Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018
Hầu hết quán quân Olympia đã đi du học Úc ở ngôi trường này và có tới 15/17 người không về nước
Người duy nhất du học ở 1 ngôi trường khác là Lương Phương Thảo (quán quân năm thứ 3 - du học Đại học Monash, Úc) cũng là người duy nhất về Việt Nam sinh sống và làm việc.
Trong số 17 quán quân của Đường lên đỉnh Olympia, duy nhất thí sinh Lương Phương Thảo cựu học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long, là quán quân năm thứ 3 hiện làm việc tại TP. HCM. Tất cả các quán quân còn lại đều du học ở Úc và ở lại không về nước. Riêng quán quân gần đấy nhất là Phan Đăng Nhật Minh chưa đi du học.
- Trần Ngọc Minh (quán quân năm đầu tiên): đã tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne ngành telecom, hiện làm việc ở Canberra, Úc.
- Phan Mạnh Tân (quán quân năm thứ 2): PhD Software Engineering ở Đại học Kỹ thuật Swinburne, đang làm việc cho IBM ở Melbourne.
- Lương Phương Thảo (quán quân năm thứ 3): tốt nghiệp Thạc sĩ Marketing ở Đại học Monash, Melbourne. Năm 2011, cô làm ở một công ty quảng cáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Võ Văn Dũng (quán quân năm thứ 4): tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne, ngành Information Systems & Business (Accounting), hiện là kế toán viên ở Melbourne.
- Đỗ Lâm Hoàng (quán quân năm thứ 5): đã tốt nghiệp chuyên ngành Telecom, hiện làm việc tại Melbourne.
- Lê Vũ Hoàng (quán quân năm thứ 6): đã tốt nghiệp chuyên ngành Electrical Engineering, đang học lên PhD ở Đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Lê Viết Hà (quán quân năm thứ 7): sinh viên năm cuối chuyên ngành Robotics ở Đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Huỳnh Anh Vũ (quán quân năm thứ 8): giảng viên ngành Kinh tế tại Đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Hồ Ngọc Hân (quán quân năm thứ 9): sinh viên năm 3 ở đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Phan Minh Đức (quán quân năm thứ 10): đã tốt nghiệp ngành Thương mại, đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Phạm Thị Ngọc Oanh (quán quân năm thứ 11): sinh viên năm 3 ngành Tài chính - Ngân hàng, đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Đặng Thái Hoàng (quán quân năm thứ 12): sinh viên năm 2 ngành Xây dựng tại đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Hoàng Thế Anh (quán quân năm thứ 13): sinh viên ĐH Kỹ thuật Swinburne.
- Nguyễn Trọng Nhân (quán quân năm thứ 14): học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne, chuyên ngành Kỹ sư phần mềm từ năm 2015.
- Văn Viết Đức (quán quân năm thứ 15): sinh viên của ĐH Kỹ thuật Swinburne năm 2016.
- Hồ Đắc Thanh Chương (quán quân năm thứ 16): du học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne.
- Phan Đăng Nhật Minh (quán quân năm thứ 17): chưa đi du học.
Phan Đăng Nhật Minh (quán quân năm thứ 17) hiện chưa đi du học.
Một điều rất dễ dàng để nhận thấy là hầu hết quán quân của Đường lên đỉnh Olympia đều du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne. Và cũng rất đặc biệt, người duy nhất du học ở 1 ngôi trường khác là Lương Phương Thảo (quán quân năm thứ 3 - du học Đại học Monash, Úc) cũng là người duy nhất về Việt Nam sinh sống và làm việc.
Đại học kỹ thuật Swinburne đã tài trợ học bổng trị giá 100%, 50% và 25% cho các bạn thắng giải chung kết năm lần lượt theo thứ hạng Nhất, Nhì và Ba của Đường lên đỉnh Olympia.
Viện Đại học Công nghệ Swinburne hay Đại học Công nghệ Swinburne (Swinburne University of Technology) là một viện đại học công lập ở Melbourne, bang Victoria, Úc. Swinburne được thành lập bởi George Swinburne vào năm 1908.
Hoàng Thế Anh (quán quân năm thứ 13): sinh viên ĐH Kỹ thuật Swinburne.
Swinburne có 5 phân hiệu (campus) tại Melbourne: Croydon, Hawthorn, Lilydale, Prahran, Wantirna - và phân hiệu tại Sarawak, Malaysia, với hơn 30.000 sinh viên toàn thời gian, bao gồm cả 7.000 du học sinh đến từ hơn 100 quốc gia.
Đại học Kỹ thuật Swinburne nằm trong top 3% các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu hàng đầu thế giới, theo nhiều danh sách xếp hạng học thuật trên thế giới.
Swinburne có vị trí top 100 thế giới của bảng xếp hạng ARWU về chuyên ngành Vật Lý. Swinburne là trường duy nhất nằm ngoài nhóm 8 trường Đại học lớn nhất ở Úc (Group of Eight) được xếp trong top 100 trường đứng đầu thế giới về lĩnh vực khoa học này.
Swinburne nằm trong top 400 trường đại học hàng đầu thế giới theo danh sách xếp hạng của Times Higher Education World University Rankings và nằm trong top 500 đại học hàng đầu theo QS World University Rankings.
Theo The Good Universities Guide Rankings Swinburne là đại học được đánh giá cao nhất ở Melbourne về Chất Lượng Giảng Dạy, Hài Lòng Sau Tốt Nghiệp và Kỹ Năng Toàn Diện.
Swinburne còn được công nhận là trường đại học có tỷ lệ sinh viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cao, và nhận được xếp hạng 4 sao về tỉ lệ sinh viên có việc làm ổn định sau khi ra trường.
Các lĩnh vực đào tạo của trường bao gồm: Văn Chương, Tâm Lý Học và Khoa Học Xã hội Kinh doanh, Thương mại và Quản trị Thiết Kế, Phim và Truyền hình Truyền thông Kỹ thuật Số (bao gồm Truyền thông Đa Phương Tiện và Games) Kỹ thuật, Hàng Không và Công nghệ Y tế và Dịch vụ Cộng đồng Quản lý Khách sạn, Du lịch và Quản lý Sự kiện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Khoa Học.
Hồ Đắc Thanh Chương, vô địch năm thứ 16
Nguyễn Thành Vinh, Á quân Đường lên đỉnh Olympia năm đầu tiên từng gây tranh cãi vì chia sẻ lý do không về nước: "Tôi cũng định quay về sau khi học xong đại học. Nhưng khi đó tôi nhận thấy tôi không có một cơ hội công việc nào rõ ràng cả.
Tôi vốn thích làm nghiên cứu nên tôi tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ở lại học tiếp. Rồi tôi chuyên tâm với con đường nghiên cứu giảng dạy, nên về Việt Nam khó cho tôi làm được trọn vẹn con đường tôi chọn nên tôi quyết định ở lại nước ngoài.
Gia đình hiện tại của Nguyễn Thành Vinh - chàng Nam si tình của Phía trước là bầu trời
Về nước lãng phí thì rõ ràng rồi. Vì chúng tôi đã bỏ hết tuổi trẻ ra để học, để đeo đuổi một con đường và muốn làm những thứ chuyên môn đúng nghĩa nhưng ở Việt Nam thì chắc chắn là khó làm được.
Nhưng còn những lý do khác. Thứ nhất, cuộc sống bên này sẽ tốt hơn cho những ai đã học xong. Gia đình tôi sẽ sống thoải mái hơn và các con tôi sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn.
