khi đó các trường ĐH muốn được tự chủ trong tuyển sinh.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nữ tiến sỹ xinh đẹp đất Sài thành có duyên với... chuột

Một lý do nữa được Trương Hải Nhung đưa ra để giải đáp thắc mắc "trẻ thế sao đã là tiến sỹ rồi": "Bởi mình làm việc ở môi trường học thuật. Ở đó, nếu không tiến lên, mình sẽ bị đào thải". Với chị, khi đã vạch ra con đường thì việc còn lại chỉ đơn giản là dồn sức lao thẳng về đích.

Nghề chọn người hay người chọn nghề?

Nhắc đến cái duyên gắn bó với công nghệ sinh học, TS Nhung luôn nói "nghề đã chọn tôi". Nhưng câu chuyện chị kể cho thấy tuy có chút can thiệp của số phận, người phụ nữ sở hữu nụ cười tươi rói này vẫn nhất quán đi theo sự lựa chọn của chính mình.

"Hồi bé tôi hay ốm nên mẹ tâm niệm lớn lên tôi phải thành bác sỹ để chăm sóc bản thân và mọi người. 18 tuổi, tôi thi Đại học (ĐH) Y - Dược TPHCM và khoa Công nghệ sinh học, (ĐH) Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM. Trượt trường y, tôi học công nghệ sinh học nhưng chỉ thấy nó hay hay chứ không biết ra trường sẽ làm gì" - TS Nhung kể.

Trương Hải Nhung, chuột, công nghệ sinh học, tế bào, tế bào gốc, thí nghiệm, sinh học, luận văn, sinh viên, ống nghiệm, TS Trương Hải Nhung trên ban công ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM. Ảnh: NV

Tuy nhiên càng học, cô gái trẻ càng bị công nghệ sinh học thu hút và nỗ lực để lọt vào nhóm sinh viên giỏi. Dù mẹ vẫn yêu cầu ôn thi bằng được vào trường y, Nhung chỉ có thể dồn đam mê vào các bài giảng trên lớp và những giờ thí nghiệm. Chị vẫn đi thi rồi về nói với mẹ là làm bài không tốt, chắc không có duyên với nghề y. Mẹ chị cũng không ép nữa.

Năm thứ hai, Nhung và một người bạn viết thư xin vào làm trong phòng lab của trường. Chị kể: "Sinh viên năm hai mà làm vậy là liều lắm, nhưng thích quá nên cứ xin. Thầy ấn tượng với sự ham học hỏi của chúng tôi nên nhận vào lab". Ban đầu, họ chỉ được giao rửa ống nghiệm, làm xong là có cơ hội xem các bậc tiền bối thí nghiệm.

Duyên nợ với… chuột

Có lần, TS Phan Kim Ngọc - Trưởng phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc - bảo: "Trò nào dám mang chuột về nuôi không? Phải làm sao cho nó đẻ mới thể hiện sự tỉ mỉ của người làm nghiên cứu". Nhung hăm hở mang chuột về nuôi trên sân thượng, dày công tìm hiểu cách chăm sóc và sung sướng khi những lứa chuột con ra đời. Thử thách đầu tiên ấy khơi thêm hứng thú để cô gái mỗi ngày lại thêm gắn bó với công nghệ sinh học.

TS Nhung kể, đề tài đầu tiên chị được tự mình thực hiện từ A đến Z cũng liên quan đến chuột. Đó là khi chị được thầy giao thực hiện mô hình chuột mang tế bào ung thư của người.

"Hồi năm 2007, việc nhập động vật rất khó khăn, giá chuột mang bệnh lý người để làm thí nghiệm rất đắt. Phòng lab của trường chỉ có 2 tủ để thao tác tế bào và 2 tủ nuôi tế bào, thuốc tiêm lên động vật cũng rất ít trong khi người cần thì đông" - TS Nhung nhớ lại.

Tự mày mò làm đi làm lại, cuối cùng chị tạo được mô hình chuột mang tế bào ung thư người trên da, được dùng thử nghiệm khả năng tiêu u của một loại đông dược. Thuốc này sau đó được lưu hành và cô gái trẻ rất hạnh phúc vì đóng góp của mình.

Sinh con được 2 ngày đã sửa luận văn

Hiện là Phó trưởng khoa Sinh học và Công nghệ sinh học của ĐH Khoa học và tự nhiên, TS Nhung không chỉ làm công tác nghiên cứu, quản lý mà còn là một nhà giáo. ThS Nguyễn Hải Nam - học trò và hiện là đồng nghiệp của chị - cho biết: "Cách dạy của TS Nhung là khuyến khích tinh thần tự nghiên cứu. Với mỗi ý tưởng, chị chỉ định hướng ban đầu, yêu cầu sinh viên tự hoàn thiện, sau đó chị sẽ góp ý".

TS Nhung cho biết có nghe sinh viên phàn nàn về việc phải làm quá nhiều nghiên cứu nhỏ: "Tôi bảo các bạn ấy cứ làm đi, rồi sẽ thấy được giá trị của nó. Khi tự nghiên cứu, mình sẽ hiểu rất sâu, nhớ rất lâu".

Nhắc đến sự tận tâm của TS Nhung, Nguyễn Hải Nam nhớ lại thời điểm anh làm luận văn: "Chị Nhung vừa sinh 2-3 ngày đã lại bắt tay vào chỉnh sửa báo cáo của tôi. Có những hôm tôi ngồi ở phòng thí nghiệm tới 1-2 giờ sáng, chị ở nhà cũng thức để sửa bài tôi gửi, nhắc nhở những việc phải bổ sung. Trong 2 tuần liền, ngày nào chúng tôi cũng thức đêm làm việc cùng nhau qua mạng. Kết quả không phụ công hai thầy trò, luận văn của tôi được 9,5 điểm".

Dù là nhà khoa học thì một ngày cũng chỉ có 24 tiếng, TS Nhung thừa nhận chị khó chu toàn việc nhà. Không còn ở lab cả tuần như hồi độc thân nhưng khi làm dự án, chị hay phải làm đến 9-10 giờ đêm.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

TP.HCM: Giáo viên dạy thêm sẽ bị đuổi việc

Trong buổi làm việc với Ban Văn hóa xã hội HĐND TP.HCM sáng 31/8, Sở GDĐT TP.HCM cho biết sẽ kỷ luật mức cao nhất - đuổi việc - đối với giáo viên dạy thêm.

TP.HCM: Giáo viên dạy thêm sẽ bị đuổi việc Học sinh tan lớp học thêm vào buổi tối

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM, cho biết theo thống kê của Sở, hiện nay có khoảng 100.000 học sinh tiểu học (chiếm 20%) học thêm văn hoá ngoài giờ hành chính;.

Khoảng 190.000 học sinh THCS và THPT đang tham gia học thêm tại cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 học sinh tham gia học tập tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, chủ yếu các em học toán, lý, hoá (chiếm 35%).

Theo Sở GDĐT TP. HCM, dạy thêm học thêm về cơ bản có thể phân chia thành 2 dạng. Dạng 1: Xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Dạng này chiếm đa số.

Dạng 2: Không xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh. Đây là dạy thêm học thêm biến tướng. Dạng này thực tế là có, nhưng chiếm tỉ lệ không cao - dưới 10%.

Đối tượng dạy thêm là giáo viên hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo viên hiện đã nghỉ hưu, giáo viên đã được đào tạo sư phạm nhưng không thuộc biên chế ngành giáo dục đào tạo thành phố (hộ khẩu tỉnh), sinh viên các trường ĐH, CĐ và một số người dân làm nghề tự do tuy nhiên có trình độ ĐH, CĐ và có khả năng giảng dạy.

TP.HCM: Giáo viên dạy thêm sẽ bị đuổi việc Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Mạnh Trí, đại biểu HĐND TP cho rằng, Sở cần phải quyết liệt đề xuất với Bộ GDĐT về việc giảm tải, bởi hiện nay chương trình mang tiếng giảm tải nhưng vẫn phải đảm bảo chương trình khung của Bộ, trong khi đó nhiều kiến thức không cần thiết nằm trong diện "bỏ thì thương, vương thì tội" khiến chương trình học vẫn còn nặng.

