Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Đọc sách kiểu Tây

Chị Linh, một nhân viên lễ tân ở khu phố Tây, Phạm Ngũ Lão (TPHCM) nói rằng: "Khách Tây và khách ta phân biệt ở cuốn sách. Khách Tây bao giờ cũng đem theo sách để đọc lúc đi du lịch nên khi dọn phòng phải xem họ có quên sách hay không, nhắc cho họ". Chị Linh bảo: "Sách ngoại văn ở Việt Nam rất ít, hiếm và cũ kỹ, du khách có tiền cũng không mua được. Họ đọc những cuốn sách mang theo dè dặt, mỗi ngày đọc dăm bảy trang thôi, như thể của để dành".

Đọc sách kiểu Tây - 1

Tranh thủ đọc trong hiệu sách ở Việt Nam.

Anh Tư, chủ một tiệm sách ngoại văn ở khu phố Tây, nhưng nghề chính là chạy xe ôm. Anh Tư bảo: "Tôi và vợ tôi làm nghề bán sách ngoại văn gần hai chục năm rồi, nhưng chúng tôi chẳng biết đọc sách tiếng Anh đâu, chủ yếu bán đắt hay rẻ là dựa vào cuốn sách dày hay mỏng". Tôi hỏi anh có cuốn sách nào của các tác giả được giải Nobel không? Anh lắc đầu, đáp: "Tôi chẳng biết giải ấy là giải gì".

Sách ngoại văn của vợ chồng người lái xe ôm có chừng 400 cuốn thôi, và chúng bao nhiêu năm vẫn ngần ấy cuốn, số là khách du lịch đọc xong, đem ra đổi sách khác, họ ngại mang nhiều sách nặng, đổi chác là chính. "Họ muốn đổi ngang như khi ở bên nước họ, nhưng chúng tôi chấp nhận – anh Tư nói – đổi thì phải bù tiền, dù đổi sách dày hay mỏng, số tiền khách phải bù là một vài đô la thôi".

Đọc sách kiểu Tây - 2

Sách ngoại văn bán trên phố Tây.

Ngoại trừ số ít sách hướng dẫn du lịch về Việt Nam, Lào, Campuchia, tuyệt đại đa số sách để "đổi" của anh Tư là sách văn học, chủ yếu là tiểu thuyết, đó là nét khác biệt khi các hiệu sách dành cho người Việt Nam ở khu trung tâm thường chủ yếu bán truyện ngắn, thơ kinh điển. Các cuốn sách nguyên bản được in bằng giấy xốp rất nhẹ, màu xám không bị cáu bẩn. Bên cạnh đó, những bản phô tô được làm từ giấy trắng, dày và nặng hơn rất nhiều.

Phố Tây đủ thứ copy mà nhiều nhất là tranh copy, hay gọi nôm na là tranh "nhái". Dĩ nhiên chúng hoàn toàn vi phạm bản quyền nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại ở chốn này với hàng chục tiệm sao chép tranh công khai các tác phẩm của danh họa thế giới để bán cho Tây ba lô. Sách cũng vậy. Những cuốn tiểu thuyết ăn khách của Murakami, G. Marquez, Paul Coelho… được copy vô tội vạ. Cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" dịch ra tiếng Anh của Bảo Ninh cũng được phô tô rất tinh vi với bìa sách in màu không khác bản gốc là bao.

Đường sách TPHCM nằm bên hông Bưu điện trung tâm, năm ngoái doanh số đạt gần 27 tỷ đồng và lượng sách đến tay bạn đọc khoảng 500.000 cuốn. Những ngày này đang mùa mưa, đường sách hứng chịu những cơn mưa bất ngờ và lập tức áo mưa sẽ trùm lên các cuốn sách mới, cũ. Những vị khách Tây du lịch ngang qua và cả những người dự hội thảo, hoặc làm việc tại Sài Gòn vẫn tranh thủ ghé đường sách để tìm những cuốn sách ngoại văn.

Đọc sách kiểu Tây - 3

Du khách tìm mua sách ở Sài Gòn.

Những quầy sách ngoại văn chủ yếu bán sách tiếng Anh, Pháp, Trung phần đa là sách cũ và giá cả đủ loại. Thảo là sinh viên quê ở Lâm Đồng, làm nhân viên bán sách với mức lương 250.000 đồng/ngày. Thảo tấm tắc: "Khách Tây đội mưa đi mua sách, nhưng trời đang mưa to nên không thể tìm sách cho khách được, phải hẹn khách lúc khác quay lại lấy sách". Đường sách phục vụ đến 10 giờ tối, nhưng có lẽ nhiều du khách phải vội vã rời đi theo các tua tuyến du lịch của mình, ngoái lại nhìn những cuốn sách cũ với vẻ tiếc nuối.

Những nhân viên nhà sách bảo tôi: "Nhiều người Việt mình tới mua sách, nhưng không ít người tới chỉ để chụp hình đưa lên trang mạng xã hội khoe cuối tuần đi chơi nhà sách mà chẳng mua cuốn nào. Khách Tây thì khác, họ đã ghé, cố tìm sách để mua cho được. Có người vừa mua xong, tìm gốc cây, tìm quán cà phê, vội vã mở ra đọc liền". Thảo cũng bảo tôi: "Khách Tây ghé mua sách nhiều, tiếc là sách ngoại văn cũ và mới đều khan hiếm. Khách hỏi hoài mà không có".

Đăng, một rocker kiêm hướng dẫn viên du lịch kể: "Khách nước ngoài có thói quen đọc sách. Đi làm về, họ tranh thủ đọc sách. Đi du lịch, rảnh thì đọc sách. Trong ba lô thể nào cũng một vài cuốn sách". Đăng có lẽ cũng "nhiễm" thói quen đọc sách của khách nên đi đâu cậu cũng cầm theo một cuốn tiểu thuyết tiếng Anh dằn trong ba lô.

Một chủ shop ở phố Tây so sánh: "Người mình cuối ngày tụ tập nhậu nhẹt, người phương Tây cuối ngày tìm chỗ yên tĩnh ngồi đọc sách. Đó là những nét khác nhau ta thấy rõ ở khu phố Tây". Những lúc phố Tây quá náo nhiệt, nhiều du khách lặng lẽ đi ra công viên nhiều cây xanh cách đó một con đường, họ chọn chiếc ghế đá đầy lá rụng, mở sách ra ngồi đọc, dù bên kia đường các quán nhậu bắt đầu lên đèn và tiếng cụng ly nổ như pháo.

Dịch giả Việt kiều Nguyễn Tiến Văn, người có lối sống trầm tư nhận xét: "Người Việt Nam mình ít đọc sách, ít sách, nhất là những sách quý, bản gốc". Để thay đổi điều này, anh Nguyễn Tiến Văn đã tặng kho sách quý của anh sưu tầm nhiều năm từ nước ngoài, gồm 18.200 quyển sách (chủ yếu sách ngoại văn)?tặng Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM.  Dịch giả Hà Vũ Trọng cũng nói rằng đầu ra cho sách ngoại văn tại Việt Nam là rất khó. Anh mang từ Canada về một kho sách nghệ thuật, mỹ thuật, văn học nhưng cũng mới chỉ in và xuất bản được dăm cuốn. Tới Công ty Nhã Nam, đại diện tại TPHCM, tôi gặp khá nhiều dịch giả tên tuổi có uy tín và mọi người đều cho biết: "Sách dịch có giá trị vẫn xếp hàng chờ đến lượt in". Một khi ngay cả bản dịch có khó bán, việc buôn bán sách gốc sẽ càng khó hơn.

Thư Kỳ, một nhà sách uy tín ở quận 3 đã đóng cửa chuyển đi nơi khác "giá thuê mặt bằng quá sức của một nhà sách cũ" – người chủ ngày chia tay nói với tôi như vậy. Anh Tư ở khu phố Tây nói: "Chúng tôi cũng trả mặt bằng vì năm rồi, giá thuê quá cao, bây giờ chúng tôi xếp sách ra vỉa hè mà bán". Công việc chạy xem ôm của anh Tư là nguồn sống chính của gia đình, vợ anh bán sách vào buổi tối, khi những chuyến xe lữ hành bắt đầu rời khu phố Tây.

