Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018
Đánh học sinh có thể bị phạt 30 triệu đồng, đình chỉ dạy 6 tháng
Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định rõ mức xử phạt với hành vi xúc phạm nhân phẩm học sinh, giáo viên; vi phạm trong thi cử.
Vietnamnet đưa tin, Bộ GD&ĐT vừa đưa ra Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Dự thảo Nghị định. (Ảnh chụp màn hình) |
Theo đó, các mức phạt liên quan đến học thêm; chửi mắng học sinh; viết thuê luận án; xâm phạm thân thể giáo viên… đều được quy định rõ ràng.
Đa dạng mức phạt dạy thêm, tổ chức dạy thêm
Theo Điều 8, những vi phạm quy định về tổ chức dạy thêm sẽ bị phạt từ 2 đến 15 triệu đồng với các mức khác nhau:
– Từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất;
– Từ 3-5 triệu đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường;
– Từ 4-6 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
– Từ 6-8 triệu đồng đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa; không đúng địa điểm đã được cấp phép; không đúng đối tượng, nội dung đã được cấp phép;
– Từ 8-10 triệu đồng đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đặc biệt, mức phạt này còn áp dụng với hành vi ép buộc học sinh học thêm; hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn.
– Từ 10-15 triệu đồng khi dạy thêm khi chưa được cấp phép…
Các trường hợp vi phạm sẽ buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu; buộc giải thể cơ sở nếu chưa được cấp phép.
Theo Điều 9 quy định xử lý các vi phạm quy định về dạy thêm: Mức phạt từ 2 đến 8 triệu đồng.
– Từ 2-4 triệu đồng đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên;
– Từ 4-5 triệu đồng đối với người dạy thêm không đạt trình độ chuẩn;
– Từ 5-6 triệu đồng đối với hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học 2 buổi trên ngày;
– Từ 6-8 triệu đồng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
Xúc phạm nhân phẩm học sinh có thể bị phạt đến 30 triệu đồng
Các vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục và xúc phạm người học đều bị phạt hành chính ở những mức độ khác nhau.
Một giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội gây sốc với hành vi văng tục với học viên. (Ảnh: An ninh thủ đô) |
Gây ảnh hướng đến nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục:
– Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục.
– 20-30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục. Đi kèm với nộp phạt là xin lỗi công khai.
Gây ảnh hưởng đến người học:
– Xâm phạm người học sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng (đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự) hoặc 20-30 triệu đồng (đối với hành vi xâm phạm thân thể).
– Ngoài việc xin lỗi công khai, giáo viên cũng sẽ bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng.
Thuê, viết thuê luận án bị phạt 20 triệu đồng
Các hình thức xử phạt về sai phạm trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được quy định chi tiết.
– Việc thông tin sai sự thật về kỳ thi sẽ bị phạt từ 3-6 triệu đồng;
– Làm mất bài thi bị phạt từ 10-12 triệu đồng;
– Mang vật không được phép vào chỗ thi bị phạt 1-2 triệu đồng;
– Làm bài hộ hoặc trợ giúp thí sinh làm bài bị phạt từ 2-3 triệuđồng;
– Thi thay hoặc thi kèm bị phạt từ 3-5 triệu đồng;
– Viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi, sửa điểm, nhập điểm sai bị phạt từ 10-15 triệu đồng;
– Đánh tráo bài thi bị phạt từ 15-20 triệu đồng;
– Chấm thi sai bị phạt từ 20-25 triệu đồng;
– Làm lộ bí mật đề thi hoặc đưa đề trong thời gian làm bài ra ngoài bị phạt từ 20-30 triệu đồng;
– Ra đề sai quy định bị phạt từ 30-50 triệu đồng.
Theo Báo Dân Trí, dự thảo cũng đề cập tới hình phạt cho việc làm công trình tốt nghiệp thuê.
Cụ thể, phạt tiền từ 8-12 triệu đồng đối với hành vi tổ chức đánh giá khóa luận, đồ án tốt nghiệp, báo cáo thực hành tốt nghiệp, luận văn, luận án không đúng quy định về thành phần hội đồng hoặc chuyên môn của thành viên hội đồng hoặc điều kiện để được phép bảo vệ của người học; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi viết khóa luận, đồ án tốt nghiệp, báo cáo thực hành tốt nghiệp, luận văn, luận án thuê cho người khác hoặc thuê người khác viết khóa luận, luận văn, luận án cho mình.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khóa luận, đồ án tốt nghiệp, báo cáo thực hành tốt nghiệp, luận văn, luận án; buộc hủy bỏ kết quả thi, kết quả đánh giá môn học, kết quả bảo vệ luận văn, luận án…
Bên cạnh đó, các hoạt động tư vấn du học; cấp bằng chứng chỉ; mở ngành đào tạo… đều được quy định chi tiết các mức phạt hành chính.
Dự thảo sẽ lấy ý kiến đóng góp hết ngày 25/11.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018
GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được ban hành vào tháng 10
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu chương trình mới là phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định sẽ công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới vào tháng 10, Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông mới cho biết trong buổi công tác tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ngày 29/9, theo Tiền Phong.
"Hiện tại Ban soạn thảo đã chỉnh sửa, hoành chỉnh chương trình và đang gửi Bộ để hoành chính thông tư. Dự kiến tháng 10 sẽ công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới", ông Thuyết nói.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, sẽ công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới vào tháng 10. (Ảnh: Tiền Phong) |
Về câu hỏi, liệu Bộ GD&ĐT có "vừa đá bóng vừa thổi còi" khi Bộ trực tiếp soạn thảo chương trình khung vừa làm SGK, vừa thẩm định, ông Thuyết khẳng định: "Không có chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi".
Theo Tổng chủ biên thì việc Bộ phải biên soạn SGK là để phòng ngừa, tránh rủi ro khi triển khai chương trình mới. Bởi, chẳng may các đơn vị bên ngoài không viết được trọn bộ SGK mà chỉ vài cuốn riêng lẻ thì học sinh vẫn có để dùng.
Thông tin thêm về việc này, ông Nguyễn Viết Lộc, Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT, cho biết hội đồng thẩm định theo thông tư 14 đã thẩm định xong chương trình. Tháng 10, Bộ GD&ĐT sẽ công bố chương trình khung giáo dục phổ thông mới.
Ông Nguyễn Viết Lộc thông tin về những nội dung công việc sau khi ban hành khung chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Zing.vn |
Cũng theo ông Lộc, trong tháng 10, theo quy trình về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư về chương trình khung giáo dục phổ thông mới. Sau đó, bộ sẽ tổ chức chỉ đạo việc biên soạn một bộ sách giáo khoa đảm bảo công khai, minh bạch.
Tiếp đó, Hội đồng thẩm định quốc gia tổ chức thẩm định sách giáo khoa, trong đó bao gồm sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chỉ đạo và các bộ sách giáo khoa khác do tập thể và cá nhân, tổ chức biên soạn, Tri thức trực tuyến đưa tin.
Sau khi thẩm định xong, Bộ GD&ĐT sẽ làm hướng dẫn biên soạn tài liệu giáo dục địa phương và phê duyệt cho phép sử dụng sách giáo khoa dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia.
Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn cơ sở giáo dục lựa chọn và sử dụng sách. Đồng thời, bộ cũng ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên sư phạm, các chương trình đào tạo bồi dưỡng đi kèm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT còn hướng dẫn các địa phương thực hiện đề án cơ sở vật chất sau khi Thủ tướng ban hành.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Bộ Giáo dục khẳng định chỉ thị học sinh không được viết vào sách giáo khoa "bị hiểu lầm"
Lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, chỉ thị của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh hạn chế việc viết vào sách chứ không cấm hoàn toàn.
