Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Toát mồ hôi chưa chắc giải được hết 3 câu đố chỉ dành cho thiên tài

5 câu đố hóc búa thiên tài chưa chắc đã tìm được đáp án

Những bài toán có vẻ như bất khả thi nhưng lại vô cùng logic, hãy thử sức suy luận của mình qua 5 câu đố dưới đây.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Làm rõ thông tin hiệu trưởng bị tố quay clip 'nóng', gạ tình giáo viên



Lập tổ công tác kiểm tra bữa ăn 23.000 đồng tại trường Nam Trung Yên



Thêm 1 giáo viên dạy 38 năm "ứa nước mắt" nhận lương hưu 1,3 triệu đồng

Thông tin giáo viên Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh công tác 37 năm nhưng khi về hưu chỉ nhận được mức lương hưu vỏn vẹn 1,3 triệu đồng đang làm nóng dư luận, đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng phải thừa nhận lương 1,3 triệu đồng thì "sống sao nổi".

Thêm 1 giáo viên dạy 38 năm "ứa nước mắt" nhận lương hưu 1,3 triệu đồng - 1

Bà Nguyễn Thị Loan, người cống hiến 38 năm trong ngành giáo dục, chỉ được hưởng lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng

Không chỉ ở Hà Tĩnh, tại Thanh Hóa cũng thấy có thêm 1 giáo viên công tác 38 năm trong ngành mầm non nhưng khi về hưu cũng hưởng lương vỏn vẹn 1,3 triệu đồng/tháng.

Đó là cô giáo Nguyễn Thị Loan, ngụ thôn Ba Chè, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Theo phản ánh của bà Loan, ngày 2-2-1979, bà bắt đầu đi dạy trông trẻ tại xã Thiệu Đô và sau đó có đi học lên để hoàn thiện bằng cấp. "Lúc đầu mới vào nghề, làm gì được hưởng lương hàng tháng như bây giờ mà chỉ nhận được vài kg lúa và khoai lang. Nhiều lúc khó khăn muốn bỏ nghề nhưng vì yêu nghề, yêu học sinh nên tôi vẫn tiếp tục bám trụ"- bà Loan kể.

Cũng theo bà Loan, đến tận năm 2004, khi có chính sách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho các giáo viên và để đủ năm tham gia BHXH khi về hưu, bà Loan đã tự bỏ tiền túi ra đóng BHXH ngược lại bắt đầu từ ngày 1-1-1995 (9 năm). "Từ tháng 6-2004 đến tháng 12-2011, tôi được hưởng lương từ 290.000 đồng đến 1.543.800 đồng/tháng. Đến tháng 1-2012 tôi mới được biên chế chính thức và hưởng hệ số lương 1,86 đến 2,46 theo từng năm. Tháng 2-2017, tôi về hưu, thời gian tham gia BHXH là 22 năm 2 tháng và được nhận mức lương 1.210.000 đồng/tháng (cộng cả 12% thâm niên)"- bà Loan cho biết.

Thấy mức lương trên quá bèo bọt, bà Loan đã viết đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 7-2017, bà Loan được nhận mức lương hưu tăng lên 1,3 triệu đồng/tháng. "Tôi năm nay đã 55 tuổi, có 38 năm cống hiến cho giáo dục, về hưu nhận mức lương mà ứa nước mắt, mong Nhà nước có cách tính và chính sách hỗ trợ để những người như chúng tôi bớt thiệt thòi"- bà Loan mong muốn.

Theo báo cáo của Phòng Lao động tiền lương BHXH (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thanh Hóa), bà Loan là giáo viên mầm non nông thôn tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 1-1-1995, được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước từ ngày 1-1-2012 và không thuộc đối tượng hưởng mức lương theo Công văn số 333/LĐTBXH-BHXH ngày 7-2-2017 của Bộ LĐ-TB-XH, vì công văn trên chỉ áp dụng cho giáo viên mầm non thành phố, thị xã và hiệu trưởng mầm non nông thôn.

Theo tìm hiểu, không chỉ riêng bà Loan mà hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều giáo viên mầm non cống hiến hàng chục năm cho ngành nhưng về hưu chỉ nhận được mức lương "sống sao nổi" 1,3 triệu đồng/tháng.

Lương hưu cô giáo 1,3 triệu/tháng vì dạy ở... nông thôn

Tuy thời gian công tác kéo dài nhưng theo quy định, giáo viên mầm non ở nông thôn chỉ được tính BHXH từ năm 1995 trở về...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nhà nước phải bù 37.000 đồng cô Lan mới được nhận mức lương 1,3 triệu



Lương hưu cô giáo 1,3 triệu/tháng vì dạy ở... nông thôn

Những ngày qua, dư luận tiếp tục quan tâm vụ việc cô giáo mầm non về hưu nhận mức lương thấp không thể tưởng tượng 1,3 triệu đồng/tháng. Mức lương ấy không đủ sống, các cô lại phải đi làm thêm để có cái ăn cái mặc. Phía BHXH tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thì cho rằng "đã tính đúng mức lương hưu cho các cô".

Không đủ sống phải đi làm thêm

Ngày 30-10, cô Trương Thị Lan (ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) quay lại ngôi trường cô từng là giáo viên để làm công việc nấu ăn cho học sinh. Sau 37 năm cống hiến, cầm quyết định nghỉ hưu 1,3 triệu đồng/tháng, cô Lan khóc, cả tập thể giáo viên của Trường Mầm non Lê Duẩn (xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên) không biết động viên cô bằng cách nào chỉ có khóc theo.

"Con trai thì sức khỏe kém, chồng bị điếc, bị tiểu đường, con gái nghỉ sinh không có lương, con gái út đang học lớp 12, cô Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường, thương hoàn cảnh nên nhận tôi vào nấu ăn phục vụ cho trường. Giờ đang còn sức chỉ biết cố gắng lao động kiếm thêm nuôi bản thân và chồng con. Mai sau tôi già thêm, sức khỏe yếu sống ra sao đây" - cô Lan quệt nước mắt nói.

Cũng như cô Lan, cô Nguyễn Thị Vỹ (ở xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, Nghệ An) ngã quỵ khi nhận quyết định nghỉ hưu với mức lương 1.356.000 đồng/tháng. Chúng tôi đến nhà của cô Vỹ ở chân núi Hủng Vàng (xóm 7, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, Nghệ An) thấy cửa đóng then cài. Hàng xóm cho biết: "Chồng cô Vỹ đi bệnh viện, còn cô đang ra đồng trồng rau để bán".

Trời sẩm tối, cô Vỹ mới về đến nhà. Vừa cho đàn gà, vịt trong vườn nhà ăn, cô Vỹ quệt nước mắt vừa nói: "Khi cầm quyết định nghỉ hưu, tôi đọc không thể tin vào mắt mình, lương 1.356.000 đồng/tháng. Tôi choáng váng, ngã quỵ xuống. Trở về nhà tôi nằm khóc bốn ngày. Đêm không sao chợp mắt được.

Sau 35 năm học tập và công tác từ miền núi đến miền trung du, miền xuôi, tôi không ngờ nghỉ hưu với mức lương quá thấp vậy. Dù tôi nói thật mức lương hưu thì người thân và xóm giềng đều không tin, mọi người cho rằng tôi giấu giếm lương chứ ít nhất tháng cũng 3,5 triệu đồng mới đủ sống. Giờ nghỉ hưu lương quá thấp, không đủ mua gạo ăn, phải ra làm nông thôi" - cô Vỹ nói.

Lương hưu cô giáo 1,3 triệu/tháng vì dạy ở... nông thôn - 1

Cô Trương Thị Lan (ảnh trái) ngồi buồn, lo lắng khi nghỉ hưu lương 1,3 triệu đồng. Cô Nguyễn Thị Vỹ đang hái chè xanh để bán, kiếm thêm thu nhập cho đủ sống. Ảnh: ĐL

Thiệt thòi vì là... giáo viên nông thôn

Ông Nguyễn Quang Quyết, Trưởng phòng Chế độ BHXH, BHXH tỉnh Nghệ An, cho biết: "Giáo viên mầm non trước năm 1995 được điều chỉnh bởi Quyết định 133 (năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ) và Thông tư 25 (ngày 16-8-1983) của Bộ GD&ĐT hướng dẫn quyết định trên. Điều chỉnh thứ hai là Thông tư 09 liên bộ GD&ĐT, Tài chính, NN&PTNT (ngày 21-5-1977).