Sở GDĐT cần phải tính toán lộ trình thật kỹ về việc thực hiện chấm dứt dạy thêm học thêm trong nhà trường để đảm bảo chất lượng.

Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) cho biết: "Với cách thi cử thế này, việc chấm dứt dạy thêm sẽ khiến chất lượng học sinh đi xuống. Đặc biệt trong bối cảnh cách thi, chương trình không thay đổi trong khi mặt bằng đầu vào của mỗi trường khác nhau. Nhu cầu học thêm là cần thiết với mặt bằng đó".

Cô Nguyễn Thị Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh) cũng cho rằng quy định cấm dạy thêm học thêm trong nhà trường hơi đột ngột. Điều này ảnh hưởng nhiều tới các trường ngoại thành trong việc quản lý, nhất là đối với việc quản lý việc dạy thêm bên ngoài.

Ông Hiếu cho hay, Sở GDĐT đang tham mưu cho UBND TP HCM điều chỉnh Quyết định 21 về quản lý dạy thêm, học thêm đúng theo quy phạm pháp luật.

Trong thời gian chờ điều chỉnh, để đảm bảo quản lý chặt việc dạy thêm học thêm, Sở GDĐT sẽ quyết liệt trong việc không cho phép giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trong trường hay ngoài trường. Sẽ xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc nếu giáo viên vi phạm.

Đồng thời, hiệu trưởng cũng chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc ép buộc học sinh tham gia học thêm của giáo viên trong đơn vị mình phụ trách.

Sở GDĐT TP.HCM sẽ ngừng cấp phép mới cho hoạt động dạy thêm trong trường. Đồng thời sẽ phối hợp với các quận huyện thanh, kiểm tra để chấm dứt dạy thêm học thêm trái quy định trên địa bàn thành phố.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM cho biết, hiện TP.HCM có khoảng 800 trung tâm, cơ sở bồi dưỡng văn hóa. Nhiều trung tâm thuê mướn cơ sở vật chất của nhà trường. Nếu việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường diễn ra thì cũng đồng nghĩa ngưng luôn việc thuê mướn này.

Theo ông Sơn, không có cơ sở vật chất nào cho việc dạy thêm tốt hơn ở trong trường, vì vậy việc để học sinh ra học thêm tại các trung tâm bên ngoài gây nhiều băn khoăn. Tuy nhiên, Sở sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố về chấm dứt dạy thêm trong trường.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nam sinh được Công an tỉnh xin Bộ Công an chiếu cố học trường Công an

Đủ điểm đỗ trường ĐH Cảnh sát Nhân dân nhưng do sự tắc trách của công an huyện khi xác minh nên Công an tỉnh Quãng Ngãi đã xin Bộ Công an chiếu cố cho Trãi vào học tại trường Công an.

Thông tin trên Dân trí, Đại tá Nguyễn Thanh Trang - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi xác nhận: "Lỗi do Công an huyện Ba Tơ xác minh chưa hết. Hiện chúng tôi đã báo cáo Bộ Công an và xin chiếu cố cho thí sinh Trãi được đi học".

Hình ảnh Nam sinh được Công an tỉnh xin Bộ chiếu cố học trường Công an số 1

Thí sinh Phạm Huy Trãi. Ảnh: Dân trí

Theo Trí Thức Trẻ, trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, thí sinh Phạm Huy Trãi (SN 1998, người dân tộc H're, quê thôn Huy Ba 2, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) học sinh lớp 12C, Trường THPT Quốc văn Sài Gòn đã đạt tổng 23,25 điểm khối C trong đó môn Ngữ văn 7,50 điểm, Lịch sử 7 điểm và Địa lý 8,75 điểm tại cụm thi trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP. HCM).

Với số điểm trên, Trãi đủ điều kiện để đỗ ngành Điều tra trinh sát trường Đại học Cảnh sát Nhân dân TP Hồ Chí Minh. 

Hình ảnh Nam sinh được Công an tỉnh xin Bộ chiếu cố học trường Công an số 2
Trãi viết đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Trí Thức Trẻ

Nhưng khi các bạn thi ngành công an đã nhận được giấy báo thì em vẫn chưa có thông tin gì. Gia đình em đã lên Công an huyện Ba Tơ để hỏi thì chỉ nhận được câu trả lời hồ sơ bị trục trặc không gửi đi được, đang chờ sự giải quyết của công an tỉnh.

Khi gia đình lên công an tỉnh hỏi thì được trả lời do công an huyện Ba Tơ bổ sung hồ sơ không đúng thời hạn, nên hồ sơ được trả về huyện.

Lo lắng vì có thể không được nhập học vào trường ĐH Cảnh sát Nhân dân, Trãi đã viết đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ công an Thượng tướng Tô Lâm, Giám đốc công an tỉnh Quảng Ngãi, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và các cơ quan báo chí.

Được biết, hoàn cảnh của Trãi vô cùng đặc biệt. Trãi mồ côi cha khi mới 1 tuổi, gia đình thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên hoàn cảnh, Trãi luôn đạt thành tích cao trong học tập. Sau khi hoàn thành chương trình THCS, em Trãi được Quỹ học bổng Vừ A Dính tài trợ học tiếp 3 năm học tại trường THPT Quốc Văn Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Cả 3 năm học THPT, em Trãi luôn nỗ lực đạt danh hiệu học sinh giỏi (lớp 10 với 8.0; lớp 11 đạt 8,3 và lớp 12 là 8,7), đặc biệt trong năm học 2012-2013, Trãi còn đạt giải Nhì học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử.

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Sập tường nhà hoang, 2 học sinh chết thảm

Ngày 31-8, ông Cao Hùng Cường, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, cho biết hiện các lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ sập tường nhà khiến 2 học sinh tiểu học tử vong và 1 học sinh bị thương nặng, gồm: Nguyễn Văn Kháng, Nguyễn Thị Kim Y (đã tử vong) và Trần Thị Kim Thoa (bị thương nặng). Cả 3 học sinh này đều 9 tuổi và đang là học lớp 3 của Trường Tiểu học Vĩnh Hòa Phú 1.

Sập tường nhà hoang, 2 học sinh chết thảm - 1

Hiện trường vụ sập tường nhà khiến 2 học sinh chết thảm

Trước đó, vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 30-8, tại khu vực này có xuất hiện cơn mưa to nên cả 3 học sinh này kéo nhau đến căn nhà bỏ hoang của bà Phạm Thị Kim Chi (xóm cù lao Vĩnh Quới, xã Vĩnh Hoà Phú) để trú mưa và chơi đùa. Bất ngờ, một bức tường cũ của căn nhà này bị đổ sập và đè vào phần đầu của Kháng và Y nên cả 2 em đã tử vong tại chỗ. Riêng em Thoa thì may mắn thoát chết nhờ chỉ bị thương ở vùng lưng và vỡ mắc cá chân.

sau khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm, các ngành chức năng ở địa phương đã hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân tử vong số tiền 7 triệu đồng. Riêng em Thoa được hỗ trợ 4 triệu đồng để làm chi phí điều trị tại bệnh viện.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thanh Hóa: Thiếu hơn 1.000 giáo viên trước thềm năm học mới

Theo báo cáo Sở Nội vụ Thanh Hóa, năm học 2016-2017, toàn tỉnh thiếu 1.154 giáo viên so với định biên biên chế được giao.

Cụ thể, theo biên chế UBND tỉnh giao năm 2015-2016, khối mầm non còn thiếu 649 biên chế, khối tiểu học thiếu 438 biên chế, khối THPT thiếu 67 giáo viên, 53 cán bộ quản lý và 421 nhân viên hành chính.

Riêng khối THCS, toàn tỉnh Thanh Hóa thừa 1.005 người. Trong đó, hầu hết các huyện đều có số biên chế cao hơn so với biên chế được giao (26 huyện), chỉ có một huyện có biên chế thấp hơn là Lang Chánh: 8 biên chế.