Và, điều kiện, môi trường làm việc chắc chắn tốt hơn.
Bên này, tôi không phải lo lắng đến việc phải làm thêm một cái gì đó để sống cả. Làm đúng công việc của mình có thể sống khỏe, sống yên. Những người có chuyên môn chỉ cần sống với chuyên môn, không cần phải chạy đua chức tước hay gì cả."
Minh Hải
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Đánh vần theo sách CNGD, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng: Không thể đem con em ra làm “chuột bạch” miết được
Sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại không được thí điểm ở Đà Nẵng nhưng được áp dụng ở 100% các trường tiểu học của vùng đất học Thành Nam.
Infonet đưa tin, ngày 30/8, lãnh đạo Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, thành phố không thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vào việc dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học.
Bà Hồ Thị Cẩm Bình – Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD&ĐT Đà Nẵng) cho biết, chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục thiên về phát triển ngữ âm, chủ yếu với học sinh có khó khăn về phát âm hoặc phát âm không chuẩn. Chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục đang được thành phố thực hiện ổn định, chất lượng của học sinh vẫn tốt nên không thí điểm sách này.
Học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (Nam Định) trong giờ học môn Toán chương trình công nghệ. (Ảnh: Vietnamnet) |
Ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cũng khẳng định, việc thí điểm và thử nghiệm cần trên cơ sở phù hợp và có thể chấp nhận được.
"Thử món nào phải đàng hoàng món đó, chứ không thể đem con em ra làm "chuột bạch" miết được. Chủ trương của Đà Nẵng là không thí nghiệm, không thử nghiệm những mô hình quá lạ lẫm. Không phải là mình sợ, mà lý do là mọi cái thí nghiệm, thực nghiệm phải được kiểm định một cách tương đối bài bản, chứ còn mới dự thảo mà đưa cho Đà Nẵng thử nghiệm thì không ủng hộ!" – Ông Nguyễn Đình Vĩnh nhấn mạnh.
Theo SGGP, chương trình công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được thí điểm năm 1978, sau đó năm 1985 được mở rộng ra các tỉnh. Đến năm 2000, chương trình được áp dụng tại 43 tỉnh, thành nhưng sau đó bị tạm dừng vì Luật Giáo dục 2005 quy định thực hiện một chương trình, một bộ SGK thống nhất trong cả nước.
Thí điểm Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục. (Ảnh: Lao Động) |
Năm 2008, chương trình này được quay lại thực hiện ở 8 tỉnh. Năm học 2010-2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc đó là ông Phạm Vũ Luận đã cho phép thí điểm bộ sách này trong nhà trường. Đến nay, chương trình đã được áp dụng tại 49 tỉnh, thành với hơn 800.000 học sinh.
Tại Nam Định, chương trình công nghệ giáo dục được dạy ở 100% các trường tiểu học từ 6 năm nay. Đặc biệt, trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (TP. Nam Định) và Tiểu học Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng) chọn đưa cả 3 môn Toán, Tiếng Việt và Giáo dục lối sống dạy thí điểm, theo Vietnamnet.
Trên cả nước hiện đang tồn tại song song cả hai chương trình dạy Tiếng Việt ở lớp 1. Bên cạnh đó, vẫn xảy ra sự thiếu thống nhất, bất cập khi lớp 1 học theo sách công nghệ giáo dục, lớp 2 học sách đại trà.
Về điều này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung – giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ trên Báo Lao Động, ngôn ngữ là thói quen nên cần có bước chuẩn bị. Bên cạnh đó, cải cách phải đảm bảo ngắn gọn, dễ sử dụng và đặc biệt là tính thống nhất, tính hệ thống thì mới được xem là cải cách thành công.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018
Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018
Chàng trai 21 tuổi bỏ ngang Đại học, mở công ty sản xuất siêu nhân "khủng" kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng
Với ước mơ được khoác bộ đồ siêu nhân do chính mình làm ra, Đỗ Đức Mười đã không ngừng học tập và sáng tạo. Hiện tại chàng trai này đã sở hữu một công ty sản xuất trang phục siêu nhân có doanh thu ổn định vài trăm triệu mỗi tháng.
Siêu nhân chắc chắn là một ký ức tuổi thơ không thể nào quên được của thế hệ 8X, 9X. Đỗ Đức Mười (21 tuổi, quê Lào Cai) cũng mang theo ước mơ được mặc bộ đồ siêu nhân từ thời còn tấm bé.
Hầu hết mọi người khi lớn lên sẽ cho rằng siêu nhân chỉ là giấc mơ trẻ con, nhưng Mười lại khác. Chàng trai không từ bỏ giấc mơ đó, ngược lại, Mười không ngừng mày mò, tìm hiểu để sáng tạo nên những bộ sưu tập trang phục siêu nhân của riêng mình.
Mười bên sản phẩm của mình.
Bỏ ngang Đại học để theo đuổi đam mê
"Năm lớp 11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ, hóa trang, mình đã tự may trang phục, hóa thân thành "Người sắt" trong phim Iron Man của Mỹ. Bộ trang phục được thực hiện trong vòng 1 tháng, từ việc lên ý tưởng, phác thảo ra giấy, sau đó thực hiện may và lắp ráp.
Ngày hôm đó, khi mình xuất hiện trên sân khấu cả hội trường như vỡ òa ra, liên tục reo hò thích thú. Tiết mục của mình về sau cũng được bình chọn là tiết mục xuất sắc đại diện cho trường đi giao lưu với các trường khác.
Trẻ con khu phố thích thú vây quanh mô hình siêu nhân
Sau biểu diễn, bộ đồ được một người khác mua lại với giá 1 triệu đồng, lúc đó đối với mình là nhiều lắm, đó là sản phẩm đầu tiên mình làm ra và bán được. Từ đó bắt đầu có một số shop thời trang đặt hàng, mình cũng có điều kiện để sáng tạo, theo đuổi giấc mơ", Mười chia sẻ.
Học xong cấp 3, Mười thi vào khoa Nội thất, ĐH Kiến trúc Hà Nội. Tuy nhiên chàng trai cho rằng mình không định học kiến trúc mà chỉ muốn được học những kiến thức cơ bản của hình học, nghệ thuật.
"Sau khi học xong các kiến thức đại cương về hình khối, nghệ thuật..., mình quyết định không làm đồ án tốt nghiệp mà bỏ ngang. Mình cho rằng tốn thêm 1 năm cho những kiến thức về kiến trúc là không cần thiết đối với công việc của mình", Mười nói.
Sản phẩm chào mừng World Cup 2018
Thành công đang đến
Sau khi nghỉ học, chàng trai đã tập hợp một nhóm bạn cùng đam mê, thuê xưởng, mua máy móc. "Sau khi nghỉ học thì mình bắt đầu mở xưởng, tuy nhiên dụng cụ thiếu thốn, không có kinh nghiệm nên liên tục lỗ. Một thời gian sau, khi công việc bắt đầu đi vào ổn định mình mới dám nói với cha mẹ về quyết định của mình.
Herman, siêu nhân gắn liên với thế hệ 8x, 9x.
May mắn cho chàng trai là cha mẹ cũng tin tưởng và hỗ trợ Mười. Cha của bạn đã quyết định cầm cố nhà vay cho con 200 triệu để mua máy móc.
Căn chỉnh các chi tiết sản phẩm.
Hiện tại chàng trai cho rằng doanh nghiệp của mình vẫn đang ở điểm khời đầu, chưa đến lúc cần gọi vốn. Một sản phẩm thường có kích thức cao khoảng 2 đến 3,5m, giá từ 25 đến 35 triệu đồng, trung bình thời gian hoàn thiện khoảng 30 ngày.