Đối với Quyết định 133 thì chỉ tuyển dụng hiệu trưởng vào biên chế nhà nước và thời gian công tác tính từ ngày vào làm giáo viên mẫu giáo. Còn Thông tư 09 lại quy định đối với giáo viên mầm non ở TP và thị xã thì mới có biên chế, còn ở khu vực nông thôn giáo viên mầm non không có biên chế nhà nước mà chỉ được ăn công điểm. Ăn công điểm thì phụ thuộc vào mức thu nhập của hợp tác xã trên địa bàn cô giáo đó giảng dạy. Đối với các cô giáo khu vực nông thôn dù đi dạy trước năm 1995 chỉ được tính bảo hiểm khi có quyết định vào biên chế nhà nước".

Theo ông Quyết, các giáo viên mầm non ở nông thôn có thời gian giảng dạy rất dài nhưng không được công nhận thời gian công tác. Sau đó, Chính phủ có Nghị định 73 (ngày 19-8-1999) về xã hội hóa ngành giáo dục, ngành văn hóa thể thao, khi đó các đối tượng trên mới được đóng BHXH. Đến ngày 22-3-2004, Bộ GD&ĐT cùng BHXH Việt Nam có Công văn 2150 thực hiện đối với ngành, cơ sở giáo dục thì các cô giáo nông thôn nêu trên được truy đóng BHXH từ ngày 1-1-1995.

Như vậy, xuất hiện lương 1,3 triệu đồng và tính ra lương hưu dưới 1,3 triệu đồng được bù thêm cho đủ 1,3 triệu đồng chủ yếu là giáo viên mầm non nông thôn. Nếu cô giáo đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Trả lời câu hỏi về việc có kiến nghị nâng lương cho giáo viên mầm non nông thôn đặc thù hay không, ông Lê Trường Giang, Giám đốc BHXH tỉnh Nghệ An, cho rằng: "Đây là vấn đề chính sách, phải xem xét tổng thể và có tính kế thừa". Cũng theo ông Giang, nếu cho giáo viên mầm non được hưởng chính sách ưu tiên thì sẽ phải có sự điều chỉnh các ngành nghề khác nên không đơn giản muốn là làm được ngay".

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Lương 1,3 triệu đồng sống sao nổi!

Sáng 30-10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về trường hợp của cô Trương Thị Lan (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhận lương 1,3 triệu đồng/tháng khi về hưu, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết đã có đề xuất với Bộ Nội vụ.

Theo ông, đây là thực trạng phổ biến của các thầy cô vì thang, bảng lương trong giáo dục thấp so với yêu cầu, nhất là yêu cầu đổi mới. Hiện Bộ GD&ĐT đang làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để đưa thang, bảng lương của các thầy cô vào luật giáo dục. Bộ trưởng Nhạ chia sẻ: "Đứng về mặt Nhà nước quy định là như thế nhưng thực tế các thầy cô hy sinh gần như cả đời, giờ về hưu lương chỉ 1,3 triệu đồng thì sống sao được".

Theo ông Nhạ, đề xuất này của Bộ đang được tiếp thu, sửa chữa, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2018) và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2018). Đề xuất tăng lương cho giáo viên hiện được các bộ, ngành cho ý kiến với phương châm "có lợi nhất cho các thầy cô" và "phải có thu nhập để giáo viên yên tâm chứ không hô hào".

Cô giáo sụt 4kg sau khi nhận lương hưu 1,3 triệu đồng

Nếu như cô Trương Thị Lan (ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khóc nức nở ở sân trường khi cầm quyết định nghỉ hưu với...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Đặc biệt: Học sinh viết cùng lúc bằng cả hai tay



Giáo viên Toán bị điều làm nhân viên y tế học đường ở Cà Mau



Chuyện lạ ở Thanh Hóa: Dạy, thu tiền học CLB trong giờ chính khóa

Chuyện lạ ở Thanh Hóa: Dạy, thu tiền học CLB trong giờ chính khóa - 1

Do thu tiền học CLB trong giờ học chính khóa nên nhà trường bị xử phát 12 triệu đồng

Ngày 30/10, thông tin từ Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, vừa xử phạt 12 triệu đồng đối với trường tiểu học Yên Thịnh và buộc phải dừng hết việc tổ chức giảng dạy CLB từ ngày 1/11/2017.

Theo đó, trong quá trình giảng dạy chính khóa, Trường tiểu học Yên Thịnh đã tổ chức giảng dạy CLB Toán học và CLB Tiếng Việt trong giờ học.

Theo đó, trong giờ học chính khóa giáo viên chủ nhiệm giảng dạy, 100% học sinh tham gia học với giá 18.000 đồng/người/ buổi.

Với số tiền đã thu của học sinh, theo Thanh tra Sở GD&ĐT là trái quy định nên đã dừng việc tổ chức CLB kể từ ngày 1/11. Đồng thời, nhà trường phải trả lại hoàn toàn chi phí đã thu của học sinh trái quy định trước ngày 10/11.

Nếu không chịu thi hành quyết định của Sở GD&ĐT thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Nếu sai nhà trường có thể khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Hải Phòng: Phụ huynh bức xúc vì nhà trường luộc

Sáng 26/10 vừa qua, một số phụ huynh học sinh trường Mầm non Tân Phong (Kiến Thụy, Hải Phòng) đã bất ngờ đột nhập bếp...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thầy hiệu trưởng lên tiếng về việc bữa ăn bán trú quá 'đạm bạc': Bức hình được chụp lại có thể là lúc chia cơm cho các cháu chưa hết!



Những “thói hư tật xấu” giúp bạn trở thành thiên tài

1. Luôn trì hoãn

Trì hoãn được cho là một thói quen xấu khiến nhiều người đánh mất cơ hội trong cuộc sống. Vì vậy, rất nhiều bí quyết được đưa ra để loại bỏ nó.

Tuy nhiên, Giáo sư Adam Grant, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Originals" thì cho rằng cần làm rõ khái niệm này trong những tình huống cụ thể. Nếu trì hoãn vì lười biếng sẽ mang lại những kết quả tiêu cực nhưng nếu trì hoãn để chờ đến một thời điểm thực sự thích hợp, đó lại là quyết định của một người thông minh và luôn có những ý tưởng lớn.

Những

Việc trì hoãn có thể gia tăng sự sáng tạo, giúp bản thân có thể hình thành những ý tưởng lớn hơn, xuất sắc hơn. Grant đã chỉ ra Steve Jobs, CEO của Apple chính là ví dụ điển hình.

"Steve Jobs đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu những hướng đi mới, những ý tưởng mới, thay vì tiếp cận những giải pháp truyền thống, quá rõ ràng và quen thuộc", Grant nói.

2. Có tính "cao su"

Những

Thường xuyên trễ giờ là thói quen gây trở ngại cho các mối quan hệ cá nhân, nghề nghiệp, ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân bạn, khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng.

Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt và với thói quen này cũng vậy. Theo Dianaa DeLonzor - - một chuyên gia về quản lý thời gian và cũng là tác giả cuốn sách "Never Be Late Again": "Những người hay trễ giờ thường có xu hướng lạc quan, yêu đời và luôn mong muốn những điều tốt nhất và điều này ảnh hưởng đến nhận thức của họ về thời gian. Họ thực sự tin rằng họ có thể tập thể dục, giặt quần áo, mua sắm và đưa con đi học trong một giờ. Họ có thể trở nên kém thực tế, nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự sáng tạo.

3. Bàn làm việc lộn xộn

Những

Một góc làm việc gọn gàng bao giờ cũng tốt hơn, nhưng không có nghĩa việc để bàn làm việc bừa bộn đã hoàn toàn xấu, miễn sự bề bộn ấy không gây ảnh hưởng đến người khác.

Theo một nghiên cứu từ Đại học Groningen (Hà Lan), những người có bàn làm việc bừa bộn thường có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống, và có thể làm việc với năng suất rất cao.

4. Thích nhai kẹo cao su

Những

Chắc hẳn không ít người sẽ ngạc nhiên với kết luận này. Nếu bạn nhai kẹo cao su mọi lúc mọi nơi thì đây là một hành vi rất xấu nhưng khi ngồi một mình, thói quen này sẽ phát huy mặt tích cực.