Thanh Hóa: Thiếu hơn 1.000 giáo viên trước thềm năm học mới Nhiều nơi trên địa bàn Thanh Hóa thiếu giáo viên mầm non, tiểu học nhưng lại thừa giáo viên THCS.

Mặc dù tình trạng dôi dư giáo viên còn lớn, các huyện, thị xã, thành phố, các trường vẫn ký hợp đồng lao động trái quy định 4.208 giáo viên, nhân viên hành chính. Trong đó, mầm non là 1.295 hợp đồng, tiểu học 1.154 hợp đồng, khối THCS: 994 hợp đồng và THPT: 765 hợp đồng.

Để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên trên, Sở Nội vụ Thanh Hóa đã đề xuất giải pháp xử lý như: Điều chuyển giáo viên THCS thừa có chuyên ngành đào tạo phù hợp xuống dạy các trường tiều học, mầm non.

Sau khi điều chuyển giáo viên THCS, nếu còn thiếu sẽ rà soát, tổng hợp chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học còn thiếu gửi Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Trong đó, ưu tiên giáo viên đang hợp đồng ngoài biên chế đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của thủ Tướng Chính phủ và lao động hợp đồng đủ tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp với vị trí việc làm hiện có….

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Giáo viên có thể bị đuổi việc nếu vi phạm về dạy thêm học thêm

Giáo viên có thể bị đuổi việc nếu vi phạm về dạy thêm học thêm - 1

Theo ông Hiếu, một thực tế khác khiến các trường tổ chức dạy thêm là có nguồn thu tăng thêm cho giáo viên... 

Đó là một trong những giải pháp đáng lưu ý của Sở GD&DT TP.HCM nêu ra để quản lý chặt việc dạy thêm, học thêm tại buổi làm việc của Ban Văn hóa xã hội của HĐND TP.HCM với Sở GD&ĐT TP sáng 31-8. 

Tại đây, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&DT cho biết, theo khảo sát của Sở GD- ĐT, chỉ có khoảng 1/3 HS đang học thêm, con số này không cao vì phần lớn các em vẫn tự học hoặc tham gia bồi dưỡng.

Ba nguyên nhân dẫn đến học thêm 

Theo ông, nguyên nhân dạy thêm học thêm có hai dạng. Thứ nhất do xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh HS để đáp ứng yêu cầu của thi cử và kiến thức, số này chiếm đa số. Một phần do phụ huynh HS lo thi cử cuối các cấp như tuyển sinh lớp 10 và cuối lớp 12 để vào được các trường như mong muốn. Hơn nữa, đề thi THPT Quốc gia hiện nay phân hóa "ác liệt" quá, nặng kiểm tra kiến thức hơn theo hướng phát triển kỹ năng khiến HS buộc phải học thêm. Thêm vào đó, sĩ số HS hiện nay rất lớn, một giáo viên giỏi cỡ mấy cũng không thể truyền đạt hết kiến thức đến từng em và cho các em tập luyện được.

Thứ hai là do biến tướng từ dạy thêm, xuất phát từ một số tiêu cực như o ép HS.... nhưng số này chỉ chiếm khoảng 10%. Và thời gian qua, Sở và các trường đã cố gắng để xử lý và hạn chế vấn đề tiêu cực này. Như năm qua, Sở kiểm tra tại 14 đơn vị và kiên quyết xử lý ở mức cao nhất nếu có phát hiện vi phạm.

Ngoài ra, ông Hiếu cho rằng, một thực tế khiến các trường dạy thêm vì sẽ có thêm nguồn thu tăng thêm cho giáo viên, trường có nguồn chi trả cho những giáo viên và nhân viên mà trường phải hợp đồng thêm vì biên chế không có. Vì thế, việc ngưng dạy thêm này sẽ gây không ít khó khăn cho các trường hiện nay.

Theo ông Hiếu, Sở cũng chỉ đạo các đơn vị chấm dứt việc thuê mướn cơ sở của trường công để dạy thêm. Và hiện Sở cũng đã nhận được rất nhiều yêu cầu cấp phép dạy thêm bên ngoài và sắp tới Sở sẽ kiểm tra, đảm bảo điều kiện mọi mặt mới cấp phép chứ không phải muốn cấp phép là được.

5 giải pháp quản lý dạy thêm học thêm 

Sở cũng nêu ra 5 giải pháp để quản lý chặt việc dạy thêm học thêm hiện nay.

Cụ thể, Sở không cho phép giáo viên dạy HS mình đang dạy chính khóa trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả trong và ngoài nhà trường. Sở sẽ xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc nếu giáo viên vi phạm. Sở đề nghị nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lý giáo viên dạy thêm.

Hiệu trưởng sẽ chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc ép buộc HS tham gia học thêm của giáo viên trong đơn vị mình.

Ngừng cấp phép mới cho việc dạy thêm trong nhà trường.

Sở tiếp tục phối hợp với các quận huyện để tiến hành thanh kiểm tra để chấm dứt dạy thêm sai quy định.

Sở sẽ tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá, phương pháp giảng dạy và chấm dứt việc ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng học thuộc.....

Tại cuộc họp, các đại biểu cho rằng Sở đã rất quyết liệt trong việc chấm dứt dạy thêm học thêm vì nó đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, việc đuổi việc giáo viên nếu vi phạm cần phải được xem xét kỹ càng. Chúng ta cần có lộ trình để thực hiện, tuyên truyền rộng rãi, tìm hiểu ngọn ngành khi phát hiện vi phạm và tùy từng trường hợp để có cách xử lý khéo léo, tránh gây tổn thương cho đội ngũ nhà giáo. 

Theo báo cáo của Sở GD&DT TP.HCM, thống kê hiện nay, TP có khoảng 100.000 HS tiểu học có học thêm văn hóa ngoài giờ (chiếm 20%), có khoảng 190.000 HS trung học đang học thêm tại các cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 HS tham gia học tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, chủ yếu là các môn Toán, Lý, Hóa.

Thời gian qua, Sở đã cấp phép cho 82 đơn vị trường THPT, trung tâm GDTX dạy thêm trong nhà trường với 80.000 HS. Có 34 cá nhân và tổ chức được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường.

UBND các quận huyện cũng cấp phép cho 106 đơn vị THCS dạy thêm trong nhà trường với khoảng 110.000 HS, cấp phép cho 47 cá nhân và tổ chức dạy thêm ngoài trường với khoảng 10.000 HS. TP không cấp phép dạy thêm cho khối tiểu học.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Tranh cãi clip học sinh tiểu học khiêng bàn ghế từ tầng cao xuống sân trường khiến phụ huynh bức xúc

Sau khi đăng clip học sinh tiểu học khiêng bàn ghế, chị Duyên nhận được giấy mời từ Trường TH Phước Đồng.

Bài viết, video và hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@tintuc.vn. Các tác phẩm sẽ được duyệt đăng và nhận chế độ nhuận bút hấp dẫn của tòa soạn.

  • Thích và chia sẻ bài viết trên:

Lam Thanh / Phunuonline.com

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Từ vụ phụ huynh tố trường bắt học sinh khiêng bàn: Bắt trẻ lao động là rèn luyện hay... đày đọa?

Clip ghi lại chuyện xảy ra tại TP Nha Trang khi các nhóm khoảng 4, 5 học sinh tiểu học khiêng từng chiếc bàn to dài từ các lớp trên tầng xuống cầu thang. Những tranh luận "nảy lửa" đã nổ ra...

Câu chuyện xảy ra tại TP Nha Trang, Khánh Hòa khi các nhóm khoảng 4, 5 học sinh tiểu học khiêng từng chiếc bàn to dài từ các lớp trên tầng xuống cầu thang. 

Sự việc được một phụ huynh quay Video lại và đã xảy ra tranh luận giữa phụ huynh và thầy giáo.

nt Ảnh: VnExpress.net

Phụ huynh: "Em hỏi thầy, một đứa học sinh mới nhiêu đó, áo trắng thành màu gì. Mà chuyển từ trên cầu thang xuống, con người ta té ngã thì thầy nghĩ sao? Em đứng đây chứng kiến con em làm, em không chấp nhận".