Theo Báo Pháp Luật TP. HCM, chiều 28/9, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) lên tiếng về việc dư luận hiểu chưa hiểu đúng chỉ thị 3798 của Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ, từ đó gây ý kiến trái chiều.
Chỉ thị của Bộ trưởng GD&ĐT ngày 24/9 về không viết, vẽ vào SGK. (Ảnh: Zing.vn) |
Ông Thành nói chỉ thị này nhằm yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh hạn chế việc viết vào sách chứ không cấm hoàn toàn. Đây không phải yêu cầu bắt buộc, mà chỉ khuyến khích giáo viên thực hiện phương pháp dạy học tích cực và hướng dẫn để học sinh giữ gìn, bảo quản sách.
Tri thức trực tuyến dẫn lời ông Thành: "Học sinh không viết vào SGK khi làm bài tập không có nghĩa các em phải chép toàn bộ mẫu bài tập vào vở. SGK ở một số môn khoa học tự nhiên có bảng số liệu để trống, đây là mẫu. Trong quá trình học, các em được giáo viên hướng dẫn làm "nháp" trước để có thể biết đáp án đúng hay sai, rồi sau đó ghi vào vở".
SGK tiểu học vẫn có phần bài tập in sẵn để học sinh điền vào ngay trên lớp. (Ảnh: An ninh thủ đô) |
Mặt khác, các thiết kế bảng số liệu để trống, nối ô chữ với ảnh… mục đích cho học sinh làm các thí nghiệm, xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, rèn tư duy phù hợp với từng phần nội dung, kiến thức. Khi dạy học, các dạng này được sử dụng để tổ chức thảo luận.
Trước đó, chỉ thị đưa ra khiến nhiều người cho rằng, yêu cầu này trái khoáy, khó thực hiện khi SGK thiết kế bài tập để học sinh làm bài hẳn vào trong sách; việc Bộ ra chỉ thị như thế không tính đến quyền sở hữu tài sản của phụ huynh, học sinh…
Nhiều phụ huynh không ủng hộ yêu cầu mới của Bộ GD&ĐT. (Ảnh chụp màn hình.) |
TS. Nguyễn Chí Dũng (Viện Xã hội học) chia sẻ trên Báo Tin Tức, yêu cầu giáo viên hướng dẫn các em học sinh làm ra vở là rất khó khăn, thậm chí không chắc học sinh đã nghe theo. Do đó, giải pháp này chỉ dựa trên tinh thần tự giác.
"Để giải quyết triệt để tình trạng này cần phải thay đổi nội dung SGK cho phù hợp, ổn định, không in bài tập vào SGK, còn nếu để như hiện tại sẽ không khác được, lãng phí hoàn lãng phí", ông Dũng khẳng định.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018
Xôn xao thông tin cô giáo bắt học sinh cả lớp ngậm bút trong miệng để giữ im lặng.
Nhiều phụ huynh có con em học lớp 1/5 Trường Tiểu học Lê Lợi bức xúc phản ánh việc cô giáo dạy thể dục có tên là Phan Thị Hương Lan bắt toàn bộ học sinh trong lớp này phải ngậm bút trong miệng vì lớp mất trật tự.
Dân Trí đưa tin, sáng 28/9, ông Đoàn Quý- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi (TP.Huế) xác nhận vừa có một giáo viên của trường bắt học sinh cả lớp ngậm bút trong miệng vì lớp học mất trật tự.
Theo lãnh đạo Trường Tiểu học Lê Lợi, việc cô Lan bắt học sinh ngậm bút trong miệng là đúng sự thật, nhưng các em không phải ngậm bút suốt tiết học như phản ánh của phụ huynh.
Trường tiểu học Lê Lợi, TP Huế. |
Được biết trước đó, nhiều phụ huynh có con em học lớp 1/5 Trường Tiểu học Lê Lợi bức xúc phản ánh việc cô giáo dạy thể dục có tên là Phan Thị Hương Lan bắt toàn bộ học sinh trong lớp này phải ngậm bút trong miệng vì lớp mất trật tự.
Theo phản ánh của phụ huynh, sự việc xảy ra vào chiều 26/9. Vào thời điểm này, lớp 1/5 có tiết học tiếng Anh nhưng giáo viên môn này được trường bố trí đi bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Để ổn định lớp 1/5, nhà trường điều động cô Lan đến phụ trách lớp này.
Tại đây, do học sinh nói chuyện riêng, cô Lan yêu cầu tất cả học sinh trong lớp bỏ bút vào miệng và ngậm bút trong suốt tiết học để giữ trật tự. Sau khi được con em kể lại sự việc, nhiều phụ huynh đã bức xúc phản ánh việc làm của cô Lan đến lãnh đạo nhà trường, theo Dân Việt.
Người đứng đầu Trường Tiểu học Lê Lợi cũng khẳng định, việc bắt học sinh ngậm bút là sai phương pháp và nhà trường không tán thành việc làm của cô Lan. Sau khi sự việc xảy ra, cô Lan đã thừa nhận việc làm của mình là sai và lãnh đạo nhà trường đã kiểm điểm giáo viên này.
Ngoài ra, lãnh đạo Trường Tiểu học Lê Lợi cũng yêu cầu cô giáo Phạm Thị Hương Lan phải gặp toàn bộ phụ huynh lớp học có học sinh bị cô bắt ngậm bút để xin lỗi.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Trường học ở Hà Nội không được tự quyết chọn sữa học đường
"Không thể giao quyền cho các trường tự chọn sữa học đường vì không đủ năng lực", ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.
Trước những thắc mắc của phụ huynh về chất lượng, đơn vị cung cấp sữa học đường, ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết trên Báo Dân Trí, Viện Dinh dưỡng sẽ quyết định các thành phần trong sữa; Sở Y tế chịu trách nhiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; Sở Giáo dục sẽ quản lý việc thực hiện của các trường thông qua hệ thống.
Thông tin về Đề án sữa học đường được phát đến các trường ở Hà Nội. (Ảnh: Dân Trí) |
Các trường sẽ không được quyết định loại sữa học đường bởi không đủ năng lực và chương trình cần có tính thống nhất. Sữa sẽ được Bộ Y tế đặt hàng riêng, không phải chọn ngẫu nhiên. Các thành phần được cung cấp trên vỏ, có tem nhãn mác riêng để phụ huynh kiểm tra.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam, Bộ Y tế chưa ban hành tiêu chuẩn cho sản phẩm sữa học đường. Viện Dinh dưỡng chỉ được giao nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em, không có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn cho sữa học đường.
Hiện nay, các trường học vẫn thực hiện khảo sát năng lực thực hiện chương trình. Nếu tỷ lệ phụ huynh đăng ký chỉ khoảng 50%, đề án sẽ được triển khai.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh thắc mắc về giá cả, chất lượng sữa… nhiều phụ huynh nhận định khó có thể áp dụng sữa "đồng phục" cho tất cả học sinh, bởi mỗi một trẻ lại có một thể trạng khác nhau. Trẻ béo cần thực phẩm bớt calo và chất béo, ngược lại trẻ suy dinh dưỡng lại cần bổ sung, trẻ có thể bị dị ứng với từng dòng sữa.