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhai kẹo cao su sẽ làm tăng mức độ thư giãn và năng suất cũng như hiệu quả làm việc. Ngoài ra, những người có thói quen nhai kẹo cũng cho kết quả cao hơn khi làm test IQ.

5. Hay mơ mộng

Những

Lúc nào cũng như "trên mây trên gió" đúng là không tốt vì nó khiến bạn trở nên thiếu tập trung. Tuy nhiên trên thực tế, nếu lúc nào đầu óc cũng căng như dây đàn vì tập trung cao độ sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, tù túng.

Theo một nghiên cứu vào năm 2010, thỉnh thoảng dành vài phút nghĩ ngợi, mơ mộng sẽ giúp bạn đẩy mạnh tư duy, năng suất và khả năng sáng tạo.

6. Ngủ ít

Những

Những người thông minh thường hay thức khuya, dẫn đến việc họ ngủ ít hơn vì sáng phải dậy sớm để đi làm hoặc đi học như mọi người. Theo Study Magazine, một nhà tâm lý học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London đã kết luận rằng chỉ số thông minh và thói quen ngủ có mối liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó những người có IQ hơn 125 thường đi ngủ sau thời điểm 12 giờ 30 phút sáng.

Điều này có lẽ bắt nguồn từ việc ban đêm là lúc lý tưởng để suy ngẫm và tự do thả mình trong tưởng tượng, việc ban ngày chúng ta không thể làm được vì có quá nhiều mối bận tâm ngăn cản.

7 thiên tài

Lịch sử ghi lại rất nhiều thiên tài do quá thông minh, có quá nhiều lý tưởng… những tư duy vượt quá sự hiểu biết của...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Giáo viên mầm non nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng: Bảo hiểm xã hội không tính sai



Thần đồng 10 tuổi học đại học với IQ cao khó xác định bây giờ ra sao?

Tuổi thơ của thần đồng có IQ cao tới mức không thể xác định

Greg Smith là thần đồng người Mỹ sinh năm 1990. Greg có khả năng học thuộc lòng bảng chữ cái khi 1 tuổi, 2 tuổi có khả năng đọc thành thạo và trở thành người ăn chay cùng năm đó sau khi nghiên cứu về khủng long và cho rằng, con người giống như động vật ăn cỏ (có bộ răng phẳng).

Thần đồng 10 tuổi học đại học với IQ cao khó xác định bây giờ ra sao? - 1

Mẹ của Greg Smith chia sẻ rằng mình không thể trả lời các câu hỏi của con trai kể từ khi cậu bé lên 5 tuổi. Cùng thời điểm đó, Greg mất chưa tới 1 năm để hoàn thành hết các lớp bậc tiểu học trong sự "chán nản" vì cảm thấy lạc lõng với lượng kiến thức không phù hợp. Sau đó, Greg hoàn thành tất cả chương trình học bậc trung học với tốc độ chóng mặt. 10 tuổi, thần đồng tham gia chương trình học đại học tại Đại học Randolph-Macon, nghiên cứu về vật lý cấp cao, toán học và tiếng Pháp.

Chỉ số IQ của Greg Smith được cho là quá cao đến mức không để định lượng chính xác. Được biết, cha mẹ của thần đồng này đều có trình độ cử nhân trở lên nhưng không có ai trong gia đình bộc lộ khả năng đặc biệt.

Thần đồng năm đó giờ ra sao?

Greg Smith giờ đã là thanh niên 27 tuổi. Khi tham gia phỏng vấn trên 1 chương trình truyền hình,  Greg cho rằng việc tham gia học đại học từ rất sớm đã giúp anh trưởng thành nhanh chóng. Và mặc dù các sinh viên cùng lớp có số tuổi cao gấp đôi nhưng thần đồng không hề bị tẩy chay hoặc xa lánh. "Tôi đã có rất nhiều bạn bè ở cùng lớp đại học cũng như những người bạn cùng tuổi, tôi nghĩ điều đó rất quan trọng", Greg Smith chia sẻ.

Thần đồng 10 tuổi học đại học với IQ cao khó xác định bây giờ ra sao? - 2

Greg Smith khi tham gia chương trình truyền hình cùng người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey

Ngoài thời gian nghiên cứu, Greg cũng rất yêu thích thể thao, đi dã ngoại khi rảnh rỗi.

Nhờ được báo chí và dư luận quan tâm đã giúp Greg Smith có tiếng nói hơn trong các hoạt động cũng như vấn đề mà mình quan tâm. Vì vậy, Greg đã 5 lần được đề cử giải thưởng Nobel Hòa Bình vì những hoạt động từ thiện vận động cho quyền của trẻ em.

Về sự nghiệp, Greg Smith hiện đang nghiên cứu bậc tiến sĩ tại Đại học Mount Sinai. Mục tiêu nghiên cứu của anh chàng là về những biểu hiện gen ngẫu nhiên để tìm kiếm và sáng chế ra những loại thuốc chữa bệnh tốt hơn cho tương lai.

Khi được hỏi về khả năng Greg Smith có thể tìm ra phương pháp chữa bệnh ung thư hay không? Anh chàng cho rằng đó là "một câu hỏi khó trả lời". "Tôi nghĩ trong cuộc đời mình sẽ cùng với các cộng sự có thể phát triển các phương pháp điều trị thực sự hiệu quả đối với bệnh ung thư ở từng cá nhân", Greg Smith chia sẻ.

Số phận éo le của những thiên tài tử nạn vì chính phát minh của mình

Trong lịch sử có không ít nhà phát minh, nhà khoa học đã phải tự kết thúc cuộc đời vì chính những phát minh "con đẻ"...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Hàng trăm giáo viên mầm non ở Hà Tĩnh có lương hưu hơn một triệu/tháng



Bộ trưởng GD-ĐT: "Lương hưu giáo viên 1,3 triệu sao sống nổi?"

Sáng 30-10, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã có trả lời phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh việc giáo viên mầm non Trương Thị Lan, Trường Mầm non Lê Duẩn (xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) về nghỉ hưu sau 37 năm làm việc chỉ được nhận mức lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng.

Bộ trưởng GD-ĐT: "Lương hưu giáo viên 1,3 triệu sao sống nổi?" - 1

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: Như Ý

- Phóng viên: Bộ trưởng đã nắm được thông tin giáo viên mầm non Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh chỉ nhận mức lương hưu 1,3 triệu đồng sau 37 năm làm việc?

+ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi đã nắm được vụ việc này và Bộ GD-ĐT đã có đề xuất với các Bộ ngành liên quan để có điều chỉnh phù hợp. Thực ra đây không phải chỉ riêng giáo viên mầm non, một mình trường hợp cô Trương Thị Lan mà đây là thực trạng phổ biến của các thầy cô.

Bởi thang bảng lương trong giáo dục thấp so với yêu cầu, nhất là yêu cầu đổi mới sắp tới đây nên Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để có đánh giá một cách công bằng khi các thầy cô đảm nhận các nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới thì chế độ đãi ngộ phải phù hợp mới tạo được động lực. 

Trường hợp của cô Lan vừa rồi tôi rất trăn trở, nhìn bà ấy khuỵu xuống, ngất, mình cũng có ý kiến với Bảo hiểm xã hội và được trả lời là theo quy định. Đứng về mặt nhà nước quy định là như thế nhưng thực tế về mặt con người thì các thầy, cô hy sinh gần như cả đời, bây giờ về hưu mới được 1,3 triệu đồng thì sống sao được.

Tôi rất suy nghĩ việc này và đang làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để làm sao điều chỉnh thang, bảng lương của các thầy để quy định trong dự án án Luật Giáo dục sửa đổi đang được xây dựng. Trong sửa Luật Giáo dục lần này vị trí của thầy cô phải xứng đáng với yêu cầu, nhiệm vụ.

Hiện Luật Giáo dục sửa đổi đang được xây dựng và theo kế hoạch tháng 5-2018 sẽ trình ra Quốc hội cho ý kiến và dự kiến tháng 10-2018 sẽ được Quốc hội thông qua. Hiện Bộ GD-ĐT đang tích cực rà soát, chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề bất hợp lý để làm sao vị thế của giáo viên đặt đúng chỗ thì mới khuyến khích các thầy cô, động viên được các thầy cô gắn bó, cống hiến cho ngành, cho xã hội.