Thầy giáo: "Học sinh lớp 4, 5 là tất cả đều lao động rồi. Chị đừng đứng đó mà quay clip, tôi khó chịu".

Câu chuyện đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của cộng đồng mạng với những ý kiến trái chiều.

Học sinh lao động là rèn luyện

Phía ủng hộ việc lao động của học sinh tiểu học trên diễn đàn Vitalk.vn thì cho rằng: "Xưa mình lớp 4, lớp 5 như tụi nhỏ trong video cũng đi lao động, dọn dẹp một năm cả chục lần. Rồi còn được phân công trực nhật hàng ngày, làm gì có chuyện thuê lao công như bây giờ".

"Bố mẹ giờ cái gì cũng bao bọc con cho kỹ. Chỉ biết học và học, ở trường đã không làm, về nhà lại có người giúp việc, bố mẹ làm cho hết từ A đến Z, rồi lớn lên cái gì cũng ko biết làm".

Bạn đọc báo Tuổi trẻ cũng viết: "Trời đất, những việc đó là hoàn toàn bình thường. Những trẻ em Nhật bằng tuổi đó đã bắt tay vào lao động tập thể rồi. Trẻ em cứ để chúng em lớn, tại sao đụng cái gì cũng phải bắt người lớn làm thay hết vậy?".

"Lao động cũng là học tập rèn luyện, không nên nói quá lên thành chuyện đày đọa gì con trẻ. Nhất là ngày nay trẻ ít khi lao động chân tay, dễ sinh tính ỷ lại và sự ngại khó, ngại khổ. Rồi lại còn sinh tính ích kỷ, lười biếng nữa. Là một người mẹ, tôi thấy không có gì phải lên án về việc này!".

k Ảnh: Thanhnien.vn

Nhưng các em có thể gặp nguy hiểm?

Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lại phản đối kịch liệt việc để học sinh làm công việc có thể gây nguy hiểm cho các em:

Báo VnExpress trích dẫn các ý kiến phản đối: "Trong trường hợp này, trường học đã sai. Đúng là lao động thì tốt, nhưng công việc như thế này thì quá nguy hiểm đối với lứa tuổi của các em. Chỉ cần một em vấp chân, tình huống sẽ ra sao? Thầy cô và ban giám hiệu không biết gì về an toàn lao động à?".

Ý kiến 1 bạn đọc Báo Tuổi trẻ cho rằng: "Tạo điều kiện cho các em làm việc là tốt, nhưng phải là những công việc phù hợp. Luật lao động cũng nghiêm cấm làm việc trong điều kiện mất an toàn. Rõ ràng để các em làm như vậy là rất dễ xảy ra tai nạn. Nhà trường nên nghiêm túc nhận khuyết điểm!".

Việc gì cũng chia sẻ lên Facebook hay chọn cách giải quyết khác?

Một phụ huynh tại trường tiểu học trên chia sẻ với báo Tuổi trẻ cho rằng: Lo lắng của phụ huynh việc con bê nặng ảnh hưởng sức khỏe, sợ tai nạn… cũng không có gì sai. Tuy nhiên, cách làm của phụ huynh là chưa thực sự hợp lý, nhất là sự việc không có gì lớn và vào ngay đầu năm học.

Phụ huynh và nhà trường nên chung tay vun vén môi trường giáo dục. Không nên hễ tí là quay clip đưa lên mạng, rồi mọi người vào bàn tán lung tung khi chưa hiểu hết vấn đề.

"Cho HS lao động là cần thiết. Tuy nhiên, khiêng bàn xuống cầu thang đối với HS tiểu học cũng nguy hiểm. Chị phụ huynh này quay clip up lên mạng cũng quá đáng. Chị bình tĩnh nói với thầy hiệu trưởng nhẹ nhàng có lẽ sẽ hiệu quả hơn".

"Phụ huynh và nhà trường nên chung tay vun vén môi trường giáo dục. Không nên hễ tí là quay clip đưa lên mạng, rồi mọi người vào bàn tán lung tung khi chưa hiểu hết vấn đề" - là bình luận của độc giả đăng trên báo Phụ nữ Việt Nam.

Người trong cuộc nói gì?

Chi sẻ trên báo Thanh niên, người quay video - chị Nguyễn Duyên (trú xã Phước Đồng, TP.Nha Trang) cho rằng: "Các cháu nhỏ con nên khiêng bàn ghế trông rất tội. Tôi và một số phụ huynh cũng phụ các cháu khiêng, một lúc sau tôi mới quay clip, ý của tôi là để ít hôm nữa họp phụ huynh, sẽ trao đổi với các phụ huynh nên quan tâm tới quỹ lớp, quỹ trường để con em đỡ vất vả. Nhưng thầy hiệu trưởng ra ngăn cản không cho tôi quay ".

"Nếu các cháu khiêng bàn ghế dưới đất thì không nói, nhưng tôi thấy các cháu khiêng từ trên lầu xuống sẽ nguy hiểm", chị Duyên cho biết thêm.

Trưa 29.8, chị Duyên đưa clip quay cảnh HS khiêng bàn ghế lên trang facebook cá nhân. Có hàng trăm người sau đó đã chia sẻ clip này.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thanh Hóa thiếu hơn 1.000 giáo viên

Cụ thể, theo biên chế UBND tỉnh giao năm 2015-2016, khối mầm non là 11.599 biên chế, biên chế hiện có là 10.950. Khối tiểu học, biên chế được giao là 16.545 biên chế, biên chế hiện có là 16.107. Khối THPT, nhu cầu biên chế năm học 2016-2017 là 6.203, số biên chế hiện có là 5.658. 

Riêng khối THCS, lại thừa 1.005 người. Trong đó, 26 huyện, thị, thành phố có số biên chế cao hơn, tiêu biểu như: Ngọc Lặc 174, Thiệu Hóa: 160, Thạch Thành: 109, Yên Định: 99, Như Thanh: 91, Hoằng Hóa: 125, Quảng Xương: 105…

Mặc dù tình trạng dôi dư giáo viên còn lớn, nhưng các huyện, thị xã, thành phố, các trường vẫn ký hợp đồng lao động 4.208 giáo viên, nhân viên hành chính. Trong đó, mầm non là 1.295 lao động (Chủ tịch UBND các huyện ký hoặc ủy quyền ký là 558 người, hiệu trưởng ký là 737 người), tiểu học 1.154 người (giáo viên văn hóa 401, giáo viên đặc thù 407, nhân viên hành chính 346 người), khối THCS: 994 hợp đồng (giáo viên văn hóa: 297, giáo viên đặc thù: 338, nhân viên hành chính: 359 người), THPT: 765 hợp đồng (giáo viên là 207, nhân viên hành chính 558 người). 

Chiều 30/8, ông Đầu Thanh Tùng – giám đốc Sở Nội cho biết: Hiện nay, Thanh Hóa đã có văn bản xin ý kiến Bộ Nội vụ về hướng giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thi tốt nghiệp, xét tuyển ĐH sẽ thay đổi từ năm học 2017?

  • Những câu chuyện cảm động trong kỳ thi THPT quốc gia 2016
  • Những sự cố đáng tiếc trong kỳ thi THPT quốc gia 2016

Bộ GD-ĐT dự kiến việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp sẽ giao cho các Sở GD&ĐT dưới sự chỉ đạo của UBND các tỉnh/thành phố. Bộ sẽ ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi. Cách thức ra đề thi cũng dự kiến với 5 bài thi.

Theo Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ sẽ công bố phương án thi 2017 vào đầu năm học mới sắp tới. Theo đó, đối với việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, Bộ dự kiến sẽ giao cho các Sở GD-ĐT dưới sự chỉ đạo của UBND các tỉnh/thành phố. Bộ sẽ ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi.