Về vấn về này, TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng Trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện nay trẻ em thành phố có tỉ lệ béo phì tăng cao nhưng vẫn thiếu chất. Sữa không tăng thêm năng lượng, học sinh bị béo phì mà sẽ bổ sung các vi chất để tăng chiều cao, bổ sung chất đúng như kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra, việc dậy thì sớm của trẻ liên quan hormone tồn dư trong rau, thịt gà, thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày. "Hiện chưa có bài báo quốc tế nào đăng thông tin về mối liên hệ giữa sữa và dậy thì sớm. Trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà do chế độ ăn uống", bà Nhung nói.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội: “Chúng tôi khẳng định không có chuyện sữa học đường cận hay quá đát”
Trong những ngày vừa qua, trên báo chí và mạng xã hội, đông đảo phụ huynh học sinh đã bày tỏ băn khoăn về chất lượng chương trình Sữa học đường được triển khai tại nhiều trường học. Chúng tôi đã phỏng vấn ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội để làm rõ các vấn đề liên quan.
Tự nguyện hay "bắt buộc" tinh vi?
Chương trình Sữa học đường vốn được triển khai trên tinh thần tự nguyện không bắt buộc theo nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh phản ánh cách thức triển khai thì tự nguyện nhưng bản chất là bắt buộc. Chẳng hạn, nhà trường phát phiếu để lấy ý kiến bằng cách tích chọn "Đồng ý" hay "Không đồng ý", nếu không đồng ý thì giải thích lý do, đặt phụ huynh vào thế rất khó từ chối. Theo ông, các nhà trường cần tiến hành việc lấy ý kiến như thế nào để phụ huynh cảm thấy được thoải mái và tự nguyện đúng nghĩa, kể cả việc không đồng ý?
Tất cả các phiếu khảo sát, lấy ý kiến về việc cho con uống sữa theo chương trình Sữa học đường, nếu đồng ý thì không nói đến, nhưng nếu không đồng ý thì mục đưa ra lý do nhằm để cho ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý như Sở GD-ĐT biết được lý do tại sao. Có thể các con mẫn cảm với thành phần của sữa, hay con họ uống các loại sữa khác có thể là đắt tiền hơn…
Đây chỉ là việc nhằm tìm hiểu do điều gì mà các con không thể tham dự được chương trình ý nghĩa này. Nếu lý do khó khăn thì có thể chúng tôi sẽ có phương án hỗ trợ, thậm chí 100% chi phí.
Chúng tôi khẳng định với những mẫu phiếu khảo sát, ở phần lý do, phụ huynh ghi hay không cũng được và không ảnh hưởng gì.
Nhà trường cần hiểu vì nguyên nhân gì, lý do nào mà phụ huynh không đăng ký để từ đó có thể giải thích cho phụ huynh hiểu thêm về tầm quan trọng của chương trình Sữa học đường. Thứ nhất đó là chủ trương của Chính phủ nhằm nâng cao tầm vóc của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Thứ hai là chất lượng sữa được bổ sung thêm vi lượng và khoáng chất để tăng chiều cao, thể lực cho các cháu. Thứ ba, học sinh sẽ được được giảm 50% giá trên mỗi hộp sữa, trong đó 30% do ngân sách nhà nước, phần còn lại là hỗ trợ từ doanh nghiệp.
Các phụ huynh đề nghị để việc chọn lựa thực sự tự nguyện, thì các trường nên có đối thoại hoặc lắng nghe đề đạt của phụ huynh. Chẳng hạn, cũng là khảo sát lấy ý kiến, có thể thêm các lựa chọn, như nếu không tham gia chương trình Sữa học đường thì phụ huynh có thể cho con tự mang sữa đến lớp uống. Một lo lắng khác của phụ huynh là nếu con em mình không uống Sữa học đường sẽ bị phân biệt với các bạn khác. Sở GD-ĐT có tính tới phương án chỉ đạo các trường để làm rõ hay thông tin cụ thể đến các phụ huynh về điều này?
Phụ huynh hoàn toàn có thể không đăng ký và cho con tự đưa sữa ở nhà đến trường uống được. Tuy nhiên, như vậy uống sữa có thể đắt tiền hơn nhưng chưa chắc đã đảm bảo được chất lượng mà Sữa học đường có. Bởi Sữa học đường được bổ sung thêm vi lượng và khoáng chất để tăng chiều cao cho các cháu.
Về tinh thần, việc tham gia là tự nguyện, không bắt buộc. Với những phụ huynh không có nhu cầu cho con tham gia thì hoàn toàn không cần phải đăng ký và không ai có thể bắt buộc. Thậm chí, kể cả dù đã đăng ký tham gia, nếu thấy không phù hợp và cần thiết thì có thể dừng bất cứ lúc nào.
Chất lượng sữa đảm bảo đến đâu?
Chất lượng của Sữa học đường có khác gì các loại sữa phổ biến trên thị trường với giá tương đương, thưa ông?
Sữa trong Đề án Sữa học đường ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng còn đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, Sữa học đường là sữa chuyên biệt và được tăng cường 3 vi chất so với các loại sữa thông thường bán trên thị trường giúp trẻ phát triển thể lực, chiều cao.
Đó là sữa tươi bao gồm cả có đường, không đường để đáp ứng nhu cầu của từng học sinh.
Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định rằng, hãng sữa cung cấp sữa học đường cho học sinh mẫu giáo, tiểu học phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội, đảm bảo quy trình sản xuất theo chuẩn quốc tế. Đồng thời lưu mẫu sữa tại các nhà máy và nhà trường để khi có vấn đề gì xảy ra thì có đầy đủ cơ sở để xét nghiệm, xem xét quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng.
Nhiều phụ huynh đặt ra lo ngại rằng đây có thể sẽ là một hướng giải quyết nhanh chóng cho số lượng sữa "cận đát" cho đơn vị trúng thầu? Ông có thể chia sẻ về điều này?
Chúng tôi khẳng định sẽ không có chuyện sữa cận hay quá "đát", những trường lớn có thể sẽ giao sữa theo từng ngày, còn những trường nhỏ, ít học sinh thì cung cấp sữa hàng tuần nên không có chuyện sữa quá hạn sử dụng.
Vỏ hộp sữa sẽ có nhãn mác riêng, thể hiện rõ là sữa chỉ dành cho học sinh trong chương trình Sữa học đường. Chúng tôi yêu cầu hãng sữa chỉ sản xuất sữa này phục vụ chương trình chứ không được bán trên thị trường, tránh tình trạng gian lận vì khi đưa vào trường học sữa được hỗ trợ 50% giá.
Phụ huynh băn khoăn có trường phổ biến không mang vỏ hộp sữa về nhà, tại sao lại phải như vậy?
Không hề có chuyện cấm học sinh mang vỏ hộp sữa về nhà, nhưng chúng tôi phải đảm bảo học sinh phải được uống sữa để đảm bảo đúng mục tiêu của chương trình Sữa học đường.
Vì có thể các em mang sữa về nhưng lại không uống thì mất đi tác dụng của chương trình này. Các con uống xong, trường hợp nếu phụ huynh muốn con mang vỏ về xem, kiểm tra thì hoàn toàn có thể được.
Như ông đã trao đổi là đang có 7 hãng sữa đang chờ thầu và phụ huynh có thể tham gia theo từng giai đoạn nhất định. Vậy ở mỗi trường học sẽ chỉ có 1 hãng sữa hay có nhiều hơn?
Sữa học đường sẽ không bán ngoài thị trường và sau quá trình đấu thầu, sẽ chỉ do một đơn vị cung cấp và chịu sự quản lý về chất lượng của Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội.