Sau nhiều lần di chuyển địa điểm xưởng, hiện Mười đang thuê một căn hộ liền kề xây thô làm nơi sản xuất. 10 nhân công đều được Mười tuyển chọn kỹ càng. "Ngoài năng khiếu còn cần đam mê mới cho ra một sản phẩm ưng ý, lương của các bạn khoảng 7 triệu đồng một tháng hoặc ăn theo sản phẩm. Doanh số trung bình khoảng 180 triệu, tháng cao điểm khoảng 250 đến 300 triệu một tháng", chàng giám đốc doanh nghiệp khởi nghiệp nói.
Một bộ sưu tập của công ty tham gia lễ hội hóa trang.
Sản phẩm hiện tại của công ty gồm các bộ trang phục hóa trang, mô hình nhân vật trong phim và các bộ phận chân tay giả dành cho những người khuyết tật. Khách hàng là các cửa hàng hóa trang, các doanh nghiệp game, một vài hãng phim cũng đã liên hệ đặt hàng.
Chàng giám đốc trẻ tuổi cũng cho biết đã liên hệ với các đối tác công nghệ để cho ra đời những sản phẩm có thể hoạt động được theo yêu cầu của khách hàng. Công ty cũng đã liên kết với những đơn vị khác dự định tài trợ cho những lễ hội hóa trang trong tương lai.
Bá Cường
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018
5 câu đố “hack não” kiểm tra khả năng phản xạ cực chính xác
Não bộ sẽ trở nên linh hoạt, tư duy nhạy bén hơn nếu bạn thường xuyên trả lời những câu hỏi IQ như dưới đây.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018
Mức học phí tại trường có hàng trăm xế hộp xếp hàng dài trong buổi họp phụ huynh
Hình ảnh được ghi lại tại khu vực trường Tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vào buổi họp phụ huynh đầu năm.
Ước tính có khoảng 500 xế hộp xếp hàng dài trong buổi họp phụ huynh của trường. Ảnh cắt từ clip.
Mới đây, cư dân mạng xôn xao về đoạn clip dài hơn 4 phút ghi lại ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), trong đó có hàng loạt các siêu xe đắt tiền.
Theo tìm hiểu của Vietnammoi, những chiếc xe xuất hiện trong clip này được ghi lại tại trường Hoàng Việt (có địa chỉ số 42 Phạm Hùng, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột).
Toàn cảnh ngôi trường. Ảnh: Trường Hoàng Việt
Trường có khuôn viên rộng tới hơn 10 hecta, được thiết kế như một khu sinh thái thoáng mát, rợp bóng cây xanh.
Trường được chia thành nhiều khu khác nhau như: 2 khu kí túc xá hiện đại cho học sinh nội trú, 3.600 m2 vườn thực nghiệm sinh học, khu thể thao đa năng với 3 hồ bơi trong nhà, 5 sân bóng đá, 4 sân bóng rổ, 4 sân cầu lông, 3 sân bóng chuyền, 2 sân tennis, 2 khu trò chơi, khu trang trại thực phẩm sạch 8 hecta ....
Được biết đây cũng là một trong các ngôi trường sở hữu hệ thống cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế, hiện đại hàng đầu Việt Nam.
Hàng trăm ôtô đậu kín hai bên đường khi phụ huynh đi họp, trong đó có nhiều xe sang. Ảnh: Cắt từ clip.
Xe đậu kín cả trong khuôn viên trường.
Trao đổi với Tri thức trực tuyến, ông Nguyễn Quang Lâm, Trưởng phòng Marketing, trường Tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt, cho biết clip trên quay tại buổi họp phụ huynh ngày 26/8.
Số lượng học sinh năm học 2018-2019 là 2.300 em, đến từ Tây Nguyên, Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP.HCM… với mức học phí theo thông báo của nhà trường thấp nhất là 3,1 triệu đồng, cao nhất 8,7 triệu đồng theo cấp học.
Trường Tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 3/2014, tổng kinh phí trên 400 tỉ đồng do doanh nhân Lê Đình Hiền sáng lập.
Sáng 4/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác đã tới tham dự lễ khánh thành trường.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ, dù cơ sở vật chất của nhà trường có hiện đại đến mấy, quan trọng vẫn là chất lượng dạy và học. "Dạy làm người rất khó khăn, nhưng không phải không làm được" - Bộ trưởng Nhạ nói.
Bộ trưởng mong muốn bên cạnh đẩy mạnh, nâng cao đổi mới phương pháp thì yếu tố dạy làm người, đạo đức lối sống được nhà trường chú trọng để có một thế hệ học sinh phát triển toàn diện, tránh trường hợp học lệnh, học để thi lấy bằng cấp, ghi nhận của báo Người lao động.
PV
Theo Kênh 14/Thời Đại
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
[unable to retrieve full-text content]
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Bộ GD&ĐT yêu cầu lễ khai giảng năm học mới chỉ tổ chức vào buổi sáng ngày 5/9
Công văn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gửi các sở giáo dục và đào tạo, các địa phương về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2018-2019, nhấn mạnh, lễ khai giảng năm nay tổ chức thống nhất vào buổi sáng 5/9 với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh.
Chỉ còn vài ngày nữa là học sinh các cấp thực sự bước vào năm học mới. Vì thế, công tác chuẩn bị cho các em học tập cần được chú trọng hơn là tổ chức lễ khai giảng hoành tráng, thiếu thiết thực.
Bởi vậy, trong công văn gửi Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT đề nghị khẩn trương hoàn thành việc bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, ưu tiên các hạng mục như phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, bảo đảm khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp; phấn đấu bước vào năm học mới, các trường học có nhà vệ sinh và công trình nước sạch đảm bảo yêu cầu.
Xem xét nhà bếp ăn cho học sinh bán trú; nhà vệ sinh; đảm bảo đủ điều kiện để các em được ăn bán trú, học trong môi trường giáo dục văn minh.
Việc tổ chức các hoạt động đầu năm học phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường. (Ảnh minh họa). |
Công văn nhấn mạnh các điểm sau: Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động thu, chi đầu năm học, bảo đảm các khoản thu đúng quy định hiện hành; khắc phục triệt để tình trạng lạm thu; xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục xảy ra vi phạm.
Để học sinh làm quen với trường tốt nhất, hòa nhập nhanh nhất thì nhà trường cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống của nhà trường. Phổ biến nội quy; bộ quy tắc ứng xử; quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh về học lực, hạnh kiểm và các quy định khác của nhà trường. Tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia lao động, vệ sinh trường, lớp học, công trình vệ sinh trong trường học…Việc này cần thiết thực hiện thường xuyên nhưng cần thực hiện với học sinh mới vào trường, vào cấp.
Vì sao năm nay Bộ lại quy định 1 ngày tổ chức lễ khai giảng thống nhất vào ngày 5/9? Đây là điều cần thiết. Vì trước đó, việc tổ chức lễ khai giảng năm học mới khá nhiêu khê, tùy thuộc vào mối quan hệ của lãnh đạo nhà trường với lãnh đạo địa phương. Ví dụ, lãnh đạo địa phương sắp xếp được đến khai giảng giờ nào thì tổ chức vào giờ đó. Bởi thế, đã có năm, phụ huynh bất bình lên tiếng việc nhà trường để học sinh chờ khai giảng quá lâu…
Công văn yêu cầu: Lễ Khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào buổi sáng 5/9/2018. Chương trình khai giảng ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm.
Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức "Ngày hội đến trường của bé" một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; phù hợp với điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương; bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
N.Hòa
Theo Thời Đại
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018
Phụ huynh hoang mang trước cách đánh vần lạ của học sinh lớp 1: Bộ GD-ĐT vào cuộc xác minh
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một cô giáo hướng dẫn cách dạy con lớp 1 đánh vần "lạ" khiến nhiều phụ huynh hoang mang khó hiểu.
Ngày 26/8, liên quan đến sự việc trên, ông Tạ Ngọc Trí – Phó vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Vụ sẽ vào cuộc xác minh clip được đăng tải trên mạng xã hội, theo VTCnews.
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết, đây cũng không phải chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD-ĐT đang xác minh và sẽ sớm có thông tin về việc này.
Trong đoạn clip được phụ huynh ghi lại, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cách đánh vần này vẫn khiến các bậc phụ huynh thấy "ngờ ngợ" và có vẻ khác thường.
Cụ thể, theo nội dung clip được chia sẻ, giáo viên này đang đứng trên bục giảng, hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình đánh vần các từ "k", "qu" theo chương trình mới đều phải đọc là "c", hay thay đổi cách đánh vần của các từ "iên", "uôn".
Clip đăng tải ngay lập tức gây xôn xao dư luận, thu hút hàng triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận. |
Chỉ ngay sau khi được đăng tải vài giờ, đoạn clip ngay lập tức gây xôn xao dư luận, thu hút hàng triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Nhiều ý kiến bày tỏ sự hoang mang và lo ngại không biết đây thực sự có phải là chương trình giáo dục mới được áp dụng không.
Một người dùng Facebook tên là Nguyen Hoa bày tỏ sự hoang mang:" Tại sao âm k đọc thành cờ vậy làm sao học sinh viết đúng chính tả đây trời vậy hai chữ này chỉ dùng một chữ đúng là ca còn ka không có nghĩa gì hết"
Theo Vietnamnet thông tin, bài giảng trong clip trên là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, đây là chương trình được áp dụng ở nhiều trường học miền núi.
Cô giáo Phạm Thị Khánh, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba (huyện Sơn Trà, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, chương trình này góp phần giúp học sinh dân tộc thiểu số làm quen với tiếng Việt và củng cố kiến thức vững chắc cho học sinh.
Trang Vũ (tổng hợp)
Nguồn : Tinnhanhonline.vnClick help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Đuổi việc giáo viên mầm non nhồi nhét thức ăn và bạo hành cháu bé hơn 2 tuổi ở Hà Nội
Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn cho biết đã làm việc với chủ cơ sở và cô giáo Ngọc A., tại buổi làm việc, cô A., giải trình, sự việc xảy ra vào chiều 21/8.
Theo báo VTC News, ngày 26/8, anh Hoàng Tuấn Vũ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa phản ánh về việc cháu mình là bé Nguyễn Gia B. (2,5 tuổi) bị cô giáo ở trường Mầm non tư thục Trẻ Thơ (tại khu chợ Nam Cương, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) nhồi nhét thức ăn và đánh.
Anh Vũ cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 21/8, trong bữa ăn chiều tại trường Mầm non Trẻ Thơ. Theo nội dung camera giám sát tại trường cho thấy, nữ giáo viên liên tục nhồi nhét thức ăn vào miệng bé B. Khi thấy bé nôn và khóc, cô đã lôi bé ra cửa để đánh.
Giáo viên mầm non nhồi nhét thức ăn, đánh không thương tiếc bé trai 2 tuổi ở Hà Nội. (Ảnh: cắt từ clip). |
Tối 26/8, bà Phạm Thị Lan Hương, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn cho biết, phòng đã làm việc với cơ sở trông trẻ tư thục có tên Ngôi Nhà Tuổi Thơ đóng tại xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Cô giáo có hành vi nhồi nhét thức ăn, đánh cháu bé bị chủ cơ sở này cho nghỉ việc.
Theo bà Hương, nữ giáo viên có hành vi nhồi nhét thức ăn, đánh bé trai trong clip tên Hoàng Ngọc A. (SN 1994). Cô Ngọc A. có đủ bằng cấp hành nghề trông giữ trẻ và mới chuyển đến làm việc tại Ngôi nhà Tuổi Thơ từ tháng 3/2018, theo Trí Thức Trẻ.
Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn cũng cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, phòng đã làm việc với chủ cơ sở và cô giáo Ngọc A.
Tại buổi làm việc, cô A. giải trình, sự việc xảy ra vào chiều 21/8, khi cô cho các cháu ăn. Cuối buổi, bé trai ăn chậm, nhè thức ăn ra, cô tiếp tục xúc vào. Khi cháu khóc, cô A. bế cháu ra ngoài và đánh cháu bé hai cái.
Sau khi sự việc xảy ra, chủ cơ sở đã cho cô Ngọc A. làm giải trình và cùng cô này đến nhà cháu bé xin lỗi gia đình.
Cũng theo bà Hương, hiện cô Ngọc A. đã bị chủ cơ sở cho nghỉ việc, còn cháu bé sức khỏe ổn định không ảnh hưởng gì.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về cơ sở có giấy phép hoạt động hay không bà Hương trả lời, cơ sở tư nhân này do chính quyền xã cấp phép và quản lý. Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn cũng đến kiểm tra cơ sở vật chất, đủ tiêu chuẩn mới cho hoạt động.
"Hiện cơ sở có có hai nhóm lớp với tổng số 30 cháu đang theo học cả ngày, độ tuổi các cháu từ 2-3 tuổi. Công an cũng đã vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc", bà Hương nói.
Trang Vũ (tổng hợp)
Nguồn : Tinnhanhonline.vnClick help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Quảng Trị cần hơn 500 phòng học, Quảng Ngãi thiếu trầm trọng giáo viên
Năm học mới tới gần nhưng cảnh thiếu phòng học, không có giáo viên đứng lớp đang là thực trạng đáng lo ngại ở nhiều huyện của tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi.
Huyện miền núi Quảng Ngãi thiếu giáo viên đứng lớp
Theo chủ trương của ngành Giáo dục, từ năm học 2018 – 2019, các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi không được ký hợp đồng lao động với giáo viên ngoài biên chế. Hậu quả, nhiều huyện miền núi của tỉnh này đang thiếu trầm trọng giáo viên đứng lớp, khi số giáo viên trong biên chế không đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy tại các điểm trường.
Nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị đang thiếu vài chục giáo viên đứng lớp trong năm học mới. (Ảnh: Internet) |
Theo Petrotimes, huyện Tây Trà có khoảng 5.900 học sinh ở 3 cấp học. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy cần thêm 41 giáo viên ngoài biên chế (mầm non cần 16, Tiểu học 15 và Trung học cơ sở 10). Giờ không được phép ký hợp đồng với các giáo viên, huyện không biết phải giải quyết thế nào.
Tương tự, huyện Trà Bồng cũng gặp khó khi thiếu tới 47 giáo viên đứng lớp, trong đó có 8 giáo viên tiếng Anh và 5 giáo viên Tin học.
Ông Trần Minh Diệp, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng lo lắng, nếu không được ký hợp đồng để bổ sung số giáo viên còn thiếu thì buộc phải giảm quy mô bán trú để đưa giáo viên về các điểm trường còn thiếu.
"Làm vậy là đi ngược với chủ trương chung của ngành và sẽ kéo chất lượng giáo dục đi xuống. Tuy nhiên nếu không làm vậy, các điểm trường sẽ không có giáo viên đứng lớp", ông Diệp băn khoăn.