Bộ trưởng GD-ĐT: "Lương hưu giáo viên 1,3 triệu sao sống nổi?" - 2

Cô Trương Thị Lan

- Khi Luật Giáo dục sửa đổi được thông qua thì có hồi tố các trường hợp như cô Lan sẽ được tăng lương hưu, thưa ông?

+ Vấn đề hồi tố còn theo quy định pháp luật nhưng những gì bất cập hiện nay, nhất là liên quan đến đời sống giáo viên thì phải sửa. Song còn liên quan nhiều đến các luật chuyên ngành khác như bảo hiểm, tài chính... Tinh thần là Bộ GD-ĐT sẽ cố gắng hết sức để có kiến nghị cụ thể.

Việc có tăng lương hưu hay không phụ thuộc vào các bộ ngành cho ý kiến nhưng tinh thần có lợi nhất cho các thầy cô.

- Trường hợp như cô Lan có nhiều không, thưa ông?

+ Con số cụ thể đang thống kê nhưng theo tôi số lượng này không ít, nhất là các giáo viên mầm non. Thực tế có một thời rất dài khởi điểm lương các thầy cô rất thấp, chế độ, chính sách chưa bảo đảm trong khi các thầy cô bị áp lực rất lớn. Đây là những vấn đề cần ưu tiên chỉnh sửa để làm sao cho chế độ làm việc gắn với đãi ngộ mới tạo được động lực.

Trong Nghị quyết Trung ương 6 vừa qua cũng đã nói thang bảng lương của các thầy cô phải được xếp cao nhất. Với tư cách là người phụ trách ngành thì đang tích cực, phối hợp với các Bộ ngành để làm sao theo đúng nghị quyết của Đảng.

- Trường hợp cô Lan công tác 37 năm nhưng chỉ có 22 năm biên chế, vậy khúc mắc ở đâu?

+ Cái này do quy định của bảo hiểm hoặc Bộ Nội vụ quy định biên chế.

Việc tuyển dụng ở các địa phương còn nhiều bất cập và Bộ GD-ĐT đang rà soát. Thực ra, nếu xét theo quy định chế độ thì đúng nhưng cũng phải tính đến những trường hợp đặc thù. Bộ GD-ĐT đang tập hợp lại để có kiến nghị.

- Bộ GD-ĐT có kiến nghị Quốc hội điều chỉnh kịp thời ngay kỳ họp này không?

+ Trong kỳ họp Quốc hội này đang rà soát chung và Bộ đang có chương trình triển khai Nghị quyết Trung ương 6, trong đó có rà soát, sắp xếp kèm theo chế độ phù hợp. Nghị quyết 18, 19 vừa được ban hành rất quan trọng với ngành nhưng tôi khẳng định thang, bảng lương cơ bản của thầy cô là thấp so với yêu cầu, đặc biệt sắp tới đây tiến hành đổi mới chương trình phổ thông thì các thầy cô phải cố gắng. Có động lực thì phải có chế độ phù hợp, phải có thu nhập để yên tâm chứ chỉ hô hào không cũng khó. 

Cô giáo mầm non Trương Thị Lan, Trường Mầm non Lê Duẩn, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vừa có quyết định nghỉ hưu vào tháng 9-2017. Ngày vào ngành 5-9-1980, có 37 năm cống hiến, phục vụ dạy học trong bậc mầm non. Năm đóng bảo hiểm kể cả đóng lùi là 22 năm 8 tháng. Hệ số lương hiện hưởng đến ngày nghỉ hưu là 3,46. Đến ngày nghỉ hưu được hưởng số tiền 1,268 triệu đồng/tháng và được nhà nước cho bù thêm 32.000 đồng. Tổng cộng 1,3 triệu đồng/tháng.

Cô giáo sụt 4kg sau khi nhận lương hưu 1,3 triệu đồng

Nếu như cô Trương Thị Lan (ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khóc nức nở ở sân trường khi cầm quyết định nghỉ hưu với...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Cứu người dòng nước lũ, nam sinh xứ Nghệ được tặng bằng khen



Cô bé không tay, dùng chân viết giấc mơ đến trường

Bé gái có "đôi chân diệu kỳ"

Chúng tôi tìm về gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn (Sn 1985) và chị Nguyễn Thị Nương (Sn 1989) ở xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội để tìm hiểu câu chuyện về bé gái có "đôi chân diệu kỳ". 

Anh Tuấn kể: Năm 2009, anh Tuấn và chị Nương đến với nhau giữa cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh. Một năm sau, chị Nương sinh hạ được cô con gái đầu lòng  là Nguyễn Như Linh (Sn 2010). Nhưng niềm vui nhanh chóng tắt khi đôi vợ chồng trẻ đau đớn phát hiện con gái bị khuyết tật về mặt cơ thể. Bé Linh cả 2 tay đều không có bàn tay và cụt ngắn lên tới khuỷu.

"Lúc tôi mang thai cháu Linh tháng thứ 7 thì lên bệnh viện tỉnh siêu âm. Lúc đó, các bác sỹ có nói thai bị dị tật ở hai bàn tay. Mặc dù đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý nhưng khi sinh, thấy cả hai bàn tay cháu đều không có bàn tay lại còn cụt hẳn lên tới khuỷu tay mà tôi quay cuồng, ngất lịm" - chị Nương ngậm ngùi nói.

Quyết không lùi bước, hai vợ chồng anh Tuấn bắt đầu chuỗi ngày ôm con gái gõ cửa khắp các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng ở khắp nơi với mong muốn bù đắp một phần thiệt thòi cho cháu. Thế nhưng bệnh tình của bé Linh vẫn không hề thuyên giảm. Đến nay, cô bé thường xuyên đau ốm, gầy gò. Linh lên 7 tuổi nhưng cơ thể chỉ nặng 14 kg.

Trong ngôi nhà sâu hun hút ở cuối xóm ở thôn Trung, cô bé Nguyễn Như Linh cứ thẫn thờ mỗi sáng khi thấy các bạn được đến trường đến lớp. Khi Linh lên 5 tuổi không được đến trường, hàng ngày chị Nương phải bế Linh đến bên của sổ lớp mầm non của thôn nhìn vào bên trong lớp học. 

Cô bé không tay, dùng chân viết giấc mơ đến trường - 1

Cháu Linh đang làm bài tập bằng chân. Ảnh Đình Toản.

Chị Nương kể lại: "Năm 2015, cháu Linh tròn 5 tuổi, tôi đưa cháu đi xin học mầm non, mới đầu nhà trường từ chối tiếp nhận chỉ vì con tôi là trẻ khuyết tật. Năn nỉ mãi, sau khi kiểm tra trí nhớ, khả năng sửa dụng chân của Linh nên nhà trường mầm non đã quyết định đồng ý tiếp nhận cháu".

"Mỗi lần nhìn Linh viết bài toát mồ hôi hột là mỗi lần tôi thấy thương em nhiều hơn. Mỗi lần nhìn thấy Linh cười khi được điểm 10 cũng là mỗi lần tôi không cầm được xúc động. Trên đời này đâu có nhiều người làm được điều đó" - cô giáo của Linh bộc bạch.

Do cả hai tay đều không có bàn tay, cụt hẳn lên tới khuỷu tay từ lúc mới sinh nên mọi sinh hoạt cá nhân của cháu Linh đều phải nhờ cha mẹ chăm sóc. Nhưng điều khiến những người chứng kiến không khỏi trầm trồ thán phục là Linh đã tự mình xúc cơm, sắp xếp trò chơi ghép hình và viết chữ nhanh nhẹn chỉ bằng đôi chân gày guộc.

Cô bé không tay, dùng chân viết giấc mơ đến trường - 2

Cháu Nguyễn Như Linh viết chữ bằng chân nét chữ rất đẹp, thẳng hàng ngay ngắn và mềm mại. Ảnh Đình Toản.

Ngón chân kẹp bút rướm máu

Nghị lực đã giúp cô bé Linh làm nên điều kỳ diệu. Nhưng để làm được điều kỳ diệu ấy, Linh và gia đình đã phải vượt qua không biết bao nhiêu vất vả.