Đơn vị nào trúng thầu cũng phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế về chất lượng sữa. Ngoài ra đơn vị đó cũng phải đủ năng lực để đáp ứng cung ứng cho số lượng lớn trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học Hà Nội tham gia đề án với khoảng 1,2 triệu hộp/ngày.
Tôi xin nhắc lại việc tham gia là hoàn toàn tự nguyện. Phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia ở bất kỳ thời điểm nào và cũng có thể tạm dừng bất cứ lúc nào khi không có nhu cầu. Có thể, hiện nay phụ huynh đăng ký cho con tham gia khi chưa biết công ty nào trúng thầu, nhưng đến khi có đầy đủ thông tin rồi mà thấy không yên tâm thì vẫn có thể rút lại đăng ký.
Xin cảm ơn ông!
Quang Vũ
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Đại học Trà Vinh sai phạm kinh tế hơn 1,4 tỷ đồng
Ngày 25/9, Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã chỉ ra nhiều sai phạm kinh tế với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng trong quá trình hoạt động của Trường ĐH Trà Vinh từ năm 2016 đến tháng 4/2018.
ĐH Trà Vinh đã chi bồi dưỡng theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, hỗ trợ, khoán tiền làm thêm giờ chưa phù hợp với nguyên tắc trả lương làm thêm giờ, chi tiếp khách không chứng từ thanh toán, chi nghỉ phép năm cho viên chức chưa đảm bảo đầy đủ về thủ tục thanh toán theo quy định của Bộ Tài chính, tổng cộng hơn 390 triệu đồng, theo VTC News.
ĐH Trà Vinh cũng chưa nộp ngân sách nhà nước khoản thu bồi thường kinh phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước (từ năm 2011 đến nay) với số tiền hơn 670 triệu đồng. Trường này cũng chưa nộp ngân sách số tiền giữ lại của bảo hiểm (2%) do ngân sách nhà nước cấp thừa qua nhiều năm (hơn 160 triệu đồng).
Bên cạnh đó, ĐH Trà Vinh chưa kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế (bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng) giai đoạn năm 2016 – 2017, với tổng số tiền hơn 190 triệu đồng.
Báo Người Lao Động đưa tin, trong quá trình thành lập hội đồng trường và bổ nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng, trường chưa đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Giáo dục Đại học.
Với những sai sót trên, thanh tra kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh yêu cầu Ban giám hiệu ĐH Trà Vinh rút kinh nghiệm những hạn chế thiếu sót và nhanh chóng khắc phục. Đến nay, trường đã thu hồi trên 1 tỷ đồng số tiền sai phạm.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018
Cô giáo mắc ung thư bị thanh lý hợp đồng ở Hải Phòng sẽ được trở lại bục giảng
UBND quận Hồng Bàng (Hải Phòng) đã hủy quyết định thanh lý hợp đồng của Trường Tiều học Trần Văn Ơn đối với cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng.
UBND quận Hồng Bàng (Hải Phòng) đã yêu cầu bà Trần Thị Kim Thanh – Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Văn Ơn tiếp tục ký hợp đồng lao động với cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng (36 tuổi) tới tháng 12/2018 để chờ cô giáo này học lớp chuyển đổi phù hợp với bậc tiểu học rồi sẽ xem xét, theo Báo Pháp Luật TP. HCM.
UBND quận Hồng Bàng đã hủy quyết định thanh lý hợp đồng của cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng. Ảnh: NVCC. |
Chị Lệ Hằng là giáo viên trường Tiểu học Trần Văn Ơn từ năm 2005. Lương và các khoản phụ cấp do trường tự cân đối chi trả. Giữa năm 2017, chị phát hiện ung thư vú và phải nghỉ dạy để điều trị. Tháng 11/2017, chị Hằng quay trở lại làm việc bình thường.
Theo Vietnamnet, tháng 12/2017, UBND quận Hồng Bàng đưa xuống trường danh sách thanh lý giáo viên, chị Hằng không có tên trong đó. Tháng 3/2018, cô giáo này bị thanh lý hợp đồng với quận, ký hợp đồng với trường. Tuy nhiên, 4 tháng sau, trường Trần Văn Ơn lại chấm dứt hợp đồng lao động với chị sau 13 năm.
Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng (áo xanh) từng có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy. |
Về lý do chấm dứt hợp đồng, Hiệu trưởng Thanh giải thích, cô Hằng là giáo viên thể dục, có bằng cao đẳng sinh – thể dục, không phù hợp với bậc giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó, giáo viên môn thể dục không thuộc định biên của nhà trường nên buộc phải chấm dứt hợp đồng với cô Hằng.
"Trường hợp của Hằng, vì cô ấy đang ốm nên khi lên danh sách giáo viên thanh lý, tôi đã đề nghị với quận không đưa vào. Nhưng vì quận đã cắt lương nên tôi đành phải cho thanh lý hợp đồng. Sau đó, nhà trường ký hợp đồng 6 tháng với cô Hằng. Hết thời hạn thì phải thanh lý", bà Thanh chia sẻ với Báo Đất Việt.
Bà Thanh cũng cho biết thêm, trường rất muốn giữ cô ở lại vì đây là giáo viên giỏi, tâm huyết nhưng việc đó nằm ngoài thẩm quyền. Quỹ lương có hạn nên không thể tiếp tục chi trả.
Cô Hằng và học trò. (Ảnh: Pháp Luật TP. HCM) |
Theo UBND quận Hồng Bàng, nếu tháng 12/2018 cô giáo Hằng không có văn bằng chuyển đổi chương trình giáo dục tiểu học, quận sẽ chấm dứt hợp đồng theo quy định.
Trường hợp cô giáo Hằng có nguyện vọng được ký hợp đồng lao động, phải có đơn đề nghị quận xem xét định biên còn thiếu của các trường THCS trên quận để bố trí vị trí việc làm phù hợp.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018
Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018
“Động não” với 5 câu đố dành cho trẻ em nhưng người lớn khó mà giải được
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tel: (84-24) 73 00 24 24 hoặc (84-24) 3512 1806 - Fax: (84-24) 3512 1804. Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Việt Úc, 402 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Tel: (84-28) 7300 2424 / Giấy phép số 332/GP – TT ĐT ngày cấp 22/01/2018 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm. HOTLINE: 0965 08 24 24
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng tiền in sách giáo khoa
Ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, 3 năm trở lại đây, do chi phí đầu vào của sách giáo khoa (SGK) tăng cao trong khi giá bán không đổi, NXB đã phải bù lỗ trên dưới 40 tỷ đồng mỗi năm.
Về việc phản ánh "SGK thay đổi hàng năm", ông Lê Hoàng Bách khẳng định, nội dung sách được giữ ổn định từ khi biên soạn bộ sách (2002-2008) đến nay, theo báo Dân Trí.
Ông Hoàng Lê Bách, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định, mỗi năm NXB bù lỗ trên dưới 40 tỷ đồng vì phát hành SGK. (Ảnh: Thanh Niên) |
Lãnh đạo Nhà xuất bản GDVN đang giải thích về việc in sách giáo khoa. (Ảnh: Dân Trí) |
Trong trường hợp có những thay đổi lớn về quản lý Nhà nước hoặc có những phát hiện mới trong khoa học ảnh hưởng sâu rộng cần phải điều chỉnh, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo chỉnh sửa, cập nhật nội dung SGK.