Nếu không được phép ký hợp đồng để có thêm giáo viên, nhiều điểm trường bán trú sẽ phải giảm quy mô giảng dạy. (Ảnh: Petrotimes) |
Quảng Trị thiếu 560 phòng học
Không gặp khó khăn vì thiếu giáo viên như Quảng Ngãi nhưng Quảng Trị lại đang thiếu trầm trọng phòng học tại nhiều điểm trường. Năm học mới, học sinh ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới vẫn phải học trong các phòng học tạm.
Quảng Trị vẫn đang thiếu 560 phòng học khi bước vào năm học 2018-2019. (Ảnh: Dân Trí) |
Theo Báo Dân Trí, trong hè 2018, tỉnh Quảng trị đã xóa được 18 phòng học tạm. Đồng thời, sử dụng 74 tỷ đồng để sửa chữa trường, lớp, xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học… Tuy nhiên, tỉnh này vẫn đang còn thiếu hơn 560 phòng học, 733 phòng bộ môn, 252 phòng ở công vụ cho giáo viên, 253 nhà vệ sinh cho giáo viên và 236 nhà vệ sinh cho học sinh…
Trang Vũ (Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018
Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018
Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018
Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018
Hàng trăm trẻ mầm non ở Hà Tĩnh bị từ chối nhận lớp trong ngày tựu trường
Sáng 20/8, khi hàng triệu học sinh hân hoan tựu trường thì nhiều trẻ mầm non ở Hà Tĩnh lại hụt hẫng ra về vì không được nhận vào lớp.
Ông Nguyễn Văn Tư (60 tuổi, phường Thạch Linh) chia sẻ với Dân Trí: "Tôi đưa cháu đến nhập học nhưng không được. Nhà trường giải thích là chỉ tiêu tuyển sinh bị cắt giảm vì thiếu giáo viên. Còn việc các cháu lúc nào có thể đến trường thì họ chưa dám hứa vì không đủ thẩm quyền".
Liên quan đến vấn đề này, bà Lê Thị Thắng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Linh cho biết, năm nay trường được cấp trên giao chỉ tiêu tuyển sinh 10 lớp học với 320 em, trong số này chỉ có 2 lớp cho trẻ 3 tuổi. Theo kế hoạch, trường sẽ chuyển 38 em 2 tuổi từ nhà trẻ lên và tuyển thêm 12 em nữa là đủ định biên. Nhưng hiện có đến 85 em muốn vào học nên dư 73 em.
Không nhập học được cho con, hàng chục phụ huynh đành phải đưa trẻ trở về. (Ảnh: Vietnamnet) |
Không riêng trường Thạch Linh, thực trạng học sinh không được nhận vào lớp xảy ra tại nhiều trường mầm non ở Hà Tĩnh. Tại trường Mầm non Tân Giang, năm học này, trường chỉ xét tuyển thêm 16 cháu ở độ tuổi lên 3, trong khi có tới 59 hồ sơ.
Anh Hà Văn Thành (phường Tân Giang) buồn bã nói: "Sáng nay thấy các cháu đi tựu trường nhưng con tôi phải ở nhà. Hiện con tôi cũng như hàng chục cháu nhỏ cùng phường chưa biết sẽ đi học ở đâu. Đáng lẽ ngày hôm nay là ngày vui của các con nhưng trở thành nỗi buồn. Chúng tôi không biết phải giải thích với các con như thế nào".
Ngày 7/8, Trường Mầm non Tân Giang đã tổ chức bốc thăm nhưng không được sự đồng tình của phụ huynh. (Ảnh: Dân Trí) |
Trao đổi với Vietnamnet, bà Trần Thị Thủy Nga, Phó phòng GD-ĐT Hà Tĩnh xác nhận sự việc và cho hay đây là tình huống đã được dự báo trước. Đối với năm học này, ngành mầm non trước mắt ưu tiên lớp 5 tuổi để phổ cập, sau đó mới đến lớn 4 tuổi, đối với lớp 3 tuổi và nhà trẻ thì căn cứ vào cơ sở vật chất và giáo viên của các trường hiện có để tuyển các cháu.
"Hiện có 303 em ở độ tuổi lớp 3 tuổi dư so với chỉ tiêu tuyển sinh. Nguyên nhân là thiếu giáo viên, trong khi nếu thành phố mà tự ý ký hợp đồng thì lại vi phạm. Hiện chúng tôi đã gửi kiến nghị lên các sở, UBND tỉnh để xin ý kiến", bà Nga thông tin thêm.
Chiều 20/8, ông Lương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh chia sẻ với Báo Người Lao Động, trước mắt, thành phố sẽ đề xuất tỉnh bổ sung giáo viên, ưu tiên học sinh nghèo và cận nghèo, gia đình chính sách được vào trước rồi mới đến các hộ khác.
"Còn việc các cháu mầm non không được nhập học có vi phạm Luật Giáo dục hay không thì còn phải nghiên cứu, còn về việc phổ cập mầm non là 100 %" – ông Tuấn nói.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018
Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018
Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018
Việt Nam không có tên trong các bảng xếp hạng quốc gia về giáo dục đại học
Trong khi khu vực ASEAN góp mặt 4 đến 5 quốc gia thì hệ thống đại học của Việt Nam không có tên trong bất kỳ bảng xếp hạng quốc gia nào về giáo dục đại học.
Theo Báo Thanh Niên, tại hội thảo Giáo dục đại học – chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, GS Nguyễn Hữu Đức – Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày kết quả nghiên cứu về vị trí của đại học Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Theo đó, hiện có một bảng xếp hạng hệ thống đại học của các quốc gia được tin cậy là bảng xếp hạng U21 thực hiện bởi Viện nghiên cứu ứng dụng kinh tế xã hội thuộc Đại học Melbourne từ năm 2012, xếp hạng tốp 50 quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục đại học.
Trong kết quả xếp hạng mới nhất, năm 2018 của bảng xếp hạng U21, Việt Nam chưa hề có mặt trong bất kỳ lĩnh vực nào và dĩ nhiên là trong cả bảng tổng thể.
Trong khi đó, khu vực ASEAN đóng góp 4 quốc gia: Singapore (thứ 10), Malaysia (thứ 28), Thái Lan (thứ 42) và Indonesia (thứ 48). 5 quốc gia dẫn đầu lần lượt là Phần Lan, Anh, Serbia, Đan Mạch, Thụy Điển. Mỹ tuy đứng số 1 trong bảng Môi trường chính sách nhưng về tổng thể cũng chỉ đứng thứ 15.
Một bảng xếp hạng khác cũng có tiềm lực của các hệ thống giáo dục đại học là bảng xếp hạng QS. Bảng này đưa ra 4 tiêu chí, trong đó có thứ hạng trung bình các trường đại học của một quốc gia theo xếp hạng tốp 500.
Theo kết quả xếp hạng năm 2018 của QS, khu vực ASEAN có 5 quốc gia gồm: Malaysia thứ 28; Singapore thứ 29; Thái Lan thứ 38; Indonesia thứ 39; Philippine thứ 45.
Hai đại học Việt Nam có tên trong danh sách 1.000 đại học tốt nhất thế giới của QS. (Ảnh: Zing) |
Tri thức trực tuyến đưa tin, mới đây, Việt Nam có 2 đại diện là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP. HCM lần lượt xếp trong nhóm 701-750 và nhóm 801-1000. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện xuất hiện trong top 1.000 đại học tốt nhất thế giới do QS đánh giá.