Một số bạn trẻ đam mê ngoại văn cũng có cách riêng để nuôi giữ thú đọc sách ngoại của họ. BOA, một tiệm sách ngoại văn đã chọn thuê vị trí tại tầng 2 một khu chung cư cũ. Khác với anh Tư, các bạn buôn bán sách ngoại văn cũ hiện nay đều giỏi ngoại ngữ và có kiến văn, họ thường chọn sách Bestseller bán chạy từ nước ngoài đem về. Nhà sách Book a Life cũng áp dụng "chiến thuật" đổi sách để làm tăng thêm sự phong phú của tủ sách và áp dụng giảm 30% cho khách hàng mua cuốn thứ 2. Dĩ nhiên, phần lớn sách là sách cũ.

Đọc sách kiểu Tây - 4

Sặc sỡ, nhưng đều chỉ là sách phô tô.

Nhiều trí thức cũng có thói quen đọc sách, như M.C ca nhạc Nguyễn Minh chẳng hạn. Mỗi lần tìm được sách hay, họ thường mô tả trên các nhóm bạn trong mạng xã hội một cảm giác "sướng tê cả người!". Những thầy giáo và văn nghệ sĩ trẻ nước ngoài làm việc tại Sài Gòn nói với tôi rằng ở thành phố này, cuộc sống vật chất như bia rượu không bao giờ thiếu, nhưng  luôn có cảm giác "đói sách". Anna, giáo viên người Đức nói với tôi:  "Phần lớn sách ngoại văn trong các nhà sách là sách công cụ như từ điển, các loại giáo trình ngoại ngữ. Rất nhiều sách dạy ngoại ngữ, nhưng những tác phẩm viết bằng chính thứ tiếng ấy lại không có trên các quầy sách tại Việt Nam!". 

Durno, một giáo viên nước ngoài thậm chí đăng tin để tìm kiếm một bản tiểu thuyết bằng tiếng Anh dù là bản phô tô, nhưng cũng không ai có mà bán cho anh ta cả! Đôi khi, các nhà sách và trang mạng sẽ trả lời bạn: "Chúng tôi hiện không có cuốn này. Bạn hãy nhắn tin trao đổi kỹ hơn với chúng tôi. Chúng tôi hy vọng nó sẽ được chuyển về trong khoảng 2 tháng nữa". Chỉ có điều, không ai biết hai tháng sau thì vị khách nước ngoài kia còn ở Việt Nam nữa hay không!

26 thiên đường đẹp nhất hành tinh cho người mê đọc sách

Dù khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng việc đọc sách sẽ không...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thanh Trì - Hà Nội: Hiệu trưởng bị 'tố' không đứng lớp giảng dạy sẽ bị thanh tra



Nội quy có thật 100%, trường học cấm học sinh nam, nữ ngồi gần nhau



Bi kịch cuộc đời của thiên tài âm nhạc bị lịch sử lãng quên

Ngày nay, tên tuổi của Ervin Nyiregyhazi ít khi được nhắc tới, ngoại trừ những người đam mê giai điệu sâu lắng của những bản piano cổ điển. Tuy nhiên, giới chuyên gia gồm các nhạc sĩ nổi tiếng, nhà phê bình, nhà nghiên cứu âm nhạc đều khẳng định rằng ông là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ xuất sắc và độc đáo nhất của thế kỷ XX.

Bi kịch cuộc đời của thiên tài âm nhạc bị lịch sử lãng quên - 1

Chân dung thiên tài âm nhạc Ervin Nyiregyhazi

Thiên tài âm nhạc bị lịch sử quên lãng

Sinh ra ở Budapest, năm 1903, Ervin Nyiregyházi là một trong những thần đồng trẻ tuổi đáng chú ý nhất trong lịch sử âm nhạc.

Ervin Nyiregyhazi sinh ngày 19/1/1903, là người Mỹ gốc Hungary. Cha của ông là một ca sĩ tên tuổi của Nhà hát Opera Hoàng gia ở Budapest. Từ nhỏ, Ervin được mô tả là một cậu bé thông minh, vui vẻ và hòa đồng.

Cha Ervin chính là người nhận ra nhiều điều phi thường của con trai mình. Chưa đầy 1 tuổi, Ervin đã bập bẹ hát và tới 2 tuổi đã hát được những giai điệu khó một cách chính xác. Cũng năm này, cậu bé bắt đầu sáng tác nhạc và 3 tuổi đã chơi được hầu hết các bài hát bằng kèn harmonica.

Nhận ra tài năng đặc biệt của con, cha mẹ cậu đã sớm giúp cậu đứng trên các sân khấu lớn, biểu diễn trước các nhà quý tộc, trí thức, doanh nhân và những nhân vật văn hoá lỗi lạc gồm các nhà soạn nhạc và rất nhiều nghệ sĩ vĩ đại đương thời. Tất cả đều không khỏi kinh ngạc cho tài năng của một cậu bé còn quá nhỏ. Người ta gọi cậu là thần đồng âm nhạc.

Lên 8 tuổi, Ervin vinh dự được biểu diễn tại Cung điện Buckingham và nhiều hoàng gia khác - điều xưa nay vô cùng hiếm nếu không muốn nói là "đọc nhất vô nhị" với 1 người ở độ tuổi này.

10 tuổi, Ervin được tuyển thẳng và trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất tại Học viện Âm nhạc. Ở tuổi thiếu niên, Ervin tổ chức rất nhiều buổi hòa nhạc quy mô lớn khắp Trung Âu với các tác phẩm độc tấu và concerto "khó nhằn" nhất ngay cả với những nghệ sĩ tên tuổi. Ervin trở thành hiện tượng không chỉ với khán giả mà với cả nền âm nhạc thế giới.

Geza Revesz, một nhà tâm lý học người Hungary thậm chí đã tiến hành một nghiên cứu độc lập với Ervin về hiện tượng thần đồng được xuất bản năm 1916.

Bi kịch nối tiếp bi kịch

Tuy nhiên, đằng sau sự hào nhoáng là cả một chặng đường đầy đau thương. Tất cả áp lực, mệt mỏi bởi sự khai thác tài năng và kiểm soát quá mức của cha mẹ, sự xấu hổ trước những lần mua vui cho giới quý tộc đều trở thành những vết sẹo tâm lý kéo dài và khó lành trong tâm hồn một cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn.

Vào mùa thu năm 1920, ở tuổi 17, đến New York (Mỹ), và đây chính là nơi "mở đầu của kết thúc" cho sự nghiệp tưởng chừng đây vinh quang.

Bị kiểm soát từ nhỏ, Ervin không được tiếp xúc nhiều với thế giới, lúc nào cũng chỉ như một đứa trẻ mới lớn nằm gọn trong vòng tay bao bọc của cha mẹ. Do vậy, ở New York, Ervin gần như không có khả năng đương đầu với cuộc sống mới, đến mức còn không thể tự buộc dây giày hay chuẩn bị thức ăn cho mình.

Ervin không có bạn bè, lúc nào cũng sống trong thế giới của riêng mình. Dần dần, cậu có dấu hiệu trầm cảm, thường lang thang và ngủ ở các tàu điện ngầm hoặc băng ghế công viên.

Chẳng còn những đêm nhạc hoành tráng, chẳng còn những lời tung hô "lên trời", thần đồng âm nhạc một thời phải chấp nhận biểu diễn ở các dàn nhạc của khách sạn, thậm chí trong nhà tù hay các buổi tiệc của giới mafia, bất cứ nơi nào anh có thể kiếm được một chút tiền.

Quãng thời gian sau đó, Ervin lúc nào cũng sống trong cảnh đói nghèo, ở trong những khu ổ chuột, trở thành một kẻ nghiện rượu. Ông "quan hệ" với đủ mọi thành phần trong xã hội, từ những phụ nữ có chồng đến gái mại dâm, thậm chí cả bạn tình là nam giới.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông mắc phải hội chứng sợ hãi trên sân khấu và không thể tiếp tục biểu diễn. Sự nghiệp của ông từ đó cũng gần như chính thức kết thúc.

Trong cuộc sống cá nhân, ông đã kết hôn tới 10 lần trước khi qua đời vào ngày 13/4/1987. Bắt đầu sáng tác lúc 3 tuổi, cho đến khi qua đời, ông đã viết được hơn một nghìn tác phẩm âm nhạc.