Nội dung sách giữ ổn định qua nhiều năm nên học sinh hoàn toàn có thể sử dụng lại sách cũ, theo báo Vietnamnet.
(Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị kiểm tra việc in, phát hành sách giáo khoa
Bộ GD-ĐT đã thành lập đoàn kiểm tra gồm 4 người (1 trưởng đoàn và 3 thành viên) đến NXB Giáo dục Việt Nam để kiểm tra quy trình in ấn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019.
Đầu năm học 2018-2019, tại nhiều tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP. HCM xảy ra tình trạng khan hiếm, "cháy hàng" sách giáo khoa, đặc biệt là các bộ sách giáo khoa đầu cấp cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10.
Sợ con không có sách để học, nhiều phụ huynh đã phải "đặt gạch" ở cửa hàng, tìm mua sách trên mạng hoặc mua tạm sách cũ cho con.
VnExpress đưa tin, ngày 20/9, để làm rõ những phản ánh về việc in và phát hành SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã quyết định kiểm tra việc thực hiện in và phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019 đối với NXB này. Đoàn kiểm tra gồm 4 thành viên, được thành lập theo quyết định của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ký một ngày trước đó.
Sợ con không có sách để học, nhiều phụ huynh đã phải "đặt gạch" ở cửa hàng, tìm mua sách trên mạng hoặc mua tạm sách cũ cho con. Anhr: Internet |
Lý giải về tình trạng khan hiếm sách giáo khoa, ông Đỗ Thành Lâm – Giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục tại TP. HCM cho biết trên Báo Pháp Luật TP. HCM: "Thứ nhất, do thông tin sẽ thay sách giáo khoa lớp 1 vào năm học 2019-2020 nên các công ty sách, thiết bị trường học địa phương, các đại lý, cửa hàng dè dặt trong việc đặt hàng sách lớp 1, sợ tồn kho năm sau không bán được.
Thứ hai, do số lượng học sinh tăng cơ học tại một số địa phương lớn, như TP. HCM năm học này tăng hơn 67.000 học sinh, trong đó cấp tiểu học tăng 27.000 em".
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Tùng – Phó Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết tính đến ngày 24/8/2018, NXB đã phát hành được 110,9 triệu bản SGK, đạt 106,7% kế hoạch, vượt 5% so với cùng kỳ năm 2017.
Trước đó, năm 2017, Bộ GD-ĐT đã có quyết định Thanh tra NXB Giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc thanh tra này không đi sâu vào công tác chuyên môn mà chủ yếu quan tâm tới khâu tổ chức cán bộ, quản lý sử dụng tài sản… Kết luận của Thanh tra Bộ GDĐT cho thấy NXBGD có dấu hiệu sai phạm ở 19 khoản khác nhau.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018
Đo độ thông minh của bạn với những thử thách “dễ mà khó”
Muốn biết mình thông minh đến đâu, khả năng tư duy ở mức độ nào hãy làm ngay bài test IQ theo dạng tìm quy luật của dãy...
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Hiệu phó trường THPT ở Cà Mau ra sao sau khi đánh người đa chấn thương?
Hiệu phó trường THPT ở Cà Mau không được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng vì đã đánh cấp dưới đến mức đa chấn thương.
Vào cuối tháng 6, ông Trần Minh Nghề (hiện là hiệu phó trường THPT U Minh, Cà Mau) đã xảy ra mâu thuẫn với nhân viên y tế là ông Trần Văn Phúc tại căn tin của nhà trường.
Trong lúc nóng giận không kiềm được cảm xúc, thầy hiệu phó đã xông vào đánh nhân viên cấp dưới trong sự chứng kiến của nhiều người. Khi xảy ra vụ việc, ông Phúc có phản kháng lại nhưng sau đó cũng phải nhập viện để điều trị do đa chấn thương.
Sau khi xảy ra sự việc, ngày 4/7, trường THPT U Minh đã tổ chức hòa giải, ông Nghề đã lên tiếng xin lỗi nhân viên của mình về hành vi trên.
Ngày 4/7, tại buổi hòa giải của trường, ông Nghề thừa nhận có đánh ông Phúc, đồng thời xin lỗi cấp dưới. Song, ông Phúc không chấp nhận nên làm đơn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Kiểm tra huyện U Minh yêu cầu xử lý hiệu phó về hành vi đánh mình.
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, Hiệu phó trường THPT U Minh Trần Minh Nghề không thừa nhận việc đánh ông Phúc. "Tôi ký tên và thừa nhận đánh ông Phúc trong biên bản hòa giải là vì được anh em vận động hãy cho qua chuyện, vì lúc đó tôi sắp được bổ nhiệm làm hiệu trưởng", ông nói và cho biết, ông Phúc cũng nói nếu xin lỗi sẽ bỏ qua, nhưng không ngờ lại tiếp tục tố cáo.
Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau đã có quyết định không bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng trường THPT U Minh đối với ông Trần Minh Nghề.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: Làm SGK sử dụng một lần là "không bình thường, quá lãng phí"
Theo GS Phạm Minh Hạc, việc in bài tập trực tiếp vào sách giáo khoa để buộc học sinh năm nào cũng phải mua mới "là không bình thường, không tốt".
Nhiều nước đã dừng gộp bài tập vào sách giáo khoa vì không hiệu quả
Câu chuyện về các cuốn sách giáo khoa có chung bài tập, học sinh buộc phải ghi bài tập vào sách dẫn đến chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi gây lãng phí ghê gớm đã được nhắc đến trong nhiều năm qua.
Đến những ngày gần đây, vấn đề này lại tiếp tục nóng lên khi được các đại biểu đưa ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trao đổi với PV vào sáng 20/9, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết, khi ông còn công tác, một số nước trên thế giới có gộp phần bài tập vào trong sách giáo khoa để học sinh ghi vào tuy nhiên, ngay sau đó, đã dừng vì không hiệu quả.
"Thời kỳ chúng tôi không cho in chung bài tập vào sách giáo khoa, bởi, chúng ta còn nghèo, nhiều vùng núi, sâu, xa rất khó khăn nếu in chung, để học sinh viết trực tiếp vào như vậy, cuốn sách sẽ chỉ sử dụng được 1 lần, gây ra nhiều lãng phí cho phụ huynh, xã hội.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, tôi không biết lý do tại sao việc in chung lại được thực hiện, gây ra nhiều ý kiến, phản ứng của xã hội về vấn đề lãng phí", GS Hạc nói.
Theo GS Hạc, việc in bài tập trực tiếp vào SGK để buộc học sinh năm nào cũng phải mua mới "là không bình thường, không tốt" và một bộ sách trên thế giới chu kỳ dùng khoảng 8-10 năm, Việt Nam trước đây 20 năm, nhưng giờ lại kéo ngắn chu kỳ chỉ 1 năm sẽ "khó chấp nhận, quá lãng phí".
"Hãy nhìn lên hình ảnh các trẻ em nghèo vùng núi, vùng bão lũ, sách vở không có mà học, huống chi mua mới hàng năm và nhìn thấy viễn cảnh đang xảy ra tôi rất buồn.
Tôi mong Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Phùng Xuân Nhạ cần cho kiểm tra lại việc này để có xử lý, giải thích phù hợp", GS Hạc nêu.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo khẳng định, thời kỳ ông còn công tác, mỗi môn học có một quyển sách giáo khoa riêng và khuyến khích sử dụng nhiều năm qua các thế hệ.