Trước đó, Việt Nam từng có 5 đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2018 là ĐH Quốc gia Hà Nội (139), ĐH Quốc gia TP. HCM (142), ĐH Bách khoa Hà Nội (nhóm 291-300), ĐH Cần Thơ (nhóm 301-350) và ĐH Huế (nhóm 351-400).
GS. Đức nhận định, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa có trường đại học thuộc tốp 500. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của 2 đại học quốc gia vào tốp 1.000, có thể đánh giá hệ thống đại học của ta thuộc vào nhóm 80/196 của thế giới.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
5 câu đố logic "đánh gục" 80% sinh viên Harvard, bạn có dám thử?
Muốn trả lời tất cả bài test IQ dưới đây đòi hỏi bạn phải có trí thông minh đặc biệt và khả năng tư duy tuyệt vời.
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018
Cựu nữ chủ tịch xã 45 tuổi ở Hà Tĩnh trúng tuyển 2 trường đại học
Với 18,5 điểm tổ hợp khối C (Ngữ văn 8,5, Lịch sử 5, Địa lý 5) chị Nguyễn Thị Minh (45 tuổi, Hà Tĩnh) đã trúng tuyển vào Đại học Sư phạm Huế và Đại học Vinh.
Theo VnExpress, ngày 15/8, chị Nguyễn Thị Minh (45 tuổi, trú xã Đức Dũng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) vui mừng khi vừa nhận giấy báo nhập học của Đại học Sư phạm Huế, chuyên ngành Tâm lý giáo dục.
Kỳ thi THPT quốc năm nay chị đạt 18,5 điểm tổ hợp khối C (Ngữ văn 8,5, Lịch sử 5, Địa lý 5). Ngoài gửi hồ sơ vào Đại học Sư phạm Huế, chị Minh còn đăng ký xét tuyển vào Đại học Vinh, ngành Sư phạm Ngữ Văn, hiện đã trúng tuyển.
Người phụ nữ 45 tuổi tâm sự, khi gửi hồ sơ xét tuyển đại học là muốn thử sức xem năng lực của mình tới đâu, nay khi đạt được ước nguyện cảm thấy hài lòng. Hiện chị đã đăng ký theo học hệ trung cấp ngành dược của Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh để phục vụ cho công việc về sau.
Chị Minh thi THPT quốc gia năm 2018. (Ảnh: VnExpress) |
Cựu nữ Chủ tịch xã chia sẻ, những năm 1990 nhà có tới 6 người con, gia cảnh khó khăn nên đang học lớp 11 trường THPT Trần Phú chị phải nghỉ học. Khi công việc không còn áp lực, chị nộp đơn vào Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Hồng Lĩnh để học hết lớp 12, hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Báo Dân Việt đưa tin, người phụ nữ 45 tuổi trải qua nhiều vị trí ở xã, từ cán bộ văn phòng cho đến Chủ tịch Hội phụ nữ.
Năm 2015, chị được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch UBND xã. Song vì nhiều lý do tế nhị liên quan tới bằng cấp, chị chủ động nộp đơn xin nghỉ, chuyển sang làm cán bộ dân số.
Cựu chủ tịch xã 45 tuổi đậu 2 trường đại học |
Khi công việc không còn quá áp lực, tháng 9/2017 chị nộp đơn vào Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Hồng Lĩnh, học hết lớp 12 để hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia với 4 môn gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và Địa lý, chị Minh bảo kiến thức và tâm lý đều rất tốt nên không lo lắng gì. Chị chỉ tiếc là quá nhiều tuổi, học đại học sẽ cần ít nhất 4 năm. Vì thế chị sẽ nộp hồ sơ vào cao đẳng y dược ở Hà Tĩnh để phục vụ cho công việc sau này.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018
Đây là 6 câu đố khiến nhiều người trả lời sai nhất hôm nay
Hãy thử hóa thân thành một thám tử và dùng tất cả khả năng suy luận, phán đoán mà mình có để tìm ra đáp án của những...
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018
Nữ thủ khoa dân tộc Mường từng gạt nước mắt từ bỏ giảng đường: "Nhờ cô giáo và mọi người, em được đi học rồi!"
Sự nỗ lực và quyết tâm đã giúp Nhung có thể tự tin bước về phía trước. Có thể những ngày qua thật buồn và nhiều nước mắt, nhưng nhờ những con người xa lạ, ước mơ giảng đường của em đã được chắp cánh.
Biết mình đỗ thủ khoa, nhưng đâu dám vui...
Thôn Làng Pheo thuộc vùng sâu, vùng xa nhất của xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây đất đai cằn cỗi, cư dân thưa thớt và là địa bàn có nhiều người Mường sinh sống.
Phần đông các gia đình nơi đây đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo hoặc cũng chỉ đắp đổi qua ngày.
Chúng tôi quyết định tìm về thôn Làng Phèo sau lời chia sẻ của một cô giáo. Từ tận đáy lòng mình, cô Lê Thị Hoa (giáo viên môn Ngữ Văn - trường THPT Thọ Xuân 5) mở lời về lứa học trò tuy sống trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng đầy bản lĩnh.
Em Hà Thị Nhung - Thủ khoa ngành Tâm lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục.
"Đã mấy đêm rồi cô mất ngủ vì suy nghĩ miên man về những học trò nghèo khó nhưng hiếu học. Trong 12 năm đi dạy, chưa bao giờ cô có học sinh đậu thủ khoa như năm nay.
Nhưng cô chẳng dám vui vì em bảo rằng: "Cô ơi! Em cũng muốn được đi học Đại học lắm nhưng điều kiện gia đình quá khó khăn nên em sẽ đi làm". Cô đã cố gắng động viên gia đình em để em được tiếp tục thực hiện ước mơ nhưng.... Cô buồn quá em à!".
Em Hà Thị Nhung (học sinh lớp 12 trường THPT Thọ Xuân 5) là một trong những lứa học sinh xuất sắc của cô giáo Hoa.
Người con gái 18 tuổi dân tộc Mường thực sự bản lĩnh với nỗ lực 200% đã giành điểm số 25,75 tổ hợp 3 môn Văn - Sử - Địa để trở thành thủ khoa ngành Tâm lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (TP. Hà Nội).
Chẳng ai như Nhung cả, biết tin mình đỗ thủ khoa nhưng em lại chẳng dám vui. Nhà nghèo quá, Nhung tính bỏ học đi làm công nhân kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
Căn nhà nhỏ của Nhung nằm tại một làng nghèo ở vùng núi Thanh Hóa.
"Chúng tôi không đủ tiền trang trải 4 năm Đại học cho con"
Nên duyên vợ chồng từ thời mười tám, đôi mươi, chú Hà Văn Sáu và cô Hà Thị Thoa dắt nhau từ vùng quê nghèo Triệu Sơn lên Làng Phèo để lập nghiệp. Sinh được 7 người con, Nhung là con thứ 7 - đứa con "dốt" trong gia đình.
Để có thể tìm đến căn nhà gỗ cấp 4 của chú Sáu, cô Thoa, đoạn đường bùn đất, thỉnh thoảng sạt lở là một thách thức cực lớn. Bà con nơi đây quanh năm cứ đến mùa mưa lại nơm nớp lo sợ thiên tai.
Cả gia đình Nhung là người dân tộc Mường, chủ yếu bám vào sào ruộng là chính. Năm ngoái, cô Thoa bị tê cứng thần kinh dẫn đến liệt nửa người. Sang năm nay, đến lượt chú Sáu phát bệnh.