Hình ảnh Thi tốt nghiệp, xét tuyển ĐH sẽ thay đổi từ năm học 2017? số 1

Bộ GD-ĐT dự kiến việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp sẽ giao cho các Sở GD&ĐT dưới sự chỉ đạo của UBND các tỉnh/thành phố. Bộ sẽ ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi. Ảnh: Internet

Cách thức ra đề thi cũng dự kiến với 5 bài thi. Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Ngoài 3 môn thi bắt buộc, thí sinh có quyền lựa chọn một trong 2 bài thi khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên để làm bài. Dự kiến bài thi theo định dạng tổng hợp ở kỳ thi THPT sẽ được thiết kế để thi trên giấy.

Cũng liên quan đến vấn đề tuyển sinh năm 2017, trên VietNamNet thông tin, kỳ tuyển sinh ĐH sẽ dự kiến có 2 phương án.

Phương án thứ nhất, Bộ vẫn sẽ tổ chức thi chung để giúp các trường ĐH có nhu cầu (bên cạnh các trường tự tổ chức thi riêng). Với những trường lấy kết quả của kỳ thi chung của Bộ để tuyển sinh thì phải bắt buộc tham gia vào phần mềm xét tuyển chung của Bộ để tránh tình trạng "ảo".

Phương án thứ hai, nếu các trường ĐH tự tổ chức thi tuyển sinh riêng, Bộ sẽ đưa ra những quy định yêu cầu các trường phải đảm bảo không tái diễn tình trạng luyện thi vào ĐH như trước khi thi "3 chung"; không tổ chức thi tập trung ở thành phố, khiến thí sinh ở tất cả các tỉnh lại phải đổ dồn về trọ thi như trước kia.

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Các trường không nên đổ thừa cho nhau vì thí sinh ảo

Theo PGS.TS Đỗ Văn Xê, lượng thí sinh ảo là điều dễ hiểu. Vì vậy, các trường không nên lo lắng và đổ thừa lẫn nhau, làm cho xã hội hoang mang.

Từ thực trạng hiện tượng thí sinh ảo trong hai đượt xét tuyển đầu tiên và bổ sung, PGS.TS Đỗ Văn Xê - Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ - đã nêu lên quan điểm và khắc phục hiệu quả. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông:.

Trước tiên cần phải ôn lại lịch sử thi "3 chung" để hiểu rõ việc thi và xét tuyển năm nay. Trước đây sau khi thi tốt nghiệp THPT, các trường đại học tự tổ chức thi để tuyển sinh viên vào học. Các trường tự tổ chức nên thí sinh muốn vào trường nào phải dự kỳ thi do trường đó tổ chức.

Cách thi này làm cho thí sinh phải thi nhiều lần nếu lần đầu không đậu, hoặc không có khả năng đậu vào trường khác. Bộ GD&ĐT đã tổ chức kỳ thi 3 chung để giải quyết các khó khăn này.

Các trường không nên đổ thừa cho nhau vì thí sinh ảo PGS.TS Đỗ Văn Xê và học trò.

Vấn đề rắc rối nằm ở khâu dùng kết quả của kỳ thi 3 chung vào việc xét tuyển ĐH, CĐ. Sau gần 15 năm tổ chức thi 3 chung, mặc dù vẫn còn xảy ra một số điều cần phải điều chỉnh, nhìn chung điểm của kỳ thi này đạt mức độ tin cậy cao, thể hiện sát năng lực của thí sinh và có thể dùng làm cơ sở để xét tuyển ĐH, CĐ.

Nếu so với cách thi "đánh giá năng lực học ĐH của Mỹ" (American College Test - ACT) do Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tổ chức thì kết quả của kỳ thi 3 chung có thể sử dụng một cách tương xứng.

Kể từ năm 2015, kỳ thi 3 chung được kết hợp thành thi tốt nghiệp THPT và dùng điểm thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển ĐH, CĐ, tạo thuận lợi cho thí sinh hơn trước vì thí sinh biết điểm thi trước khi đăng ký xét tuyển, so với trước đây thí sinh phải nộp hồ sơ dự thi vào chọn ngành trước khi biết điểm thi.

Cách tổ chức đăng ký xét tuyển của kỳ thi này đã tạo sự tự điều chỉnh ngành và trường đăng ký xét tuyển để thí sinh có thể tăng khả năng trúng tuyển; tránh được tình trạng điểm cao mà rớt do rủi ro nộp vào ngành có nhiều thí sinh có điểm cao cùng nộp hồ sơ, hoặc điểm thấp mà đậu do may mắn nộp hồ sơ vào ngành đa số người nộp hồ sơ có điểm thấp.

Tóm lại cách xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 tạo được sự công bằng, thí sinh đậu hay rớt là do chính điểm thi quyết định. ĐH Cần Thơ đã tuyển được đủ chỉ tiêu ngay trong đợt đầu với điểm chuẩn cao hơn năm trước từ 2-3 điểm. Không có hiện tượng thí sinh ảo vì mỗi thí sinh chỉ được nộp hồ sơ vào một trường.

Tuy nhiên, vì là lần đầu tiên thực hiện xét tuyển tự do nên cả thí sinh, phụ huynh lẫn cách trường gặp không ít lúng túng trong việc nộp, chuyển đổi hồ sơ. Việc trả hồ sơ của các trường chậm trễ, cộng với việc mỗi thí sinh được chọn 4 ngành tạo ra lượng hồ sơ ảo rất lớn làm cho thí sinh và phụ huynh hoang mang, ứng xử bằng cách chuyển đổi hồ sơ liên tục, quá mức cần thiết.

Hiệu ứng này tạo nên sự rối loạn và tạo tâm lý bất ổn trong xã hội. Ngoài ra, các chuyên gia giáo dục còn cho rằng, được nộp hồ sơ vào nhiều trường cùng lúc là quyền của thí sinh, Bộ GD&ĐT không được hạn chế quyền này.

Quy chế tuyển sinh năm nay được điều chỉnh dựa trên việc rút kinh nghiệm năm trước và ghi nhận đầy đủ ý kiến đóng góp của xã hội, các chuyên gia giáo dục, các trường ĐH, CĐ trong toàn quốc. Bộ GD&ĐT cũng gửi dự thảo quy chế các trường góp ý trước khi ban hành. Quy chế mới có hai thay đổi cơ bản là:.

- Thí sinh không được thay đổi sau khi nộp hồ sơ. Dĩ nhiên là kèm theo việc không cho phép thay đổi hồ sơ thì thí sinh không được cung cấp thông tin về tình hình thí sinh nộp hồ sơ để bảo đảm sự công bằng giữa nộp hồ sơ trước và sau.

- Thí sinh được quyền nộp hồ sơ vào tối đa hai trường, mỗi trường được chọn tối đa hai ngành.

Vì các trường đều đồng ý theo phương án đó có nghĩa là đồng ý chấp nhận thí sinh ảo và chấp nhận sự kém công bằng trong kết quả xét tuyển. Không có giải pháp nào hoàn chỉnh đến mức làm hài lòng tất cả khi chọn phương án này thì phải chấp nhận đánh đổi ưu điểm của phương án khác.

Ngay từ khi quyết định ban hành quy chế tuyển sinh 2016, Bộ GD&ĐT đã lường trước rằng sẽ không thể tránh khỏi tình trạng thí sinh ảo và chuẩn bị sẵn phương án khắc phục như đề ra phương án tuyển sinh theo nhóm trường, xây dựng phần mềm xử lý ảo.

Nhưng vì có rất nhiều trường nên không thể liên kết dữ liệu được nên các trường không đồng ý theo đề xuất của Bộ G&ĐT. Mặt khác, Bộ GD&ĐT cũng không thể ép được vì theo luật giáo dục xét tuyển là quyền tự chủ của các trường.

Khi đã quyết định như vậy, cả Bộ GD&ĐT và các trường đều chuẩn bị cho đợt xét tuyển bổ sung. Cho đến nay, việc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đang tiến triển thuận lợi theo đúng dự kiến.

Mặc dù số lượng hồ sơ nộp không được dồi dào lắm nhưng vẫn còn thời gian một ngày nữa nên thí sinh cần cân nhắc trước khi quyết định. Vì vậy, các trường không nên lo lắng và đổ thừa lẫn nhau làm cho xã hội hoang mang.