"Hiện nay, mỗi lớp có mười mấy môn học đi kèm với đó là SGK, sách bài tập, sách tham khảo... mỗi năm Nhà xuất bản bán ra lượng sách khổng lồ, nên việc in chung bài tập trong SGK cho học sinh viết vào, làm sách không thể tái sử dụng cho thế hệ sau là đại lãng phí", PGS Nhĩ nêu.
Ông chỉ rõ, như các đại biểu Quốc hội đã nêu ra, mỗi năm xã hội chi đến 1.000 tỷ để mua sách giáo khoa là con số rất lớn.
PGS Trần Xuân Nhĩ.
"Nếu chia tách bài tập với sách giáo khoa ra, tôi nghĩ sách bài tập mỗi năm có mua chỉ hết khoảng 100 tỷ còn lại là kinh phí mua sách giáo khoa khoảng 900 tỷ.
Như vậy, nếu học sinh dùng một năm rồi bỏ sách bài tập, chúng ta chỉ mất 100 tỷ còn lại 900 tỷ cho sách giáo khoa vẫn được tái sử dụng cho các năm sau, thế hệ tiếp theo.
Còn mỗi cuốn sách giờ đây in xong chỉ dùng một lần rồi bỏ làm phế liệu, trong khi còn rất nhiều học sinh vùng khó khăn còn đang thiếu sách, hàng năm vẫn cần từ thiện cung cấp SGK là điều khó chấp nhận", PGS Nhĩ bày tỏ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ, bản thân ông và không ít người cũng nhận thấy rõ vấn đề "có lợi" khi in sách giáo khoa mà chỉ sử dụng được một lần như thế này.
"Rõ ràng, nếu in gộp chung, sử dụng sách giáo khoa một lần như thế này thì như đại biểu Quốc hội đưa ra, mỗi năm sẽ có 1.000 tỷ đồng dành cho sách này.
Còn nếu chia ra, năm nay 1.000 tỷ nhưng sang năm chúng ta sẽ chỉ cần 100 tỷ và bổ sung thêm cho sách giáo khoa bị hỏng, không sử dụng được".
Chi cả nghìn tỷ đồng mua sách rồi bán giấy vụn
Trao đổi với PV, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, ông không am hiểu cụ thể về việc sách giáo khoa có viết trực tiếp lời giải bên trong, sử dụng một lần, tuy nhiên, đây có thể là các loại sách giáo khoa "lai" chức năng với vở bài tập.
"Theo tôi đây có thể là một cách, thủ thuật biên soạn sách giáo khoa chứ không phải lỗi khi để các chỗ trống trong sách để học sinh điền vào. Còn cái chính là do giáo viên hướng dẫn và học sinh sử dụng.
Nếu cứ thế điền vào các chỗ trống đó sẽ không sử dụng lại được còn muốn sạch sẽ, để sử dụng tiếp thì cần có cuốn vở ghi bên ngoài", GS Báo nói.
Tuy nhiên, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định, quan điểm của ông không nên để lại các "dấu tích" trên sách giáo khoa vì quá lãng phí.
"Nếu tôi là người dạy, chắc chắn tôi sẽ không cho học sinh viết vào sách giáo khoa bởi đó là sự lãng phí tiền của và các năm sau sẽ không dùng được cuốn sách này.
Tôi sẽ cho học sinh dùng vở riêng để chép ra, việc này chưa có kiểm chứng so với viết vào sách giáo khoa có tiết kiệm hơn không nhưng chắc chắn giúp sách giáo khoa sạch sẽ, thế hệ sau dùng được và học sinh có cơ hội quan trọng để viết lại, rèn luyện cách học tốt hơn", GS Báo nêu.
Trước ý kiến cho rằng, việc cho học sinh viết vào SGK là "thủ thuật, tiểu xảo" để bán sách, GS Báo cho hay, nhiều người có thể đưa ra suy luận này, bởi thực tế, SGK chỉ dùng được một lần nên người dân phải chi cả nghìn tỷ đồng mua sách rồi "phải bán giấy vụn và năm sau tiếp tục mua mới".
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Nửa tháng, trường Tiểu học quá tải ở Hà Nội khiến phụ huynh chóng mặt vì đổi lịch dạy 3 lần
Chiều 19/9, trường tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phát đi thông báo sẽ quay về lịch học ban đầu. Đây là lần thay đổi thứ 3, sau khi lịch học "lạ" của trường này bị phụ huynh phản ứng.
Báo Dân trí đưa tin, chiều 19/9, trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) đã phát thông báo lịch học chính thức của nhà trường thời gian tới.
Cụ thể, trường giữ nguyên mô hình học 8 buổi/tuần (từ 4 ngày) luân phiên cuối tuần và nghỉ 2 ngày giữa tuần. Đây là lần thứ 3 trường này thay đổi lịch học khi chỉ mới bắt đầu năm học mới.
Trước đó, nhiều phụ huynh phản đối lịch học trên vì khó khăn trong việc đưa đón, quản lý con trong ngày nghỉ luân phiên vào giữa tuần; lo ngại việc học của con bị ảnh hưởng do phải giảm tiết, cắt buổi học trong tuần, theo Báo An Ninh Thủ Đô.
Nhận phản ánh của phụ huynh, nhà trường bất ngờ thực hiện mô hình học một buổi/ngày từ ngày 17/9.
Học sinh khối 1, 2 sẽ học các buổi sáng; học sinh khối 3, 4, 5 học các buổi chiều (từ thứ Hai đến thứ Sáu). Với lịch học này, các tiết học tăng cường, tự chọn, hoạt động tập thể, học liên kết và hoạt động trông giữ học sinh ngoài giờ chính khóa sẽ bị loại bỏ.
Ngay khi có thông tin tiếp tục đổi lịch học một buổi/ngày, các phụ huynh có con học tại trường hoang mang:
"Có phải vì bị phụ huynh phản ứng với lịch học luân phiên của trường, nên trường và cơ quan chức năng dồn chúng tôi vào thế khó? Việc đưa ra quyết định đột ngột như vậy không thể nói là dựa trên tinh thần có lợi nhất cho học sinh và phụ huynh được", một phụ huynh nói.
Phương án này đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng sẽ gây khó cho bố mẹ do không có ai trông con nửa ngày còn lại vì bận đi làm.
Trong buổi họp phụ huynh của toàn trường, gần 100% cha mẹ học sinh mong muốn giữ nguyên mô hình học như ban đầu. Do vậy, nhà trường đã "chốt" phương án học 4 ngày/tuần (8 buổi).
"Về phương án học một buổi/ngày, đa số phụ huynh không đồng tình vì ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của gia đình. Nếu học một buổi/ngày rồi sáng hay chiều đưa đi đón về thì gia đình vất vả hơn nhiều" – một phụ huynh cho biết.
Phụ huynh có con đang học lớp 3 của trường chia sẻ, lịch học luân phiên như cũ ban đầu gây ra đôi chút khó khăn nhưng hiện gia đình đã sắp xếp ổn thỏa.
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng GD&ĐT Hoàng Mai chia sẻ trên Báo Phụ nữ Việt Nam, năm học 2018-2019 này, trường Tiểu học Chu Văn An chỉ có 4 lớp 5 ra trường nhưng lại nhận đến 23 lớp 1 với 1.145 học sinh.
Do không thể để sĩ số quá đông có thể tới 70 học sinh/lớp nếu học đủ 5 ngày/tuần nên trường phải chọn phương án là tổ chức mô hình học 4 buổi/tuần, có học luân phiên thứ Bảy. Kết quả là phương án giảm số ngày học và học rải rác trong tuần, học cả vào cuối tuần khiến học sinh và cha mẹ rất bức xúc.