Sau một lần cấp cứu tưởng chết, bác sĩ chẩn đoán chú bị suy tim giai đoạn cuối. Mọi công việc lớn nhỏ trong nhà bây giờ đều một tay cô Thoa gánh vác, chú Sáu không làm được gì nữa.
Chú thỉnh thoảng đi lại ngoài sân rồi quẩn quanh trong vườn, chú hầu như không nói gì, chỉ im lặng và quan sát mọi người.
Bố mẹ Nhung - cô Thoa và chú Sáu.
Chú Sáu bị bệnh nặng, đều đặn mỗi tháng nhập viện một lần.
Nhà nghèo, cô chú tích cóp mãi cũng không mua nổi cho Nhung con xe đạp đi học, trong khi nhà cách trường phải đến 10 cây số. Thế là Nhung đi bộ. Ngày nắng không sao nhưng hễ trời mưa, con đường làng trở nên trơn trượt và đầy rẫy rủi ro.
Một thời gian sau, bố mẹ cố gắng mua chịu con xe đạp giá một triệu cho bé út đi học.
"Được sự dạy dỗ, chăm sóc tận tình từ các thầy cô giáo, em nó phấn đấu học tập và cũng nhận được nhiều giấy khen của trường, huyện và tỉnh.
Gia đình nỗ lực từng ngày cho con ăn học nhưng nghèo quá, chúng tôi nghĩ không đủ tiền trang trải 4 năm Đại học cho con" - cô Thoa tâm sự.
Mọi gánh nặng trong nhà đều một tay cô Thoa lo liệu.
Xác định tư tưởng thi xong THPT Quốc gia sẽ lên thành phố đi làm kiếm tiền, Nhung xách ba lô thẳng tiến công ty may Hải Dương xin một suất làm công nhân.
Thậm chí, khi có điểm thi và biết mình đậu Đại học, Nhung vẫn không có ý định đăng ký xét tuyển để theo học. Sau 2 tuần, Nhung nhận được một cuộc điện thoại đặc biệt.
"Nhung à, em đỗ Thủ khoa rồi, thôi về nhà đi em".
Cô Hoa gọi điện thuyết phục đứa học trò nhỏ xuất sắc của mình. Một phép màu đã lóe sáng nơi thôn Làng Phèo quanh năm nghèo khó, nơi có cô thủ khoa đầu tiên với nghị lực và bản lĩnh phi thường.
Nghe lời cô giáo, Nhung bỏ may, về nhà.
Trước khi quyết định về nhà chuẩn bị nhập học, Nhung từng là một công nhân may ở Hải Dương.
"Cảm giác nghe tin con đỗ thủ khoa rất là vui mừng, thế nhưng cũng hơi áy náy. Nghĩ cũng thương con nhưng điều kiện quá khó khăn. Chúng tôi đành phải từ chối với thầy cô giáo thôi, nhà nghèo lắm rồi".
Bố mẹ Nhung không đồng ý cho con gái mình lên thành phố học Đại học, mà chính xác hơn sự nghèo đói nó không cho phép. Câu chuyện tương lai của Nhung vừa mới lóe sáng đã chực tắt.
Nhung khóc và suy nghĩ rất nhiều. Nếu em đi học chắc chắn bố mẹ sẽ vất vả hơn, không có điều kiện để trang trải cuộc sống.
Bằng khen treo đầy nhà em Nhung.
Thực ra ước mơ to lớn nhất trong suy nghĩ của cô học trò nghèo, vẫn là một lần được bước vào cánh cổng Đại học. Giữa lằn ranh từ bỏ hay tiếp tục, đã có lúc Nhung khóc và ra sức thuyết phục bố mẹ mình: "Bố mẹ, xin cho con được đi học!".
Đáp lại con gái, cô Thoa chỉ biết ngậm ngùi. "Con ơi bây giờ điều kiện nhà mình khó khăn lắm, học 4 năm bố mẹ chẳng biết lấy tiền đâu nuôi con".
Một lần nữa, Nhung tính ra Hải Dương tiếp tục nghề may, dù con đường phía trước em tươi sáng hơn rất rất nhiều lần ánh đèn trong xưởng sản xuất. "Em rất vui mừng vì mình không làm thầy cô và mọi người thất vọng, nhưng hoàn cảnh không cho em cơ hội đi học.
Nếu có một phép màu được ra Hà Nội, em sẽ cố gắng hết sức học tập".
Căn nhà nhỏ của người dân tộc Mường, những đứa em họ của Nhung.
Người mẹ thứ hai mang tên cô giáo và lòng tử tế của những người lạ
Nếu nói không ngoa thì Nhung có hai người mẹ. Cô Thoa là mẹ đẻ của Nhung, còn cô giáo Lê Thị Hoa là người giúp em có cơ hội "đổi đời".
Với tâm huyết hơn 12 năm làm nghề, cô Hoa nhiều đêm trăn trở về lứa học trò năm nay của mình.
Ba em học sinh xuất sắc nhất đều xuất thân từ vùng quê Làng Phèo quá nghèo khổ. Bản thân mỗi em đều có thực lực nhưng tương lai chỉ dựa vào mỗi thực lực thôi vẫn chưa đủ.
Cô Hoa quyết định giúp đỡ và thuyết phục bố mẹ Nhung. Cô xuống tận nhà học sinh để xin phép cô Thoa và chú Sáu cho Nhung được đi học. Việc suy nghĩ trước mắt là tương lai sau này của con cái, còn tiền bạc cứ để mọi người xung quanh giúp đỡ.
Sau nhiều cố gắng, cuối cùng Nhung đã thuyết phục được bố mẹ cho em đi học Đại học.
Sau lời kêu gọi của cô giáo Hoa, đã có rất nhiều cá nhân, các mạnh thường quân xin đứng ra hỗ trợ chi phí học tập 4 năm cho em Nhung.
Các mạnh thường quân cho biết sẽ gửi tiền học phí đến thẳng giảng đường nơi em học, đảm bảo Nhung có thể đến lớp mà không lo về học phí. Hiện tại, cô Hoa đã ngưng nhận tài trợ vì số tiền học phí đã đủ cho 4 năm học của Nhung.
"Nhung là học sinh chăm chỉ, sống hòa đồng với bạn bè, luôn nhiệt tình và có ý thức xây dựng tập thể. Đặc biệt em rất nỗ lực trong học tập.
Trước đây em ấy đặt mục tiêu là học Đại học, sau đó là vì điều kiện gia đình nên luyến tiếc từ bỏ ước mơ. Bao đêm em nhắn tin tâm sự với tôi về việc gia đình không đồng ý.
Nhưng tuyệt vời quá rồi, cuối cùng Nhung cũng đã được đi học. Ngày em báo tin "Cô ơi, em được đi học rồi", tôi vui lắm" - cô Hoa tâm sự.
Cả gia đình vui mừng chờ ngày làm mâm tiệc nhỏ mời bà con đến trước khi Nhung lên Hà Nội học tập.
Ngày 16/8 tới, Nhung sẽ chính thức là tân sinh viên của Học viện Quản lý giáo dục. Nghĩ về viễn cảnh trước mắt, em háo hức lắm. Nhung dự định sẽ ra sớm 2 ngày để chuẩn bị làm thủ tục và gặp gỡ bạn bè.
Để tiết kiệm chi phí cho gia đình, em sẽ đăng ký ở ký túc xá. Và nếu lịch học rảnh rỗi, Nhung cũng sẽ đi làm thêm để kiếm tiền đỡ phần nào cho cha mẹ.