10 thiên tài có số phận bi kịch nhất trong lịch sử

Những tài năng thiên bẩm, trí tuệ siêu phàm không phải lúc nào cũng có một tương lai rộng mở. Nhiều khi, nó còn là nỗi...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Phẫn nộ câu chuyện giáo viên yêu cầu nữ sinh nằm bên dưới để các bạn nam tập chống đẩy

[unable to retrieve full-text content]

Phẫn nộ câu chuyện giáo viên yêu cầu nữ sinh nằm bên dưới để các bạn nam tập chống đẩyTrong giờ học quốc phòng, một giáo viên tại Trung Quốc đã yêu cầu các nam sinh khỏe mạnh phải thực hiện động tác chống đẩy ngay trên người của bạn gái cùng lớp.

Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Xúc động cảnh HS chuyên Lê Hồng Phong cúi chào bảo vệ

Với tiêu đề "Học sinh Lê Hồng Phong ngoan", một phụ huynh có tài khoản Facebook Uyen Nguyen đã đăng tải đoạn clip ngắn ghi lại cảnh học sinh của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trước khi vào trường từng em lễ phép, cúi chào người bảo vệ đang đứng túc trực ở cổng trường.

Kèm theo đoạn clip, Phụ huynh Uyen Nguyen viết: "Mỗi sáng khi đưa con tới trường tui thường dõi mắt theo đến khi bóng con bước sâu vào sân trường thì tui mới quay xe ra về nên tui thường xuyên thấy học sinh Lê Hồng Phong trước khi bước vào cổng trường đều cúi đầu chào bác bảo vệ trật tự đứng ngay cửa. Hầu như 10 đứa thì hết 9 đứa làm động tác lễ phép này.

Quan sát tụi nhỏ tui thấy thích và dự định chụp vài tấm nhưng lần nào tới cũng trễ, đậu xe lâu sẽ choáng lối đi của các con nên phải quay về.

Hôm nay đi sớm có thời gian quay một đoạn nho nhỏ đưa lên đây, động tác của các con tuy nhỏ nhưng thể hiện tính cách và lối giáo dục của gia đình vì vậy chuyện bạo lực học đường chưa bao giờ xảy ra ở trường Lê Hồng Phong. Các con vừa học giỏi vừa ngoan vừa lễ phép thật là đáng khen".

Xúc động cảnh HS chuyên Lê Hồng Phong cúi chào bảo vệ - 1

Học sinh lễ phép chào người đàn ông làm nhiệm vụ bảo vệ trước cổng trường.

Rất nhanh chóng, đoạn clip cùng bài viết nêu trên đã có gần 10.000 likes và 2.000 lượt chia sẻ, cùng với đó là rất nhiều bình luận khen ngợi hành động lễ phép, ngoan ngoãn của học sinh trường Lê Hồng Phong.

Xem đoạn clip chỉ 2 phút, nhưng đã có rất đông học sinh khi qua vị trí cổng trường các em đều lễ phép, cúi đầu và chào hỏi người bảo vệ mặc áo xanh và một người trong trang phục của dân phòng đang đứng ở cổng trường. Đáp lại hành động ngoan ngoãn của học trò, người bảo vệ luôn nở nụ cười và chào lại các em học sinh.

Xúc động cảnh HS chuyên Lê Hồng Phong cúi chào bảo vệ - 2

Hành động của học sinh gấy ấn tượng với nhiều phụ huynh. Ảnh cắt từ clip

Nhiều phụ huynh cho rằng, đây là hành động hiếm hoi đối với học sinh và các trường hiện nay. Bởi học sinh nhiều nơi vẫn chưa được giáo dục, ý thức trân trọng những người lớn tuổi, những nhân viên của trường đã hàng ngày góp sức cho sự phát triển của mái trường, cũng như bảo vệ an toàn cho học sinh, giáo viên.

"Tiên học lễ hậu học văn - Ngôi trường này đã làm thật tốt công việc trồng người theo lề thói của Ông Bà ta xưa đã dạy ... thật tuyệt !" - nickname Bee Nov chia sẻ.

Xúc động cảnh HS chuyên Lê Hồng Phong cúi chào bảo vệ - 3

Bài viết kèm đoạn clip của phụ huynh trường Lê Hồng Phong thu hút cộng đồng mạng.

Được biết, trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong là ngôi trường lâu đời tại TP.HCM, được thành lập năm 1927, là một trong 3 trường trung học đầu tiên được thành lập tại thành phố.

Đây là ngôi trường có bề dày thành tích về dạy và học, học sinh của trường nổi tiếng là ngoan, học giỏi. Đây cũng là trường có điểm thi cao và có "tỷ lệ chọi" cao nhất thành phố trong kỳ thi vào lớp 10 THPT những năm gần đây.

Trường Lương Thế Vinh cấm học sinh bấm

Chiều 29/9, PGS.Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, nhà trường vừa...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

TP.HCM: Xúc động cảnh học sinh chuyên Lê Hồng Phong cúi chào bảo vệ



10x xinh đẹp cực hot trên Instagram 'Rich Kids of Viet Nam' vì có cuộc sống sang chảnh như công chúa



Kỷ luật trường học: Nên hà khắc hay nghiêm minh?

Kỷ luật trường học: Nên hà khắc hay nghiêm minh? - 1

Hiểu rõ nội quy, hàng năm vẫn có hàng nghìn phụ huynh mong muốn có một suất học trường Lương Thế Vinh cho con

Không học sinh nào bị hạ hạnh kiểm

Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) do PGS Văn Như Cương sáng lập vốn là nơi đào tạo nhiều thế hệ học sinh giỏi cũng như là ngôi trường có tiếng về tính kỷ luật cao. Trong trường, thầy Cương cho treo khẩu hiệu: "Tiên học lễ, hậu học văn" đồng thời đưa ra nhiều quy định khá nghiêm cho học sinh.

Cách đây ít năm, khi trào lưu chơi facebook nở rộ, trong đó không thể không có học sinh, trường Lương Thế Vinh đã ra nội quy gồm 4 điều cấm kỵ liên quan. Cụ thể, không được nói tục, chửi bậy; Không dùng facebook để nói xấu bất cứ ai; Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung; Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status... Hay như, học sinh đến trường phải tắt điện thoại, không mang theo máy nghe nhạc, không la cà quán hàng, tuyệt đối không vào quán chơi điện tử trước và sau giờ học, không nhuộm tóc thời trang…

Mới đây, một phụ huynh học sinh viết tâm thư "tố" giáo viên chủ nhiệm của trường kỷ luật "hà khắc, thiếu tình người". Theo phụ huynh này, chỉ cần học sinh đi muộn 5 phút là "chết với cô"; bản kiểm điểm nhiều như bươm bướm…khiến học sinh, phụ huynh căng thẳng, lo sợ.

Thầy Văn Như Cương cho biết, trong bối cảnh đó, trường vừa ký bản nội quy phổ biến lại để nhắc nhở học sinh. Theo thầy Cương, nội quy trường đưa ra không hề hà khắc mà là nghiêm minh để rèn giũa học sinh nhưng cũng rất bao dung.

Thầy ví dụ, quy định, học sinh đi học không quẹt thẻ quá 3 buổi/ kỳ sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm của kỳ đó nghe có vẻ rất rắn nhưng trên thực tế 3-4 năm nay không có một học sinh nào bị hạ hạnh kiểm. "Quy định cứng để răn đe học sinh. Học sinh không quẹt thẻ nghĩa là em trốn học, bỏ học và giáo viên có trách nhiệm phải báo cho phụ huynh được biết. Còn học sinh không quẹt thẻ vì quên thẻ thì phải báo cáo lý do và không bị xử lý gì cả", ông Cương nói.

Theo thầy Cương, nhiều gia đình hiện nay quá chiều chuộng con, không cho con động tay động chân vào bất cứ việc gì nên khi biết con phải viết bản kiểm điểm, phải nhổ cỏ, quét sân là xót xa. Còn nhà trường có quan điểm, học trò mắc lỗi phải lao động công ích là để trẻ biết giá trị của lao động và ghi nhớ để không mắc lỗi lần sau.

Nguyễn Thành Vinh, một cựu học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ: "Nhiều người cho rằng, kỷ luật là cái gì đó ghê gớm nhưng chính nhờ kỷ luật học sinh mới vào nề nếp. Khi vi phạm lỗi như ngủ gật, muộn giờ bị thầy cô phạt có thể sẽ ấm ức đôi chút nhưng sau này trưởng thành hơn lại thấy nhờ đó mà bản thân phải cố gắng hơn, nghiêm túc hơn. Điều này rất tốt cho việc tạo thói quen về sau".