Chị Nương nhớ lại, khi Linh lên 4 tuổi, thấy ai trong nhà làm gì, Linh cũng để ý làm theo. Khi thấy vở của anh nhà bên cạnh đi học về để ở bàn, Linh tò mò xem và xin người anh cây bút chì, cuốn vở để tập viết chữ bằng chân. Lúc đầu, cô bé Linh tập trung cao độ để tập luyện viết bằng ngón chân. Khi viết nét chữ còn méo mó, hàng lối còn ngoằn ngoèo, nắn nót mỏi chân mà cả buổi chưa viết được chữ nào hoàn chỉnh.

Ngày đầu tập viết, người Linh cong lên theo từng nét chữ, mồ hôi chảy dài trên má. Đặc biệt, những tháng đầu mới tập viết, hai ngón chân kẹp bút của Linh rướm máu nhưng vẫn không chịu dừng bút. Sự kiên trì của Linh không uổng.

Dần dần, Linh luyện cầm bút bằng chân thành thạo, viết chữ đẹp, gọn nét và thẳng hàng hơn. Thấy con ham học, chị Nương đã dò hỏi các giáo viên tiểu học mua sách về hướng dẫn cho con tập đọc, tập viết bằng chân trên tấm bảng đen ở một góc nhà.

Cô bé không tay, dùng chân viết giấc mơ đến trường - 3

Với nghị lực vượt khó, viết chữ trên đôi chân của mình, cháu Nguyễn Như Linh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức trao tặng giấy khen. Ảnh Trần Toản.

Bé Linh nói: "Ngày nào cháu cũng tập viết bằng chân, tay cháu bị tật nhưng đôi chân cháu có thể viết được mà. Cháu viết đẹp lắm đấy". Nói rồi Linh đưa bàn chân phải kẹp chiếc bút cong người cần mẫn tập viết trên những trang sách như để minh chứng cho chúng tôi thấy.

Cô giáo Lê Thị Hằng – Giáo viên chủ nhiệm của Linh tại Trường Tiểu học Thượng Lâm cho biết: "Ngày đầu em Linh mới đi học, chúng tôi lúng túng không biết bố trí em ngồi chỗ nào cho thích hợp. Lúc đầu nhà trường bố trí em Linh ngồi ở góc phòng, dưới nền xi măng lót áo mưa vì bàn học cao quá không phù hợp khi em viết bằng chân. Khi học, hễ gặp chữ nào khó thì em Linh đều cố gắng rèn cho bằng được. Tuy Linh viết chữ bằng chân nhưng chữ rất đẹp, rõ nét, mềm mại. Em học giỏi môn Toán và môn Tiếng Việt, vẽ cũng rất đẹp". Bé Linh nhoẻn miệng cười khi cô giáo nói lời khen ngợi.

Cô bé không tay, dùng chân viết giấc mơ đến trường - 4

Gia đình đã hỗ trợ bé Linh rất nhiều trong cuộc sống. Ảnh Trần Toản. 

Hàng ngày, Linh tự đến trường, khi lên lớp, em được cô giáo sắp xếp cho ngồi một chỗ và có bàn học riêng. Tất cả các môn học từ Tiếng Việt, Toán… cho đến phần kỹ thuật cắt dán Linh đều dùng đôi chân để làm.

Cô giáo Hằng cho hay, chính nghị lực, lòng ham muốn đến trường khát khao con chữ tột bậc của Linh đã thôi thúc cô không ngừng cố gắng đồng hành cùng Linh trong từng nét bút.

"Mỗi lần nhìn Linh viết bài toát mồ hôi hột là mỗi lần tôi thấy thương em nhiều hơn. Mỗi lần nhìn thấy Linh cười khi được điểm 10 cũng là mỗi lần tôi không cầm được xúc động. Trên đời này đâu có nhiều người làm được điều đó"- cô giáo Hằng bộc bạch.

Ngày ngày không quản ngày nắng hay ngày mưa, Nguyễn Như Linh vẫn đều đặn đến trường. Chẳng đếm xuể những lần Linh vấp ngã, mình mẩy tứa máu  bởi những bước đi xiêu vẹo. Trường học luôn là mục tiêu để Linh đứng dậy. Em lại tiếp tục chặng đường đến trường với những bước đi đầy niềm đam mê.

"Ngã đau lắm, nhưng cháu thích đi học để tương lai trở thành cô giáo, cháu không nghỉ ở nhà đâu" -  khát vọng đến trường chất chứa trong câu nói không tròn tiếng của cô bé khuyết tật Nguyễn Như Linh.

Với nghị lực phi thường trong học tập, năm học 2016 – 2017 vừa qua, Nguyễn Như Linh đạt học sinh giỏi toàn diện khối lớp 1. Và cũng trong năm học vừa qua, Linh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức tặng giấy khen vì đã có thành tích vượt khó vươn lên học giỏi.

Cảm động 'chú lùn' vượt khó đỗ 2 trường ĐH

Chàng trai 18 tuổi cao chưa đến 1m, nặng 27 kg, bằng nghị lực đã vượt lên số phận.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Bộ trưởng Giáo dục: Hy sinh cả đời về hưu nhận 1,3 triệu sống sao nổi?



Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương

Hiện Đà Bắc còn nhiều khu vực giao thông chia cắt. Để lên được khu ở tạm tại đồi Tân Hương của 25 hộ dân xóm Nhạp, các Đoàn công tác phải di chuyển bằng đò. Đoàn công tác đã rất xúc động khi đặt chân tới đây, chứng kiến lớp học dã chiến này:

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 1

Các lán trại dã chiến trên đồi Tân Hương của 25 hộ dân xóm Nhạp.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 2

Một lán trại dã chiến – nơi lớp học ghép "1 và 3" của cô Lường Thị Huyến.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 3

Tiếng đánh vần "ôi…i…ôi, đờ ôi đôi…; u... i… ui, núi….đồi núi" được các em học sinh lớp 1 đồng thanh cất lên.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 4

Trong lán trại có diện tích chưa đầy 20m2, lúc chúng tôi có mặt tại đây, cô Huyến đang say sưa giảng bài.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 5

Trong câu chuyện với cô Huyến, chúng tôi được biết, 25 hộ dân cùng điểm trường tiểu học xóm Nhạp di dời đến quả đồi này từ ngày 13-10, do trước đó điểm trường, nhà của bà con bị lũ cuốn trôi.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 6

Gắng gượng vượt qua những khó khăn chất chồng, các thầy cô vẫn kiên trì đứng lớp vì sự học của các em nhỏ Trường Tiểu học và THCS Đồng Ruộng - điểm trường xóm Nhạp.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 7

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 8

Các em học sinh xóm Nhạp chưa thể cảm nhận được hết được sự ác nghiệt của thiên tai.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 9

Một chiếc trống trường được kê ngay trước cửa lán.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 10

Cuối lớp, những chiếc bàn được kê để sách vở, các vật dụng phục vụ các môn học.

Lớp học trong lán trại dã chiến của các em học sinh ở đồi Tân Hương - 11

Nhằm động viên các hộ dân cùng học sinh nơi đây vượt qua giai đoạn khó khăn, các Đoàn công tác của Công an tỉnh thường xuyên có mặt.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng

Ngày khai giảng năm học mới 2017 – 2018 đang cận kề, thế nhưng ở nhiều điểm trường tại các huyện miền núi của tỉnh...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Hải Phòng: Phụ huynh bức xúc vì nhà trường luộc “gà nguyên con” cho học sinh

Chị N.A.M (một phụ huynh của nhà trường bức xúc: "Tôi thật không thể tin được các cô trong bếp ăn của trường lại vô tâm đến thế. Ai lại luộc gà để nguyên diều và cuống họng thì các cháu ăn làm sao? Nghĩ đến thôi là tôi đã muốn ói rồi chứ chưa nói gì đến chuyện phải ăn con gà đó. Là một phụ huynh tôi cật lực phản đối hành động nấu nướng không có trách nhiệm này của nhà trường".

Chiều 28/10, tại UBND xã Tân Phong -huyện Kiến Thụy lãnh đạo Trường Mầm non Tân Phong tổ chức cuộc họp với cha mẹ phụ huynh học sinh để làm rõ vụ việc này. Cuộc họp còn có sự tham dự của lãnh đạo xã Tân Phong cũng như lãnh đạo Công ty Phúc Khang (đơn vị cung cấp thực phẩm cho trường mầm non Tân Phong).