Tôi là người trực tiếp làm công tác tuyển sinh từ nhiều năm qua nên tôi nhận thấy sự cố gắng nỗ lực của Bộ GD&ĐT và có được sự tiến bộ qua từng năm.

Cụ thể là hệ thống dữ liệu chung đã hoàn chỉnh, phần mềm hỗ trợ đăng ký xét tuyển online hoạt động thông suốt, phần xét tuyển của Bộ GD&ĐT vận hành chính xác giúp các trường xét tuyển đợt 1 rất thuận lợi. Các thành tựu này không thể không ghi nhận.

PGS.TS Đỗ Văn Xê
Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Vụ 4 học sinh phải khiêng bàn nghế: Phụ huynh quay clip nói gì?

  • Học sinh phải đóng tiền mua máy tính xách tay cho trường
  • Cấm học sinh mặc đồng phục vào tiệm internet

Phụ huynh học sinh cho biết, chị rất bức xúc khi các em phải khiêng ghế từ trên tầng xuống rất nguy hiểm, trong khi đó hiệu trưởng thì đứng nhìn.

Trên báo Người tiêu dùng, chị Nguyễn Duyên (trú xã Phước Đồng, TP.Nha Trang) - người quay clip cho biết: "Bàn ghế toàn bằng gỗ, rất nặng. Thế nhưng thầy hiệu trưởng này lại bắt học sinh lớp 4 khiêng bàn ghế từ trên lầu xuống đất. Nhìn các em bước xuống cầu thang như muốn té khiến tôi càng thêm bực và khó chịu. Còn thầy hiệu trưởng Châu thì đứng đó chơi và giơ tay chỉ đạo

Liệu việc bắt học sinh nhỏ tuổi khiêng vác những thứ nặng nhọc đó có phù hợp với quy định? Tại sao nhà trường không cử người làm, các thầy cô giáo không phụ giúp học sinh?".

Hình ảnh Vụ 4 học sinh phải khiêng bàn nghế: Phụ huynh quay clip nói gì? số 1

Học sinh khiêng bàn ghế đi trên cầu thang. Ảnh cắt từ clip.

Trên Thanh niên, vị phụ huynh này cũng cho biết: "Các cháu nhỏ con nên khiêng bàn ghế trông rất tội. Tôi và một số phụ huynh cũng phụ các cháu khiêng, một lúc sau tôi mới quay clip, ý của tôi là để ít hôm nữa họp phụ huynh, sẽ trao đổi với các phụ huynh nên quan tâm tới quỹ lớp, quỹ trường để con em đỡ vất vả. Nhưng thầy hiệu trưởng ra ngăn cản không cho tôi quay ", chị Duyên kể.

Cũng theo chị Duyên, sau khi chị quay clip và đăng lên mạng xã hội, nhà trường đã gửi giấy mời cho chị lên trường làm việc với nội dung "giải quyết một số việc có liên quan uy tín của nhà trường".

Tại buổi làm việc, hiệu trưởng nhà trường thông báo với chị là đã báo cho công an về vụ việc. Trước tình hình trên, chị Duyên cho biết: " Nếu cơ quan nào yêu cầu gặp tôi thì tôi sẽ gặp, nhưng mục đích chính của tôi khi quay clip là "góp ý, xây dựng", chị Duyên thông tin với báo Thanh niên.

Như trước đó đã phản ánh, sáng ngày 29/8, chị Duyên đưa con đến trường Tiểu học Phước Đồng (xã Phước Đồng, TP.Nha Trang) nhận lớp. Sau đó, chị thấy các học sinh khiêng bàn ghế từ tầng trên của một dãy học xuống cầu thang nên dùng điện thoại quay lại cảnh này.

Khi về nhà, chị đã đăng video lên mạng, sau đó trường tiểu học Phước Đồng đã gửi giấy mời chị lên trường làm việc và báo công an.

Xem thêm video:

Lê Vy (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Từ năm học 2016-2017: Thi tốt nghiệp, xét tuyển ĐH sẽ thay đổi

Từ năm học 2016-2017: Thi tốt nghiệp, xét tuyển ĐH sẽ thay đổi - 1

Trong lễ tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2016-2017, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ sẽ công bố phương án thi 2017 vào đầu năm học mới sắp tới. Theo đó, đối với việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, Bộ dự kiến sẽ giao cho các Sở GD&ĐT dưới sự chỉ đạo của UBND các tỉnh/thành phố. Bộ sẽ ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi. 

Cách thức ra đề thi cũng dự kiến với 5 bài thi. Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Ngoài 3 môn thi bắt buộc, thí sinh có quyền lựa chọn một trong 2 bài thi khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên để làm bài. Dự kiến bài thi theo định dạng tổng hợp ở kỳ thi THPT sẽ được thiết kế để thi trên giấy.

Về tuyển sinh ĐH, đa số các trường trong đó có các ĐH tốp đầu như ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại thương đều mong muốn Bộ GD&ĐT vẫn đứng ra tổ chức một kỳ thi chung để các trường lấy kết quả xét tuyển. Hiện đang có hai phương án tuyển sinh ĐH được đưa ra, đó là Bộ GD&ĐT đứng lên tổ chức một kỳ thi chung, các trường có thể tự nguyện tham gia lấy kết quả xét tuyển, nhưng phải sử dụng chung một phần mềm do Bộ quy định để tránh tình trạng ảo như năm 2016. Hoặc các trường đứng ra tự tổ chức một kỳ thi nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không để xảy ra tình trạng luyện thi; thí sinh phải di chuyển về các thành phố lớn để thi như trước đây.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng vừa ban hành dự thảo sửa đổi Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học. Sau hai năm triển khai thực hiện không chấm điểm đối với học sinh tiểu học, ngành giáo dục vấp phải nhiều ý kiến trái chiều trong quá trình thực hiện Thông tư 30. Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT, Thông tư sửa đổi sau khi được đưa ra lấy ý kiến đóng góp, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu và ban hành thực hiện trong học kỳ I năm học 2016-2017.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết,  trong năm học mới 2016-2017, Bộ sẽ hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật giáo dục ĐH. "Trong đó, có các văn bản mới lần đầu tiên được quy định như phân tầng xếp hạng ĐH, Thông tư ban hành trường ĐH chuẩn quốc gia…", bà Phụng khẳng định. Năm học mới, Bộ GD&ĐT sẽ đẩy mạnh tự chủ đối với 14 trường ĐH, CĐ đang thực hiện thí điểm theo NQ77 của Chính phủ…Ngày 30/8, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội thảo với một số trường ĐH để lấy ý kiến về quy định phân tầng xếp hạng ĐH.

Tuy nhiên, dư luận không khỏi băn khoăn về những thay đổi "chóng mặt" của Bộ GD&ĐT, nhất là việc thi cử quan trọng của HS lớp 12 ngay trong năm học này. Ngoài ra, vẫn không biết đến khi nào Bộ GD&ĐT công bố Chương trình tổng thể, Chương trình bộ môn đối với Đề án Chương trình - Sách giáo khoa mới. Trong khi đó, theo lộ trình của Đề án được Chính phủ phê duyệt, thì sách giáo khoa mới sẽ được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ năm học 2018-2019 theo hình thức cuốn chiếu đối với 3 cấp học: tiểu học, THCS và THPT.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Giáo viên vượt lũ đến trường bằng gầu máy xúc

Đường đến trường ngập trong nước lũ, nhiều giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú Nậm Mười (Yên Bái) phải nhờ máy xúc của đơn vị xây dựng "cõng" qua đoạn suối sâu.

Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được máy xúc vượt qua đoạn suối ngập nước.

Theo hình ảnh ghi lại, từng tốp giáo viên nữ đứng bám gầu máy xúc, sau đó được tài xế đưa sang bờ bên kia. Ngoài đưa đón giáo viên, máy xúc còn cẩu xe máy qua đoạn suối nước chảy xiết.

P1240084_2Máy xúc đưa giáo viên và xe máy qua đoạn nước xiết. Ảnh cắt từ clip.

Trao đổi với PV, ông Dương Xuân Trường – Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú Nậm Mười, xác nhận những người xuất hiện trong clip là giáo viên công tác tại trường.