Không nên kỷ luật áp đặt

Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, tùy theo phương châm giáo dục của mỗi trường để ra nội quy, quy định. Tuy nhiên, tính kỷ luật là điều cần thiết nên có để rèn luyện học sinh. Ví dụ, một học sinh bỏ tiết, trốn học hôm nay bị cô giáo nhắc nhở, kỷ luật lần sau em đó sẽ không dám làm nữa. Nếu không có kỷ luật học sinh sẽ thích làm gì thì làm.

Mà như vậy, không còn gọi là giáo dục, dạy dỗ học sinh. Tuy nhiên, giáo dục, kỷ luật cũng phải có phương pháp, không được áp đặt học sinh. Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, đôi khi trường đưa ra quy định cứng nhưng người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc áp quy định lên học sinh. Giáo viên phải biết nắm bắt tâm lý học sinh để xử lý chứ không được kỷ luật áp đặt.

Thầy Lâm cho biết, nếu kỷ luật áp đặt sẽ khiến học sinh luôn ở trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng. Nếu học sinh cá tính, có thể phản ứng lại thầy cô. Ngược lại, một số học sinh khi bị khiển trách, kỷ luật sẽ tự thu mình lại, tự ti có thể dẫn đến bị trầm cảm.

Hiệu trưởng một trường THPT chung quan điểm, trong môi trường giáo dục, kỷ luật là rất cần thiết nhưng trước hết phải có sự thấu hiểu. Bởi, trường học không phải trại lính, học sinh ở độ tuổi THPT đâu đó, có lúc còn ham chơi, hay quên nên sẽ có lúc đi muộn, có lúc ngủ gật, có lúc nói chuyện riêng trong giờ học... Nếu không có sự du di, bao dung sẽ khiến môi trường học cực kỳ căng thẳng. 

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, đôi khi trường đưa ra quy định cứng nhưng người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc áp quy định lên học sinh. Giáo viên phải biết nắm bắt tâm lý học sinh để xử lý chứ không được kỷ luật áp đặt.

Giáo viên bị kỷ luật vì dạy thêm: Đừng coi chúng tôi như tội phạm

"Đừng coi những giáo viên dạy thêm là tội phạm. Rình rập, tố giác... giáo viên dạy thêm? Thật đau lòng, chúng tôi...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Con bị vụt bằng thước kẻ, phụ huynh xông vào tát, ném dép vào cô giáo ngay tại lớp học



Hội phụ huynh hóa… 'hội lạm thu', Bộ Giáo dục họp chỉnh điều lệ



Trường lạm thu đổ cho phụ huynh tự nguyện



50 bài học dạy con quý hơn vàng để trở thành bậc cha mẹ tuyệt vời

50 bài học dạy con quý hơn vàng để trở thành bậc cha mẹ tuyệt vời - 1

1. Không giúp đỡ con ngay lập tức. Mặc dù, trẻ nhỏ thường cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ trong nhiều trường hợp nhưng bạn không nên có mặt mọi lúc mọi nơi trong tình huống này. Hãy để trẻ có thời gian bình tĩnh lại và tự tìm cách giải quyết, điều này sẽ giúp con bản lĩnh và tự tin hơn rất nhiều.

2. Thực sự hiểu những sở thích và mong muốn của con để có sự giúp đỡ và định hướng đúng đắn, cần thiết.

3. Chia sẻ và tâm sự với trẻ càng nhiều càng tốt. Cha mẹ hãy cố gắng nối liền khoảng cách với con để có thể dễ dàng cùng trò chuyện về môn thể thao yêu thích, phong cách thời trang, ước mơ trong tương lai,…

4. Thỉnh thoảng hãy để trẻ được tự quyết định thực đơn cho bữa tối.

5. Luôn nhớ rằng kỷ luật và trừng phạt là 2 việc hoàn toàn khác nhau.

6. Đọc sách cho con nghe ít nhất 15 phút mỗi ngày. Đây là thói quen vô cùng tốt và là cách gắn kết tuyệt vời giữa bạn và con cái.

7. Thường xuyên có những khoảng thời gian dành riêng cho gia đình, không công việc, không mạng xã hội, không có mối quan hệ nào khác,…

8. Cha mẹ sẵn sàng thừa nhận khi mình mắc sai lầm. Mặc dù điều này không dễ thực hiện nhưng nó là cách giáo dục tốt nhất cho trẻ về sự công bằng và đức tính trung thực.

9. Trao đổi thẳng thắn với 1 nửa còn lại để đưa ra phương pháp giáo dục con 1 cách thống nhất, hợp lý.

10. Không ép buộc trẻ phải học quá nhiều. Đừng để trẻ phải học 1 cách đối phó và cảm thấy lo lắng khi "trả bài" dù đó là các môn học lý thuyết hay bộ môn nghệ thuật.

50 bài học dạy con quý hơn vàng để trở thành bậc cha mẹ tuyệt vời - 2

11. Không ngừng kỳ vọng vào con nhưng nhất định phải sát với thực lực của trẻ.

12. Sẵn sàng khen ngợi mỗi khi trẻ thành công để con luôn tin thấy có cha mẹ là điểm tựa vững chắc.

13. Thường xuyên hỏi về cảm nhận của con: "Con có thích đến trường học không?", "Con có thích bữa trưa ở trường không?"…

14. Giao việc vặt trong nhà, đồng nghĩa với việc đặt trách nhiệm cho con từ sớm. Từ việc trẻ tự dọn đồ chơi của mình đến việc vứt rác vào thùng,… sẽ giúp con có nhận thức thiết thực và có trách nhiệm với mọi thứ xung quanh.

15. Nhất định phải có ít nhất 1 bữa ăn cùng cả gia đình. Khi trưởng thành, con có thể không nhớ đến từng việc diễn ra trong các bữa ăn nhưng sẽ luôn trân trọng và giữ gìn truyền thống gia đình.

16. Yêu thương các con bằng nhau, nhưng luôn nhớ rằng, chúng có cá tính riêng biệt và cần dành ra cách đối xử theo cách khác nhau.

17. Đừng ép buộc trẻ phải lớn lên theo hình tượng nào đó.

18. Không ngại làm những điều tưởng chừng như ngốc nghếch với con. Chính những khoảnh khắc ấy khiến cha mẹ và con cái nối liền khoảng cách hơn, đồng thời cũng là cơ hội tạo ra nhiều tiếng cười nhất.

19. Dành ra khoảng thời gian chỉ để lắng nghe tâm sự của con, không phản bác, không lời khuyên. Hoàn toàn chỉ là lắng nghe.

20. Khuyến khích trẻ chơi những trò chơi như lego hoặc xếp hình, loại đồ chơi này sẽ giúp khuyến khích sự sáng tạo của con.

50 bài học dạy con quý hơn vàng để trở thành bậc cha mẹ tuyệt vời - 3

21. Sắp xếp những chuyến du lịch cùng cả gia đình. Không quan trọng là đi đâu hoặc trải nghiệm những gì, khoảnh khắc cả gia đình cùng đến 1 miền đất mới sẽ là những kỷ niệm ngọt ngào trong tuổi thơ của con trẻ.

22. Tuyệt đối không so sánh con với những đứa trẻ khác. Việc làm này thường mang tới nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực đối với tâm lý của trẻ.

23. Khuyến khích con nghĩ đến tương lai của mình. Đừng lo ngại những mơ ước hiện tại thường xuyên thay đổi có thể ảnh hưởng tới quyết định lớn sau này.

24. Để tivi trong phòng khách thay vì phòng ngủ. Điều này giúp tăng thời gian gia đình cùng quây quần bên nhau và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

25. Đặt kem chống nắng cạnh kem đánh răng trong phòng tắm. Điều này giúp tạo thành thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe của con, đặc biệt vào mùa hè.

26. Dành thời gian để đưa con đến nhiều nơi khác nhau như thư viện, bảo tàng, hồ bơi, công viên,… để giúp mở rộng sở thích và khả năng giao tiếp của trẻ.

27. Thỉnh thoảng tặng con những món quà mà trẻ thích để khích lệ, động viên và bày tỏ tình cảm với con.

28. Tôn trọng bất cứ món quà nào của con làm tặng cha mẹ để trẻ thấy rằng thành quả của mình thật đáng tự hào.

29. Sẵn sàng để con gặp gỡ và chơi đùa với những người bạn khác.

50 bài học dạy con quý hơn vàng để trở thành bậc cha mẹ tuyệt vời - 4

30. Đặt ra các tình huống cần lựa chọn để rèn luyện kỹ năng đưa ra quyết định của trẻ.