Trong cuộc họp phụ huynh đề nghị giải quyết hai vấn đề: An toàn vệ sinh thực phẩm và nguồn gốc sữa cho học sinh.

Tại cuộc họp, bà Đỗ Thị Ánh - Hiệu trưởng trường mầm non Tân Phong cho hay: "Đây thực sự là sự nhầm lẫn đáng tiếc trong công tác giao nhận thực phẩm, đơn vị bếp ăn sẽ phải chú ý hơn".

Được biết,  mỗi ngày học sinh ăn tại trường sẽ phải nộp chi phí là 18 nghìn (bao gồm ăn trưa, uống sữa buổi sáng). Đại diện đơn vị cung cấp thực phẩm cũng hứa với các phụ huynh sẽ cẩn trọng hơn việc giao thực phẩm và không để xảy ra tình trạng trên.

Hải Phòng: Phụ huynh bức xúc vì nhà trường luộc

 Trường Mầm non Tân Phong - nơi xảy ra sự việc (ảnh: Đặng Tưởng)

Liên quan đến vụ việc, ông Đoàn Đắc Thuật - Chủ tịch UBND xã Tân Phong đã nhận khuyết điểm khi xảy ra tình trạng này.

"Con gà chuẩn bị đưa lên bếp ăn luộc thực ra chỉ còn sót lại phần cuống họng  chứ không hẳn là còn nguyên diều như phụ huynh phản ánh. Ngay sau khi nhận thông tin về sự việc chúng tôi đã  thông báo cho trung tâm y tế về kiểm tra ngay", ông Đoàn Đắc Thuật cho hay.

Thực hư bữa trưa đạm bạc của học sinh chỉ có 1 miếng cá và rau muống

Nhiều người cho rằng bữa cơm chỉ có một miếng cá và ít rau muống không đủ dinh dưỡng và không tương xứng với số...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Nhập nhằng nhiều khoản thu đầu năm học



Cô giáo mầm non nhận 1,3 triệu đồng lương hưu: 'Tôi như chết lặng'



Nhập nhằng nhiều khoản thu đầu năm học

Đó là thực tế được thể hiện rõ tại nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM khi đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đi khảo sát và kiểm tra việc thực hiện các khoản thu chi ở nhà trường trong gần hai tuần qua.

Thu cao, chi khủng cho lớp "con nhà giàu"

Mặc dù ở huyện nghèo ngoại thành nhưng phụ huynh tại Trường Mầm non Họa Mi (Nhà Bè) phải đóng nhiều khoản tiền khá cao để con theo học mô hình trường tiên tiến. Cụ thể, các bé ở lớp mầm và chồi mỗi tháng phải đóng gần 3 triệu đồng tiền học. Trong đó, ngoài các khoản thu theo quy định khoảng 1,4 triệu đồng, mỗi em phải đóng thêm 1.496.000 đồng/tháng cho lớp tiên tiến. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hồng Loan lý giải những lớp này chỉ từ 20 đến 22 trẻ/lớp, chương trình học nhiều hơn nên mức thu cao hơn.

Ngoài ra, ông Lục Thanh Bình, phó trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) của trường, cho biết ban không có chủ trương thu quỹ nhưng việc đóng góp chủ yếu do phụ huynh các lớp tự tính toán trên tinh thần tự nguyện, theo nhu cầu, như làm rèm cửa, mua đồ chơi, lắp máy móc, sửa sân chơi... để phục vụ cho trẻ.

Tuy nhiên, một số thành viên trong đoàn giám sát cho rằng mức thu này đã ở ngưỡng tối đa theo quy định của TP. Chưa kể với mầm non, các bé đến trường đương nhiên phải được trang bị cơ sở vật chất, học thể thao, hoạt động,... nhưng phải đóng thêm nhiều khoản nữa là chưa khả thi. Đã vậy, phụ huynh còn phải đóng tiền "hỗ trợ" để sửa sang, mua sắm thêm quá nhiều.

Đến Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (quận 1), nhiều người sẽ không khỏi "choáng" khi hầu hết các lớp đều được trang bị rất hiện đại. Theo bà Đỗ Ngọc Chi, Hiệu trưởng, các lớp này đều trang bị bảng cường lực, lót sàn gỗ, lắp tủ cá nhân và tủ đựng mũ bảo hiểm, kệ truyện mini, trang trí lớp... từ tiền cơ sở vật chất dành cho loại hình tiên tiến. "Ngoài ra, các phụ huynh là mạnh thường quân còn đóng góp riêng để lắp bảng thông minh đa điểm chạm với mức giá khoảng 90 triệu đồng/bảng/lớp. Nhiều lớp thường cũng được trang bị tương tự nếu có nguồn hỗ trợ từ phụ huynh" - bà Chi nói.

Không những thế, do trường có nhiều trang thiết bị, sử dụng nguồn điện lớn nên ban đại diện CMHS đã đề xuất lắp một trạm điện riêng cho trường, hiện ban đang huy động tiền phụ huynh để thay toàn bộ dây điện trong trường cho an toàn. Ngoài ra, mặc dù trường đã có sẵn camera ở các hành lang lớp học nhưng ban đại diện còn đề xuất lắp camera khắp toàn trường với kinh phí 80 triệu đồng...

Nhập nhằng nhiều khoản thu đầu năm học - 1

Một giờ học nhạc của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1. Ảnh: PHẠM ANH

Nhập nhằng quy định thu chi

Khi lý giải, trường nào cũng cho rằng đã thực hiện đúng theo Thông tư 55 quy định về điều lệ hoạt động của ban đại diện CMHS và Thông tư 29 về tài trợ giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2012. Các thành viên ban đại diện cũng cho rằng các khoản thu quỹ phụ huynh hay để đầu tư cơ sở vật chất cho trường đều thực hiện trên tinh thần tự nguyện, không cào bằng hay ép buộc.

Tuy nhiên, khi đoàn chất vấn và kiểm tra sổ sách việc thu chi ở các trường lại hoàn toàn khác.

Như tại Trường THPT Thủ Thiêm, ngoài hàng loạt khoản thu theo quy định về học phí, học buổi hai, bán trú, thể dục thể thao... mỗi phụ huynh còn bị ấn định đóng 300.000 đồng/năm cho quỹ phụ huynh của trường.

Dù nhà trường lý giải tiền này không bắt buộc, ai đóng bao nhiêu cũng được nhưng đoàn giám sát không đồng ý và đề nghị chấn chỉnh vì cách làm này sai, không khác nào "bổ đầu" để ai cũng phải đóng.

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (quận 1) cũng tương tự, bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, thẳng thắn: "Trong kế hoạch, ban đại diện đưa ra mức thu bình quân 250.000 đồng/HS cho quỹ của ban đại diện thì sao gọi là tự nguyện?". Một thành viên khác trong đoàn giám sát cũng cho rằng: "Ban nói thu tiền quỹ chỉ để chăm lo cho HS nhưng sổ sách lại có nhiều mục chi cho tiền đám tang, tiền âm thanh sân khấu, hỗ trợ cơ sở vật chất, chăm lo vệ sinh môi trường, hỗ trợ giáo dục tư tưởng... là không hợp lý vì Thông tư 55 quy định chi 100% cho HS. Hơn nữa, ban còn huy động phụ huynh đóng góp để thay dây điện, lắp camera... là không được. Các khoản này chỉ có thể đưa vào kế hoạch để sử dụng từ nguồn tài trợ do các mạnh thường quân tự nguyện đóng góp".

Nhập nhằng các quy định về hoạt động của ban đại diện

Kết quả giám sát tại các trường cho thấy hoạt động của ban đại diện CMHS nhiệt tình, trách nhiệm và hỗ trợ rất lớn cho nhà trường.

Tuy nhiên, thực tế chung là cả nhà trường lẫn ban đại diện chưa nắm rõ hoặc hiểu sai dẫn đến nhập nhằng các quy định về hoạt động của ban đại diện CMHS và tài trợ trong giáo dục. Điều này dẫn đến nhiều khoản thu vô tình gây áp lực và bức xúc cho phụ huynh, nhất là những người còn khó khăn. Họ không bức xúc vì đóng bao nhiêu tiền mà vì cách thu chi tiền chưa đúng, chưa tạo được sự tin tưởng, đồng thuận thực sự.