Phòng GD&ĐT Hoàng Mai cũng thừa nhận việc bố trí học theo phương thức này, cha mẹ học sinh gặp khó khăn, thầy cô giáo cũng vất vả trong việc quản lý học sinh và phải dạy cả ngày cuối tuần.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018
Đắk Lắk: Bị buộc thôi việc, hơn 500 giáo viên viết thư cầu cứu
Biết thông tin ngày 30/10 UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) sẽ kết thúc hợp đồng với các giáo viên diện tuyển dư, hơn 500 người đã viết tâm thư cầu cứu gửi Thủ tướng.
Ngày 19/9, bà Nguyễn Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk cho Báo Người Đưa Tin biết, ngày 30/10 sẽ kết thúc hợp đồng với tất cả các giáo viên hợp đồng trên toàn huyện trong vụ tuyển dư hơn 500 giáo viên hợp đồng.
Theo bà Trinh, huyện đang tính toán số tiết, thời gian dạy thực tế để chi trả hỗ trợ cho các giáo viên hợp đồng.
Nhận thông tin này, các giáo viên của huyện Krông Pắk đã viết tâm thư kêu cứu gửi Thủ tướng.
Các giáo viên nghe UBND huyện Krông Pắk thông báo chấm dứt hợp đồng. (Ảnh: Zing) |
Cô giáo Hồ Thị Dung (trường THCS Vụ Bổn, huyện Krông Pắk) cho rằng, việc dôi dư hơn 500 giáo viên, lỗi này không thuộc về giáo viên hợp đồng mà thuộc về người ra quyết định. Thậm chí, có giáo viên đang mang thai khi nghe tin đã không chịu được cú sốc dẫn đến sảy thai rồi mất con.
Thầy giáo Hồ Quý Thắng (trường THCS Hoàng Văn Thụ) hy vọng sau khi tâm thư gửi tới Thủ tướng sẽ có một giải pháp nhân văn hơn cho 500 giáo viên hợp đồng.
Trước đó, Zing đưa tin, tình trạng dôi dư hơn 500 giáo viên nói trên do từ năm 2011-2015, ông Nguyễn Sỹ Kỷ – Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đã ký hơn 400 hợp đồng lao động, dù giáo viên của huyện đang dư thừa.
Anh Dương về nhà nuôi lợn sau khi bị chấm dứt hợp đồng. (Ảnh: Zing) |
Đến năm 2016, ông Y Suôn Byă mới giữ chức Chủ tịch UBND huyện tiếp tục ký tuyển dụng thêm 197 hợp đồng giáo viên, nhân viên trường học dù đã được Thanh tra tỉnh đề nghị phải khắc phục việc tuyển dụng dư thừa từ thời chủ tịch trước.
Tháng 1/2018, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu Đắk Lắk kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc Sở Nội vụ Đắk Lắk do không phát hiện sai phạm về hợp đồng lao động tại huyện Krông Păk. Đồng thời khiển trách Chủ tịch UBND huyện Krông Păk do đã ký hợp đồng với hàng trăm giáo viên.
Chiều 9/3, sau khi thông báo có 208 giáo viên sẽ bị chấm dứt hợp đồng vì "không đủ điều kiện xét tuyển", hàng trăm người đã kéo lên UBND huyện phản đối. UBND tỉnh Đắk Lắk đã phải tạm đình chỉ quyết định trên để tìm giải pháp thích hợp hơn.
Một giáo viên bật khóc khi nghe tin chấm dứt hợp đồng. (Ảnh: Zing) |
Đến ngày 22/4, UBND huyện Krông Pắk tổ chức thi tuyển giáo viên từ bậc mầm non đến THCS. Có 300 người không trúng tuyển và 508 giáo viên phải thanh lý hợp đồng.
Trong ngành giáo dục, đây không phải lần đầu hàng trăm giáo viên bị mất việc hàng loạt. Việc lãnh đạo địa phương phóng bút ký hợp đồng rồi phó mặc trách nhiệm kiểu "đem con bỏ chợ" khiến nhiều người bức xúc. Đơn cử, ngày 1/9/2016, 647 giáo viên, nhân viên hành chính ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cũng bất ngờ nhận thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với lý do không có nhu cầu sử dụng lao động hợp đồng tại thời điểm hiện tại.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018
Đề xuất tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo ma trận để tránh gian lận
Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học về giáo dục đã đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng gian lận trong chấm thi THPT quốc gia gây chấn động dư luận năm 2018 vừa qua.
Sáng 18/9, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thành tựu và thách thức", với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, theo Tri Thức Trực Tuyến.
Bà Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục. (Ảnh: Thúy Nga) |
Liên quan vấn đề thi và đánh giá năng lực, bà Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam – nhận định thế giới có 3 xu hướng về kiểm tra, đánh giá.
Thứ nhất là không thi tốt nghiệp THPT quốc gia, hiệu trưởng các trường phổ thông tự công nhận học sinh đủ điều kiện tốt nghiệp. Phương thức này được các nước như Hàn Quốc, Australia áp dụng.
Thứ hai là tổ chức thi THPT quốc gia, được nhiều nước trên thế giới lựa chọn như Trung Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Phần Lan…
Xu hướng thứ ba có thi THPT quốc gia, nhưng do các tổ chức khảo thí chuyên nghiệp đứng ra tổ chức, có thể thi 4 lần hoặc 6 lần/năm, thí sinh tự do đăng ký thời gian thi. Mỹ đang áp dụng hình thức này.
Trong đó, xu thế thứ hai và ba có 2 môn thi cốt lõi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Trong đó, các nước như Anh, Mỹ, Australia không áp dụng vì tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Ngoài môn thi bắt buộc, thí sinh cũng có thể thi các môn tự chọn, chuyên biệt để có định hướng vào đại học.
Nhìn lại ở Việt Nam, từ năm 1975 đến nay, chúng ta đã 6 lần đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Năm vừa qua đã xảy ra gian lận điểm thi gây rúng động xã hội.
Bà Nga khẳng định không thể bỏ được kỳ thi THPT quốc gia vì đây là cơ sở đánh giá năng lực 12 năm của học sinh và là cơ sở dữ liệu để Nhà nước có chủ trương, chính sách quy hoạch đầu tư cho phát triển giáo dục.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2017-2018 được đánh giá cao nhất vì thời gian thi ngắn gọn, có kết quả nhanh, giảm tốn kém, áp lực cho xã hội. Tuy nhiên, kỳ thi này vẫn còn có tiêu cực trong khâu chấm thi nên cần đổi mới kiểm tra, đánh giá.
"Không nên chấm chéo mà nên có ma trận tổ chức chấm thi để tránh hiện tượng bắt tay nhau giữa các tỉnh. Ma trận chấm thi sẽ phức tạp hơn chấm chéo giữa 2 tỉnh với nhau, nhưng cũng sẽ chặt chẽ, đảm bảo sự công bằng, khách quan hơn", bà Nga nói.
PGS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU) |
PGS Nguyễn Quý Thanh (Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) nhận định việc tổ chức một kỳ thi tại các cụm địa phương đã tạo nên sự đồng thuận xã hội vì đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ, tiết kiệm, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình, theo báo Vietnamnet.
Thêm vào đó, việc các thí sinh thi trắc nghiệm với tất cả các môn ngoại trừ môn Ngữ văn đã giảm bớt hiện tượng quay cóp, chép bài nhau. Học sinh không thể học lệch, học tủ mà phải nắm được kiến thức tổng quát mới đạt kết quả cao. Nhờ đó đã không còn hiện tượng lò thi hay "phao thi".