31. Dành cho con 1 góc hoàn toàn riêng tư và được phép làm chủ trong ngôi nhà.

32. Chấp nhận cá tính riêng của con, dù chúng có thế nào đi nữa.

33. Trực tiếp nói với con về niềm vui khi được cùng chúng chơi đùa, trò chuyện.

34. Khi cùng con trao đổi hãy cố gắng suy nghĩ như 1 đứa trẻ.

35. Đừng ngần ngại để trẻ giúp đỡ khi nấu ăn, điều này góp phần phát triển hứng thú của trẻ khi được làm việc nhà.

36. Ôm con mỗi ngày.

37. Không dùng điện thoại khi đang chơi và trò chuyện với con.

38. Hãy uốn nắn con từng ngày và đừng quá lo lắng nếu trẻ có những thói quen, hành vi chưa đúng mực khi còn nhỏ.

39. Không ép buộc trẻ làm những việc mà chúng không muốn.

50 bài học dạy con quý hơn vàng để trở thành bậc cha mẹ tuyệt vời - 5

40. Lưu giữ những câu nói, hành động, hình ảnh hài hước, ngộ nghĩnh của con như 1 cuốn nhật ký và cho chúng xem khi trưởng thành.

41. Luôn hành động và làm mọi việc 1 cách công bằng.

42. Dành ra 1 thời gian cố định trong tuần để cùng con xem phim. Đây là khoảng thời gian thư giãn vừa tiết kiệm chi phí vừa cải thiện tình cảm giữa các thành viên trong gia đình rất hiệu quả.

43. Luôn tin tưởng con theo bản năng của người đã sinh ra trẻ vì bạn hiểu con mình hơn bất cứ ai.

44. Thường xuyên cùng con làm bài tập về nhà, kể cả khi trẻ không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ.

45. Thường xuyên đi dạo cùng con để rèn luyện sức khỏe và dễ dàng chia sẻ về mọi việc diễn ra trong 1 ngày.

46. Chấp nhận những sai lầm của cả cha mẹ và con cái.

47. Đếm từ 1 đến 10 một cách chậm rãi trước khi phản ứng lại sự tức giận hoặc quấy nhiễu của trẻ.

48. Mua một cuốn tuyện cười hoặc danh ngôn hài hước và nói với con mình 1 mẩu truyện  mỗi ngày.

49. Không ngại bày tỏ tình yêu thương với còn, từ cái nắm tay khi đi đường đến những vòng ôm thật chặt.

50. Nói chuyện với con như 2 người bạn và tôn trọng ý kiến ​​của trẻ.

Những bài học không có trong sách vở, cha mẹ nhất định phải dạy con

Mặc dù không thể dạy trẻ mọi thứ, nhưng có một số kỹ năng quan trọng mà mọi bậc cha mẹ đều nên dạy con, nhất là...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Trường Lương Thế Vinh cấm học sinh bấm "like" khi chưa đọc kỹ

Trường Lương Thế Vinh cấm học sinh bấm "like" khi chưa đọc kỹ - 1

Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội)

Ngày 28/9, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vừa cho ban hành nội quy mới với các quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt.

Với những nội quy này, PGS.Văn Như Cương cho rằng, trường không hà khắc, chỉ nghiêm khắc.

Bản nội quy học sinh vừa được ban hành của trường THPT Lương Thế Vinh thu hút sự quan tâm của dư luận khi có nhiều quy định về chuẩn mực sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

Theo đó, cấm học sinh không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts..., phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt.

Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm; Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Viết status phải rõ ràng".

Trường Lương Thế Vinh cấm học sinh bấm "like" khi chưa đọc kỹ - 2
Trường Lương Thế Vinh cấm học sinh bấm "like" khi chưa đọc kỹ - 3

Một phần quy định của trường THPT Lương Thế Vinh vừa được ban hành trong nội quy.

Nội quy trường Lương Thế Vinh nhắc nhở học sinh rằng mọi việc đều có hai mặt. "Facebook là mạng chia sẻ, vui buồn. Tuy nhiên, việc chia sẻ này như thế nào là đúng tùy thuộc vào sự thông minh, hiểu biết của mỗi người. Bởi thế, người sử dụng Facebook luôn phải cân nhắc để thể hiện sự thông minh và hiểu biết của mình.

Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi like một comment, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân. Cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh. Facebook không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa lên facebook. Nếu tôi đọc được Facebook của bạn, chắc chắn tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!".

Đến thời điểm hiện tại, trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh là một ngôi trường hiếm hoi trong nước đưa ra chuẩn mực, quy định về việc sử dụng mạng xã hội đối với học sinh.

Chia sẻ thông tin vu khống người khác trên facebook có bị xử phạt?

Chủ nhân của những thông tin xuyên tạc, vu khống người khác trên facebook bị xử phạt. Vậy những người chia sẻ thông tin...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Sau năm 2020: Các trường cần có phương án tuyển sinh riêng

Sau năm 2020: Các trường cần có phương án tuyển sinh riêng - 1

Thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Như Ý.

PGS.Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội,  cho biết sau ba năm triển khai thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, kỳ thi có những mặt tích cực. "Quan điểm cá nhân tôi nên tiếp tục duy trì một thời gian nữa, đồng thời khắc phục những bất cập từ kỳ thi THPT quốc gia 2017 để  cải tiến cho kỳ thi năm 2018 tốt hơn. Rất mừng là Bộ đã công bố lộ trình năm 2018 và những năm tiếp theo. Các trường cũng an tâm về công tác tuyển sinh hơn" – PGS. Trần Văn Tớp chia sẻ. Chính vì vậy, PGS. Trần Văn Tớp khẳng định tuyển sinh của trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho đến giờ chưa có gì khác biệt so với  năm  2017. Tức là vẫn dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh.

"Tuy vậy, tôi đã yêu cầu các phòng ban quản lý đào tạo của trường đánh giá chất lượng sinh viên tuyển 3 năm gần đây. Cụ thể đánh giá sinh viên nhập học năm 2015, 2016. Còn sinh viên mới nhập học năm 2017 thì đợi hết học kỳ I sẽ đánh giá. Rồi thông qua đánh giá của thầy cô giáo bộ môn để có kết quả thuyết phục hơn. Sau đó so sánh với những sinh viên tuyển sinh theo hình thức 3 chung vào trường năm 2014, 2013. Trên cơ sở đó, hội đồng nhà trường sẽ bàn để có phương án lựa chọn được những sinh viên tốt nhất" – PGS.Trần Văn Tớp khẳng định.  Do đó, theo PGS. Trần Văn Tớp, nếu kết quả phản ánh có sự khác biệt nhiều thì trường sẽ nghiên cứu. Còn nếu không có sự khác biệt thì không cần tổ chức một kỳ thi thêm vì vừa phức tạp, tốn kém, mất công sức của học sinh, phụ huynh.

PGS. Trần Văn Tớp cho biết thêm, nếu phải xem xét phương thức đánh giá riêng thì trường vẫn dùng kết quả thi THPT quốc gia như điều kiện để sơ loại thí sinh. Trong những năm qua, Bách khoa vẫn có vòng sơ loại hồ sơ. Ngưỡng điểm nộp hồ sơ của Bách Khoa khá cao và điểm trúng tuyển cũng tương đồng. PGS. Trần Văn Tớp khẳng định sau  năm 2020, nếu không còn kỳ thi THPT quốc gia thì các trường phải có phương án tuyển sinh riêng của mình. "Tổ chức thi riêng hay liên kết với nhau để thi không đơn giản nên cần có lộ trình chuẩn bị kỹ càng. Bộ đã có lộ trình rõ ràng về thi THPT quốc gia, các trường cũng phải sớm nghĩ đến cách tuyển sinh của mình dài hơi hơn" – PGS. Trần Văn Tớp nói.

Sẽ có điều chỉnh

Trong khi đó, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Ngoại thương, bà Phạm Thu Hương cho biết hiện nay trường có một số chương trình đào tạo: Đại trà, tiên tiến, chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp. Cơ bản trường vẫn giữ ổn định xét tuyển sinh như năm 2017.  Tuy nhiên, trong các chương trình này thì chương trình đào tạo đại trà sẽ có điều chỉnh một chút. Các chương trình còn lại sẽ có đổi mới, cân nhắc tuyển sinh. Sắp tới trường sẽ xây dựng phương án và công bố sớm để thí sinh được biết.