Do đó, đoàn cũng đã đề nghị các trường phải điều chỉnh lại, phải hiểu và phân định rạch ròi tiền quỹ hoạt động của ban đại diện và tài trợ giáo dục. Quỹ của ban chỉ để phục vụ trực tiếp 100% cho HS, còn nếu muốn hỗ trợ về cơ sở vật chất hay hoạt động cho trường phải tuân thủ Thông tư 29 về tài trợ giáo dục. Tức trường phải đưa ra kế hoạch những gì cần làm, dự trù kinh phí và lập ban tiếp nhận riêng để phụ huynh nào có điều kiện thì đóng góp, bằng tiền hoặc hiện vật. Rồi công khai thu chi rõ ràng.

Đoàn cũng sẽ kiến nghị lên các cấp liên quan để có sự điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể về việc giữ và chi tiền phụ huynh khi đóng góp cho trường. Vì hiện nay hầu hết các trường đều lúng túng và thực hiện chưa đúng, gây nhập nhằng trong quản lý thu chi.

TRIỆU LỆ KHÁNH, Phó Chủ tịch Ủy ban 
MTTQ Việt Nam TP.HCM

Bên trong ngôi trường xa xỉ với mức học phí gần 1,8 tỷ đồng/năm

Chi phí dành cho học phí, tiền ở và tiền ăn là 79.000 USD/năm (tương đương gần 1,8 tỷ đồng), cao hơn tới 16.000 USD so với...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Gà mẹ biểu diễn piano điệu nghệ trước mặt đàn con

Đoạn video đăng tải lên mạng xã hội Storyful cho thấy gà mái tên Aichan trình diễn kỹ năng chơi đàn piano bằng mỏ trước đàn con nuôi của nó tại thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ.

Bản nhạc của gà mẹ chơi không quá xuất sắc, nhưng đàn gà con dường như rất thích thú và Aichan cảm thấy phấn khích vì điều đó.

Chủ của đàn gà viết kèm theo đoạn video rằng Aichan tỏ ra "chán chường" vài tháng vì nó không còn khả năng làm mẹ.

Sau đó, người chủ đã quyết định mua một đàn gà con để Aichan nuôi dưỡng. Những chú gà con hiện đã được vài tháng tuổi.

Clip: Cậu bé không tay chơi đàn piano điêu luyện

Alexey từng đoạt giải nhất trong kỳ thi năng khiếu quốc gia dành cho trẻ em khuyết tật.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Cô giáo sụt 4kg sau khi nhận lương hưu 1,3 triệu đồng

"Choáng váng, ngã quỵ khi xem quyết định"

Chiều 28-10, chúng tôi đến gia đình cô Vỹ ở dưới chân núi Hủng Vàng (xóm 7, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, Nghệ An) thấy cửa đóng then cài. Hàng xóm cho biết, "chồng cô Vỹ đang đi bệnh viện còn cô đang phải ra đồng ruộng trồng rau để bán".

Cô giáo sụt 4kg sau khi nhận lương hưu 1,3 triệu đồng - 1

Quyết định nghỉ hưu của cô Nguyễn Thị Vỹ

Trời sẫm tối, cô Vỹ mới về đến nhà. Vừa cho đàn gà và vịt trong vườn nhà ăn, cô Vỹ quệt nước mắt vừa nói: "Khi cầm quyết định nghỉ hưu, tôi đọc không thể tin vào mắt mình, lương 1.356 ngàn đồng/tháng. Tôi choáng váng, ngã quỹ xuống. Trở về nhà tôi nằm khóc bốn ngày. Đêm không sao chợp mắt được.

Sau 35 năm học tập và công tác từ miền núi đến miền trung du, miền xuôi, tôi không ngờ nghỉ hưu với mức lương quá thấp vậy. Dù tôi nói thật mức lương hưu thì người thân và xóm giềng đều không tin, mọi người cho rằng tôi "giấu giếm lương chứ ít nhất cũng tháng 3,5 triệu mới đủ sống".

Sau khi nghỉ hưu, tôi buồn, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều sụt mất 4kg. Người tôi vốn gầy lại gầy thêm như thế này. Giờ nghỉ hưu lương quá thấp, không đủ mua gạo ăn, phải "bò" ra mà làm nông thôi".

Năm 1980, cô Vỹ tròn 18 tuổi, khăn gói lên huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) học sơ cấp sư phạm mầm non. Thời điểm ấy, ở miền núi khó khăn, thiếu giáo viên, cô Vỹ vừa đi học vừa đi dạy.

Cô giáo sụt 4kg sau khi nhận lương hưu 1,3 triệu đồng - 2

Cô Nguyễn Thị Vỹ: "Mong xem xét lại lương hưu giáo viên mầm non đặc thù như chúng tôi"

Năm 1984, cô Vỹ được phân công trở về quê nhà xã Nam Xuân làm giáo viên Trường Mầm non xã Nam Xuân. Quá trình công tác cô Vỹ luôn đạt danh hiệu khá và suất sắc. Năm 2003, cô Vỹ đi học lên Trung cấp Sư phạm Mầm non rồi trở về trường tiếp tục công tác. Năm 2008, cô Vỹ đi học và sau đó tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, tiếp tục dạy học rồi được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.

"Mong xem xét lại lương hưu giáo viên mầm non đặc thù" 

"Thời gian đầu đi dạy, chúng tôi được trả lương bằng thóc, mỗi tháng mấy yến thóc mang về xát ra gạo để ăn. Có những thời điểm rất khó khăn, chúng tôi phải mượn nhà dân, kho hợp tác xã để làm lớp dạy học cho các em. Dù khó khăn, vất vả, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình bỏ nghề, cứ cố gắng bám trụ vậy.

Năm 1995, tôi được đóng bảo hiểm xã hội và phải đóng truy thu bảo hiểm số tiền 2,6 triệu đồng. Để có 2,6 triệu đồng đóng bảo hiểm xã hội tôi phải bán đôi hoa tai một chỉ vàng 9999, hai con bê và hai con heo của gia đình. Đến năm 2011, tôi làm tổ phó giáo viên mầm non được vào biên chế nhà nước. Trước khi nghỉ hưu tôi nhận lương 6,3 triệu đồng/tháng, nhưng khi nhận quyết định lương hưu thì tôi choáng váng, ngã quỵ. Từng ấy lương hưu khi tuổi chúng tôi đã già, sao sống nổi đây".

Cô giáo sụt 4kg sau khi nhận lương hưu 1,3 triệu đồng - 3

Nghỉ hưu lương 1,3 triệu đồng, cô Vỹ phải đi ra đồng làm việc

Các đồng nghiệp của cô Vỹ cũng đang khuyên cô "cầm quyết định xuống thành phố gặp các thầy cô giáo cũ nhờ tính lại lương đã đúng chưa, chứ sao thấp như vậy?".

Theo quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của cô Vỹ do bà Lê Thị Dung- Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An ký, nêu: "Cô Vỹ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 22 năm 5 tháng, trong đó 22 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thời gian làm việc được tính thâm niên nghề 22 năm 5 tháng. Mức bình quân tiền lương, thu nhập tháng hoặc bình quân tiền lương và thu nhập tháng làm căn cứ tính lương hưu là 2.009.536 đồng. Tỷ lệ để tính lương hưu 67,50%. Được hưởng chế độ lương hưu từ 1-6-2017. Lương hưu hàng tháng 2.009.536 đồng x 67,50% = 1.356.473 đồng. Cô Lan không có trợ cấp khác, không trợ cấp một lần...".

Theo cô Vỹ, với mức lương hưu như trên thì không đủ để sống cuộc sống tối thiểu.

"Cả cuộc đời chúng tôi đã gắn bó, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục mầm non, bây giờ tuổi về già, sức khỏe yếu dần. Tôi mong các cấp, các ngành xem xét lại mức lương hưu cho giáo viên mầm non đặc thù như chúng tôi"- cô Vỹ nói.