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực ấy vẫn có những bất cập. Kết quả thi chưa đảm bảo tính ổn định. Ví dụ, có những năm tỉ lệ điểm 10 cao đột biến đã gây ra băn khoăn trong dư luận xã hội về tính trung thực, khách quan của kết quả thi.
Tuy nhiên, GS Thanh cho rằng, vẫn cần thiết tiếp tục duy trì mô hình thi THPT quốc gia như hiện nay để đảm bảo tính ổn định, phát huy những điểm tích cực.
"Muốn phát huy được điều đó, trước nhất cần phải bổ sung, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi, câu hỏi tích cực đồng thời hoàn thiện kỹ thuật trong công tác tổ chức thi.
Ngoài ra cần phát huy triệt để tính ưu việt của bài thi chuẩn hóa, trong đó cần bảo mật tối đa cho câu hỏi đã được chuẩn hóa, sử dụng điểm thi năng lực để dư luận không còn phải băn khoăn về kết quả thi vì độ khó của kỳ thi qua các năm là khác nhau" – GS Thanh chia sẻ.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
TP. HCM biên soạn sách giáo khoa riêng trong lúc chờ khung chương trình của Bộ Giáo dục
TP. HCM sẽ có bộ sách giáo khoa (SGK) riêng do các chuyên gia hàng đầu viết và khắc phục những hạn chế của sách hiện hành. Việc biên soạn được thực hiện ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố chương trình khung.
Sở GD&ĐT TP. HCM chuẩn bị biên soạn tài liệu dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng vào năm học 2019-2020, Báo Pháp luật TP. HCM đưa tin.
Ông Đỗ Minh Hoàng – Chánh văn phòng Sở Giáo dục cho biết, thành phố sẽ thực hiện ngay khi có nội dung chương trình môn học từ Bộ GD&ĐT.
Tài liệu dạy và học môn vật lý do Sở GD-ĐT TP.HCM biên soạn đưa vào sử dụng trong nhiều năm nay và được đánh giá cao. Ảnh: Thanh Niên |
Để biên soạn bộ SGK, Sở GD&ĐT TP. HCM đã mời, tuyển chọn và tập huấn các chuyên gia, nhóm tác giả môn học về quan điểm viết sách theo định hướng phát triển tư duy của học sinh.
Từ nội dung trong SGK hiện hành, các nhóm tác giả viết một số bài mẫu, đưa ra các cách tiếp cận, định lượng kiến thức sao cho phù hợp với mục tiêu.
Theo Báo Thanh Niên, Bộ SGK sẽ bảo đảm các quy chuẩn kiến thức, kỹ năng, bám sát khung chương trình của Bộ; khắc phục nhược điểm của sách cũ như kiến thức nặng tính hàn lâm, xa rời thực tiễn.
Sách sẽ được biên soạn theo hướng tinh giản về mặt kiến thức nhưng hiện đại, có tính ứng dụng. Về hình thức, sách được xây dựng và thiết kế sinh động, khiến học sinh thích thú.
Ngoài ra, cấu trúc của sách phân theo chủ đề, chủ điểm, khác với truyền thống là chia theo tiết học.
Sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục được áp dụng tại nhiều tỉnh, thành. (Ảnh: Lao Động) |
Sau khi Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt bộ sách, mỗi trường ở TP. HCM tự đưa ra lựa chọn bộ sách phù hợp, có lợi cho học sinh.
Sở GD&ĐT TP. HCM nhấn mạnh việc không áp đặt các trường phải sử dụng bất kỳ bộ sách nào.
Liên quan đến việc lựa chọn sách và chương trình giảng dạy trong nhà trường, hiện nay, TP. HCM là một trong số ít những tỉnh, thành không áp dụng dạy học theo sách chương trình Công nghệ Giáo dục theo đề nghị của Bộ GD&ĐT năm 2017.
Lý do đưa ra là kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đã gần kề. Việc để giáo viên tiếp cận với chương trình khác trong khi dự kiến chương trình giáo dục phổ thông sắp ban hành, theo Sở Giáo dục TP HCM, là chưa phù hợp.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Đề xuất có phách và mã hóa bảo mật thông tin cho bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2018
Sau khi các vụ gian lận điểm thi THPT năm 2018 bị phanh phui, nhiều Sở GD&ĐT đề xuất tách riêng phiếu trả lời trắc nghiệm mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp; đồng thời có phách và mã hóa bảo mật thông tin và kết quả của thí sinh.
Báo Dân Trí đưa tin, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng, đại diện nhiều Sở GD&ĐT đề xuất thay đổi liên quan đến bài thi trắc nghiệm để chống gian lận.
Theo đó, đề xuất tách phiếu trả lời trắc nghiệm ở mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp; đồng thời mã hóa phách phiếu trả lời trắc nghiệm, tránh tiêu cực khi để lộ thông tin thí sinh.
Thí sinh sau khi thi xong môn Lý và Hoá tại điểm thi trường THCS Trần Văn Ơn (TP. HCM). (Ảnh: Dân Trí) |
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam nói trên Báo Đời sống & Pháp lý: "Chúng ta nên tách ra mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp là một phiếu trả lời trắc nghiệm. Như vậy được mấy điều: Người làm công tác coi thi có thể quản lý phiếu trả lời trắc nghiệm tốt hơn; tránh thí sinh sau giờ nghỉ giữa 2 môn thi có thể các em hỏi các bạn và về điều chỉnh.
Tôi cho rằng, trong phiếu trả lời trắc nghiệm nên làm phách, khi xử lý phiếu trắc nghiệm họ sẽ không biết bài thi của thí sinh nào, từ đó bảo đảm độ bảo mật của bài thi".
Bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho rằng, nên nghiên cứu để có thể mã hóa về phách, làm sao cán bộ chấm thi không thể biết được bài đó là bài thi của học sinh nào. Hội đồng làm phách trắc nghiệm và tự luận nên cách ly triệt để đến khi chấm xong.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng đề xuất mỗi môn thi có thể tách riêng thành một phiếu trắc nghiệm, sau đó niêm phong để tiếp tục môn khác. Làm như vậy cũng sẽ tạo thoải mái hơn cho giám thị.
Tại kỳ thi năm nay, thí sinh làm bài thi tổ hợp trên cùng một Phiếu trả lời trắc nghiệm. Trong khoảng thời gian nghỉ chờ và làm thủ tục thi giữa 2 môn thành phần đã xảy ra trường hợp "lọt" đề môn trước tràn lan trên mạng xã hội. Vì vậy, việc trao đổi và sửa kết quả trên phiếu trả lời không khó xảy ra.
Trước đó, tổ công tác phát hiện dấu hiệu sửa Phiếu trả lời trắc nghiệm của một số thí sinh ở Sơn La; đồng thời, ảnh bài thi gốc của thí sinh cũng bị xóa dữ liệu.
Tại Hà Giang, Vũ Trọng Lương – Phó phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang được xác định đã trực tiếp sửa điểm hơn 300 bài thi của 114 thí sinh tại cụm thi THPT Quốc gia tại Hà Giang.
Cán bộ này đã đối chiếu với số báo danh nhận được qua tin nhắn điện thoại và nhập lại điểm (chỉnh sửa điểm) cho thí sinh. Bất ngờ hơn, cán bộ này chỉ dùng hết 6 giây để chỉnh sửa điểm cho một thí sinh trong khi thành viên ban giám sát vẫn túc trực, theo Infonet.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016