PGS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho biết nếu Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thì trường sẽ vẫn lấy kết quả đó để xét tuyển. Còn sau này Bộ không tổ chức nữa thì lúc đó sẽ có giải pháp tuyển sinh khác. "Tôi cho rằng kết quả thi THPT quốc gia như những năm vừa rồi vẫn tốt. Chỉ có vấn đề cộng điểm ưu tiên. Bộ cần bàn bạc, xem xét điều chỉnh thì sẽ tốt hơn" – PGS. Hinh cho hay.

Còn PGS. TS.Trần Đức Quý, hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, quyết định giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia đến năm 2020 của Bộ GD&ĐT là hợp lý. Nếu có thay đổi gì thì đợi đến sau 2020 đổi mới đồng bộ với chương trình giáo dục phổ thông mới. Đối với ĐH Công nghiệp, trường đang thực hiện đổi mới giáo dục ĐH trong đó có đổi mới tuyển sinh. "Quan điểm của chúng tôi là trường cũng phải chủ động. Điều này đã được nói rõ trong Luật giáo dục ĐH. Nếu kỳ thi THPT quốc gia vẫn giữ ổn định như 2017 thì trường ĐH Công nghiệp vẫn lấy kết quả của kỳ thi để xét tuyển sinh, vẫn xét bằng 6 tổ hợp" – PGS. Trần Đức Quý nói.  Ông Quý cũng khẳng định, trường đã từng tổ chức thi riêng nhưng tổ chức một kỳ thi như thế rất mất công sức, tốn kém, vất vả. Nhiều khâu có thể gây rủi ro cho trường như làm đề, vận chuyển đề. "Còn nếu khi nào Bộ GD&ĐT thay đổi phương thức thi THPT quốc gia thì trường cũng chủ động có phương án xét tuyển riêng" – Ông Quý chia sẻ.

Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, đề thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ không chỉ nằm trong chương trình lớp 12 như năm 2017 mà có thêm chương trình lớp 11. Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT. Vị đại diện này cũng cho biết: Đề thi THPT quốc gia 2018 sẽ có mức độ phân hóa hơn so với đề thi  2017. Bộ không có chủ trương công bố đề thi minh họa. Vì năm 2017, Bộ đã công bố 3 lần. Về cơ bản, cấu trúc đề thi không thay đổi, chỉ điều chỉnh một số chi tiết nhỏ để phân hóa tốt hơn nên không cần thiết phải công bố đề thi minh họa nữa.

Lộ trình thi THPT, tuyển sinh ĐH năm 2018

Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các sở giáo dục và đào tạo; các đại học, học viện, các trường đại học; về việc...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Loay hoay đối phó vì học sinh tăng đột biến



Ông Obama 'khóc' khi con gái vào trường Harvard



Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Tự nhiên thấy con thơ thẩn, sức học giảm, cha mẹ nên làm gì?

Chị N., ở Hà Nội lo lắng vì thường xuyên thấy con gái 13 tuổi ngồi thơ thẩn, tương tư, ít động đến sách vở hơn, cô giáo thường xuyên phản ánh về sức học của con bị giảm sút. Nghi ngờ con gái chị có dấu hiệu đang yêu nhưng chị không biết ứng xử thế nào cho đúng, vừa giúp con vui vẻ lại vừa giúp con học tập hiệu quả.

Tự nhiên thấy con thơ thẩn, sức học giảm, cha mẹ nên làm gì? - 1

Những "vấn vương" tình cảm sẽ khiến con trẻ không tập trung, sức học giảm sút.

PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Ánh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội cho biết, có rất nhiều ông bố, bà mẹ ứng xử sai cách.

Theo TS Ánh, con có dấu hiệu ngồi thơ thẩn do đang có sự xáo trộn về tâm lý, bắt đầu nghĩ nhiều về tình yêu, có thể đang tương tư, yêu thầm, nhớ trộm, hoặc đang buồn chán vì mối tình đầu không được đáp lại,…Những "vấn vương" này sẽ khiến con trẻ không tập trung, sức học giảm sút.

Trên thực tế, nhiều ông bố mà mẹ khi thấy hiện tượng này ở con sẽ rất buồn và tức giận.

"Ở lứa tuổi "dở dở, ương ương" này thật khó bảo. Nhưng nếu cha mẹ có thái độ thái quá, chửi mắng, áp đặt, đánh đuổi….sẽ xúc phạm đến lòng tự trọng của con thì hậu quả khó lường", PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Ánh cho biết.

Tự nhiên thấy con thơ thẩn, sức học giảm, cha mẹ nên làm gì? - 2

PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Ánh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội

Theo TS Ánh, cha mẹ nên tìm cách chia sẻ với con, không nên ngăn cấm tình yêu học trò để được nghe lời nói thật từ con, sau đó lựa lời tâm sự với con. Bởi ở lứa tuổi vị thành niên, sự ảnh hưởng của bạn bè cùng trang lứa là vô cùng quan trọng, nếu đó là quan hệ tốt đẹp sẽ giúp con cùng chia sẻ cảm xúc, giải quyết các khó khăn, nhưng cũng có thể là những ảnh hưởng có hại, thậm chí dẫn đến phạm pháp, nhất là khi chưa có đủ sự suy nghĩ chín chắn, nghị lực, quyết tâm, kỹ năng để trả lời "không" với sự rủ rê của bạn bè.

Cha mẹ cũng nên khuyên con tránh có thái độ lấp lửng, mập mờ có thể làm cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu đang đến; khuyên con tránh đến nơi vắng vẻ, nhà hàng, khách sạn, tránh thái độ suồng sã, thiếu tế nhị…

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể mời các bạn cùng lớp với con về nhà chơi, khuyên con giữ gìn tình bạn đẹp, khoan vội đi đến tình yêu vì có thể dẫn đến có quan hệ tình dục ở tuổi học trò.

Đặc biệt, cha mẹ nên ở bên con nhiều hơn, hãy hiểu những lắng nghe tâm sự của con, hãy là bạn và là chỗ dựa tinh thần vững chắc của con, đừng bao giờ để con bị cô đơn.

Cha mẹ luôn phải tạo không khí vui tươi, ấm áp trong gia đình, gắn kết các thành viên với nhau, lấy con là trung tâm, gợi chuyện để con có thể thổ lộ tâm tình, khuyên con những lời bổ ích.

11 câu nói có tác dụng kỳ diệu trong việc nuôi dạy con cái

Trong vô số từ ngữ mà chúng ta nói với con cái hằng ngày, có không ít câu sẽ giúp trẻ mạnh mẽ, thông minh, tốt bụng và...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Trường Lương Thế Vinh cấm HS bấm 'like' khi chưa đọc kỹ Facebook



12 trường đại học sáng tạo nhất trên thế giới

1. Đại học Stanford đệ trình 636 công trình nghiên cứu khoa học trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015. 39.9% trong số đó đã được cấp bằng sáng chế. Các cựu sinh viên nổi tiếng của trường: nhà phát minh, doanh nhân, tỉ phú Elon Musk và nhà đồng sáng lập PayPal, tỉ phú Peter Thiel.

Theo Linh Trang (Theo Businessinsider) (Dân Việt)

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Phụ huynh căng băng rôn, tiếp tục cho con nghỉ học phản đối lạm thu



Học phí 'khủng' ở trường của con nhà giàu Hà Nội

Thứ Năm, ngày 28/09/2017 13:00 PM (GMT+7)

Tại Hà Nội hiện có những ngôi trường mức học phí bậc thấp nhất cũng khoảng 200 triệu đồng mỗi năm, còn cao nhất lên tới 500 triệu đồng mỗi năm. Với mức phí ngất ngưởng này, chỉ những gia đình rất có điều kiện mới có thể cho con theo học.

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Mồ côi, bệnh tật vẫn học giỏi

Mồ côi, bệnh tật vẫn học giỏi - 1

Em Nguyễn Thị Minh bị bệnh, không đi lại được nhưng là một học sinh giỏi.

Mẹ là đôi chân

Mắc bệnh cơ rút, đôi chân ngày càng teo tóp không đi lại được nhưng suốt 12 năm qua, Nguyễn Thị Minh (học sinh lớp 12A9, trường THPT Hùng Vương, huyện Krông Ana) vẫn đến trường đều đặn, trên đôi chân... của mẹ.