Cô giáo về hưu lương 1,3 triệu đồng/tháng, khóc nức nở

Hai ngày nay, trên cộng đồng mạng đang quan tâm sự việc cô Trương Thị Lan- 37 năm cống hiến, cầm quyết định nghỉ hưu...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Phụ huynh phát hiện nhà trường chế biến thực phẩm bẩn cho trẻ



7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới

1. Pythagoras, nhà toán học Hy Lạp (575 -500 TC)

Ông là người đã đưa ra định lý Pythagorean mà tất cả chúng ta đã học ở trường. Ngoài định nghĩa toán học nổi tiếng này, Pythagoras còn là học giả nổi tiếng đầu tiên nhấn mạnh rằng các hiện tượng tự nhiên có thể được giải thích bằng toán học (mở đường cho việc nghiên cứu Vật lý) và thậm chí còn là nguồn cảm hứng cho các học thuyết của Plato. Vì thế ông chính là một thiên tài lớn.

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới - 1

Những hành động khác người:

Giống như L. Ron Hubbard và David Koresh, Pythagoras cũng sáng lập nên tôn giáo của chính mình và con người thời bấy giờ coi ông như một người khá điên rồ bởi những ý nghĩa quái lạ trong tôn giáo mà ông lập ra. Tôn giáo Pythagoras có 2 nguyên lý chính: linh hồn được tái sinh, và đậu là điều ác. Không phải hạt đậu tương ẩn dụ, hoặc những hạt đậu siêu hình, mà đơn giản chính là hạt đậu mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Giáo phái của Pythagoras có những quy tắc dễ hiểu hơn, như thuyết ăn chay và chủ nghĩa hòa bình, nhưng ông có khuynh hướng phá vỡ những điều đó. Các quy tắc ăn chay đã bị phá hủy khi phát minh ra định lý nổi tiếng của mình, Pythagoras đã ăn mừng bằng cách mổ 1 con bò.

2. Lord Byron, Nhà thơ (1788-1824)

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới - 2

Lord Byron xuất bản tác phẩm thơ đầu tiên của mình vào năm 14 tuổi. Tác phẩm Don Juan của Byron vẫn là một trong số ít bài thơ được đặt tên cho một trường phái.

Tuy nhiên, ông cũng có những hành động khác người khi không những nuôi chó trong ký túc xá, nơi động vật bị cấm mà còn cố gắng một cách vô ích để đòi hỏi cho con thú cưng của mình 1 học bổng. Sau này, sự điên rồ của Byron còn khủng khiếp hơn khi ông chia sẻ, các thành viên trong gia đình mình gồm 10 con ngựa, 8 con chó to, 3 con khỉ, 5 con mèo, 1 con đại bàng, 1 con quạ và 1 con chim ưng, và tất cả những con này đều sống chung với ông. Sau đó, Byron lại chuyển sang xu hướng chơi đô đốc chiến. Ông đã xây dựng 2 pháo đài nhỏ trên bờ hồ riêng của mình và tung ra một đội tàu đồ chơi và dành cả ngày để chỉ đạo đội tàu chiến đấu với pháo đài.

3. Tycho Brahe, nhà thiên văn Đan Mạch (1546-1601)

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới - 3

Tycho Brahe nổi tiếng với các phương pháp đo lường thiên văn. Vào thời điểm kính thiên văn mới ra đời và còn chưa được hoàn hảo, Tycho đã lắp ráp một dãy dữ liệu có độ chính xác cao, tạo điều kiện cho nhiều khám phá, bao gồm các luật chuyển động hành tinh.

Bị cho là khác người khi Tycho nổi tiếng nghiện rượu nặng, và trong trạng thái say rượu, ông đã nhiều lần thuê những người lùn ăn mặc kỳ quặc, làm những hành động điên rồ để mua vui cho mình và bạn bè.

4. Michelangelo, họa sĩ người Ý (thời kỳ phục hung 1475-1564)

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới - 4

Ông được coi là thiên tài trong tất cả các môn nghệ thuật. Bức tranh ông vẽ Chúa tạo ra Adam trên nóc Nhà thờ Sistine vẫn là bức tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Ngoài hội họa, ông còn được coi là bậc thầy các môn nghệ thuật khác bao gồm điêu khắc (The Statue of David) và kiến ​​trúc (Nhà thờ St Peter's).

Michelangelo bị coi là khác người bởi rất... bẩn. Ông rất hiếm khi tắm, không những thế, ông thậm chí còn rất lười thay quần áo và tất. Trợ lý của ông từng phàn nàn rằng: "Đôi khi, ông ấy đi một đôi tất quá lâu, đến mức sau vài tháng lột nó ra giống như con rắn lột lớp da của mình vậy". Nhiều người cho rằng, ông bị mắc chứng tự kỷ, bởi rất ít khi tương tác với xã hội như nói chuyện với người khác.

5. Nikola Tesla, Chuyên gia Vật lý (1856-1943)

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới - 5

Là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.

Tesla bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và không chịu chạm vào bất cứ vật gì có dấu vết nhỏ nhất của bụi bẩn. Tesla cũng từ chối liên lạc bất cứ kỳ ai, đây cũng là một rào cản đối với một kỹ sư. Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lúc cuối đời, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên. Một số ý tưởng phát minh vĩ đại của ông đã không thể thực hiện được vào thời điểm ông còn sống do không có công nghệ tương ứng. Ông qua đời năm 86 tuổi trong tại một khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.  

6.  Empedocles, Nhà khoa học và Triết học Hy Lạp ( 490-430 B.C)

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới - 6

Ông là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học, ngôn ngữ học, Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học, và được mệnh danh là "Cha đẻ của Khoa học chính trị". Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là 1 trong 3 cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.

Một số quan điểm nổi tiếng của Empedocles là:

- Thầy đã quý, chân lý còn quý hơn.

- Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, càng nặng rơi càng nhanh.

- Tốc độ rơi của một vật phụ thuộc vào mật độ môi trường nơi vật rơi qua, mật độ môi trường càng nhỏ thì tốc độ rơi càng lớn.

- Nếu có lực tác dụng vào vật thì tốc độ chuyển động của vật sẽ tỉ lệ thuận với lực tác dụng.

Tuy nhiên Empedocles cũng bị coi là một người lập dị khi ông tin rằng, mình là một vị thần. Để chứng minh sự bất tử của mình cho những người bạn hoài nghi có thể hiểu được, Empedocles từng thông báo rằng, ông sẽ nhảy vào núi lửa Etna và nhảy ra mà không bị tổn thương gì.

7. Yukio Mishima, nhà văn người Nhật Bản (1925-1970)

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới - 7

Ở tuổi 12, Yukio Mishima đã có được kiến ​​thức toàn diện về Oscar Wilde. Vào năm 24 tuổi, ông xuất bản cuốn "Confessions of a Mask", cuốn sách này đã đưa ông lên đỉnh cao văn học Nhật Bản. Trong 20 năm tiếp theo, ông xuất bản 20 tác phẩm lớn khác, được đề cử cho 3 giải Nobel, và củng cố vị thế của mình như một tiểu thuyết gia được công nhận nhiều nhất trong lịch sử Nhật Bản. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những tiểu thuyết ăn khách như "Rừng Na Uy", "Biên niên ký chim vặn dây cót", "Kafka bên bờ biển", "1Q84 và Tazaki Tsukuru không màu" và "những năm tháng hành hương". Tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng trên thế giới.

Mishima chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và tinh thần võ sĩ đạo samurai của Nhật Bản. Năm 1968, ông thành lập Hiệp hội Shield (Tate no Kai) một tổ chức bán quân sự tập hợp khoảng 100 thanh niên trai tráng với mục đích chấn hưng tinh thần võ sĩ đạo Bushido và bảo vệ Hoàng đế Nhật. Ngày 25/11/1970, ông cùng những người bạn bao vây Cục Phòng vệ Nhật Bản ở Tokyo, bắt giam Tướng Kanetoshi Mashita và xúi giục quân sĩ tiến hành đảo chính. Lời thỉnh cầu này của ông gặp sự phản ứng dữ dội của quân đội. Thất bại, tuân thủ tinh thần võ sĩ đạo, ngày 25/11/1970, ông đã tự sát. Trước khi chết, nhà văn còn hô to: "Hoàng đế muôn năm".

Số phận éo le của những thiên tài tử nạn vì chính phát minh của mình

Trong lịch sử có không ít nhà phát minh, nhà khoa học đã phải tự kết thúc cuộc đời vì chính những phát minh "con đẻ"...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016