"Ước mơ sau này của em là trở thành nhà tư vấn tâm lý. Em cảm ơn nhất là bố mẹ đã sinh và nuôi em khôn lớn. Em biết ơn cô Hoa - cô giáo chủ nhiệm, người đã nâng đỡ em, giúp em bước vào giảng đường Đại học.
Cô đã dìu dắt em rất nhiều. Trong thời gian ôn thi, cô cố gắng dạy em, đưa em về nhà dạy miễn phí. Và cả những mạnh thường quân em chưa gặp bao giờ, em mang ơn họ rất nhiều.
Em xin hứa cố gắng học tập thật tốt để sau này có công việc ổn định, trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội".
Sự nỗ lực và quyết tâm đã giúp Nhung có thể tự tin bước về phía trước. Có thể những ngày qua thật buồn và nhiều nước mắt, nhưng cái chính là bầu trời trong xanh vẫn đang trước mắt mình đấy thôi.
Đôi khi nhờ những con người xa lạ, bằng một cách nào đó đã chắp cánh cho những số phận không may mắn.
Rời vùng quê Làng Phèo nghèo khó, chúng tôi quyến luyến hỏi Nhung một câu cuối.
Nụ cười hồn nhiên trong sáng của Nhung.
"Hết buồn rồi đúng không? Đừng khóc nữa em nhé!".
Nhung cười, một nụ cười tươi và trong trẻo. Dù đoạn đường sau này chắc chắn còn nhiều gian lao, nhưng chúng tôi tin, bằng bản lĩnh của mình cô học trò nhỏ sẽ phát huy được sức mạnh tiềm tàng của người dân tộc Mường.
Luôn hướng về tương lai, về phía ánh sáng, em nhé!
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
TP. HCM dự kiến miễn học phí bậc THCS từ năm 2019
TP. HCM sẽ miễn học phí bậc THCS từ năm 2019 nếu cân đối được vấn đề thu chi.
Tri thức trực tuyến đưa tin, chiều 13/8, Thành ủy TP. HCM đã làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT bàn vấn đề miễn học phí đối với bậc THCS năm 2019.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP. HCM cho biết: "Hiện tại, chúng ta đã miễn học phí bậc tiểu học, nếu thành phố cân đối được vấn đề thu chi, sẽ hướng tới miễn học phí cho bậc THCS. Việc này cũng nhận được sự đồng tình của xã hội".
Mức học phí năm học 2018 – 2019 giữ nguyên như các năm trước. (Ảnh: Zing) |
Năm học 2018-2019, TP. HCM vẫn duy trì mức học phí như những năm trước, cao nhất là 200.000 đồng/học sinh/tháng.
Báo Lao Động trích dẫn thông tin do ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD&ĐT cung cấp, với đặc thù số lượng người nhập cư tăng, mỗi năm thành phố có thêm khoảng 60.000 học sinh. TP. HCM luôn dành ngân sách để xây thêm trường, lớp nhằm đảm bảo đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh (mỗi năm xây thêm trên 1.000 phòng học).
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Sở GD&ĐT TP. HCM chiều 13/8. (Ảnh: Lao Động) |
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đưa đề xuất miễn học phí bậc THCS vào dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải ý kiến phản đối của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ bởi 2 bộ này cho rằng thời điểm này chưa phù hợp, làm tăng chi ngân sách nhà nước. Năm 2017, TP. HCM đã thu được 351 tỷ đồng học phí bậc THCS.
Sau thời gian tiếp thu ý kiến người dân, Bộ GD&ĐT tiếp tái đề xuất miễn học phí cấp THCS và chờ kiểm duyệt.
Trang Vũ (tổng hợp)
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016
“Săn học bổng mùa tựu trường” đến 8 triệu đồng cho các khoá học tiếng Anh tại YOLA
Nhân dịp chào đón năm học mới, Tổ chức giáo dục YOLA dành tặng các gói học bổng lên đến 8.000.000 VNĐ và hàng ngàn quà tặng hấp dẫn nhằm khích lệ tinh thần học tập của các bạn học sinh, sinh viên.
YOLA - Tổ chức giáo dục hàng đầu mang đến các chương trình đào tạo tiếng Anh trên nền tảng học thuật và Tư duy tân tiến, kết hợp phương pháp học trên lớp và học online hiện đại cho mọi lứa tuổi. Với quan điểm trong mỗi người đều tồn tại những điểm mạnh nhất định, sứ mệnh của YOLA là giúp các bạn trẻ khai phóng sức mạnh tiềm năng và sử dụng tối đa khả năng của mình để theo đuổi định hướng tương lai, thể hiện qua 5 thế mạnh chỉ có ở YOLA. Đó là chương trình học cho mọi lứa tuổi, Cam kết điểm số, Giáo trình Quốc tế, Giáo viên truyền cảm hứng, tích hợp phương pháp học hiện đại và truyền thống.
Nhằm tiếp lửa cho những bạn đam mê và muốn chinh phục Tiếng Anh, chương trình học bổng chào đón năm học mới áp dụng từ 10/08/2018 đến 27/08/2018 dành cho mọi học viên từ 5 đến trên 14 tuổi. Ngoài chương trình học trên lớp các bạn học viên còn được tối ưu điểm số Tiếng Anh thông qua các khoá học bổ trợ kỹ năng trực tuyến hoàn toàn miễn phí.
Khóa học bổ trợ kỹ năng trực tuyến hoàn toàn miễn phí
Đối với Tiếng Anh trẻ em (từ 5-9 tuổi) mức học bổng là 8.000.000 VNĐ, chương trình học được thiết kế với mục tiêu để các em có được tư duy như người bản xứ, đặc biệt là tư duy phản biện dựa trên 4 kỹ năng cơ bản của thế kỷ 21 và tự tin giao tiếp thông qua tương tác với thầy cô trên lớp.
Đối với Tiếng Anh thiếu niên (từ 9-14 tuổi) áp dụng mức học bổng 4.000.000 VNĐ kèm với khoá học bổ trợ miễn phí giúp các em đạt hiệu quả tối ưu trong học tâp, cải thiện kỹ năng đáng kể với hệ thống bài tập được cá nhân hoá.
Đối với Tiếng Anh luyện thi (từ 14 tuổi trở lên) có mức học bổng là 5.000.000 VNĐ, học viên sẽ được tối ưu điểm số cũng khoá bổ trợ trực tuyến miễn phí giúp nâng cao điểm số từ 0.5-1 điểm sau mỗi khoá học.
Đối với gói học Tiếng Anh người lớn (từ 14 tuổi trở lên) với mức học bổng là 3.000.000 VNĐ cho gói EFL. Đây là chương trình giúp học viên củng cố nền tảng Tiếng Anh tổng quát với giáo trình chuẩn Mỹ.
Khởi đầu từ hai phòng học năm 2009, Tổ chức giáo dục YOLA đã phát triển với hơn 12 trung tâm trên toàn quốc nhờ vào kết quả vượt trội. YOLA luôn được biết đến là trung tâm Anh ngữ uy tín đem lại sự cải thiện rõ rệt trong kĩ năng học thuật và điểm số từ các bài thi quốc tế của học viên.
Chương trình học bổng Mùa tựu trường áp dụng cho học viên mới có điều kiện. Ngoài ra, YOLA còn có chuỗi các hội thảo liên quan với nhiều kiến thức bổ ích và hoạt động thú vị, giúp các bạn sẵn sàng cho năm học mới. Liên hệ các trung tâm YOLA trên toàn quốc để được hỗ trợ thêm tại HCM - 028 6285 8080/ HN - 024 6262 9966 Đăng ký tại: https://ift.tt/2Bdd6WK |
P.V
Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016