Bà Vân mẹ em Minh cho hay, Minh là con đầu lòng. Khi Minh mới sinh ra, bà vui mừng thấy con lành lặn khỏe mạnh. Lên hai tuổi, Minh vẫn không tự đứng được, bà đưa con đến các bệnh viện lớn ở Hà Nội, TPHCM khám mới biết Minh bị bệnh cơ rút hiếm gặp, y học "bó tay".

Cho tới nay, ngoài việc có thể tự xúc cơm ăn, cầm bút, còn tất cả các sinh hoạt cá nhân hàng ngày Minh đều phải trông cậy vào mẹ. Dù bị bệnh nhưng em rất thông minh, lanh lợi và ham học. Bất kể nắng mưa, bà Vân đều đặn bồng con đến trường. Những hôm bà bận đi làm, cậu ruột và hàng xóm lại tự nguyện giúp đón đưa em.

Không chạy nhảy được như chúng bạn, Minh tự tìm niềm vui qua những trang sách. Sau khi nạp đủ kiến thức trên lớp, em về nhà học thêm trong sách nâng cao, mạng Internet, chỗ nào không hiểu thì nhờ thầy cô, bạn bè chỉ giúp. Năm lớp 7, Minh bị sốt xuất huyết phải nghỉ học 2 tuần để điều trị. Sau trận ốm nặng, em lại nhờ mẹ đưa đến lớp, học ngày, học đêm bù lại kiến thức để theo kịp chương trình. Cuối năm, Minh vẫn đạt học sinh giỏi.

Minh tâm sự, em mất bố từ nhỏ, mình mẹ bươn chải bằng nghề may vá quần áo ngoài chợ nuôi hai con ăn học nên em thương mẹ lắm. Ngày nhỏ em ước mơ làm bác sĩ nhưng với sức khỏe hiện giờ, em chỉ mong tìm được công việc phù hợp lo cho bản thân để mẹ bớt nhọc nhằn.

Cô giáo Lê Thị Thanh Vân, Hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương cho biết, gia đình Minh thuộc diện khó khăn, bản thân em sức khỏe yếu, không đi lại được nhưng rất ham học và học đều tất cả các môn. Nhiều năm liền Minh đều đạt học sinh giỏi dù không đi học thêm. Có suất học bổng nào, nhà trường đều ưu tiên dành tặng Minh để động viên em vươn lên trong học tập. Minh chính là tấm gương sáng cho các học sinh khác noi theo.

Mồ côi, bệnh tật vẫn học giỏi - 2

H' Mỹ Hạnh rửa chén giúp chị gái.

Mong quãng đường ngắn lại…

Dáng người gầy nhom, đôi mắt to tròn nhưng đượm buồn của H'Mỹ Hạnh Mlô (lớp 6A5, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi) có nguyên nhân từ tai nạn khiến bố em qua đời sau tai nạn giao thông. Mẹ H'Mỹ Hạnh đau khổ đến mức điên loạn, mất hết ý thức, không nhận ra người thân. Thiếu tình thương của cha lẫn mẹ, H' Mỹ Hạnh phải sống dựa vào bà ngoại già yếu tại buôn Sứk, xã Ea Đar (huyện Ea Kar). Mấy năm nay, bà trở bệnh nặng, em được người chị gái đã lập gia đình ở cùng buôn đón về nuôi, cho đi học.  

Sống trong nghèo khổ, H' Mỹ Hạnh trở nên rắn rỏi, mạnh mẽ hơn so với lứa tuổi của mình. Mỗi ngày em vượt hơn 5 cây số đến trường rồi lại tất tả về lo việc nhà và chăm sóc mẹ. Dù hoàn cảnh khó khăn, suốt 5 năm tiểu học em đều đạt học sinh khá, giỏi. Trong các môn học, H' Mỹ Hạnh thích nhất là tiếng Anh. Với em, môn học này tạo cho em niềm vui, sự lạc quan để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Tranh thủ thời gian rảnh, H' Mỹ Hạnh đi dạy thêm tiếng Anh cho các bạn trong buôn, được phụ huynh bồi dưỡng 20 – 30 nghìn đồng/buổi.

Dịp nghỉ hè, em đi cạo vỏ điều, bóc mít thuê kiếm tiền mua sắm sách vở cho năm học mới. "Em chỉ mong quãng đường ngắn lại để mình có đủ sức khỏe vừa đi học, vừa làm thêm kiếm tiền trang trải việc học. Em cố gắng học thật giỏi sau này tìm được việc làm ổn định để đưa mẹ đi chữa bệnh. Nhìn mẹ suốt ngày lang thang ngoài đường, không nhận ra người thân em buồn và xót lòng lắm", H' Mỹ Hạnh chia sẻ.

Bà H' Doan Êban, trưởng buôn Sứk xác nhận: Hoàn cảnh H' Mỹ Hạnh rất đặc biệt, mồ côi cha, mẹ bị tâm thần nặng, bốn chị gái đều lập gia đình nên không giúp được nhiều. Người dân trong buôn ai cũng thương cháu vượt khó hiếu học, mong cái chữ sẽ giúp cuộc sống của cháu được tốt hơn.

Con đường phía trước của hai cô học trò nhỏ này còn dài và đầy trở ngại, nhưng với nghị lực vượt khó cùng quyết tâm học tập, hy vọng hai em sẽ thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình.

Bị tật bẩm sinh từ khi lọt lòng, Trần Hoàng Long (SN 1997), chỉ cao 1,2m, nhìn bên ngoài như học sinh cấp 1, nhưng hiện đang...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Đề thi THPT quốc gia 2018 sẽ có độ phân hóa cao hơn

Theo ông Nghĩa, năm 2018, kỳ thi vẫn được giữ ổn định như năm 2017. Cụ thể, về cơ bản, việc đăng ký dự thi, tổ chức bài thi cũng như tính điểm thi được giữ ổn định như năm 2017. Tuy nhiên, về kỹ thuật sẽ có một số điều chỉnh nhỏ, rút kinh nghiệm sau kỳ thi năm 2017. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện ngân hàng đề thi chuẩn hóa, đảm bảo đề thi có độ phân hóa cao hơn.

Từ năm 2015, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, kết quả vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa để làm cơ sở xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Cấu trúc đề thi theo đó đã có sự thay đổi. Với cấu trúc đề thay đổi thì việc tính toán mức độ điểm ưu tiên cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với cấu trúc đề thi mới. Vì vậy, việc sắp tới của Bộ GD&ĐT là sẽ phân tích kết quả thi và ảnh hưởng của điểm ưu tiên đến kết quả xét tuyển của thí sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

Trên cơ sở đó, Bộ sẽ xin ý kiến các đơn vị liên quan để có thể điều chỉnh mức điểm ưu tiên giữa các khu vực và các đối tượng.

Từ năm 2021, kỳ thi sẽ bám sát lộ trình đổi mới chương trình sách giáo khoa.

Lộ trình thi THPT, tuyển sinh ĐH năm 2018

Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các sở giáo dục và đào tạo; các đại học, học viện, các trường đại học; về việc...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Lạm thu tiền trường: 'Cơn sốt' dai dẳng



Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

PGS Văn Như Cương: Trường Lương Thế Vinh không hà khắc



Cơn bão mang tên THPT dân lập Lương Thế Vinh và sự chống chế vụng về



6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ

Ở bất cứ đâu, chúng ta cũng có thể bắt gặp các bậc phụ huynh phàn nàn về những "thành viên bất trị" trong gia đình mình: Nào là sự lộn xộn, nào là các hành vi quấy nhiễu, nào là tiếng la hét, đập phá, khóc lóc, … Nhưng có thể phụ huynh không ngờ rằng chính cách cư xử hết sức sai lầm của mình đang gián tiếp làm trẻ trở nên xấu tính và khó dạy bảo hơn.

Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến mà phụ huynh thường mắc phải "giúp" con mình hư hơn.

1. Những lời đe dọa vô nghĩa

Trong lúc tức giận, bạn có thể vô tình thốt ra những lời đe dọa thái quá chẳng hạn như:

- Nếu các con không ngừng cãi nhau, mẹ sẽ trói cả 2 đứa lại và ném ra ngoài đường bây giờ.

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 1

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 2

2. Nói phóng đại

Bệnh của nhiều phụ huynh là nói phóng đại quá mức với trẻ, bất chấp thực tế câu chuyện.