Theo vị hiệu trưởng, đầu tuần trước, mưa lớn gây ngập đoạn đường dẫy đến trường. Đơn vị làm câu ở khu vực này đã dùng máy xúc đưa giáo viên cùng phương tiện của họ sang bờ bên kia.

"Đoạn đường này không có học sinh đi qua. Những người được đưa qua suối bằng máy xúc chủ yếu là giáo viên nữ. Họ nói cảm thấy sợ hãi vì phải bám vào chiếc gàu múc tròng trành", ông Trường thông tin.

Hai năm trước đoạn đường này cũng bị mưa lũ ngăn cách. Khi đó, giáo viên của trường phải thuê người dân khiêng xe qua đoạn suối.

Cách đây một tuần, đơn vị thi công đã lắp cầu tạm. Vì thế, việc di chuyển qua khu vực này đã thuận lợi hơn.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

“Phòng chống tham nhũng”sẽ được dạy trong năm học mới

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường kết hợp giảng dạy pháp luật về phòng chống tham nhũng. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các trường, học viện trên cả nước về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy trong năm học mới 2016-2017.

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu ở cấp trung học phổ thông, nhà trường cần đặt trọng tâm vào giáo dục đạo đức liêm chính, kết hợp giảng dạy pháp luật về phòng chống tham nhũng với thời lượng phù hợp. Bộ khuyến khích giáo viên lồng ghép nội dung trên vào giáo án và dạy với phương pháp linh hoạt, hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích giáo viên các môn khoa học xã hội lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức liêm chính và pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào giáo án và sử dụng phương pháp giảTrước đó, trong năm học 2013-2014, nội dung phòng chống tham nhũng cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học, cao đẳng đưa vào giảng dạy tại các giảng đường.

Đối với các trường đại học, cao đẳng, Bộ GD-ĐT yêu cầu nghiêm túc thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình chính khóa và ngoại khóa bảo đảm đủ thời lượng theo quy định.

Trong đó, các chương trình đào tạo chuyên về luật phải bảo đảm thời lượng 15 tiết, các chương trình đào tạo không chuyên về luật thì nội dung phòng, chống tham nhũng cần được tích hợp, lồng ghép để bảo đảm thời lượng 5 tiết.

"Các trường chủ động tham khảo tài liệu chính thống của địa phương phục vụ cho dạy phòng chống tham nhũng, xây dựng kế hoạch hàng năm về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phòng chống tham nhũng cho giáo viên. Bộ sẽ có các đoàn thanh tra, kiểm tra việc này", Bộ GD-ĐT yêu cầu.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Còn 163 trường đại học, cao đẳng xét tuyển nguyện vọng 2

Còn 163 trường đại học, cao đẳng xét tuyển nguyện vọng 2 - 1

Vẫn còn hàng nghìn chỉ tiêu cho thí sinh vào đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện tại cả nước có sách 163 trường đại học, cao đẳng có chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đợt xét tuyển bổ sung đầu tiên sẽ bắt đầu từ ngày 21/8/2016 đến hết ngày 31/8/2016. Như vậy, ngày mai là ngày cuối cùng xét tuyển nguyện vọng 2.

Các trường có nhu cầu xét tuyển bổ sung sẽ bắt dầu nhận đăng ký xét tuyển bổ sung đợt, mỗi đợt bổ sung kéo dài 10 ngày.

Việc có xét đợt bổ sung mỗi trường là khác nhau thông thường chỉ còn khoảng 30% so với tổng chỉ tiêu và nhiều trường lớn và uy tín có thể không xét bổ sung do đã tuyển đủ đợt 1.

Việc làm hồ sơ vẫn như đợt 1 nhưng Thời gian ĐKXT và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày; mỗi thí sinh ĐKXT mỗi đợt vào tối đa 03 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo.Tương tự như đợt đầu, thí sinh cũng không được phép rút hồ sơ sau khi đã nộp.

Theo Bộ GD-ĐT, trong thời gian tới, Bộ sẽ thay đổi chính sách tuyển sinh. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã lấy ý kiến của các trường ĐH, các sở GD&ĐT về phương án tuyển sinh sắp tới và đã thành lập Tổ công tác để nghiên cứu, tham mưu trong việc xây dựng phương án tuyển sinh tối ưu nhất, công bố vào đầu năm học tới.

Tuy nhiên, tình trạng trên không chỉ giải quyết bằng chính sách tuyển sinh. Tuyển sinh chỉ là một công đoạn đầu của quá trình đào tạo, để đảm bảo chất lượng đầu vào và là điều kiện cần để có chất lượng đầu ra.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Xin lãnh đạo “nhịn” phát biểu khai giảng

Trong công văn mới nhất của mình về việc tổ chức hoạt động Khai giảng năm học 2016-2017, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường học lễ khai giảng sẽ đồng loạt tổ chức vào ngày 5/9 và các trường không mời lãnh đạo các cấp phát biểu tại buổi lễ.

Cụ thể, các trường tại TP.HCM sẽ tổ chức khai giảng vào lúc 7h30 ngày 5/9, trên tinh thần ngắn gọn, tiết kiệm, nêu bật được phương hướng phấn đấu của nhà trường trong năm học mới. Khai giảng sẽ có các nghi thức chào cờ, hát Quốc ca (không sử dụng băng lời bài hát), đọc thư Chủ tịch nước, diễn văn khai giảng của hiệu trưởng (ngắn gọn), đánh trống khai trường, tổ chức đón học sinh đầu cấp.

Sở GD&ĐT TP.HCM lưu ý: Các trường lưu ý không mời lãnh đạo các cấp (thành phố, địa phương) phát biểu tại buổi lễ.

Phần hội gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, sinh hoạt tập thể tươi vui, sinh động, lành mạnh nhằm tạo không khí phấn khởi cho học sinh.

Xin lãnh đạo

Một số địa phương sẽ không mời lãnh đạo phát biểu trong lễ Khai giảng. Ảnh minh họa: Q.Anh

Còn tại Đà Nẵng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng cũng đề xuất lãnh đạo TP.Đà Nẵng khi đến dự lễ khai giảng năm học 2016 - 2017 tại các trường vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chỉ tặng hoa, quà chúc mừng mà không phát biểu.

Theo Sở GD&ĐT Đà Nẵng, Sở đã có văn bản hướng dẫn cụ thể các trường học trên địa bàn về công tác tổ chức Lễ khai giảng, trong đó nhấn mạnh buổi lễ chỉ diễn ra trong vòng 45 phút, tương ứng một tiết chào cờ. Đối với các trường mầm non thì lễ khai giảng có thể dưới 45 phút và sau đó vào học ngay.

Ngày 30/8, Bộ GD&ĐT cũng đã có văn bản gửi các địa phương hướng dẫn tổ chức khai giảng năm học 2016-2017. Theo đó, cả nước thống nhất tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2016-2017 vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 5/9, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

Lễ Khai giảng bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức ngắn gọn nhưng đảm bảo trang nghiêm với các nghi thức: chào cờ, hát Quốc ca (không dùng băng lời bài hát), đọc thư của Chủ tịch nước…

Phần hội tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh, ấn tượng để ngày khai trường là một ngày trọng đại và thiêng liêng đối với tất cả học sinh, nhất là những học sinh lần đầu đến trường. Nhà trường tổ chức trang trí khuôn viên sư phạm sạch, đẹp, có khẩu hiệu chào mừng năm học và thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới.

Trong khi đó, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành văn bản số 5028/UBND về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian Lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2016 - 2017. UBND thành phố yêu cầu các đơn vị chức năng tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực trường học, không để xảy ra ùn tắc giao thông trong ngày khai giảng.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Sự thật phụ huynh tố trường bắt học sinh... khiêng bàn

"Vì có mâu thuẫn với Hiệu trưởng nhà trường mà một phụ huynh đã đăng tải video tỏ thái độ bức xúc khi học sinh tiểu học phải kê bàn ghế".