Ví dụ dưới đây minh họa 1 tinh huống sai lầm phổ biến vì nói phóng đại:

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 3

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 4

3. Không thực hiện lới hứa

Nói 1 đằng, làm 1 nẻo là cách dễ nhất để khiến con bạn mất lòng tin vào cha mẹ chúng.

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 5

4. Không thống nhất cách dạy con giữa các bậc phụ huynh

Bạn cho phép con làm điều đó. Nhưng chồng bạn lại cấm đoán chúng. Hoặc cả 2 bạn đều thống nhất dạy con theo cách này. Nhưng ông bà lại dứt khoát chỉ dạy cháu theo cách khác. Tất cả sẽ đưa con cái bạn vào 1 vòng luẩn quẩn, gây sứt mẻ tình cảm gia đình. Đứa trẻ sẽ yêu quý người chiều chúng và ghét người kia, có sự phân biệt, so sánh và những suy nghĩ tiêu cực.

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 6

5. Phản ứng không đồng nhất

Bọn trẻ sẽ không thể hiểu được hành vi của bố mẹ nếu mỗi lần bố mẹ phản ứng 1 khác. Bọn trẻ sẽ lúng túng, khó xử và lâu ngày sẽ sợ hãi hoặc nguy hiểm hơn là ghét chính bố mẹ mình.

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 7

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 8

6. Bất ngờ trừng phạt

Bố mẹ không cảnh báo trước cho trẻ về các quy định cũng như hình phạt của mình. Họ chỉ bất ngờ nghĩ ra một hình phạt trong cơn bộc phát và khiến đứa trẻ cảm thấy vô cùng bất công.

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ - 9

Dạy con về tiền bạc: Tưởng dễ mà cực khó!

Trẻ nên được giáo dục về giá trị và cách tiêu tiền từ rất sớm để có thể làm chủ cuộc sống sau này. Tuy nhiên,...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

10X Hải Dương thường bị trêu chọc vì có vòng một lên đến 110 cm



Phó hiệu trưởng lên Facebook kêu cứu vì bị luân chuyển



Xem tivi 15 phút mỗi ngày làm giảm khả năng sáng tạo ở trẻ

Sarah Rose, giảng viên tại ĐH Staffordshire, Anh cho biết: "Có bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ trở nên ít có những ý tưởng sáng tạo độc đáo hơn ngay sau khi xem TV. Những ảnh hưởng này xuất hiện sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu trẻ ít sáng tạo trong khi chơi thì dần dần điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.

Sarah cho biết: "Có niềm tin rằng các chương trình với nhịp độ chậm có tính giáo dục hơn nhưng kết quả của chúng tôi không ủng hộ điều đó".

Xem tivi 15 phút mỗi ngày làm giảm khả năng sáng tạo ở trẻ - 1

Nhóm nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng trực tiếp từ TV lên tính sáng tạo của trẻ 3 tuổi. Họ so sánh những trẻ xem TV – phim Huyền thoại đưa thư với những trẻ đọc sách hoặc chơi xếp hình. Trẻ được kiểm tra khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo tối đa.

Đây là nghiên cứu hữu ích cho những người sản xuất các chương trình truyền hình cho trẻ em, các nhà giáo dục cũng như phụ huynh.

Những phát hiện này được trình bày tại Hội nghị Phát triển Tâm lý Anh ở Belfast. Xem TV cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe trẻ em. Những trẻ 6 tuổi dành phần lớn thời gian để xem TV có thể bị hẹp động mạch ở mắt, tăng nguy cơ bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường sau này.

Các nhà nghiên cứu ĐH Sydney cho biết nghiên cứu này đã theo dõi 1.500 trẻ từ 6-7 tuổi ở 34 trường tiểu học, chỉ ra rằng nguy cơ sức khỏe gia tăng với mỗi giờ xem TV là tương đương với nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp.

Theo báo cáo trên tờ Arteriosclerosis, Thrombosis and Vascular Biology , tạp chỉ của Hội Tim Mỹ, trẻ tích cực hoạt động thể chất có động mạch võng mạc trung bình lớn hơn so với trẻ ít hoạt động hơn.

Người Nhật dạy trẻ sáng tạo và biết ước mơ như thế nào?

Một bà mẹ Việt đang sinh sống tại Nhật chia sẻ cho biết dạy trẻ sáng tạo, biết mơ ước là phương châm hàng đầu của...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

10 kỹ năng sống mọi phụ huynh nên dạy con



Kinh hãi truyện thiếu nhi đẫm máu, mẹ cầm dao gọt chân con... cho vừa giày



Phụ huynh không cho con đến trường để phản đối lạm thu

Phụ huynh không cho con đến trường để phản đối lạm thu - 1

Theo bà Trần Thị Ngọc - Hiệu trưởng Trường mầm non Quảng Thái thì những khoản thu mà nhà trường đưa ra đầu năm học 2017-2018 là dự kiến thu để trưng cầu ý kiến phụ huynh. Sau khi phụ huynh không đồng ý và có ý kiến chỉ đạo của phòng GD&ĐT, UBND xã Quảng Thái, nhà trường đã điều chỉnh lại các khoản thu theo đúng quy định của ngành, UBND huyện và đã tổ chức họp phụ huynh lại.

Tuy nhiên, sáng 26/9 tại cổng trường xuất hiện khoảng 5 - 6 người có hành động ngăn cản, xúi giục các phụ huynh không đưa trẻ vào trường học. Vì vậy, nhà trường có gần 470 học sinh nhưng chỉ có gần 200 cháu đến trường.

Trước đó, vào đầu năm học 2017- 2018, Trường mầm non Quảng Thái đã đưa ra 17 khoản dự thu, gồm: Học phí: 80.000 đồng/tháng (học sinh bán trú); Nước uống tinh khiết: 69.000 đồng/năm; nước sạch đun sôi: 47.000 đồng/năm; Vệ sinh trường lớp, vệ sinh bán trú: 154.000 đồng/năm, Quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh: 150.000 đồng; Điện bán trú: 10.000 đồng/năm; Thuê lao động nấu ăn: 441.000 đồng/năm; Trông trẻ ngoài giờ: 513.000 đồng/năm; Mua đồ dùng bán trú: 150.000 đồng/năm; Xã hội hóa: 270.000 đồng/năm. Các khoản thu hỗ trợ lớp hoạt động gồm: Hỗ trợ trang trí lớp học: 100.000 đồng, quỹ lớp: 100.000 đồng, ảnh nề nếp, thẻ đón trả trẻ: 30.000 đồng, Hồ sơ: Trẻ mới 20.000 đồng, trẻ cũ: 10.000 đồng, Sổ liên lạc điện tử (tự nguyện): 65.000 đồng, Bảo hiểm thân thể (tự nguyện): 50.000 - 80.000 đồng, mua đồ dùng sách vở: hơn 200.000 đồng. Tổng mức thu đối với học sinh cũ là 3.154.000 nghìn đồng/học sinh; học sinh mới là 3.219.000 nghìn đồng/học sinh.

Kết quả xác minh của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Xương ngày 21/9/2017 thì Trường mầm non Quảng Thái đã dự kiến một số khoản thu năm học 2017-2018 chưa đúng quy định gồm: Thu tiền hồ sơ trẻ, ảnh nề nếp, thẻ đón trả trẻ, quỹ lớp, trang trí lớp. Khoản dự kiến thu phục vụ học sinh còn chồng chéo như nước uống tinh khiết và nước uống đun sôi; khoản thu xã hội hóa giáo dục, nhà trường chưa lập dự toán chi tiết (tại thời điểm kiểm tra 14/9). Khoản dự kiến mua đồ dùng phục vụ bán trú, nhà trường dự kiến thu bình quân không tách theo đối tượng trẻ cũ và trẻ mới vào trường là chưa hợp lý.

Chiều 26/9, ông Nguyễn Huy Nam - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quảng Xương cho biết: Phòng GD&ĐT Quảng Xương cũng đã yêu cầu tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường, kiểm điểm nghiêm túc những cá nhân để xảy ra sai phạm trong việc triển khai thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách năm học 2017-2018. Riêng hiệu trưởng nhà trường nộp bản kiểm điểm cá nhân và kết quả kiểm điểm những cá nhân vi phạm về phòng GD&ĐT vào ngày 27/9/2017.

Lạm thu đầu năm, ban đại diện cha mẹ học sinh đã

Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT khẳng định, để diễn ra những sự việc lạm thu như vừa...

Let's block ads! (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016