Phẫn nộ vì nhiều em cùng khiêng... 1 cái bàn

Ngày 29/8, một phụ huynh tên Nguyễn Duyên chia sẻ đoạn video ghi nhận việc nhiều học sinh khiêng bàn ghế xuống cầu thang tại Trường tiểu học Phước Đồng, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang.

Phụ huynh Nguyễn Duyên cũng viết trên trang cá nhân: "Tâm lý của bậc làm (cha, mẹ) ai cũng muốn ngày đầu tiên con trẻ đến trường, áo trắng quần xanh được ủi ép, sạch sẽ tươm tất, hy vọng con được giao tiếp trong môi trường sạch sẽ... Đó là điều mong ước của phụ huynh, vậy nhưng mong ước hoàn toàn trái ngược".

Ngay sau đó, đoạn video đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía độc giả, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Bên cạnh những ý kiến phản đối việc để các em khiêng bàn ghế nặng nhọc thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nên để các em quên dần với việc lao động, không nên bao bọc quá.

Độc giả có tên An An chia sẻ: "Cách đây 25 năm, tôi đi học tiểu học thì trong lớp luôn phân công trực nhật, quét lớp, lau bảng đen, lâu lâu làm vệ sinh trường với việc quét sân trường, làm cỏ, lau kính. Vậy mà vui, lúc nào cũng muốn được đi học.

Sự thật phụ huynh tố trường bắt học sinh... khiêng bànHọc sinh tiểu học Phước Đồng bê bàn ghế

Bây giờ không hiểu sao các bậc phụ huynh bao bọc con cái quá, trẻ lao động một chút thì kêu gào. Theo tôi thì không sao cả, tôi đồng ý hoàn toàn việc con tôi phải lao động trong trường. Học sinh bây giờ cứ như công tử, tiểu thư, được cưng như trứng, hứng như hoa".

Đồng tình quan điểm, độc giả có tên Phần Thế Vương cho rằng, những việc làm này là hoàn toàn bình thường. Những trẻ em Nhật bằng tuổi đó cũng đã bắt tay vào lao động tập thể rồi. Trẻ em cứ để chúng lớn, đừng bắt người lớn phải làm thay hết phần.

Đừng vì sợ con bẩn áo, nhăn quần mà không muốn con làm việc. Cha mẹ đang làm con mình dần lười lao động.

Hay đến như độc giả có tên Minh Nhật lên tiếng: "Việc các em học sinh cấp 1 khiêng bàn ghế là việc lao động rất bình thường. Ở đây là xây dựng tính đoàn kết để làm việc tập thể, như vậy không có gì là quá sức.

Hồi tôi còn học cấp 1, tôi và các bạn cùng lớp còn làm cả việc dọn cỏ sân trường (hồi nhỏ ở quê 1 sân trường bằng đất), quét rác sân trường, quét nước vào mùa mưa.

Chính nhờ những việc xã hội, những buổi lao động mà giờ đây thế hệ 8x của tôi có rất nhiều người năng động, làm được rất nhiều việc có ích trong cuộc sống.

Lao động cũng là học tập rèn luyện, không nên nói quá lên thành chuyện đày đọa gì con trẻ. Nhất là ngày nay, trẻ ít khi lao động chân tay , dễ sinh tính ỉ lại và sự ngại khó ngại khổ. Rồi lại còn sinh tính ích kỷ, lười biếng nữa. Là một người mẹ, tôi thấy không có gì phải lên án về việc này.

Những việc làm này là rất cần thiết. Rất tốt cho con em mình. Chỉ cần có Thầy, Cô giáo hướng dẫn cách làm việc và giám sát các cháu để tránh những tai nạn là được".

Hiệu trưởng nhà trường: "Chỉ vì có sự bực tức!"

Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, ngày 30/8, ông Nguyễn Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phước Đồng, xã Phước Đồng, TP Nha Trang cho biết:.

"Ngày 29/8, sau 3 tháng hè, trường học, phòng học bụi bẩn, nên nhà trường có kêu gọi học sinh đến lau chùi.

Đồng thời, năm nay, nhà trường được Phòng giáo dục TP Nha Trang cấp 80 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi. Đáng lẽ, các em được học bàn 2 chỗ ngồi nhưng do hoàn cảnh cơ sở vật chất còn thiếu nên vẫn phải học bàn 4 chỗ ngồi.

Thế nhưng, vì trường có 35 lớp, với hơn 1300 học sinh, với 3 điểm trường, điểm chính có 25 lớp, khối 4 có 5 lớp, nên quyết định bố trí cho 4 lớp trên lầu, các em được học bàn ghế mới. Còn 10 bộ bàn ghế 4 chỗ ngồi đang sử dụng sẽ chuyển xuống các phòng học khác.

Vì thế, nhà trường đã huy động học sinh tập trung, cùng thầy cô giáo chuyển bàn ghế, sắp xếp bàn học, tất cả chỉ là trong 30 phút.

Sáng hôm đó dưới sự chỉ đạo của tôi, giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh khiêng bàn ghế xuống lầu, khoảng cách cũng không xa. Tâm lý trẻ con gặp lại bạn bè hòa đồng, không khí làm việc rất phấn khởi. Nhưng với phụ huynh có những quan điểm bất đồng với nhà trường".

Hôm đó, chị Duyên là phụ huynh của con em học trong trường, cùng với cô giáo chủ nhiệm lớp 4/6 hướng dẫn các em, đồng thời quay lại video. Khi biết sự việc, tôi đã ra trò chuyện, vì đây là phụ huynh rất quen với nhà trường, tôi có chủ động hỏi, quay clip làm gì, thì nói là quay chơi.

Tôi có nói em đừng quay để cho các em học sinh làm, sau đó phụ huynh khó chịu tỏ thái độ sao để cho các em làm mà không có giáo viên.

Tôi cũng nói thẳng: Tất cả các hoạt động của nhà trường không có giáo viên chủ nhiệm làm sao triển khai được, học sinh khiêng bàn ghế xảy ra tai nạn thì làm thế nào. Nói chung số lượng bàn chỉ có 7 chiếc, tổ chức tất cả hoạt động đều có giám sát, nhắc nhở, theo sát các em".

Bên cạnh đó, theo ông Châu, sáng 30/8, nhà trường có làm việc trực tiếp với phụ huynh này sau khi đăng tải video, thì chị Duyên nói: "Tôi chỉ quay chơi, để trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học sẽ bàn bạc với mọi người, nhà trường có biện pháp, khi vận chuyển bàn ghế, hay vật nặng thì góp tiền lại, thuê người làm. Nhưng chỉ vì thầy nói nặng lời, nên tôi bực tức, mới đưa video lên".

Tôi rất buồn thậm chí mất ngủ, vì sao các bậc phụ huynh có con học ở trường, nếu có thiện chí, nên trao đổi với nhà trường thì sẽ vui vẻ. Đây là một nỗi buồn vô tận của nhà trường khi bước vào năm học này".

Theo vị Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phước Đồng, nhà trường lúc nào cũng muốn rèn luyện cho các em học sinh cả kỹ năng sống, theo dõi, giám sát các em, để các em biết cách tự bảo vệ mình. Hãy để cho trẻ chủ động với cuộc sống, mọi việc xung quanh, đừng để trẻ thụ động.

Trường được đánh giá đào tạo bài bản, thành tích nhiều, đầu năm học tự nhiên lại rơi vào trường hợp này, ngay cả Ban giám hiệu, tập thể giáo viên đều buồn và bức xúc.

Thậm chí, con gái phụ huynh trên hoạt động nghệ thuật trong trường rất tốt, nhưng phụ huynh trên hay để ý đến nhà trường, có nhiều đưa ý kiến mà không có thiện chí. Thế nhưng, phương châm của nhà trường là không để chuyện người lớn làm ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ nhỏ.

Nhà trường đã báo công an xã

Cũng chia sẻ với Đất Việt, thầy Châu cũng cho biết nhà trường có báo với bên công an xã, cũng như phòng giáo dục về sự việc trên, vì đây là hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường.

Bên công an cũng nói là hai bên nên làm việc với nhau, nếu căng thẳng quá thì công an mới vào can thiệp.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016